Càng làm nhiều vụ án, càng đi sâu vào luật pháp, càng thấy nó là thứ xa xỉ đến cùng cực.
Công lý như một chiếc gậy của kẻ mù loà, khua khoắng trúng vào ai thì đó là may mắn như một sự kỳ diệu của điều ước thứ 7 dành cho người trúng được.
Hôm qua tôi im lặng cả ngày vì phải ngồi một phiên toà bào chữa cho bị cáo chưa thành niên trong một vụ giết người – và sau phiên toà là một nỗi thất vọng ghê gớm nên không có tâm trạng để viết bất cứ thứ gì khác.
Hồ sơ vụ án ít ỏi và lỏng lẻo, thiếu chứng cứ, không dựng lại hiện trường vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt nhiều tội phạm, bị cáo chưa thành niên không được chỉ định luật sư ngay từ đầu, người giám hộ chỉ được đưa các bản khai/bản cung của bị cáo cho ký (trong vòng 3 tháng kể từ khi bị bắt giam đều diễn ra tình trạng này) mà không được tham dự. Lời khai của nhiều bị cáo và nhân chứng mâu thuẫn nhau. Vật chứng không được thu thập đầy đủ, nhất là quần, áo của các bị cáo khác mà chỉ thu thập duy nhất quần áo của bị cáo chưa thành niên. Không làm rõ ai đâm, hung khí không được chụp ảnh mà chỉ do bị cáo vẽ lại. Nhưng tại phiên toà Kiểm sát viên vẫn cứ giữ nguyên điệp khúc “bảo lưu quan điểm, và dù có mâu thuẫn lời khai của những bị cáo, người liên quan, người làm chứng nhưng các chứng cứ có trong hồ sơ và qua phần thẩm tra tại phiên toà đã cho thấy chúng phù hợp và không ảnh hưởng gì đến nội dung vụ án”.
Một lập luận thường thấy của kiểm sát viên ở xứ ta và quả là bất chấp luật pháp. Họ không đối đáp và đưa ra căn cứ cụ thể nào để tranh luận lại lời bào chữa của tôi. Họ chỉ nói vậy thôi.
Việc kết tội một ai đó, phải dựa trên trình tự, thủ tục, chứng cứ hợp pháp, khách quan và toàn diện. Và tính hợp pháp của chứng cứ được đánh giá dựa trên việc tuân thủ nghiêm ngặt quá trình thu thập, xử lý và đánh giá theo luật tố tụng. Và việc kết tội bị cáo dựa trên các chứng cứ, cả buộc tội và gỡ tội, phải là các chứng cứ đảm bảo theo luật tố tụng. Vì vậy khi đã vi phạm luật tố tụng thì các chứng cứ và quá trình chứng minh tội phạm trở thành các chứng cứ và thủ tục bất hợp pháp, thì điều đó đồng nghĩa với việc mọi sự kết tội dựa trên các chứng cứ và thủ tục bị vi phạm ấy đều trở nên vô hiệu (bất hợp pháp).
Thế nhưng, với đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại và huỷ các lời khai của toàn bộ quá trình bị cáo chưa thành niên kia không có người giám hộ và luật sư tham gia, toà vẫn phán quyết một bản án khiên cưỡng, quy kết và lắp ghép các tình tiết thực sự bất công và vô lý, bằng một mức án quá khủng khiếp.
Không thể biết và không thể hiểu với một lực lượng tố tụng với tư duy sai lầm, lạc hậu và bất chấp kiểu ấy thì tính mạng và quyền con người sẽ đi về đâu và rồi sẽ ra sao?
Công an thì mời người lên làm việc bằng cách bắt người vô pháp, vi Hiến. Người dân thỉnh thoảng lại chết sau khi rời trụ sở công an. Người ta đang định làm gì với pháp luật và tính mạng con người thế này?
Sống lâu ở một nền tư pháp kiểu ấy, người ta bỗng luôn thấy mình là kẻ thất bại đầy đau đớn.
Công lý như một chiếc gậy của kẻ mù loà, khua khoắng trúng vào ai thì đó là may mắn như một sự kỳ diệu của điều ước thứ 7 dành cho người trúng được.
Hôm qua tôi im lặng cả ngày vì phải ngồi một phiên toà bào chữa cho bị cáo chưa thành niên trong một vụ giết người – và sau phiên toà là một nỗi thất vọng ghê gớm nên không có tâm trạng để viết bất cứ thứ gì khác.
Hồ sơ vụ án ít ỏi và lỏng lẻo, thiếu chứng cứ, không dựng lại hiện trường vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt nhiều tội phạm, bị cáo chưa thành niên không được chỉ định luật sư ngay từ đầu, người giám hộ chỉ được đưa các bản khai/bản cung của bị cáo cho ký (trong vòng 3 tháng kể từ khi bị bắt giam đều diễn ra tình trạng này) mà không được tham dự. Lời khai của nhiều bị cáo và nhân chứng mâu thuẫn nhau. Vật chứng không được thu thập đầy đủ, nhất là quần, áo của các bị cáo khác mà chỉ thu thập duy nhất quần áo của bị cáo chưa thành niên. Không làm rõ ai đâm, hung khí không được chụp ảnh mà chỉ do bị cáo vẽ lại. Nhưng tại phiên toà Kiểm sát viên vẫn cứ giữ nguyên điệp khúc “bảo lưu quan điểm, và dù có mâu thuẫn lời khai của những bị cáo, người liên quan, người làm chứng nhưng các chứng cứ có trong hồ sơ và qua phần thẩm tra tại phiên toà đã cho thấy chúng phù hợp và không ảnh hưởng gì đến nội dung vụ án”.
Một lập luận thường thấy của kiểm sát viên ở xứ ta và quả là bất chấp luật pháp. Họ không đối đáp và đưa ra căn cứ cụ thể nào để tranh luận lại lời bào chữa của tôi. Họ chỉ nói vậy thôi.
Việc kết tội một ai đó, phải dựa trên trình tự, thủ tục, chứng cứ hợp pháp, khách quan và toàn diện. Và tính hợp pháp của chứng cứ được đánh giá dựa trên việc tuân thủ nghiêm ngặt quá trình thu thập, xử lý và đánh giá theo luật tố tụng. Và việc kết tội bị cáo dựa trên các chứng cứ, cả buộc tội và gỡ tội, phải là các chứng cứ đảm bảo theo luật tố tụng. Vì vậy khi đã vi phạm luật tố tụng thì các chứng cứ và quá trình chứng minh tội phạm trở thành các chứng cứ và thủ tục bất hợp pháp, thì điều đó đồng nghĩa với việc mọi sự kết tội dựa trên các chứng cứ và thủ tục bị vi phạm ấy đều trở nên vô hiệu (bất hợp pháp).
Thế nhưng, với đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại và huỷ các lời khai của toàn bộ quá trình bị cáo chưa thành niên kia không có người giám hộ và luật sư tham gia, toà vẫn phán quyết một bản án khiên cưỡng, quy kết và lắp ghép các tình tiết thực sự bất công và vô lý, bằng một mức án quá khủng khiếp.
Không thể biết và không thể hiểu với một lực lượng tố tụng với tư duy sai lầm, lạc hậu và bất chấp kiểu ấy thì tính mạng và quyền con người sẽ đi về đâu và rồi sẽ ra sao?
Công an thì mời người lên làm việc bằng cách bắt người vô pháp, vi Hiến. Người dân thỉnh thoảng lại chết sau khi rời trụ sở công an. Người ta đang định làm gì với pháp luật và tính mạng con người thế này?
Sống lâu ở một nền tư pháp kiểu ấy, người ta bỗng luôn thấy mình là kẻ thất bại đầy đau đớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét