Đừng trách móc chung chung người dân
Việt. Thực phẩm bẩn và những vấn đề khác như tai nạn giao thông, tắc
đường, ô nhiễm không khí, giáo dục lạc hậu theo tôi đều là do chính
quyền cả. Luật pháp, lực lượng thực thi pháp luật, chính sách không phải
trong tay họ thì trong tay ai?
Tất cả những điểm tưởng chừng như là nhỏ
đều thể hiện bức tranh lớn. Nạn lấn chiếm vỉa hè chẳng hạn. Nếu chính
quyền phường mà không ăn tiền của những hộ kinh doanh, chính quyền thành
phố có những quy định xử phạt rõ ràng, phường nào không làm tốt, không
hoàn thành tiêu chí đưa ra thì chủ tịch phường bị cách chức thì bố bảo
“người dân” cũng không dám vi phạm.
Tự dưng ngân sách phải bỏ ra một đống
tiền nuôi một lũ gọi là dân phòng, tất cả như một phường chèo diễn đi
diễn lại một vở kịch chán ngắt. Đi bắt đồ, giằng co rồi lại thả, hôm sau
lại bắt. Có cái gì là khó ở đây nếu thực sự lãnh đạo biết dùng cái đầu
để suy nghĩ giải quyết triệt để một vấn đề nào đấy?
Nhưng có lẽ họ không muốn giải quyết triệt để, bởi làm thế thì họ không có “bổng lộc” chăng?
Có người bảo, nạn phong bì, gây khó dễ
để được chấm mút là do thu nhập của cán bộ thấp. Vậy hãy giảm biên chế,
tăng lương cho cán bộ. Sẵn sàng cho ra đường kẻ thiếu năng lực hay có
hành vi ăn chặn của dân. KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC nhưng chẳng có
cái gì là làm được trong một hệ thống tèm nhèm, mập mờ và đạo đức giả.
Cho nên, tất cả những dòng tít, bài báo
đả phá Người Việt thế này, Người Việt thế kia cũng đều là một dạng tư
duy nửa mùa không nhìn sâu vào bản chất. Người dân đâu phải thiên thần
mà đòi hỏi họ phải tự giác thánh thiện.
_____
Ở Việt Nam, cái khái niệm “thực
phẩm sạch” xuất hiện chỉ vì “thực phẩm bẩn” tràn lan. Dần dà
khiến cho việc sản xuất và tiêu thụ “thực phẩm bẩn” trở
thành một khái niệm bình thường. Như một tiêu chuẩn bình
thường, người nông dân phải sản xuất “thực phẩm bẩn” vì cuộc
sống mưu sinh (đáng thông cảm), người tiêu dùng vì thu nhập thấp
nên chấp nhận sử dụng “thực phẩm bẩn” (cũng đáng thông cảm).
Sản xuất và sử dụng “thực phẩm
bẩn” đã biến tướng thành một chuẩn mực dân sinh phổ biến. Do
đó khi khái niệm “thực phẩm sạch” ra đời, nó tạo một cảm
tưởng về một loại thực phẩm cao cấp vì nó vượt hơn cái chuẩn
mực thông thường. Do đó nó có giá thành vượt cao hơn.
Thế nhưng bản chất của cái gọi là
“thực phẩm sạch, an toàn” chỉ là “thực phẩm đạt chuẩn”.
“Chuẩn” ở đây là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm được đặt
ra trong các văn bản, quy định về quản lý chất lượng an toàn
vệ sinh thực phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước. Và người
dân đóng thuê,́ bao gồm phần lớn từ người nông dân, sản xuất và
người tiêu dùng, những thành phần “đáng thông cảm” để nuôi các
cơ quan quản lý. Mục đích là để điều phối, bảo đảm nguồn
lợi trở lại cho người nông dân, và bảo đảm các sản phẩm nhét
vô bản họng người tiêu dùng, phải đạt các tiêu chuẩn do chính
các cơ quan quản lý đó đưa ra.
Ấy vậy mà các tiêu chuẩn trong các
quy định này đã trở thành tiêu chuẩn “thực phẩm sạch” hay
“thực phẩm cao cấp” để phục vụ cho số ít người có thu nhập
cao hơn mặt bằng chung. Nhưng đóng thuế để nuôi các cơ quan quản
lý nhà nước về thực phẩm thì toàn dân phải đóng. Nghĩa là
người dân có thu nhập thấp buộc lòng phải trả tiền để nuôi
một lũ ăn hại, báo cô, chỉ phục vụ cho tầng lớp số ít có thu
nhập cao hơn.
Nhân dân đang lên án lẫn nhau, người
bênh vực nông dân thì lên án bọn người tiêu dùng nghèo mà đòi
hỏi. Kẻ thì bênh vực người tiêu dùng, lên án người sản xuất
bất lương hám lợi. Nhưng chửi nhau gì thì chửi, thuế phí thì
vẫn phải đóng nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét