Nguyễn Văn Tuấn
Theo FB Nguyễn Văn Tuấn
Theo FB Nguyễn Văn Tuấn
Tôi đi đến một kết luận: có thể nhìn vào sự bất tài ,đạo đức của các quan chức là biết vận nước hưng thịnh hay suy vong. Tôi nghĩ nếu điều kiện cho phép, chúng ta có thể đo lường được độ bất tài của các quan chức và lãnh đạo. Nếu chúng ta vẽ đồ thị với trục hoành là độ bất tài ,đạo đức của các quan chức, và trục tung là độ cường thịnh của đất nước (giá trị cao là là thịnh vượng nhất, giá trị thấp là suy vong), chúng ta sẽ có một mối tương quan nghịch đảo.
Khi mức độ bất tài của quan chức càng cao thì độ cường thịnh sẽ thấp đến mức suy vi. Tôi thử mô phỏng mối liên quan này qua đồ thị dưới đây (trục tung là chỉ số prosperity, còn trục hoành là chỉ số incompetence).
Mối liên quan này có cơ sở thực tế và nhân quả, chứ không chỉ là mối tương quan thống kê. Lịch sử cho thấy sự thịnh suy của một nước tuỳ thuộc nhiều vào tài năng của giới lãnh đạo và quan chức. Bất cứ ở đâu và thời nào, triều đại nào thịnh là triều đại có minh quân; ngược lại, triều đại suy vong là triều đại của các quan tham, hôn quân và bộ máy cai trị tồi bại. Lịch sử Hàn Quốc chỉ ra như thế. Lịch sử Việt Nam cũng thế.
Cứ mỗi lần có họp Quốc hội là người dân có dịp chiêm ngưỡng tài năng,đạo đức của các bộ trưởng và quan chức cao cấp ra sao. Phiên họp Quốc hội lần này cũng không phải là một ngoại lệ, vì chỉ vài ngày mà chúng ta đã đọc biết bao lời phát biểu rất dễ đi vào sử sách. Từ tài chính, tư pháp, giáo dục, đến y tế, chúng ta mục kích những câu nói và ý nghĩ (nếu gọi đó là “idea”) chỉ có thể xếp vào thang điểm phía phải của trục hoành trong đồ thị trên. Từ đó, chúng ta có thể đọc trục tung và biết tình trạng đất nước đang ở đâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét