Tác giả: Lưu Trọng Văn
KD: Thật ra, niềm tin chỉ có trên một nền tảng pháp luật minh bạch, công khai và công tâm, “nơi mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”- và ngược lại…
Vì thế mà stt Pháp luật và Niềm tin của nhà báo Lưu Trọng Văn vẫn chỉ là tiếng kêu bi thương chua xót
Đương nhiên, tương đồng, sẽ là một XH văn minh và cũng… ngược lại
KD: Thật ra, niềm tin chỉ có trên một nền tảng pháp luật minh bạch, công khai và công tâm, “nơi mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”- và ngược lại…
Vì thế mà stt Pháp luật và Niềm tin của nhà báo Lưu Trọng Văn vẫn chỉ là tiếng kêu bi thương chua xót
Đương nhiên, tương đồng, sẽ là một XH văn minh và cũng… ngược lại
—————
Qua nhiều sự kiện đình đám vừa qua thấy rõ một sự thật, là Đất nước có lúc rơi vào tình trạng hỗn loạn là do không ít cơ quan công quyền cùng bộ máy lãnh đạo của nó không tuân thủ pháp luật.
Đa số Dân VN rất thiện chí với chính quyền họ chấp nhận pháp luật do chính những người của chính quyền làm ra, mặc dù chính họ không được lựa chọn dân chủ để bầu ra các đại diện chính quyền ấy.
Họ chấp nhận cả nhiều luật trong hệ thống pháp luật ấy còn khiếm khuyết và bất lợi với họ.
Nhưng họ không thể chấp nhận chính những người có quyền đẻ ra luật, có trách nhiệm bảo vệ luật lại ngang nhiên vi phạm luật.
Hàng loạt oan sai của Dân, hàng loạt vụ ăn cắp, ăn cướp tiền của của Đẩt nước, tham nhũng chính sách, tham nhũng nhân sự quyền lực, tham nhũng thông tin biến giả thành thật, tham nhũng diễn đàn xoen xoét đạo đức, đều từ cái gốc là vi phạm pháp luật và một thế lực bảo kê cho những vi phạm pháp luật ấy.
Vụ Thủ Thiêm là điển hình. Phải mất 20 năm bọn tội đồ mới bị bêu tên nhưng vẫn chưa bị trừng trị.
Vụ AVG là điển hình. Các cơ quan công quyền thích gì thì làm nấy. Muốn ăn cướp tiền của Dân, lập dự án rồi với quyền lực của mình đóng dấu mật trên dự án đó để tránh búa rìu dư luận- Biến pháp luật thành công cụ phục vụ cho riêng mình. Hai bộ trưởng Truyền thông tham nhũng tiền và tham nhũng thông tin bị nhốt tù, nhưng những kẻ đóng dấu mật bảo kê cho bọn tham nhũng ấy vẫn ngoài vòng pháp luật.
Vụ Đồng Tâm là điển hình. Cứ cho cụ Kình là phản động đi chăng nữa thì việc đưa hàng ngàn CSCĐ bao vây, tấn công cụ Kình trong đêm, không có lệnh của Viện KS và bắn chết cụ khi cụ không có khả năng gây nguy hiểm nữa là hành vi bất chấp pháp luật.
Và mới đây ngân hàng Vietcombank 70% cổ phần của nhà nước ngang nhiên phong toả số tiền người Dân khắp nước phúng điếu cho cụ cũng là hành vi bất chấp pháp luật hiện hành. Đồng thời đại diện công quyền này đã tạo một hình ảnh xấu về đạo đức và truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” của tổ tiên.
Chua xót hơn là những hành vi không tuân thủ pháp luật lại được hệ thống tham nhũng thông tin và tham nhũng quyền lực vào hùa cổ vũ.
Kỉ cương phép nước hơn bao giờ hết phải được thượng tôn!
Những nhà lãnh đạo quốc gia lúc này, hơn lúc nào hết phải bắt đầu từ chính mình nghiêm khắc tuân thủ pháp luật để sớm lập lại kỉ cương phép nước ấy.
Nhân Dân hơn bao giờ hết khát khao một nhà nước pháp quyền cứng rắn trên nền tảng pháp luật để Nhân Dân đặt niềm tin. Có niềm tin Quốc gia mới có sức mạnh. Có niềm tin Dân tộc mới gắn kết. Có niềm tin mọi kẻ thù đang ngày đêm quấy phá bờ cõi mới bị đánh bại.
Niềm tin: Thượng tôn pháp luật.
Niềm tin: Không cho phép bất cứ ai vi phạm pháp luật mà không lập tức bị trừng trị.
Đa số Dân VN rất thiện chí với chính quyền họ chấp nhận pháp luật do chính những người của chính quyền làm ra, mặc dù chính họ không được lựa chọn dân chủ để bầu ra các đại diện chính quyền ấy.
Họ chấp nhận cả nhiều luật trong hệ thống pháp luật ấy còn khiếm khuyết và bất lợi với họ.
Nhưng họ không thể chấp nhận chính những người có quyền đẻ ra luật, có trách nhiệm bảo vệ luật lại ngang nhiên vi phạm luật.
Hàng loạt oan sai của Dân, hàng loạt vụ ăn cắp, ăn cướp tiền của của Đẩt nước, tham nhũng chính sách, tham nhũng nhân sự quyền lực, tham nhũng thông tin biến giả thành thật, tham nhũng diễn đàn xoen xoét đạo đức, đều từ cái gốc là vi phạm pháp luật và một thế lực bảo kê cho những vi phạm pháp luật ấy.
Vụ Thủ Thiêm là điển hình. Phải mất 20 năm bọn tội đồ mới bị bêu tên nhưng vẫn chưa bị trừng trị.
Vụ AVG là điển hình. Các cơ quan công quyền thích gì thì làm nấy. Muốn ăn cướp tiền của Dân, lập dự án rồi với quyền lực của mình đóng dấu mật trên dự án đó để tránh búa rìu dư luận- Biến pháp luật thành công cụ phục vụ cho riêng mình. Hai bộ trưởng Truyền thông tham nhũng tiền và tham nhũng thông tin bị nhốt tù, nhưng những kẻ đóng dấu mật bảo kê cho bọn tham nhũng ấy vẫn ngoài vòng pháp luật.
Vụ Đồng Tâm là điển hình. Cứ cho cụ Kình là phản động đi chăng nữa thì việc đưa hàng ngàn CSCĐ bao vây, tấn công cụ Kình trong đêm, không có lệnh của Viện KS và bắn chết cụ khi cụ không có khả năng gây nguy hiểm nữa là hành vi bất chấp pháp luật.
Và mới đây ngân hàng Vietcombank 70% cổ phần của nhà nước ngang nhiên phong toả số tiền người Dân khắp nước phúng điếu cho cụ cũng là hành vi bất chấp pháp luật hiện hành. Đồng thời đại diện công quyền này đã tạo một hình ảnh xấu về đạo đức và truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” của tổ tiên.
Chua xót hơn là những hành vi không tuân thủ pháp luật lại được hệ thống tham nhũng thông tin và tham nhũng quyền lực vào hùa cổ vũ.
Kỉ cương phép nước hơn bao giờ hết phải được thượng tôn!
Những nhà lãnh đạo quốc gia lúc này, hơn lúc nào hết phải bắt đầu từ chính mình nghiêm khắc tuân thủ pháp luật để sớm lập lại kỉ cương phép nước ấy.
Nhân Dân hơn bao giờ hết khát khao một nhà nước pháp quyền cứng rắn trên nền tảng pháp luật để Nhân Dân đặt niềm tin. Có niềm tin Quốc gia mới có sức mạnh. Có niềm tin Dân tộc mới gắn kết. Có niềm tin mọi kẻ thù đang ngày đêm quấy phá bờ cõi mới bị đánh bại.
Niềm tin: Thượng tôn pháp luật.
Niềm tin: Không cho phép bất cứ ai vi phạm pháp luật mà không lập tức bị trừng trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét