Tác giả: Cúc Phương
KD: Cho thêm phần…. thanh lịch Tràng An :
————–
Hà Nội đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, bụi có khả năng đi sâu vào phế nang phổi tăng cao, rau thịt nhiễm chất cấm tăng báo động.
Người Việt ăn bẩn độc:Làm ngược vì các ông lớn hóa chất
Theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường) từ ngày 27/2 đến 2/3, giá trị bụi có đường kính động học ≤10µm (MP10) và ≤2,5µm (PM2,5) tăng nhanh.
Đây là những loại bụi siêu nhỏ, có khả năng đi sâu vào phế nang phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Theo đó, giá trị PM10 trung bình ngày cao nhất là 160 µg/m3 vào ngày 29/2, vượt quy chuẩn cho phép một lần (150 µg/m3). Trong khi PM2,5 đều vượt giới hạn cho phép ở tất cả các ngày, trong đó thời điểm cao nhất cũng rơi vào 29/2 với giá trị là 89 µg/m3, vượt gần 2 lần quy chuẩn cho phép.
Diễn biến nồng độ PM10 và PM2,5 trung bình 24h từ ngày 27/2 đến ngày 2/3. Ảnh: Trung tâm quan trắc môi trường.
Bên cạnh đó, Chỉ số chất lượng không khí (AQI) cũng khá cao, dao động trong tuần là từ 122 đến 178. Theo thang đánh giá với tác động sức khỏe con người, nếu chỉ số AQI ở mức 51-200 thì nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài; AQI trên 300, mọi người nên ở trong nhà.
Lý giải của Trung tâm quan trắc môi trường cho biết, hai thông số trên thường cao vào giờ cao điểm khi có mật độ phương tiện giao thông cao. Tại các đô thị, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm bụi cao là các hoạt động giao thông, hoặc từ các hoạt động sản xuất công nghiệp xung quanh. Thời tiết tại Hà Nội khá hanh khô, độ ẩm không khí trung bình khoảng 74% và có thời điểm chỉ 62%, cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến nồng độ bụi PM2,5 tăng cao.
Theo cảnh báo của các nhà khoa học, bụi PM2,5 là loại bụi nhỏ nhất trong khí quyển, có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.
Trước đó, có thông tin cho rằng, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang cao hơn Bắc Kinh (Trung Quốc) dựa vào trang Aqicn.org của Đại sứ quán Mỹ. Theo đó, có thời điểm chỉ số AQI lên mức 388 (mức nguy hại, mọi người không nên ra ngoài), trong khi ở Bắc Kinh cao nhất cũng chỉ đến 298.
Tuy nhiên, Phó tổng cục Tổng cục môi trường Hoàng Dương Tùng nhận định, không thể so sánh tình trạng ô nhiễm của Hà Nội với Bắc Kinh chỉ bằng các con số cập nhật trên website của Đại sứ quán Mỹ là theo trung bình giờ, nên chỉ số chất lượng không khí chỉ thể hiện ở một thời điểm trong ngày. Để do chất lượng không khí phải tính tới xu hướng, xem giá trị trung bình ngày trung bình năm thì mới khẳng định được.
Song dù vậy, một thực tế rõ ràng là người Hà Nội đang càng ngày càng chịu đựng ô nhiễm không khí, kể cả kém hơn hay bằng Bắc Kinh đi nữa.
Không khỉ là ô nhiễm không khí, con số 1.663 mẫu rau, quả, thịt, cá có chứa chất cấm mới đây được Bộ NN&PTNT công bố cũng là một con số đáng báo động.
Ông Phùng Hữu Hào – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua cơ quan này đã phát hiện có 326/6.166 mẫu rau quả, trái cây nhiễm chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép; 106/5.433 mẫu thịt và sản phẩm thịt chế biến vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép; 834/5.433 mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật; 397/5.048 mẫu thủy sản vi phạm các chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh cấm vượt giới hạn cho phép.
Bộ Nông nghiệp tổng hợp 1.663 mẫu rau, quả, thịt, cá có chứa chất cấm.
“Tất cả các mẫu này được lấy, phân tích tổng hợp từ đầu năm 2015 đến tháng 2/2016”- ông Hào nói.
Còn nhớ đến cái chết của “cụ Rùa” Hồ Gươm vào những ngày đầu năm 2016. Chưa rõ ràng nguyên nhân về “sự ra đi” này nhưng một thực tế minh chứng rằng, quá nhiều ô nhiễm đang ngập tràn Hồ Hoàn Kiếm.
Những lần chữa trị vết thương trên cơ thể “cụ Rùa” đã trở thành một “chiến dịch giải cứu” do bị thương và ô nhiễm từ môi trường nước chắc hẳn là hồi chuông báo động đến việc xả thải ra môi trường quanh Hồ Gươm lịch sử.
Không chỉ hồ Gươm, hồ Tây cũng đang chịu ô nhiễm trầm trọng do việc xả nước thải trực tiếp. Các dòng sông đen bao vây Thủ đô như sông Tô Lịch, sông Nhuệ… là minh chứng rõ nhất cho việc ô nhiễm đang bao vây cuộc sống người Tràng An.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét