7 tháng 3, 2016

Hòn ngọc Viễn Đông ‘mất duyên’

Tác giả: Trà Mi (VOA) 
KD: Thật ra chả cứ Sài Gòn, mà Hà Nội từ lâu cũng chả còn duyên. Nhưng mặc sự mất duyên, HN vẫn cứ là Thủ đô đó, làm gì nhau? Ồn ào, xô bồ, bụi bặm, kẹt xe vô phương cữu chữa. Còn nếu va nhau thì “người HN thanh lịch” sẵn sàng nhảy xổ vào nhau phô diễn “cái duyên” sức mạnh : 
—————— 
Sài Gòn, nơi từng được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’, đang ngày càng kém duyên và biến thành một đô thị xô bồ, ô nhiễm. Những ngợi khen về con người Sài Gòn chân tình, hào sảng đang dần mất dạng để nhường chỗ cho một xã hội bon chen, trộm cướp hoành hành. 
Vì đâu nên nỗi? Làm cách nào lấy lại được những tiếng thơm đã mất và khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của thành phố năng động này? 
Đó là chủ đề của Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, với 3 khách mời là những cư dân trẻ của Sài thành: Phạm Văn Lộc, Nguyễn Trần Hoàng, và Hoàng Kim Sơn. Mời các bạn cùng gặp gỡ. 
Hòn ngọc Viễn Đông ‘mất duyên’ 
Trà Mi: Các bạn thấy hình ảnh Sài Gòn ngày nay khác xưa thế nào? 
Phạm Văn Lộc: Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa. 
Trà Mi: So sánh Sài Gòn xưa và nay, Lộc nghĩ ngay tới những hình ảnh chưa đẹp. Còn Sơn, cảm nhận của bạn về Sài Gòn thế nào? 
Hoàng Kim Sơn: Xưa dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn giữ được những nét cổ, đẹp theo văn hóa, quy hoạch của người Pháp. Nay, sau một thời quản lý của nhà nước này, có vẻ như hơi chệch choạt về quy hoạch đô thị cũng như về đạo đức con người. Dân ở đây giờ chủ yếu là dân nhập cư, chứ người gốc Sài Gòn rất ít. Do mặt bằng chung của xã hội và giáo dục đạo đức, không riêng ở Sài Gòn mà trên cả nước, đạo đức con người đã đi xuống, an sinh giáo dục cũng kém. Nói chung do quản lý thôi.’ 
Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa. 
Phạm Văn Lộc, cư dân Sài Gòn, nói. 
Trà Mi: Nói tới Sài Gòn, người ta nghĩ ngay tới các tòa cao ốc, khu mua sắm, dinh thự nguy nga tráng lệ, hay những hàng quán sang trọng. Những hình ảnh đó không là niềm hãnh diện của Sài Gòn hay sao? 
Hoàng Kim Sơn: Sài Gòn lâu nay vẫn là nơi giàu nhất Việt Nam mà. 
Phạm Văn Lộc: Bây giờ rất xô bồ, không có nét gì để hãnh diện hết. 
Trà Mi: Đất chật người đông, khó tránh được sự xô bồ hay ô nhiễm. Các bạn có thông cảm điều đó không? 
Phạm Văn Lộc: Người lãnh đạo phải sáng suốt thì thành phố mới sạch, đẹp, văn minh. Đó chính là điều gây trăn trở. Sau năm 1975, nền giáo dục của mình xuống cấp. Những thế hệ sau bị nhồi sọ. Những sự dối trá từ miền Bắc đem vào. Tất cả ảnh hưởng đến thế hệ trẻ rất nhiều, chủ yếu từ nền giáo dục. 
Hoàng Kim Sơn: Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu. 
Trà Mi: Nếu cuộc do sống kim tiền khiến con người thay đổi thì xung quanh cũng có nhiều nơi phát triển hơn mình, họ chạy theo đồng tiền còn vội vã hơn nhưng vẫn giữ được nét văn minh-lịch sử, chẳng hạn như Thái Lan hay Singapore? 
Hoàng Kim Sơn: Bần nông không được học lại lên làm cán bộ. Cho nên, chiếm vị trí trong xã hội không phải là người giỏi nhất mà là những kẻ giang hồ nhất. Họ làm điều xấu để họ vươn lên. Từ cái gốc đã xấu rồi thì cái ngọn đâu có đẹp nữa? 
Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu. 
Hoàng Kim Sơn 
Trà Mi: Có khách quan không khi đổ lỗi ở những người có vị trí, có trách nhiệm? Hay cũng có một phần nào đó do ý thức của từng cá nhân trong xã hội này? 
Hoàng Kim Sơn: Đúng, mỗi người là một yếu tố trong xã hội. Bản thân mỗi người phải tự ‘vươn ra’, chứ cứ kiếm sống và an phận đến chết thì cuộc đời họ chỉ giống một con ốc trong một chuỗi ốc thôi, không được gì cả. Phải có ý chí ‘vươn ra ngoài’, vượt ra khỏi nhà tù nhỏ của cộng sản để đầu óc sáng sủa hơn, để biết cách sống và đóng góp cho xã hội, chứ không phải chỉ biết tích góp cho bản thân mà thôi. 
Phạm Văn Lộc: Mình sống trong một xã hội không được tự do. Có rất nhiều nhân tài nhưng họ không được trọng dụng thì đất nước cũng khó phát triển. Sinh viên đại học bây giờ hai, ba bằng đại học vẫn không xin được việc làm vì không có thân thế. Con cháu của cán bộ thì được đưa vào. Nhân tài thì bị mai một. Đó là điều người trẻ trăn trở. 
Trà Mi: Các bạn mong muốn những thay đổi như thế nào từ giới hữu trách? 
Phạm Văn Lộc: Sống giữa chế độ độc đảng này, khó lắm, không thể nào nói được. Dân cất tiếng, họ vùi dập liền. Khi nào đất nước thật sự có tự do-dân chủ thì người trẻ mới phát huy được năng lực của mình. 
Trà Mi: Ngoài những kỳ vọng ở giới hữu trách, trách nhiệm của người trẻ ra sao để thúc đẩy mọi việc khá hơn? 
Nguyễn Trần Hoàng: Mỗi người trong xã hội đều phải có trách nhiệm. Từng người sống tốt thì xã hội tự nhiên sẽ tốt hơn. Đừng lường gạt, đừng hơn thua, đừng làm gì sai trái mà hãy sống một cách chân chính. 
Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội mới đẹp hơn. 
Nguyễn Trần Hoàng 
Phạm Văn Lộc: Mình mơ ước trước tiên thay đổi được nền giáo dục từ gốc thì mình mới tạo nên được những nét đẹp bên ngoài. Nếu vẫn theo nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thì các thế hệ tiếp nối sẽ khó giữ được nét đẹp trong con người để từ đó có thể xây dựng được một thành phố tốt đẹp hơn. Ra nước ngoài thấy nhiều nơi họ treo bảng đề phòng người Việt trộm cắp, mình thấy xấu hổ cho một nền giáo dục dối trá. 
Nguyễn Trần Hoàng: Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội mới đẹp hơn. 
Hoàng Kim Sơn: Với Việt Nam, không đơn giản chỉ thay đổi giáo dục là được, mà phải thay đổi từ hệ thống nhà nước, từ luật lệ. Giống như Tổng thống Obama nói, muốn thấy sự thay đổi, bản thân mỗi người hãy tự thay đổi. Chỉ cần 30% dân Việt Nam thay đổi thì sẽ thấy được sự ‘cách mạng’ , không cần phải gì đâu. 
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã đóng góp trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay.

Nhà nước pháp quyền: chìa khóa vực dậy nền văn hóa xuống dốc tận đáy của VN

Trà Mi
Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm
Văn hóa, đạo đức của người Việt đã xuống dốc tới mức ‘chạm đáy.’ Đó là nhận xét của một Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học danh tiếng trong nước chuyên nghiên cứu văn hóa-xã hội Việt Nam trên 20 năm nay.
Bình luận của Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận-Ứng dụng thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Trần Ngọc Thêm, được đưa ra giữa lúc cách hành xử hung hãn, bạo lực, giành giựt của người Việt đang gia tăng báo động và hình ảnh người Việt càng ngày càng trở nên xấu xí hơn trong mắt của nhau và của bạn bè quốc tế.
GS-TS Trần Ngọc Thêm đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi phân tích nguyên nhân và đề ra những khuyến nghị nhằm giải quyết vấn nạn xã hội nhức nhối này.
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Cách hành xử của con người càng ngày càng tệ hại. Nguyên nhân thứ nhất là do việc chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất. Cái này dính tới kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trường không phải làm nên cái này. Cũng là kinh tế thị trường nhưng ở nhiều nước phát triển khác không có những chuyện lộn xộn như thế. Vấn đề ở chúng ta là các hệ giá trị đang bị đảo lộn. Các giá trị văn hóa truyền thống vốn thích nghi với môi trường ổn định, làng xã, nông nghiệp-nông thôn đang bị phá vỡ. Cái cần phải có, hệ giá trị mới của một xã hội đô thị, công nghiệp, hội nhập chưa hình thành xong. Vì vậy, xung đột dẫn tới sự đảo lộn. Lẽ ra phát triển kinh tế phải song hành với văn hóa. Văn hóa là nền tảng cho phát triển kinh tế. Nhưng ở ta, đáng tiếc là vế thứ hai chưa làm được. 
VOA: Tại những nơi thành thị từng được tiếng là thanh lịch, văn minh như Hà Nội, nay lại biến đổi ngược lại. Nguyên do vì sao?
GS-TS Trần Ngọc Thêm Thăng Long xưa là một ‘làng lớn’, độ phức tạp chưa cao, rồi sau đó tiếp xúc với phương Tây có được những nét của phương Tây. Đến bây giờ nó đã chuyển sang một cái khác rồi. Vả lại, những người quản lý đô thị cũng chưa được đào tạo một cách bài bản, cũng mắc tật xấu có thể có của văn hóa truyền thống xung đột với văn hóa hiện đại. Vì vậy dẫn tới tất cả những điều chúng ta đang thấy.
VOA: Giáo sư nghĩ thế nào về ‘văn hóa xã hội chủ nghĩa?’
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Văn hóa xã hội chủ nghĩa là lý tửơng chúng ta hướng tới. Vì là lý tưởng nên nó chưa có trên thực tế, chưa có hình mẫu nào để đối chiếu cả. Cho nên, những cái chúng ta thấy lại là những cái còn rất nhiều khiếm khuyết. 
VOA: Làm thế nào có thể thoát khỏi những cái chưa hay, chưa đẹp?
GS-TS Trần Ngọc Thêm Chúng ta thoát là thoát khỏi những tật xấu không còn thích hợp nữa, những hậu quả của văn hóa truyền thống mà giờ không thích hợp trong môi trường mới. Cần phân tích đầy đủ các nguyên nhân. Nguyên nhân kinh tế không đi cùng văn hóa là một. Nguyên nhân khác nữa là luật pháp của ta không nghiêm. Cho nên, cần phải thúc đẩy sự phát triển văn hóa, xây dựng văn hóa con người và phải xây dựng một nhà nước pháp quyền, tất cả tuân thủ theo luật pháp. Việc thứ ba, về mặt quản trị xã hội, do ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, trong mọi mối quan hệ có sự thiêng vị, không công bằng, không minh bạch, dẫn tới người dân có những uẩn ức, không hài lòng nhưng không giải thoát ra được ở đâu, kết quả là rất dễ xảy ra những điều như đang thấy. Cũng từ văn hóa truyền thống tạo ra tính cộng đồng ‘hội chứng đám đông.’ Ví dụ khi tham gia lễ hội, chỉ cần một người dùng sức mạnh chân tay thì dễ lây lan. 
VOA: Về chuyện ‘dễ bị ảnh hưởng’, có nhiều ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam càng ngày càng chạy theo và có nhiều nét rất giống Trung Quốc. Những thói quen, tạp quán và tương đồng giữa hai nền văn hóa Việt-Trung có ảnh hưởng gì không đến thực trạng văn hóa trong nước hiện nay?
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Tôi nghĩ là không. Tôi rất khác với ý kiến của nhiều người vì tòan bộ văn hóa của chúng ta luôn tiếp xúc với Trung Quốc nhưng luôn là một nền văn hóa độc lập. Hiện nay, hai quốc gia đang gặp những sự kiện tương đối giống nhau như cùng là nước xã hội chủ nghĩa bây giờ chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho nên có những tương đồng giống nhau cùng những nhược điểm của cơ chế bao cấp quan liêu ngày xưa. Về con người cũng có những mặt tương đồng nhất định. Nhưng về cơ bản, không phải vì chúng ta bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Chẳng hạn như ở Trung Quốc có rất nhiều chuyện làm ăn gian dối. Chúng ta cũng gian dối chứ đâu phải vì họ gian dối mà chúng ta gian dối đâu. 
VOA: Về vai trò của giáo dục, nên được phát huy thế nào cho hiệu quả để cải thiện hình ảnh văn hóa của người Việt?
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Nói thì dễ chứ trên thực tế khó lắm vì tất cả là một hệ thống gắn bó với nhau. Không phải nhìn xã hội rối loạn như giờ là đổ hết lên đầu mấy ông phụ trách giáo dục. Những khíêm khuyết trong giáo dục đó được cộng hưởng thêm bởi những xung đột, khiếm khuyết ở ngoài xã hội trong việc quản lý nên mới dẫn tới toàn bộ thực trạng này. Giải pháp giáo dục chỉ là một thành tố thôi chứ không phải là tất cả. Vả lại, nói đến giáo dục phải nói tới một nền giáo dục trọn vẹn, nghĩa là giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, cộng với giáo dục xã hội. Hiện nay giáo dục xã hội không làm tròn được nhiệm vụ của mình vì đứa trẻ ra đường toàn thấy những chuyện xấu xa. Hệ thống truyền thông của chúng ta chưa phải là chuẩn mực. Giáo dục gia đình cũng bị buông xuôi vì con người hiện nay chạy theo kinh tế. Tất cả những cái đó cho thấy hệ thống giáo dục đang bị vỡ ra thành từng mãnh.
VOA: Dường như chìa khóa gốc rễ cho mọi vấn đề nằm ở nhà nước pháp quyền vì có luật lệ thì mới có tôn ti trật tự và con người mới có thể tự điều chỉnh mình cho phù hợp?
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Đúng thế. Hiện nay cần rất nhiều biện pháp và phải tiến hành tất cả biện pháp đó đồng bộ. Nhưng để thúc đẩy quá trình thay đổi nhanh lên thì chìa khóa đầu tiên phải là vấn đề pháp quyền. Phải là pháp luật công minh, công bằng, tạo niềm tin của nhân dân. Hiện nay nhân dân mất niềm tin mà trước hết là mất niềm tin vào việc thực thi nghiêm túc hệ thống pháp luật. Chừng nào người ta tin rằng pháp luật nghiêm minh thì những hành động sai trái sẽ bớt đi. Những vi phạm bị xử nghiêm, chế tài đủ sức răn đe, khi đó mọi việc sẽ đi vào nề nếp, và khi đó, giáo dục nhà trường-gia đình-xã hội hỗ trợ nhau làm cho xã hội thay đổi. 
VOA: Với con mắt một nhà nghiên cứu kỳ cựu về văn hóa Việt Nam lâu nay, ông nhìn thấy nền văn hóa xã hội Việt Nam trong 10-20 năm nữa sẽ như thế nào?
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Chắc chắn phải thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Bởi vì hiện nay, theo cảm nhận của nhiều người có kinh nghiệm, sự sa đọa của những phẩm chất con người, của văn hóa đã xuống chạm đáy rồi. Đã xuống tới đáy thì nó phải đi lên, mà nhanh hay chậm thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những hiện trạng xấu xí bây giờ là sự tổng hợp của rất nhiều thứ. Không phải lỗi toàn bộ của kinh tế thị trường, chẳng phải lỗi hoàn toàn của văn hóa xã hội chủ nghĩa, chẳng phải do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, mà nó là sự tổng hợp tất cả những cái đó. Những cái đó xung đột với nhau. Đôi khi sự xung đột có thể dẫn tới kết quả tốt, đôi khi dẫn tới sự cộng hưởng làm cho sự xung đột càng tệ hại hơn. Và những cái chúng ta chứng kiến bây giờ chính là sự cộng hưởng theo hướng tệ hại hơn vậy.

NỖI LÒNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CON XA XỨ

Thanh Tôn
Gần bốn triệu người con gốc Việt, số lượng người còn lớn hơn là dân số của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay như Uraguay, Albania, Kuwait, Qatar… mà dân số của họ chỉ là dưới ba triệu rưỡi. Vâng, gần bốn triệu những con người có chung gốc Việt từ Mẹ Âu Cơ da vàng tóc đen, nay đang sống ở hải ngoại và đang là công dân Hoa Kỳ-Canada-Pháp-Úc-Anh… Họ, những người con gốc Việt tha hương này đông và mạnh đến mức mà nhìn ở góc độ dân số, kinh tế, nguồn gốc dân tộc, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ… đều có thể xem như là đang có một nước Việt hải ngoại ở bên ngoài biên giới Việt. Và cái đặc trưng chung nhất của họ chính là ở sự liên kết tinh thần, ở mối quan tâm chung nhất, lớn nhất là họ vẫn đang ngày đêm đau đáu cùng tự nguyện hướng về quê Mẹ.
Những con người gốc Việt đang sống ở hải ngoại (NVHN) vẫn đang ngày đêm đau đáu, cùng tự nguyện hướng về quê Mẹ, trước hết đơn giản vì họ vẫn luôn nhớ đến nguồn cội. Họ luôn nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ cho dù còn sống hay đã mất, họ luôn nhớ về những người thân yêu bà con họ hàng xa gần, nhớ đến những anh em bạn bè hàng xóm láng giềng, nhớ đến những người bạn học từ thời thơ ấu, những thầy cô từng dạy dỗ và thương yêu họ; nhớ đến những rung động đầu đời thời mới lớn, những mối tình người tình đã đi qua đời nhau; nhớ đến những con sông dòng suối, những núi những đồi, những con đường những thành phố… những nơi họ đã sinh ra và sinh sống lớn lên.
Họ luôn nhớ về những nơi những người đã từng gắn liền với những kỷ niệm vui buồn mà họ từng can dự… Họ luôn nhớ về tất cả những thứ đó vì đó là gia tài, là hành trang quý báu mà họ luôn trân trọng mang theo và yêu thương gìn giữ trên những nẻo đường tha phương tị nạn CS; cho dù nơi đó có thể là kinh đô ánh sáng Paris; là thủ phủ của NVHN Little Saigon; là các nông trại nóng cháy lóa mắt ở Úc, Cali; hay trong những cơn mưa tuyết trắng trời của một Canada mùa đông buốt giá!
Họ cũng luôn luôn nhớ về lịch sử, tự hào về nguồn gốc dân tộc dựng nước và giữ nước; và cũng rất hồi hộp đau xót trước những nguy cơ, biến cố đang xảy ra hàng ngày trên quê mẹ; cũng vô cùng lo lắng đau buồn trước những bi thương mất mát của đồng hương, đồng bào… 
Nếu như tạm gọi những điều đó cũng chính là những biểu hiện của lòng yêu nước thì đúng là NVHN rất yêu nước, rất yêu quê mẹ VN; một cách yêu nước VN khác xa rất xa cái cách yêu nước mà nhà cầm quyền CS luôn xuyên tạc và mong muốn: “Yêu nước là yêu CS, yêu CNXH!”
Với những NVHN thì yêu nước còn đòi hỏi là phải làm gì đó để chống lại, làm ngược lại những gì CS nói. Yêu nước là phải chống lại CS, chống lại CNXH. Thứ lý thuyết ngoại lai xa lạ, lạc hậu Mác, Lê, Mao, Hồ mà họ biết là đã gây ra biết bao nhiêu là đau thương cho dân tộc Việt hơn 40 năm qua; và đang tiếp tục cầm tù, kìm hãm sức sống của toàn dân tộc Việt.
Người Việt HN đang sống trong các đất nước văn minh, dân chủ, không CS, nên họ nhìn thấy rất rõ, so sánh được ngay bản chất của từng chế độ; cái tốt và cái xấu tương phản quá rõ rệt giữa một bên là chính quyền dân chủ, do dân, vì dân, nên sợ dân, thương dân; và ngược lại là sự thối nát, giả dối, độc ác, độc tài, toàn trị của chính quyền CSVN, coi khinh dân như cỏ rác, luôn theo dõi kìm kẹp đàn áp, khủng bố người dân, nên Người Việt HN càng thêm đồng cảm, thương cảm với những bất hạnh, hạn chế của người dân trong nước!
Người Việt HN ngày ngày cũng luôn được chứng kiến sự hữu hiệu, cố gắng hết mình của các chính khách, chính quyền dân chủ nơi họ sinh sống để phục vụ dân và cạnh tranh với cộng đồng thế giới, thì họ càng căm tức bọn quan chức CS bất tài, vô đức, tham nhũng, hèn ác… để đất nước càng ngày càng tụt hậu; xã hội càng ngày càng suy đồi toàn diện, nguy cơ mất nước, lệ thuộc ngoại bang càng ngày càng hiện rõ.
Càng yêu thương quê mẹ, đồng cảm với đồng bào trong nước bao nhiêu thì NVHN càng căm hận, khinh bĩ bọn CS và tay sai bấy nhiêu. Và từ đó, ngoài nỗi lo sinh kế, trách nhiệm với quê hương thứ hai nơi đang cưu mang, thì thời gian, tâm trí của họ luôn luôn dành cho quê mẹ; và họ cũng đã có làm được nhiều điều cho quê Mẹ.
Đối với đa số Người Việt HN thì mục tiêu, nguyện vọng cao nhất, chung nhất của họ luôn là khao khát và góp phần đấu tranh vì một VN thoát Cộng, thoát Trung. Góp phần xây dựng một quê Mẹ VN không CS, giàu mạnh, văn minh, tự do, dân chủ…
Độc lập, chủ quyền quốc gia VN là vĩnh viễn, bất khả xâm phạm và lợi ích chung, nguyện vọng chung nhất đó của toàn dân tộc VN phải được đặt lên trên hết.
Cũng chính vì vậy, Người Việt HN hiểu rất rõ là các luận điệu kêu gọi hòa hợp, hòa giải để cùng bảo vệ và xây dựng tổ quốc VN mà VC đang nửa kín nửa hở bung ra, thực chất cho đến nay chỉ vẫn là bài lừa. Chuyện hòa hợp hòa giải (HHHG) đúng nghĩa, có thực chất và bền vững là chuyện sẽ không thể nào có thể xảy ra được trong tình hình hiện nay (và có thể là mãi mãi cho đến khi nào đảng CSVN còn chưa đoạn tuyệt với chủ nghĩa CS, với điều 4 hiến pháp…), vì cả hai phía đều không cùng một mục tiêu chung, nếu không muốn nói là đối nghịch, đối kháng, một mất một còn!
Theo dõi tình hình trong nước và quốc tế gần đây, rất dễ dàng nhận ra là VC đã có tăng tốc nhằm đối phó và chiêu dụ, tuyên truyền về chuyện HGHH (như việc mời gọi các nghệ sĩ hải ngoại về nước biễu diễn, làm ăn sinh sống… tạo không khí bề mặt gần gũi thông thoáng với hải ngoại; mời gọi NVHN về thăm, làm ăn, chuyển vốn hợp tác đầu tư, mua nhà, mua đất hồi hương, lấy lại quốc tịch VN, cấp lại hộ chiếu VN, được giữ song tịch…; và dù kinh tế suy sụp, nợ nần tràn lan VC vẫn tăng chi và tăng cường cho các chương trình tuyên truyền qua báo chí, phát thanh, truyền hình hải ngoại như VTV4, VTC… và đến một lúc nào đó, gần đây thôi chắc có thể sẽ còn mời vài con vịt mồi nào đó về chia cho vài ba ghế, mời tham gia ứng cử bầu cử QH…!?) chính là vì những lý do, mục đích sau đây:
ĐCSVN vào năm 2016 này đang đứng trước một khúc quanh lịch sử với rất nhiều nguy cơ nhưng đang bị động bất lực và ngày càng lộ rõ bản chất bất tài, bất nhân phản động… không còn có thể che giấu. Tình hình chung của XHVN đã và đang ngày càng xuống cấp trầm trọng, bi đát toàn diện về kinh tế, chính trị và văn hóa, đạo đức…; nguy cơ một XHVN hỗn loạn mà ĐCSVN đấu đá chụp giựt, phân rã, mất quyền kiểm soát, không còn có thể kiểm soát được bằng luật pháp cùng lúc với nguy cơ mất nước vào tay giặc Tàu và “lệ thuộc ngoại bang” đang ngày càng hiện rõ!
Trong lúc đó, thế và lực, các hoạt động riêng lẻ và phối hợp của Người Việt HN và các hội đoàn, liên minh dân chủ yêu nước chống Cộng, chống Tàu… ngày càng đoàn kết phát triển lớn mạnh, uy tín chung càng tăng cao trên các diễn đàn quốc tế và cả trong lòng nhân dân VN. Các thế hệ trẻ Người Việt HN có số lượng ngày càng tăng cao và càng có nhiều quan tâm, hiểu biết về tình hình VN hơn nhờ sự nối mạng toàn cầu, nhờ những tiến bộ KHKT, giúp thông tin liên lạc từ trong nước dễ dàng được kết nối với bên ngoài; tội ác kinh tởm “hèn với giặc ác với dân” của CS bị phơi bày đã ngày càng thúc đẩy nhiều thế hệ Người Việt HN dấn thân tham gia vào các hoạt động vì dân, vì nước!
Người Việt HN đa số được đào tạo rất bài bản ở các nước văn minh, có thực tài; nhiều người có trình độ rất cao, có nhiều danh nhân thành đạt nổi tiếng trong mọi lãnh vực trên khắp thế giới, có nhiều người đang là Thẩm phán, Dân biểu, Nghị sĩ, Thượng nghị sĩ, Thị trưởng, Toàn quyền… của các cường quốc thuộc nhóm G7. Người Việt HN luôn là một kho tàng quý báu về nhân lực, trí lực và tài lực. Luôn là mỏ vàng bất tận, nguồn đô la khổng lồ mà VC tuy trong lòng hết sức nghi kị thù ghét nhưng ngoài mặt luôn vẫn đã và sẽ phải làm ra vẻ thân tình, luôn hô hào HGHH vì vừa e sợ, lại vừa rất thèm thuồng được lợi dụng, khai thác; hoặc ít nhất là đóng kịch ve vuốt để chiêu dụ HHHG…
Tương lai gần, hội nhập vào TPP sắp đến khiến CS càng ngán sợ Người Việt HN vì họ hiện đang có trong tay nhiều tổ chức, hội đoàn và cá nhân đang làm chủ hàng chục đài phát thanh truyền hình, vài trung tâm ca nhạc mạnh; vài chục đầu báo in và báo mạng, hàng chục nhà in và xuất bản; hàng trăm ngàn trang blog và FB… Tất cả đã đều là những loại “kính chiếu yêu” cực nhạy, cực mạnh mà mọi hành vi, tội ác của VC đều dễ dàng bị phát hiện và vạch mặt chỉ tên, công bố ra công luận quốc tế và quốc nội; tung lên các báo lề dân, các trang mạng XH… Các tội ác, âm mưu đê hèn bán nước, hại dân của VC luôn bị các loại kính chiếu yêu nầy phát hiện và tố cáo, chống đối cản trở ngay từ trong trứng nước mà VC không thể nào có thể mua chuộc, đàn áp, bưng bít!
Người Việt HN đã và đang là nguồn hậu thuẩn, là chỗ dựa vững chắc về tinh thần và cả vật chất mạnh mẽ cho các tù nhân lương tâm; dân oan; các phong trào yêu nước; các hoạt động chống cộng, chống Tàu… ở cả trong nước và quốc tế.
Người Việt HN cũng là lực lượng xung kích mạnh mẽ và nhanh nhạy có mặt đều khắp trên toàn thế giới; có khả năng biến những chuyến công cán cầu cạnh, du hí… của các lãnh tụ CSVN đến các nước tự do, dân chủ trên phạm vi toàn cầu thành các chuyến đi ô nhục. Nhiều lãnh tụ CSVN do sợ bị biểu tình, phản đối, hỏi tội đến mức phải dấu giếm, công bố gian dối hay liên tục thay đổi thời gian-lộ trình hoặc nhục nhã trốn tránh, vào ra các nước tự do dân chủ phải lén lút chui bằng cửa hậu.
Càng chuyển trục sang Mỹ, vào TPP, các lãnh tụ CSVN càng phải ngán sợ nhiều hơn vì các lãnh tụ CSVN không thể không đến Mỹ và các nước dân chủ khác để ôm chân, cầu cạnh…
Người Việt HN còn có khả năng tác động phần nào đến các chính sách đối ngoại liên quan đến VN của CP các nước sở tại nơi họ cư trú; có thể tác động vào các chính khách, chính sách nhằm bài cộng và tạo ra sức ép gây ra nhiều bất lợi cho CSVN như chính thức lên án tội ác CS, binh vực các cá nhân và phong trào nhân quyền, dân chủ, dân oan trong nước…Và cho dù ngay cả khi mà VC đã đi đêm mua bán, bắt tay được với chính quyền sở tại nào đó thì cũng không ai, không bất kỳ thế lực nào có thể lèo lái tác động, ngăn cản bịt miệng… được Người Việt HN!
Dẫu vậy, cộng đồng Người Việt HN cho đến hiện nay vẫn còn có những hạn chế, như chưa có được những tổ chức thống nhất tầm cỡ, những hội đoàn hoạt động tập trung được sức mạnh chung của toàn khối cộng đồng, chưa có những “nhân vật lớn” đủ uy tín quy tụ, lèo lái điều phối chung… cho các hoạt động giữa hải ngoại và quốc nội; chưa có những quỹ chung đủ lớn cho các sự kiện lớn; chưa huy động được hết sức mạnh trí tuệ và khả năng kinh tế rất mạnh mẽ dồi dào của Người Việt HN cho các hoạt động chung cùng hướng về quê Mẹ… 
Và cuối cùng thì cũng phải tỉnh táo, thành thật với nhau để mà thấy rằng, cho dù có yêu quê Mẹ đến đâu và dù có tích cực mạnh mẽ đến đâu đi nữa thì Người Việt HN cũng chỉ có thể đóng vai trò phụ trợ; và lịch sử, tương lai của đất nước VN, dân tộc VN sẽ tùy thuộc phần chính vào nhận thức và hành động của chính người dân trong nước!
Vì có rất nhiều những điều mà Người Việt HN luôn bị hạn chế không thể vượt qua; ví dụ như họ không thể nói thay cho đồng bào trong nước về các vấn đề cụ thể, đòi hỏi cần phải có những người trong nước, những người trong cuộc làm nhân chứng trực tiếp, đứng ra bày tỏ chính kiến, nói lên nguyện vọng; và cũng không thể làm thay, không thể trực tiếp bay về, dấn thân vào những sự kiện, những hoạt động nóng hổi đang dồn dập diễn ra hàng ngày hiện nay trên quê Mẹ…
Cùng nhìn nhận vấn đề chung là như thế, sẽ thấy rằng những khác biệt về nhận thức và phương pháp đấu tranh, những tranh cãi hiện nay về chuyện ra ứng cử và bầu cử quốc hội là nên như thế nào, sẽ trở nên nhẹ nhàng đơn giản hơn rất nhiều!

Đã đến lúc trả lời phỏng vấn "đài địch"

Với tư duy đã bị ‘bê tông hóa’: “Trả lời phỏng vấn các đài RFA, VOA, BBC... là trả lời giặc”!? 
Dù không khí “mở miệng” trong nước có đỡ bị bóp nghẹt so với những năm trước, trong vài năm gần đây đài RFA vẫn chỉ tiếp cận được những quan chức phần nào đại diện cho lực lượng vũ trang nhưng đã nghỉ hưu như Thiếu Tướng Lê Văn Cương - nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, Bộ Công An, và Thiếu Tướng Lê Mã Lương - nguyên giám đốc Bảo Tàng Quân Sự Việt Nam,…
Nhưng chỉ ba tuần sau Đại Hội 12 của đảng cầm quyền, một quan chức cao cấp còn đang làm việc của đảng là Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, đã toát lộ một biểu cảm chưa từng có tiền lệ: Trả lời phỏng vấn đài RFA. 
Một tín hiệu mới? Dù gì chăng nữa, cuộc trả lời phỏng vấn trên vẫn là một hiện tượng “chuyển hóa tư tưởng” rất đáng phân tích. 
Từ nhiều năm qua, trong số các đài Việt ngữ quốc tế, RFA luôn bị bị xem là “đài địch” đầu bảng. Không hiếm việc những tờ báo đảng sắt son nhất với sự nghiệp “bảo vệ thành quả cách mạng” như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân... đã nhiều lần lôi tên RFA như một kẻ tử thù và mạt sát không thương tiếc. 
Trong một lần bắt giữ trái phép rồi hỏi cung nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng vào giữa năm 2015, cơ quan an ninh điều tra - công an ở Sài Gòn - còn khẳng khái tuyên bố: “Trả lời phỏng vấn các đài RFA, VOA, BBC... là trả lời giặc.” 
Nhưng không những trả lời “giặc,” dường như Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Vũ Ngọc Hoàng còn không né tránh những câu hỏi nhạy cảm của RFA. 
Khi được hỏi, “Đảng đã đề cập rất nhiều đến chuyện kiểm soát quyền lực, một bộ trưởng đề cập thẳng ở đại hội chuyện độc lập giữa ba nhánh chính của nhà nước. Vậy cụ thể sẽ có gì mới trong việc kiểm soát quyền lực sắp tới?”, ông Vũ Ngọc Hoàng trả lời: “Kiểm soát quyền lực là việc nhất thiết phải làm. Đại hội 12 vừa rồi đã khẳng định như vậy. Trong đó, theo tôi nghĩ, cần thiết và quan trong hàng đầu là việc phân quyền giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cho hợp lý nhằm bảo đảm độc lập tương đối và thực hiện kiểm soát quyền lực lẫn nhau để hạn chế tối đa các sai sót hoặc sớm phát hiện và sớm điều chỉnh khi có sai, bảo đảm sử dụng quyền lực đúng quyền hạn và đúng mục đích, không lạm quyền, không lộng quyền, không để tha hóa quyền lực.” 
Cũng là lần đầu tiên, cụm từ “độc lập tương đối” được một quan chức cao cấp của đảng phác tả về cơ chế kiểm soát quyền lực ba nhánh, tuy vẫn chưa nói thẳng về tính “tam quyền phân lập” mà phương Tây đã áp dụng hữu hiệu rất nhiều thế kỷ trước. 
Điều gì đang xảy ra? 
Những người sống trong nội bộ đều nằm lòng: Không một đảng viên nào có quyền “qua mặt” đảng Cộng Sản. Không một bài viết hay cuộc trả lời phỏng vấn cho báo đài nước ngoài nào mà không được báo cáo cho chi bộ và cấp ủy theo các quy định khắc nghiệt bằng văn bản và cả quy định bất thành văn nhưng ai cũng phải tự hiểu. 
Không hiếm trường hợp những cán bộ A, B... bị thi hành kỷ luật chỉ vì trả lời phỏng vấn của đài BBC Việt ngữ khá trung dung về quan điểm chính trị, chưa nói đến một đài “chống cộng” như RFA. 
Hẳn thời thế đang đổi khác và diễn biến khôn lường. Đời thay đổi khi “chúng ta” - giới quan chức xu thời và kể cả những quan chức có tiếng thủ cựu - buộc phải thay đổi. Cách tốt nhất để “hội nhập quốc tế” là hội nhập truyền thông. Cách can đảm nhất để hội nhập truyền thông là bình thường hóa quan hệ với các đài VOA, BBC, RFI, báo chí quốc tế và cả đài RFA. Nếu cả Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lẫn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đều chẳng mệnh hệ gì sau khi trả lời phỏng vấn BBC thì mọi đảng viên đều có quyền bình đẳng ngang nhau. 
Tuyên giáo trung ương - cơ quan hàng đầu về tư tưởng của Việt Nam - càng có trách nhiệm gương mẫu đi đầu. Chẳng gì thì trước và trong đại hội 12, không phải bất kỳ tờ báo nhà nước nào mà những trang mạng xã hội luôn bị coi là “địch” như Ba Sàm, Dân Luận, Tin Tức Hàng Ngày mới là địa chỉ được “chọn” để công khai hóa về nhiều khuất tất tài sản và tham nhũng trong nội bộ đảng. 
Vũ Ngọc Hoàng = Nguyễn Phú Trọng? 
Câu chuyện chuyển hóa tư tưởng ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn. 
Ngay trong thời gian diễn ra đại hội 12, ông Vũ Ngọc Hoàng đã trả lời phỏng vấn báo Người Lao Động, mà theo báo này tường thuật thì ông Hoàng “tỏ ý tin tưởng nếu quyết tâm, tích cực, chủ động thì có thể tiến tới bầu trực tiếp tổng bí thư tại đại hội đảng.” 
Trước câu hỏi của báo Người Lao Động “Ông có cho rằng thực hiện tranh cử trong đảng sẽ giúp đánh giá, lựa chọn chính xác hơn những người giữ trọng trách?”, ông Vũ Ngọc Hoàng bộc lộ: “Tôi nghĩ về lâu dài, công tác bầu cử trong đảng nên có tranh cử để nhiều người lên trình bày phương án của mình trước đông người, nói rõ dự định nếu trúng cử vào vị trí đó sẽ làm gì... Sau đó, các ứng cử viên tranh luận với nhau một cách công khai. Đó là một cơ chế tốt, tiến bộ, cần tích cực chuẩn bị nhằm sớm triển khai.” 
Có thể cho rằng, đây là lần rất hiếm hoi một tờ báo nhà nước dám vượt qua rào cản tuyên giáo để đặt câu hỏi về vấn đề tranh cử trong đảng - mà thực chất là “tranh cử kiểu phương Tây.” Nhưng là lần đầu tiên, một quan chức có trách nhiệm và lại là lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung Ương - cơ quan nổi tiếng là xơ cứng và giáo điều - không phủ nhận tính cần thiết của cơ chế tranh cử trong đảng, cho dù vẫn chưa hứa hẹn khi nào đảng Cộng Sản sẽ thực thi cơ chế này. 
Trước đại hội 12, ông Vũ Trọng Hoàng bất chợt nổi bật trên tạp chí Cộng Sản như một cây viết chống trả và hạ bệ các nhóm lợi ích, những kẻ tham vọng quyền lực. Nhiều dư luận cho rằng đích nhắm của ông Hoàng là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhóm “sân sau” gắn liền. 
Được xem là cánh tay mặt của tổng bí thư, phát ngôn của Ban Tuyên Giáo trung ương khá thường mang tính “định hướng” về những việc mà đảng Cộng Sản có thể thực hiện trong tương lai, dù chưa biết tương lai ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Logic có thể hình dung là nếu não trạng của ông Vũ Ngọc Hoàng có thể “chuyển” thì điều đó có nghĩa là tư duy của ông Nguyễn Phú Trọng đã có hơi hướng thay đổi. 
Nhưng thay đổi theo hướng nào? 
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa? 
Trước và trong đại hội 12, một hiện tượng đáng chú ý khác là cụm từ “xã hội chủ nghĩa” xuất hiện với tần số ít hơn hẳn các đại hội đảng trước đây. Thay vào đó, dường như giới quan chức tuyên giáo đang gắn tư tưởng Hồ Chí Minh chặt chẽ hơn với những gì đã diễn ra cách đây bảy chục năm - nghĩa là Hiến Pháp năm 1946. 
Cũng đang xuất hiện một luồng quan điểm trong đảng muốn đưa đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cho tới lúc này, hình như gần hết giới quan chức đương nhiệm và về hưu đều nhận ra chủ nghĩa xã hội là một cuộc đuổi bắt bất tận của những cái bóng. 
Những lãnh đạo trẻ tuổi như tân ủy viên bộ chính trị Võ Văn Thưởng càng ít đá động tới chủ nghĩa xã hội, cho dù tốt nghiệp ngành Mác-Lê. 
Vậy ẩn ý gì của Nguyễn Phú Trọng khi sắp xếp Võ Văn Thưởng vào vị trí trưởng ban tuyên giáo trung ương? 
Mặc dù bị xem là người có quá ít kinh nghiệm về công tác tư tưởng, đặc biệt trong việc chỉ đạo và quản lý trí thức và văn nghệ sĩ cây đa cây đề và cả khụng khiệng ở Bắc Hà, Võ Văn Thưởng không bị xếp vào hàng bảo thủ không nhìn qua sống mũi của mình. 
Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn mở ra một sự thay đổi về tư tưởng, dù là nhỏ, Võ Văn Thưởng sẽ là một cành ô liu. Cấp dưới của ông Thưởng - phó trưởng ban thường trực Vũ Ngọc Hoàng - tất nhiên là người có nhiều kinh nghiệm hơn để đi những nước cờ mang tính mạo hiểm nhưng còn thể hiện đôi chút bản lĩnh như việc trả lời phỏng vấn “đài địch” RFA mới đây. 
Vài biểu hiện mang hơi hướng “thoát Trung” gần đây của Bộ Chính Trị đảng, cùng chuyến công du Việt Nam Tháng Năm tới đây của tổng thống Mỹ, sẽ khiến Tổng Bí Thư Trọng được nâng cao thể diện lần thứ ba liên tiếp, sau Tháng Bảy, 2015 ở Washington và Tháng Giêng năm nay với “Tôi bất ngờ” tại đại hội 12 của đảng cầm quyền. 
Tôn tạo thể diện và tập trung quyền lực hơn bao giờ hết, Nguyễn Phú Trọng đang có những điều kiện lớn để tự thay đổi và thay đổi, nếu ông muốn thế. 
“Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” có thể là một trong những kịch bản đổi thay ấy. 
Phạm Chí Dũng/(Người Việt)/TTHN

6 tháng 3, 2016

CHUYỆN BẦU CỬ: TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA


CHUYỆN Ở MỸ
Nước Mỹ giờ đang trong mùa bầu cử tổng thống. Báo chí và các nhà bình luận cứ tha hồ phân tích và dự đoán. Các ứng cử viên thì một mặt “sô hàng” với cử tri rằng tui đây là người xứng đáng để quý vị chọn mặt gởi vàng, lộn, gởi phiếu. Mặt khác thì lo tranh luận với các đối thủ, đấu đá nhau thẳng cánh trên ti vi, trên báo chí. Không khí thật là sôi động.
Luật lệ ứng cử, bầu cử ở Mỹ rất phức tạp nhưng nói chung là đều dựa trên nền tảng HIẾN PHÁP, văn kiện quan trọng nhất của nước Mỹ, đã có tuổi đời trên 200 năm.
Phân tích thì phân tích, dự đoán thì dự đoán nhưng không có ai đoán được chắc chắn kết quả bầu cử, vì kết quả đó là do cử tri quyết định. Cử tri Mỹ thật sướng, với lá phiếu của mình, họ sẽ chọn người làm tổng thống của họ trong 4 năm. Nếu rủi họ chọn lầm thì sau 4 năm họ có quyền “lôi cổ” người đó xuống bằng lá phiếu mà không phải mang danh “phản động” hay “âm mưu lật đổ”.
Bầu cử tổng thống như vậy, bầu cử lưỡng viện quốc hội cũng vậy, do lá phiếu của cử tri quyết định. Vậy nên các ứng cử viên phải “nịnh nọt” cử tri bằng các chương trình hành động cụ thể, và nếu trúng cử thì phải hành động sao cho cử tri hài lòng, nếu không sẽ “mất ghế”.
Ứng cử viên ở “bển” sao mà gian nan, thắng cử rồi cũng phải mệt mỏi làm vừa lòng cử tri để giữ ghế. Đúng là cái gì cũng có giá của nó. Hèn gì mà tổng thống Obama ở đỉnh cao quyền lực 8 năm xuống sắc thấy rõ. Còn đâu hình ảnh đẹp trai thuở nào mới lên ngôi!
Ở ta năm nay cũng đang vào mùa bầu cử quốc hội. Hiến pháp xứ ta, do Đảng ta viết ra, đã ghi rõ trong điều 4 là Đảng ta độc quyền lãnh đạo đất nước tất tần tật. Tam quyền tứ quyền gì cũng trong tay Đảng. Thế nên, đại hội Đảng ta vừa rồi, các bác đứng đầu Đảng họp phân chia ghế thật là ngoạn mục và đầy kịch tính. Nhân dân đứng ngoài cứ là thì thà thì thụt đoán già đoán non, bác này lên bác kia xuống, hồi hộp còn hơn là xem đua ngựa.
Quốc hội cũng là của Đảng. Cả nước 90 triệu dân, 3 triệu Đảng viên mà quốc hội gần chăm phần chăm Đảng viên thì quốc hội là của Đảng chứ đâu phải của dân. Tuy vậy mà các bác ấy cũng cứ “Đảng cử dân bầu”, thặc là dân chủ gấp triệu lần tụi tư bản giãy chết.
Ngặt nỗi bọn dân đen mùa bầu cử này bỗng nhiên trở chứng, rủ nhao tự ứng cử quá mạng. Vụ này không mới nhưng lần này rộ nhờ bạn Phây thèo lẻo, ai cũng biết.
Mới vào vòng gởi xe mà ứng cử viên tự do bị báo chí oánh tơi tả. Xứ Mỹ thì ứng cử viên đấu khẩu qua lợi, cử tri theo dõi, đánh giá. Xứ ta dân chủ hơn, ứng cử viên tự do bị báo quốc doanh oánh một chiều, nếu không có mạng miếc thì không có đường nào mở miệng.
Cử tri xứ ta cũng sung độ, luôn luôn đi bầu 99.99%, hơn xa hơn đứt cử tri Mỹ. Tui hổng đến nỗi dốt mà mỗi lần đi bầu cũng không biết các ứng cử viên là ai hết ráo, chẳng lẽ gạch vì thấy “cái mặt kênh kiệu”!

Những người cộng sản Việt Nam trước thử thách khi những người bất đồng chính kiến ứng cử Quốc hội

Văn Việt
Hiếu Tân dịch từ Reuters
Ông Nguyễn Quang A đang chụp cảnh người biểu tình chống TQ ngày 17-2-2016. Ảnh: Reuters/ KHAM
Ông Nguyễn Quang A đang chụp cảnh người biểu tình chống TQ ngày 17-2-2016. Ảnh: Reuters/ KHAM
HÀ NỘI – Nguyễn Quang A, một cựu doanh nhân Công nghệ Thông tin và nhà hoạt động ngân hàng đang mở một cuộc vận động trong khuôn khổ quy định để được bầu vào Quốc hội Việt Nam, công khai tài sản của mình, vận động ủng hộ của cử tri và xuất hiện trong một video clip hấp dẫn trên mạng.
Tuy nhiên ông không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng không phải là loại ứng viên mà đảng cai trị độc quyền mong muốn có trong hệ thống lập pháp luôn sẵn sàng nhất trí cúa họ.
Quang A là một trong những nhà phản biện lớn nhất trong số 19 nhà bất đồng chính kiến đang thử vận động với tư cách ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 này, quyết định thử tính chân thực trong những hứa hẹn tăng cường dân chủ của Đảng.
“Họ bảo chúng tôi có quyền [ứng cử] và nói rằng chế độ là dân chủ” ông nói trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng ta hãy xem họ biến những lời hùng biện này thành thực tế.”
Khích những người cộng sản hơn nữa, ông Quang A còn đợi xem liệu lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng có vận động tái cử vào Quốc hội không để ông có thể đối đầu với ông này trong cuộc bầu cử.
Việc cho phép thách thức vào cuối 40 năm đơn độc cầm quyền có thể giúp đánh bóng Đảng Cộng sản, mà đa số người dân coi là không thể chạm đến được, trong một nước có hơn một nửa dân số dưới 30 tuổi.
Tuy nhiên một hệ thống xem xét lý lịch khắc nghiệt và những cản trở khác của Đảng khiến các nhà bất đồng chính kiến hầu như không thể thành công.
Cuộc vận động ứng cử vào Quốc hội là một bộ phận của xu hướng bắt đầu cách đây ba năm trong đó Đảng Cộng sản bị thách thức công khai không chỉ bởi các nhà văn, luật gia, học giả, nghệ sĩ, mà cả trong hàng ngũ của Đảng.
Quang A và những nhà hoạt động khác nói mục đích [của họ] là sử dụng tính đại chúng của truyền thông xã hội để giám sát Đảng cộng sản 4,5 triệu đảng viên và khuyến khích tham dự chính trị từ bên ngoài.
Nhà bình luận chính trị Lê Hồng Hiệp nói rất khó có khả năng những nhà hoạt động này ngay cả được phép ứng cử vào Quốc hội.
“Đảng muốn có những tiếng nói phản biện trong Quốc hội, nhưng không phải những người mà họ không thể kiểm soát hoặc những người có thể gây những rắc rối về chính trị,” ông nói.
LÀM CHO KÍN KẼ
Quang A, người năm ngoái đã hai lần bị cầm giữ sau khi gặp những tù nhân chính trị và tham dự những hội thảo dân chủ ở nước ngoài, nói rằng những tiếng nói độc lập trong một hệ thống không có đối lập có thể sẽ củng cố tính hợp pháp của Đảng Cộng sản.
Thấy trước thế bất lợi của mình, ứng viên 69 tuổi này đang cố gắng vận động một cách kín kẽ nhất, cố gắng xin được 5.000 chữ ký ủng hộ của cử tri và những người theo dõi tình nguyện, để bảo đảm ông được đối xử công bằng.
Ví dụ, ông đã tự nguyện công khai tài sản của mình trên Facbook, gồm có đất đai và 1,7 triệu đôla trong đầu tư chứng khoán dùng những quỹ của doanh nghiệp Công nghệ Thông tin mà ông điều hành 23 năm nay.
Con số “like” trên Facebook cho cuộc vận động của ông đến nay đã đạt tới 3.700.
Trước đây bất đồng chính kiến là lĩnh vực của một số rất ít người ở Việt Nam, những người phải gặp nhau trong bí mật, hay bị giam cầm.
Ở đây truyền thông vẫn bị kiểm duyệt và những người lớn tiếng phê bình đảng phải đối mặt với sự quấy nhiễu, bắt bớ giam cầm về tội “tuyên truyền chống nhà nước.”
Nhưng trong mấy năm gần đây trên mạng đã xuất hiện nhiều kiến nghị và thư ngỏ, trong đó có bức thư năm 2014 có chữ ký của 61 đảng viên kỳ cựu và đương nhiệm, nói rằng thất bại trong việc chống lại ảnh hưởng của Trung Hoa là “một tội ác với dân tộc ta.”
Một cuộc lấy ý kiến quần chúng về dự thảo Hiến pháp đã có phản ứng ngược khi trí thức và quan chức trả lời bẳng cách viết dự thảo của chính mình đề xuất một hệ thống đa đảng, được 15.000 người ủng hộ. Đảng đã bỏ qua.
Quốc hội dự kiến lần này dành 5-10 phần trăm trong số 500 ghế cho những thành viên ngoài Đảng. Những nhà lập pháp này thường được các tổ chức đảng chỉ định, mặc dù trong ủy ban thường vụ đương nhiệm có bốn thành viên tự ứng cử.
Ủy ban Bầu cử Quốc hội đã không trả lời những câu hỏi của Reuters về cơ hội cho các ứng viên tự ứng cử.
Blogger Nguyễn Đình Hà, 28, tốt nghiệp Đại học Luật, cho rằng Đảng sẽ cản trở việc ứng cứ quốc hội của anh sau khi anh trình bày một báo cáo về kiểm duyệt trước các dân biểu ở Washington D.C.
“Đảng sợ [tinh thần] độc lập như một ngọn lửa sẽ lan rộng.”
Nhưng anh nói thêm: “Có những cơ hội có thể có ích, còn việc dập tắt những tiếng nói khác sẽ gây hại nhiều hơn.”
Một người khác hi vọng thử vận may của mình với các cử tri là bà Đặng Bích Phượng, người đã gặp rắc rối trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
“Đây là một dịp để thay đổi, thậm chí nếu nó chỉ hơi hé mở,” bà nói. “Tôi muốn mang tiếng nói của nhân dân đến Quốc hội và đưa nhân dân và lãnh đạo lại gần nhau hơn.”

Lộ bản di chúc của trùm khủng bố Bin Laden

VĂN PHÒNG GIÁM ĐỐC TÌNH BÁO QUỐC GIA MỸ (ODNI) VỪA CÔNG BỐ NỘI DUNG MỘT PHẦN 100 TÀI LIỆU VỀ BIN-LADEN. 
Sau 4 năm dịch các file thông tin thu được trong vụ tấn công diệt trùm khủng bố al-Qaeda lúc rạng sáng 1/5/2011 tại Pakistan, Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ (ODNI) vừa công bố nội dung một phần 100 tài liệu trong số này.Khi Đội đặc nhiệm SEAL Nr. 6 của Mỹ đột nhập vào tòa nhà Abbottabad của trùm al-Qaeda ở Pakistan, họ ngạc nhiên khi thấy Osama Bin-Laden trong phục võ sĩ đấm bốc. Và không mấy khó khăn, nhân vật từng gây ra nhiều nỗi kinh hoàng cho thế giới, trong đó có vụ đánh bom nhắm vào Mỹ cách đó đúng 10 năm đã bị hạ gục. 
Cùng với việc tiêu diệt bin Laden, đội đặc nhiệm còn thu được khối lượng thông tin khổng lồ đang lưu trong máy tính của bin Laden. 
Đầu tháng 3 vừa qua, ODNI đã công bố nội dung file UBL thứ 3 (gồm khoảng 100 tài liệu) trong đó có đề cập đến di chúc, tâm thư của Bin Laden và những điều trăn trở, lo lắng và cả những thứ "vớ vẩn" một ông trùm khủng bố, người tự cho mình là trùm khủng bố, nhưng lại đang mắc chứng...hoang tưởng. 
1. Di chúc của bin Laden
Osama Bin-Laden 
Theo di chúc của bin Laden nằm trong kho tài liệu cho thấy bin Laden là người rất giàu có. Cha ông, Mohammed bin Awad bin Laden, là một ông trùm xây dựng đến từ Yemen, nắm giữ khối tài sản kếch xù giúp hoàng gia Saudi tồn tại và phát triển thịnh vượng. 
Vua Faisal đã ra chiếu chỉ, cho phép Mohammed bin Laden độc quyền trong các dự án xây dựng, điều này chứng tỏ Vua Faisal và gia đình Mohammed là rất thân tín, gần gũi. 
Osama bin Laden là một tín đồ sùng đạo và giàu có, ngay từ khi còn trẻ đã sở hữu hàng trăm triệu đôla trong ngân hàng. Trong di chúc của mình, Bin Laden cho biết, sau khi bị Mỹ đuổi khỏi Sudan, Bin Laden muốn dành trọn 29 triệu $ trong khối tài sản riêng cho thánh chiến. 
"Tôi hy vọng, các anh chị em, cô dì và mẹ tôi sẽ ủng hộ và làm theo ý nguyện của tôi, dành tất cả số tiền mà tôi để lại ở Sudan cho thánh chiến, vì lợi ích của Allah", "Như vậy số tiền bạc ở Sudan đã giải quyết xong", bin Laden viết. 
Riêng đối với các thành viên trong gia đình họ chỉ đứng ở địa vị thứ yếu và phụ thuộc vào thánh chiến. Chú của bin Laden, con chú, con trai Sa'ad và một trong những người vợ riêng của bin Laden không được chia gì. 
2. Bin Laden coi thường Ali Abdullah Saleh 
Ngôi nhà ở Abbottabad, nơi bin-Laden bị tiêu diệt hồi tháng 5/2011 
Ali Abdullah Saleh, Tổng thống Yemen trong hơn ba thập kỷ đã xuất hiện nhiều lần trong các tài liệu của bin Laden để lại. Đọc qua, có thể nhanh chóng đi đến kết luận, bin Osama khinh thường Saleh ở mọi phương diện. 
Trong tâm trí của của mình, bin Laden coi Saleh giống như một con rối trong tay phương Tây, người quản trị Yemen theo cách người Mỹ mong muốn, thiếu năng lực, tham nhũng, quản lý yếu kém nhưng lại giỏi giỏi vơ vét, bòn hút tiền của đất nước, vết nhơ trước cuộc sống cơ cực của hàng triệu người Yemen. 
"Ali Abdallah Saleh đã làm những điều trái với đạo Hồi trong nhiều thập kỷ, chẳng hạn như xoa dịu những kẻ ngoại đạo, cung cấp hậu cần cho các tàu khu trục Mỹ tiếp tục bao vây và giết người của chúng ta ở Iraq và Palestine, và đồng lõa với âm mưu của Mỹ trong việc giết hại người Hồi giáo ở Yemen, kể cả đàn ông, đàn bà và trẻ em, tất cả chỉ vì mục tiêu và lợi ích của người Mỹ. 
Thậm chí, Ali Abdallah Saleh còn khẳng định với Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của Mỹ nhắm vào người Hồi giáo." Bin Laden viết trong một tâm thư. 
Điều thú vị, bin Laden cũng thừa nhận nếu Ali Abdallah Saleh bị thay thế thì sự tòn vong của Al Qaeda sẽ gặp nhiều khó khăn. 
Nhân vật mới sẽ mạnh tay hơn đối với các hoạt động Hồi giáo trên biên giới của Yemen và sự ủng hộ Al Qaeda sẽ giảm mạnh, nhanh chóng bị lụi tàn và tình hình trở nên tồi tệ hơn. 
3. Thư dự thảo gửi nhân dân Mỹ 
Bin-Laden sau khi bị sát hại (ảnh phải) 
Bin Laden cho rằng mình là một nhân vật nổi tiếng, được người Mỹ quan tâm, nên quyết định viết thư trực tiếp cho họ, nơi bin Laden cho rằng những người đứng đã thất bại trong cách lãnh đạo đất nước và lý do làm cho nền kinh tế Mỹ tiến gần tời bờ vực thẳm. 
Do tài liệu không ghi ngày tháng, nên không biết thời điểm cụ thể khi lá thư này được viết ra. Tuy nhiên, nó có thể dùng cho tham khảo, rất có thể được chấp bút một thời gian không lâu sau khi ông Barack Obama lên nắm quyền. 
Bin Laden lập luận, Tổng thống Obama không khác gì George W. Bush. Việc thay đổi chính sách "là chiến thuật chứ không phải chiến lược", lính Mỹ ở lại Afghanistan, Mỹ vẫn đang gây chiến tranh với Hồi giáo trên khắp nơi thế giới, và vẫn hết lòng hỗ trợ "Israel đàn áp". 
Chính phủ Mỹ không quan tâm đến những mong muốn và nguyện vọng của nhân dân mà lại quan tâm đến lợi ích vận động hành lang trên phố K-Street. 
"Các chính sách của chính quyền hiện nay đối với một số khu vực cho thấy, rõ ràng bất cứ ai bước vào Nhà Trắng đều chỉ là người điều khiển con tàu... Nhiệm vụ duy nhất là giữ cho tàu đi đúng ray đã định bởi giới vận động hành lang ở New York và Washington", Bin Laden viết. 
4. Bin Laden đánh giá Muammar al-Qaddafi 
Hai trong số nhiều tài liệu về Bin-Laden đã được dịch xong 
Bin Laden đã ca ngợi cuộc nổi dậy ở Libya chống lại Đại tá Muammar Gaddafi, người từ lâu có quan điểm cứng rắn với những kẻ cực đoan để giành thiện cảm của phương Tây. 
Trong thư, Bin Laden đã dùng những từ ngữ bóng bẩy nói về số phận của Gaddafi và nỗi thống khổ của hàng triệu người Libya đã phải sống dưới sự giám hộ của con người này trong suốt hơn 4 thập kỷ qua. 
Những gì Bin Laden đã viết trong tâm thư đúng sai chưa rõ, và chính Bin Laden cũng không sống đủ lâu để chứng kiến cái chết của Gaddafi, người bị chính các chiến binh giết thảm vào tháng 10/2011, 5 tháng sau khi Bin Laden bị tiêu diệt tại nhà riêng. 
Hai trong số nhiều tài liệu về Bin-Laden đã được dịch xong


Bin Laden, tên đầy đủ Osama bin Mohammed bin Awad bin Laden, thường được gọi Osama bin Laden hay Usama bin Laden (1957 -2011) là một tín đồ Hồi giáo chính thống và là người sáng lập ra tổ chức vũ trang al-Qaeda, một trong số 10 đối tượng bị FBI truy nã gắt gao toàn cầu.
Chính quyền Mỹ treo giải thưởng tới 25 triệu $ để lấy tính mạng, sau cái chết của Zarqawi về tội danh tấn công khủng bố trên quy mô toàn thế giới, trong đó có vụ 11/9/2001 nhắm vào New York và Washington, giết chết ít nhất 2.992 người.
Ngày 1/5 /2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức tuyên bố trên truyền hình, bin Laden đã bị quân Mỹ tiêu diệt tại Abbottabad, Pakistan, xác bị nhấn chìm xuống biển, sau khi đã hỏi ý kiến của chính quyền Arab Saudi.
Ngọc Anh/ĐVO

5 điều có thể bạn chưa biết về nhân quyền


Bức tranh nhân quyền mỗi năm luôn có những điểm đổi khác với nhiều điều cập nhật, bổ sung mà bạn cần biết. Dưới đây là 5 điều có thể làm bạn ngạc nhiên khi nhìn vào bức tranh tổng thể về nhân quyền.
1/ Truy cập Internet là quyền cơ bản của con người
Tháng 3 năm 2011, trong một tuyên bố chính thức, Liên Hợp Quốc khẳng định truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo đó, việc chặn/cắt mạng, không cho người dân truy cập Internet được coi là hành động vi phạm nhân quyền và đi ngược lại luật pháp quốc tế.
Cụ thể, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến nhận định việc cắt, chặn Internet mà không có lý do chính đáng vi phạm Điều 19, Khoản 3, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Khép lại báo cáo, Báo cáo viên Đặc biệt kêu gọi “tất cả các quốc gia phải đảm bảo duy trì quyền truy cập Internet tại mọi thời điểm, bao gồm cả những thời điểm diễn ra bất ổn chính trị.”
2/ Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ Iraq
Không phải từ Mỹ, Anh, hay bất kỳ quốc gia Tây phương nào, khái niệm “nhân quyền” ra đời cách đây khoảng 2500 năm tại thành Babylon, vùng đất thuộc Iraq ngày nay.
Năm 539 TCN, sau khi chinh phục thành Babylon, Cyrus Đại đế, vị hoàng đế đầu tiên của đế quốc Ba Tư cổ đại đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cho nhân loại bằng quyết định giải phóng toàn bộ nô lệ. Ông tuyên bố, tất cả mọi người đều có quyền lựa chọn tín ngưỡng tôn giáo riêng, và xác lập mọi nhóm sắc tộc đều bình đẳng. Cùng với những chỉ dụ khác, các chỉ dụ này được khắc lại bằng tiếng Akkadia trên một trục đất sét nung gọi là Trục Cyrus và đây được coi là hiến chương nhân quyền đầu tiên trên thế giới.
3/ Ai cũng có quyền vui chơi, giải trí
Được nhắc đến trong nhiều văn kiện nhân quyền khác nhau, song quyền vui chơi, giải trí lại thường bị lãng quên và không được chú trọng phát triển như các quyền con người khác.
Cụ thể, các quyền này được phản ánh trong các văn kiện có giá trị pháp lý quốc tế như Tuyên bố Phổ quát về Nhân quyền (UDHR), Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) và các công ước chuyên biệt như Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) hay Công ước về Quyền trẻ em (CRC).
Tiếp nối các tuyên bố này, Điều 30, Chương14, Công ước Quốc tế về Người khuyết tật cũng quy định rõ, nhà nước phải cung cấp đủ mọi phương tiện, hình thức hỗ trợ để đảm bảo người khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động văn hóa, giải trí, và thể thao. Nói cách khác, theo quy định quốc tế, quyền vui chơi, giải trí là quyền cơ bản mà tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, gái trai, khỏe mạnh hay khuyết tật đều phải được nhà nước đảm bảo.
4/ Tuyên án tử hình là phủ nhận quyền sống của con người
Được ghi nhận ngay trong câu đầu tiên về các quyền cơ bản của con người trong Tuyên bố Phổ quát về Nhân quyền, sống là quyền ai ai cũng được hưởng, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Bởi thế, tuyên án tử hình một người chính là hành động tước bỏ quyền cơ bản nhất của người đó.
Trên trang thông tin chính thức của mình, Tổ chức Ân xá Quốc tế, một trong mười tổ chức nhân quyền nổi tiếng nhất trên thế giới, khẳng định án tử hình vi phạm hai quyền thiết yếu của con người, đó là quyền được sống và quyền không bị tra tấn.
Tính đến nay, có 140/196 quốc gia và vùng lãnh thổ bỏ án tử hình trên luật và trên thực tế. Riêng trong năm 2015, án tử hình đã được xóa bỏ ở 4 nước.
5/ Quyền bỏ thai
Bỏ thai được Liên Hợp Quốc xác nhận là quyền con người xuất phát từ một trường hợp hi hữu.
Năm 2001, K.L, một phụ nữ 17 tuổi người Peru, được chẩn đoán bào thai 14 tuần cô đang mang bị tật thiếu não, thai có thể chết lưu hoặc chết sau khi chào đời. Mặc dù luật pháp Peru không quy định cấm bỏ thai, song bệnh viện từ chối yêu cầu bỏ thai của K.L. Cô buộc phải tiếp tục thai kỳ và con cô chỉ sống được 4 ngày.
Cùng với các luật sư nhân quyền, K.L đã gửi đơn khiếu nại về vụ việc lên Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Năm 2005, Ủy ban kết luận Peru đã vi phạm các điều khoản trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và phải bồi thường cho K.L. Sau 15 năm, năm 2016, K.L đã nhận được khoản bồi thường cho “hành vi đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo” của Peru. Đây là lần đầu tiên một ủy ban của Liên Hợp Quốc buộc một đất nước phải chịu trách nhiệm khi không đảm bảo cho người dân nước mình quyền tiếp được bỏ thai an toàn và hợp pháp.
Trần Lam Phương (Tổng hợp)/ Luatkhoa.org/Nghiên cứu Quốc tế

Tình chưa yên, sóng đời cuồng nộ

* BÙI VĂN BỒNG
Người Việt hiện nay rất dễ bị stress vì chỗ nào cũng đầy sự sợ hãi, đủ kiểu 'cuồng nộ của sóng đời' khiến người ta phát sợ. Sau thắng cuộc 1975, Việt Nam nổi tiếng trên thế giới là dân tộc anh hùng, một dân tộc kiên cường gan góc chống giặc ngoại xâm, một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, đã mấy nghìn năm không bao giờ chịu khuất phục trước mọi thế lực ngoại bang xâm lược, thôn tính. Sau Đại hội 12, tưởng sẽ mở ra những thuận hướng, những hứa hẹn cho Việt Nam thực sự có cơ, có lực để phát triển mạnh trong tương lai gần, thế nhưng lối ra, đường mới còn tận nơi đâu.
Ở đền Ngọc Sơn (hồ Hòan Kiếm - Hà Nội) có một vế của đôi 'liễn đối' ghi đậm: "Trần cảnh tiên châu hữu lộ thông" (tạm dịch: Trần gian như xứ tiên, luôn có lối thông). Nhưng xem ra với bối cảnh này lối thông chưa rõ, còn 'bĩ cực', chưa rạng 'thái lai'!
Không ít thời điểm cả dân tộc đang đặt trước nhiều nỗi sợ, thậm chí bạn bè quốc tế còn đánh giá là 'khí chất anh hùng mất dần, sự hèn kém, co lại cá nhân lên ngôi'. Trước hết, người dân cả nước đã thấm đậm hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, nay rất yêu chuộng hòa bình, và dĩ nhiên sợ chiến tranh. Chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam là nỗi đau, dày đắp hy sinh xương máu hết đời này sang đời khác. Nay tuy đã 28 năm lặng tiếng súng kể từ sau hải chiến Trường Sa (1988), rút quân từ Campuchia về nước 1989, nhưng đất nước vẫn chưa có hòa bình. Nguy cơ chiến tranh vẫn rình rập cận kề.
Rõ nhất là những ẩn chứa tiềm tàng những nguy cơ bùng phát chiến tranh biển-đảo, biên giới. Vì thế, nỗi sợ chiến tranh, nỗi sợ mất đi cuộc sống hòa bình cứ thường trực ngày đêm, canh cánh không yên lòng dân Việt.
Đó là nỗi sợ lớn nhất. Về giới lãnh đạo, đảng cầm quyền đang rất sợ Đảng Cộng sản bị tiêu vong, và đã rõ những nguy cơ tiêu vong cận kề. Nguy cơ này, gần đây đã liên tục được báo động trong các nghị quyết, các hội nghị của Đảng. Đảng càng sợ mất Đảng, lại càng ra sức cảnh giác, đề phòng với những gì bị coi là nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì thế, từ Ủy viên Bộ Chính trị, các Ủy viên Trung ương, đến đảng viên thường đều sợ mất Đảng, nhiều người đã tin là khó giữ được sự “tồn”, mà hiện trạng thế này rồi thì tình huống “vong” của Đảng xảy ra bất cứ lúc nào. Một đảng mà "một bộ phận không nhỏ lãnh đạo có chức có quyền suy thoái, biến chất" (NQ Hội nghị TW 4) thì còn đâu sức sống? Tồn tại càng lâu thì tác hại đến xã hội càng lớn, chưa nói đến sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo xã hội! Lãnh đạo cũng rất "đề cao cảnh giác", sợ nhân dân biểu tình chống tham nhũng, đòi quyền lợi hợp pháp, đòi công bằng xã hội, đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Họ gọi những người dân đấu tranh đòi công lý, đòi quyền dân chủ là "đối tượng", là "thế lực thù địch"...
Suy cho cùng, nhất là sau Hội nghị Thành Đô 1990, Đảng ta cứ liên tục đưa ra, có khi hô toáng lên nào là “diễn biến hòa bình”, nào là “thế lực thù địch”, nào là “ý chí phục thù bên thua cuộc”, nào là mầm mống phản động”, nào là phong trào dân chủ tự phát, đòi “đa nguyên đa đảng”…Nghĩa là, Đảng ta không yên tâm, toàn ý cầm quyền, mà lúc nào cũng sợ kẻ nào đó giật mất quyền của mình. Nhưng, gần đây, những tiếng nói trung thực đã ít bị ruồng ép, khó bịt mồm, không dễ ngăn chặn, buộc phải công nhận. Đó là những đánh giá, nhận định, kết luận: Không ai phá, không có ‘diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch” nào khác, mà nguyên nhân chính là Đảng ta đã tự pha sbanh chính mình, từ trong nội bộ đã “tự diễn biến”, nghĩa là người cộng sản tự đào hố chôn mình! Phân tích cho rõ: “Diễn biến hòa bình” là sự mắc mưu Trung Quốc, họ muốn độc tôn với Việt Nam, muốn chinh phục, chi phối Việt Nam từ chính trị đến đối ngoại, từ kinh tế đến văn hóa-xã hội. Nghĩa là sự thôn tính thông qua cái gọi là “trỗi dậy hòa bình”, là thủ đoạn thâm độc của “xâm lược mềm”, chinh phục, thôn tính không cần chiến tranh.
Vì thế, cái đích cần đạt tới của Trung Quốc trong chiêu bài "diễn biến hòa bình” là Việt Nam không được (tùy tiện) hòa hợp dân tộc, phải ghi hận thù với Mỹ và các nước phương Tây, cấm được “Âu hóa”, giữ chặt "ý thức hệ", chỉ nên tin và ‘chơi’ với Trung Quốc, phải 'dựa hẳn' vào Trung Quốc; rằng tư bản là xấu, phương Tây là xấu và ác, chỉ có Trung Quốc là tin cậy, phải dựa vào Trung Quốc, phải nghe lời Trung Quốc, khi “ông anh” nói gì đều phải nghe, cái gì khắc ý với Trung Quốc phải đệ trình, xin ý kiến chỉ đạo của Trung Nam Hải…Rằng: Việt Nam phải hết sức cảnh giác: Mỹ, phương tây, cả Nga và các nước Đông Âu cũng không tốt, họ đang “diễn biến hòa bình” thâm độc, nguy hiểm, phải luôn luôn cảnh giác với họ. Nhất là số Việt kiểu ở Mỹ, thế lực hải ngoại thua cuộc từ 1975 chưa từ bỏ ý định "phục quốc", đang có nhiều rắp tâm đấy, Việt Nam cần cảnh giác…
Đó là nỗi sợ mà Đảng ta đã gói chặt ôm về “gối đầu giường” từ sau Hội nghị Thành Đô, như một thứ bùa mê thuốc lú đã ngấm sâu vào thần kinh và nội tạng. Rồi sau đó lại sang tàu “ẵm về” 16 chữ vàng, 4 tốt, để mê muội, lú lẩn thêm, để bám Trung Quốc chặt hơn, chẳng khác nào Bạch Cốt Tinh hóa cô nằng xinh đẹp hút hồn thấy trò Đường Tăng vậy. Như thế, các vị, các cấp lãnh đạo và hơn 4,5 triệu đảng viên phải biết sợ chính mình trước khi sợ mất Đảng!
Đối với người dân: Nỗi sợ thường trực, do sự chuyển hóa rất siêu nghệ của “chuyên chính vô sản”, từ chỗ (theo lý luận cách mạng Mác-xít) là chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với nhân dân, bỗng quay sang “chuyên chính với nhân dân”, chuyên chính vơi sngay nền dân chủ mà Đảng vẫn tự khoe là “ưu việt”, là “dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”…Đã có quyền trong tay, thế lực đầy mình, lực lượng bảo vệ Đảng ngày càng đông đảo, được chính quy hóa, nhất là công an, thanh bảo kiếm trung thành bảo vệ Đảng, ai mà không ngán? Dù bài hát ca ngợi chiến sĩ công an có đủ bộ 3: “Vì an ninh Tổ quốc ta đi / được mang danh thanh bảo kiếm trung thành / bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ tươi đẹp…”. Nhưng rồi lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện, giáo dục lực lượng công an rất tài. Chỉ thấy quan tâm bảo vệ Đảng nhiều hơn là lo bảo vệ nhân dân, và cũng qua đó mất đi ý nghĩa “chế độ tươi đẹp”. Chế độ cho ai, ai được hưởng, khi người dân thấy bóng, hoặc mới nghe nói đến công an là mỗi người đều có “phản xạ thường trực” phải cảnh giác, được yên thân là hơn hết. Chuyện gì, việc gì công an đã nhắc nhở thì phải biết mà dè chừng, liệu 'cái thần hồn' (!?).
Một xã hội thời văn minh, hiện đại, thời toàn cầu hóa mà như bị co lại trong vỏ ốc, nhiều biểu hiện lạc hậu hơn cả thời phong kiến: Lãnh đạo sợ giặc thù, sợ "mất ổn định"; sợ không qua "nhiệm kỳ"; người dân sợ chính quyền, công an, sợ kẻ cướp, sợ côn đồ, xã hộ đen. Xem ra, từ lãnh đạo đến người dân, sợ quá hóa yếu, sinh hèn, bất cần, nhu nhược, không còn đâu chí khí, bản lĩnh, truyền thống Việt. Và do vậy, khối đại đoàn kết dân tộc bị vữa ra, tan loãng vô hiệu hóa. Đó là nguy cơ mất nước!
Trong kháng chiến, Đảng kêu gọi lòng yêu nước, thi đua yêu nước, toàn dân đánh giặc, nuôi chí anh hùng; nhưng trong hòa bình, Đảng lại xem nhẹ, coi thường lòng yêu nước, làm nhụt chí anh hùng, xóa nhòa niềm tự hào dân tộc. Mọi nỗ lực dân chủ đều bị khoanh hẹp, thậm chí triệt tiêu, quyền lực của dân bị chặt hết, đồng tiền có quyền lực tối cao, chức quyền ra sức thống trị; cả bộ máy quyền hành trở thành nỗi ngán ngại, sợ sệt đối với người dân. Trong kháng chiến, cán bộ được người dân hy sinh cả tính mạng, của cải để bảo vệ; nhưng hòa bình rồi thì đảng không bảo vệ dân, còn ức hiếp dân, thậm chí nặng về quan liêu, mệnh lênh: "bảo cái gì dân cũng phải nghe". Nếu sợ nguy cơ tồn vong của Đảng, của chế độ cần nhận diện và thấu suốt thực trạng đáng lo ngại ấy!
Người dân trong một nước được mang danh rất kêu là “nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân”, một nước đã “tự do, độc lập” mà người dân không được hưởng quyền lợi gì, đụng đến một chút gì làm chính quyền phật ý là bị ghi sổ đen, bị theo dõi, bị bắt giam, bị quy chụp thành tội rồi tống giam, bất cần công ký, bỏ qua mọi thứ pháp luật.
Dân chủ ở đâu, khi nghe đài, đọc báo, mở mạng Internet, thậm chí cả khi chuyện vui, chuyện phiếm bàn trà, quán nhậu, bất kỳ nơi đâu đều bị theo dõi, bị cấm đoán, bị “quy vào” hết chuyện này đến tội danh tội trạng khác? Nói cái gì cũng phải nhìn trước ngó sau, tự biết canh chừng, sợ “ếch chết vì ộp ộp” thì đó là quyền gì? Nỗi sợ thường trực ngày đêm của mọi công dân, kể cả trí thức, nhà báo, đảng viên đến mức mất hẳn quyền con người, ăn không ngon, ngủ không yên là do ai gây nên? Do quan điểm của Đảng bị đánh tráo, tư tưởng bị lợi dụng, bẻ cong, hay do dân Việt nay quá hèn kém, dân trí thấp, ỉ lại nhà nước như ông Phạm Quang Nghị đã mạnh miệng đánh giá?
Lại nữa, dù rất phi lý: Nhà báo sợ viết sự thật, người nghèo sợ kẻ sẵn tiền, chính quyền sợ đại gia, người già sợ con nít, người dân sợ công an, công an sợ côn đồ, dân lành sợ lưu manh, làm ăn sợ đánh thuế, mua hàng sợ hàng gian hàng giả, ăn uống sợ độc hại, sợ nắc bệnh ung thư. Rồi nữa: Đảng viên sợ 19 điều cấm; đi bộ đội sợ hy sinh không được công nhận liệt sĩ, mộ chí không ai thắp hương đặt hoa tưởng niệm; người lao động sợ mất việc, học nghề sợ thất nghiệp, ra chợ sợ giá cả, ốm đau sợ đến bệnh viện, sáng tác thơ ca sợ bị suy diễn, quy chụp; phát biểu thẳng thắn sợ bị 'đánh giá'; viếng liệt sĩ sợ bị cho là 'phản động'; đi biểu tình, tuần hành ôn hòa cũng sợ bị bắt nhốt; tố cáo quan tham sợ bị quy kết là chống đảng, chống chế độ; góp ý, kiến nghị sợ bị đưa vào sổ đen 'đối tượng chống đối'; nhìn các đô thị mới, đi trên cầu mới hiện đại, đường mới nhiều làn xe, sợ con cháu mình sau này è cổ trả nợ;...
Những cái tưởng như “chuyện vặt” sinh hoạt thường ngày mà cũng khiến người ta sợ đến phát điên: Có của sợ mất cắp, ra đường sợ tai nạn, sợ đóng phí này kia, sợ không phải “xe chính chủ”, đi học sợ đóng tiền, không biết lót tay thầy thì ở lại lớp, đi viện sợ bác sĩ bỏ chết, xác chết sợ cấm đoán không cho con cháu nhìn mặt; mua thực phẩm, trái cây sợ nhiễm độc, sợ bị lừa như hàng đa cấp Liên Kết Việt… Cứ như thế, nỗi sợ này kéo theo, dính chùm cùng nhiều nỗi sợ ập đến, mọi nỗi sợ nối tiếp nhau như những con cờ đô-mi-nô. Vậy thì tất cả do chế độ chính trị, do đường lối, chính sách, cách thức quản lý, điều hành nào gây nên?…? Dấu chân Việt Nam chẳng lẽ (vì thế) nhạt nhòa dần: … Tình chưa yên vui, bên sóng đời cuồng nộ / Chợt đêm chia phôi, ngăn cách một đại dương / Từng dài âu lo, từng quen đợi chờ. / Mộng thật cam go / Miễn là mai niềm đau thành nụ cười (Trầm Tử Thiêng). Tình người, tình đời, sao cứ làm cho nhau sợ,… "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau" (Trịnh Công Sơn).
Ôi, một xã hội mà từ vị lãnh đạo, từ ‘vua” đến dân, ai cũng canh cánh nỗi sợ, thì sao có thể gọi là tốt đẹp, là "ưu việt"? Làm sao mà phát triển được đất nước sánh vai với các nước? Cho nên, với hiện trạng này, câu kết trong các Nghị quyết Đại hội Đảng mà nhiệm kỳ nào cũng ‘bổ cũ soạn lai’ đọc đã quá quen: “Phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nay đã chứng minh không thấy hiệu quả thực tế.

5 tháng 3, 2016

Người Hà Nội đang ăn bẩn độc, hít bụi, ngắm sông đen

Tác giả: Cúc Phương 
KD: Cho thêm phần…. thanh lịch Tràng An : 
————– 
Hà Nội đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, bụi có khả năng đi sâu vào phế nang phổi tăng cao, rau thịt nhiễm chất cấm tăng báo động. 
Người Việt ăn bẩn độc:Làm ngược vì các ông lớn hóa chất 
Theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường) từ ngày 27/2 đến 2/3, giá trị bụi có đường kính động học ≤10µm (MP10) và ≤2,5µm (PM2,5) tăng nhanh. 
Đây là những loại bụi siêu nhỏ, có khả năng đi sâu vào phế nang phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. 
Theo đó, giá trị PM10 trung bình ngày cao nhất là 160 µg/m3 vào ngày 29/2, vượt quy chuẩn cho phép một lần (150 µg/m3). Trong khi PM2,5 đều vượt giới hạn cho phép ở tất cả các ngày, trong đó thời điểm cao nhất cũng rơi vào 29/2 với giá trị là 89 µg/m3, vượt gần 2 lần quy chuẩn cho phép. 
Diễn biến nồng độ PM10 và PM2,5 trung bình 24h từ ngày 27/2 đến ngày 2/3. Ảnh: Trung tâm quan trắc môi trường. 
Bên cạnh đó, Chỉ số chất lượng không khí (AQI) cũng khá cao, dao động trong tuần là từ 122 đến 178. Theo thang đánh giá với tác động sức khỏe con người, nếu chỉ số AQI ở mức 51-200 thì nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài; AQI trên 300, mọi người nên ở trong nhà. 
Lý giải của Trung tâm quan trắc môi trường cho biết, hai thông số trên thường cao vào giờ cao điểm khi có mật độ phương tiện giao thông cao. Tại các đô thị, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm bụi cao là các hoạt động giao thông, hoặc từ các hoạt động sản xuất công nghiệp xung quanh. Thời tiết tại Hà Nội khá hanh khô, độ ẩm không khí trung bình khoảng 74% và có thời điểm chỉ 62%, cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến nồng độ bụi PM2,5 tăng cao. 
Theo cảnh báo của các nhà khoa học, bụi PM2,5 là loại bụi nhỏ nhất trong khí quyển, có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim. 
Trước đó, có thông tin cho rằng, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang cao hơn Bắc Kinh (Trung Quốc) dựa vào trang Aqicn.org của Đại sứ quán Mỹ. Theo đó, có thời điểm chỉ số AQI lên mức 388 (mức nguy hại, mọi người không nên ra ngoài), trong khi ở Bắc Kinh cao nhất cũng chỉ đến 298. 
Tuy nhiên, Phó tổng cục Tổng cục môi trường Hoàng Dương Tùng nhận định, không thể so sánh tình trạng ô nhiễm của Hà Nội với Bắc Kinh chỉ bằng các con số cập nhật trên website của Đại sứ quán Mỹ là theo trung bình giờ, nên chỉ số chất lượng không khí chỉ thể hiện ở một thời điểm trong ngày. Để do chất lượng không khí phải tính tới xu hướng, xem giá trị trung bình ngày trung bình năm thì mới khẳng định được. 
Song dù vậy, một thực tế rõ ràng là người Hà Nội đang càng ngày càng chịu đựng ô nhiễm không khí, kể cả kém hơn hay bằng Bắc Kinh đi nữa. 
Không khỉ là ô nhiễm không khí, con số 1.663 mẫu rau, quả, thịt, cá có chứa chất cấm mới đây được Bộ NN&PTNT công bố cũng là một con số đáng báo động. 
Ông Phùng Hữu Hào – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua cơ quan này đã phát hiện có 326/6.166 mẫu rau quả, trái cây nhiễm chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép; 106/5.433 mẫu thịt và sản phẩm thịt chế biến vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép; 834/5.433 mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật; 397/5.048 mẫu thủy sản vi phạm các chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh cấm vượt giới hạn cho phép. 
Bộ Nông nghiệp tổng hợp 1.663 mẫu rau, quả, thịt, cá có chứa chất cấm. 
“Tất cả các mẫu này được lấy, phân tích tổng hợp từ đầu năm 2015 đến tháng 2/2016”- ông Hào nói. 
Còn nhớ đến cái chết của “cụ Rùa” Hồ Gươm vào những ngày đầu năm 2016. Chưa rõ ràng nguyên nhân về “sự ra đi” này nhưng một thực tế minh chứng rằng, quá nhiều ô nhiễm đang ngập tràn Hồ Hoàn Kiếm. 
Những lần chữa trị vết thương trên cơ thể “cụ Rùa” đã trở thành một “chiến dịch giải cứu” do bị thương và ô nhiễm từ môi trường nước chắc hẳn là hồi chuông báo động đến việc xả thải ra môi trường quanh Hồ Gươm lịch sử. 
Không chỉ hồ Gươm, hồ Tây cũng đang chịu ô nhiễm trầm trọng do việc xả nước thải trực tiếp. Các dòng sông đen bao vây Thủ đô như sông Tô Lịch, sông Nhuệ… là minh chứng rõ nhất cho việc ô nhiễm đang bao vây cuộc sống người Tràng An.

Bí ẩn phiến đá vỡ đôi

Một phiến đá lớn có khắc chữ của cựu lãnh đạo Trung Quốc bị vỡ tách đôi một cách bí ẩn 

Một phiến đá lưu dấu kỷ niệm gần một cây cầu ở thành phố Hạ Môn, bị vỡ tách đôi một cách bí ẩn vào ngày 29 tháng 2 năm 2016. Phiến đá khắc thư pháp và chữ ký của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân. (Screen shot / Sina Weibo).
Gần đây trong khoảng giờ cao điểm vào buổi sáng trên một cây cầu ở một thành phố cảng lớn ở miền nam Trung Quốc, một phiến đá lớn được khắc chữ kỷ niệm, nằm tại phía đầu một cây cầu, bị vỡ tách ra ở giữa, một nửa của phiến đá rơi xuống đường. Nhưng đó không phải là phiến đá thông thường. 
Phiến đá granite trắng, khắc thư pháp và chữ ký của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, được dựng lên trong lễ khánh thành cây cầu trị giá 2,95 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 450 triệu USD) vào năm 2008, nó kết nối huyện Tập Mỹ và đảo Hạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến. 
Dòng chữ khắc viết “Cầu Tập Mỹ”, tiếp theo là tên của Giang ở góc dưới bên phải. 
Theo một vài báo cáo tại các hãng tin của Trung Quốc đại lục, các công nhân thu dọn nói rằng phiến đá đó có chiều cao gần gấp đôi chiều cao của một người bình thường, và bị vỡ đôi vào khoảng thời gian 3-4 giờ sáng ngày 29 tháng 2. Không có ai bị thương, nhưng một nửa phiến đá đã rơi xuống, đè bẹp dải phân cách bằng kim loại trên đường, và chặn đứng giao thông một nửa làn đường. 
Một công nhân thu dọn nói với tờ Nhật báo Tin Nhanh Đông Nam (Southeast Express Daily), một tờ báo của chính quyền tỉnh Phúc Kiến rằng phiến đá granit khắc chữ có thể đã có các khiếm khuyết, và có khả năng nó tự vỡ ra do không chịu nổi tác động từ các yếu tố thiên nhiên. 
Nhưng trên thực tế, phiến đã đã bị vỡ đôi vào một buổi sáng hoàn toàn lặng gió – theo cơ quan khí tượng thủy văn Hạ Môn, tốc độ gió chỉ đạt 1,9 mét/giây hay 0,85 dặm/giờ vào ngày 29 tháng 2 – khiến cư dân mạng Trung Quốc suy đoán về những gì đã gây ra nó. 
“Nó là quá ‘tự nhiên’”, theo lời một cư dân mạng trên Sina Weibo, một trang mạng của Trung Quốc tương đương với Twitter. Một cư dân mạng khác viết: “Liệu đây có phải là ý Trời? Điều này là rất không bình thường”. 
Một đoạn video, ghi lại thời khắc phiến đá bị vỡ đôi, cũng đã được đưa lên mạng và một số chương trình phát sóng tin tức. Hiện chưa rõ ai là người đã ghi lại đoạn video, nhưng có vẻ nó là cảnh quay, ghi lại bằng máy quay an ninh từ điện thoại thoại di động. 
Việc các lãnh đạo ĐCSTQ khắc chữ kỷ niệm trên phiến đá là một vấn đề rất quan trọng về mặt chính trị ở đất nước Trung cộng. Các doanh nghiệp nhà nước thường chào đón nồng nhiệt cuộc thăm viếng của lãnh đạo Đảng và nhân vật này có thể thể hiện sự hào phóng khi lưu lại một đoạn thư pháp hay chữ lưu niệm của mình (trong tiếng Hoa gọi là “đề từ”), để rồi sau đó nó được khắc lại trên đá granite hoặc tấm kim loại. Giang Trạch Dân đặc biệt nổi tiếng vì đã lưu lại chữ viết của mình khắp Trung Quốc, như đã mô tả trong trường hợp này. 
Do đó, tuổi thọ của các công trình kỷ niệm này cũng là một vấn đề mang tính chính trị. 
Đây là lý do tại sao nhiều người Trung Quốc ngay lập tức lý giải vụ việc kỳ dị này, có thể đó là một dấu hiệu cho thấy vận may chính trị của Giang Trạch Dân đã đến hồi tận. Trong một bài đăng đã bị xóa bỏ khỏi Weibo, một cư dân mạng với tên “ShuibinKK” đã viết: “Dấu ấn của Giang Trạch Dân trên cầu Tập Mỹ ở Hạ Môn đã bị xóa bỏ…Có vẻ như thông tin Lão Giang sẽ bị “xóa sổ” là chính xác”. 
Hãng truyền thông Epoch Times đã xuất bản nhiều bài xã luận, cho rằng cuộc đấu tranh giữa Giang Trạch Dân – ‘bố già’ của ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ – và Tập Cận Bình, người nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ vào cuối năm 2012, đã và đang dẫn dắt toàn bộ những sự kiện quan trọng ở Trung Quốc trong 4 năm qua. 
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tìm cách nhổ tận gốc mạng lưới chính trị của Giang, thông qua một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng. Trong những tháng gần đây, ông Tập đã ra lệnh cải cách lớn trong quân đội và tiến hành một chuyến công du rất công khai tới các cơ quan báo chí của ĐCSTQ, những động thái mà các nhà phân tích chính trị cho rằng, đó là những nỗ lực của ông Tập để củng cố quyền lực của mình. 
Mặc dù Giang Trạch Dân đã rời khỏi vị trí lãnh đạo Đảng vào năm 2002, Giang Trạch Dân vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể đối với các công việc của Đảng và điều hành đất nước trong hơn một thập kỷ, không giống như những người tiền nhiệm của mình là Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông. 
Tính biểu tượng của việc đề tặng thư pháp đã được biểu lộ thuyết phục gần đây nhất là tháng 8 năm ngoái, khi một phiến đá khác có khắc chữ của Giang được trưng bày tại vị trí nổi bật trên thảm cỏ mặt tiền Trường Đảng Trung ương tại Bắc Kinh, đã bị xe tải đột nhiên tới, đào xới rồi mang đi. 
Trường Đảng Trung ương là trung tâm giáo dục lý luận và giảng dạy học thuyết chính trị thiết yếu cho các đảng viên của chính quyền Trung Quốc. Giới quan sát chính trị nước này coi đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy ý định của ông Tập tiếp tục cách gián Giang Trạch Dân ra khỏi các hoạt động chính trị, một quá trình mà kết cục có thể là lệnh bắt giữ cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. 
Sau khi phiến đá trên cầu Tập Mỹ bị vỡ đôi, nếu tìm kiếm từ khoá “Giang Trạch Dân” trên Sina Weibo sẽ cho thấy thông điệp: “Căn cứ theo các qui định của pháp luật và các chính sách [của nhà nước], các kết quả tìm kiếm đối với ‘Giang Trạch Dân’ không được hiển thị”. 
Larry Ong, Epoch Times (Dịch giả: Phạm Duy/Vietdaikynguyen)

Trang