Tác giả: theo FB Lao Ta
Trong muôn vàn ý nghĩ không đầu không cuối, cái ý nghĩ về số kiếp luôn phải chia ly của người Việt cứ triền miên trong tôi. Vì sao người Việt, vốn nuôi dưỡng và thờ phụng một văn hóa nhường nhịn, hòa nhã từ ngàn năm và nhờ thế mới sống sót được bên cạnh kẻ khổng lồ ăn thịt người, lại trở nên hung bạo, tàn ác với chính đồng bào của mình? Vì sao người Việt, vốn cùng một bọc, lại không thể sống yên bình được bên nhau?
KD: “Những ngày Đồng Tâm” này ám ảnh tâm trạng quá. Không muốn đọc muốn đưa bài vở nữa, thì bạn bè FB lại gửi cho stt này. Không chỉ là giới thiệu về một cuốn sách của một cây bút viết Ký đặc sắc- Đinh Quang Anh Thái- mà rộng hơn, sâu sắc hơn, Lao Ta muốn nói về “có một lịch sử khác”- khác với những sử nô, văn nô, bút nô, được viết dưới những sắc thái khác nhau, dù bị cấm đoán vẫn tồn tại. Và điều đó, mới làm nên một lịch sử đa chiều và đầy đủ của một XH trải qua biết bao dâu bể, bao biến thiên, đau khổ của thời cuộc, của kiếp người
Đồng Tâm những ngày này, chẳng cũng vẫn có “một lịch sử khác” đó sao? Cứ đọc trên mạng thì đủ biết
“Đoàn quân Việt Miêng đi, chung lòng cứu Sới…
Thầy Vượng-như cách tôi vẫn gọi-khoái ra mặt, cười ha hả bảo: “Cậu cho tôi xin “đặc sản” đó của quê cậu, tức là từ nay về sau tôi độc quyền sở hữu. Có ông thi hào Lê Đạt đây làm chứng, nhất định sẽ có lúc tôi dùng đến. Lịch sử đấy, văn hóa đấy các bố ạ!”-Giọng thầy Vượng dài ra một cách đanh đá.
Tôi nhã nhặn đáp: Kính biếu thầy.
-Tôi không lấy không của ai cái gì bao giờ-Thầy Vượng nhìn tôi đầy vẻ sòng phẳng, bảo. Tôi “đáp lễ” lại cậu ý này: “Không có gì méo mó và bố láo hơn là lịch sử được viết bởi những người thắng trận (Lúc đó chưa có sách của ngài Osin để người ta tiện gọi là “Bên thắng cuộc” như bây giờ). Thời nào cũng vậy. Nhưng mỗi thời, tùy vào đạo đức chính trị và niềm tin tôn giáo, người ta sẽ tự cho mình quyền nói dối đến mức nào.
Theo ý thầy Vượng, đất nước này, qua các thời, luôn có/luôn còn một phần lịch sử khác, độ chân thật cao hơn và cũng đau thương hơn, chảy ngầm hoặc tạm nằm ngoài rìa dòng chính thống do bị hắt hủi và hậu thế nào muốn tiếp cận sự thật lịch sử thì chắc chắn phải lần ra những thứ đó.
Bẵng đi đã nhiều năm, giờ đây ý nghĩ này bỗng trở lại với tôi sau khi đọc xong rất nhanh hai tập ký “đầy tính thân phận, số phận và sử liệu” của Đinh Quang Anh Thái. Một vài nhân vật trong tập ký từng cũng là người tôi quen thân hoặc biết sơ qua. Chẳng hạn như trường hợp nhà văn Dương Thu Hương. Sau nhiều năm không gặp lại bà, nhưng qua lời kể của Đinh Quang Anh Thái, tôi vẫn thấy nguyên vẹn một bà chị Dương Thu Hương dễ thương của buổi tối mùa hè năm 1992 bên quán bánh tôm hồ Trúc Bạch. Ít ai dám sống gai góc, đáo để, ngoa ngoắt đến tục tĩu, đầy bất mãn, bất cần, không giấu sự thù địch, khinh bỉ ra mặt với những người mà mình ghét như bà.
Tự nhận mình là giặc, tôi chưa thấy ai ngoài bà. Ít ai dám nói thẳng ý nghĩ của mình, dù rất dễ bị người nghe hiểu lầm, như bà tác giả của tiểu thuyết Thiên đường mù. Nhưng như những gì tôi biết, thì cũng ít ai nhân tình thế thái, quân tử, nhường nhịn, chu đáo với kẻ thấp hơn mình như bà.
Tôi có thể khẳng định, Đinh Quang Anh Thái, qua những trang viết của mình, đã dựng thành công chân dung của nữ văn sỹ Dương Thu Hương không thể đặc sắc, chân thực và sinh động hơn.
Tôi là người biên tập bộ sách ba tập của tướng Trần Độ, do con trai ông chủ biên, nên tôi cũng biết chút ít về ông. Sau này, qua một vị quan chức cao cấp về hưu, tôi còn biết đích xác những người có mặt trong một phiên họp đặc biệt bàn về tang lễ của ông, qua đó tôi biết ai là tác giả của việc “không tha” cho Trần Độ cả khi ông đã chết. Người đọc điếu văn và mang họa vào thân, ông Vũ Mão, chỉ đáng là con tép riu trong cuộc họp vừa kể.
Tôi không dự đám tang Trần Độ nhưng được nghe kể lại từ nhiều người, nhiều lần về chuyện đám tang nhưng lại có tiếng vỗ tay. Tuy vậy, khi đọc Đinh Quang Anh Thái, đối diện với những trang sách không chỉ thuần túy có chữ, tôi vẫn vô cùng buồn bã cho cái thứ văn hóa chính trị có một không hai đang ngự trị trên đất nước tôi. Liệu nó có tí ti gì thuộc về phần tối tăm của truyền thống mà tôi không biết? Nó khiến tôi lại muốn hét lên hỏi trời xanh một câu thật lớn: Vì đâu nên nỗi?
Tôi mắc một thứ bệnh, tạm gọi là bệnh nghĩ. Trong muôn vàn ý nghĩ không đầu không cuối, cái ý nghĩ về số kiếp luôn phải chia ly của người Việt cứ triền miên trong tôi. Vì sao người Việt, vốn nuôi dưỡng và thờ phụng một văn hóa nhường nhịn, hòa nhã từ ngàn năm và nhờ thế mới sống sót được bên cạnh kẻ khổng lồ ăn thịt người, lại trở nên hung bạo, tàn ác với chính đồng bào của mình? Vì sao người Việt, vốn cùng một bọc, lại không thể sống yên bình được bên nhau?
Thật sự thì tôi cảm thấy bất lực khi muốn tìm cho riêng mình một câu trả lời. Chính vì thế mà tôi sẽ còn bị ám ảnh lâu dài bởi những trang viết của Đinh Quang Anh Thái. Tôi đọc anh đôi lúc cứ phải lắng lại như để nghe rõ hơn những tiếng khóc ai oán của đồng bào mình, về nỗi đau (và tội lỗi) dành cả cho chính bản thân mình. Có những chuyện, nếu bảo tôi kể lại, chắc chắn tôi sẽ không đủ nhẫn nại và sự bình thản để không phá hỏng ngay từ câu mở đầu.
Đã có quá nhiều người khen ngợi cách viết ký độc đáo mang thương hiệu Đinh Quang Anh Thái, vì thế nếu tôi có nói gì thêm cũng chỉ là nói sau, nói lại. Với tôi, hai tập sách của anh (cùng với những Đêm giữa ban ngày, Đèn Cù, đặc biệt là Bên thắng cuộc…) quan trọng nhất ở chỗ nó chứa trong đó những mảnh nhỏ nhưng quan trọng của MỘT LỊCH SỬ KHÁC, một lịch sử mà tôi vẫn để tâm tìm kiếm.
Và tôi muốn nhấn mạnh rằng, bất chấp mọi sự ngăn cản, phá hủy, những văn bản lịch sử ấy, dù đang còn tha hương, đang ẩn khuất trong im lặng, đang bị vùi sâu trong kí ức của ai đó, thậm chí đang bị truy nã, săn đuổi…ngay trên quê cha đất tổ, thì sớm muộn cũng sẽ nhập thành dòng chính với lịch sử dân tộc, lịch sử của người Việt, để hoàn chỉnh một ĐẠI KÍ ỨC xứng đáng dành lại cho muôn sau.
Trong muôn vàn ý nghĩ không đầu không cuối, cái ý nghĩ về số kiếp luôn phải chia ly của người Việt cứ triền miên trong tôi. Vì sao người Việt, vốn nuôi dưỡng và thờ phụng một văn hóa nhường nhịn, hòa nhã từ ngàn năm và nhờ thế mới sống sót được bên cạnh kẻ khổng lồ ăn thịt người, lại trở nên hung bạo, tàn ác với chính đồng bào của mình? Vì sao người Việt, vốn cùng một bọc, lại không thể sống yên bình được bên nhau?
KD: “Những ngày Đồng Tâm” này ám ảnh tâm trạng quá. Không muốn đọc muốn đưa bài vở nữa, thì bạn bè FB lại gửi cho stt này. Không chỉ là giới thiệu về một cuốn sách của một cây bút viết Ký đặc sắc- Đinh Quang Anh Thái- mà rộng hơn, sâu sắc hơn, Lao Ta muốn nói về “có một lịch sử khác”- khác với những sử nô, văn nô, bút nô, được viết dưới những sắc thái khác nhau, dù bị cấm đoán vẫn tồn tại. Và điều đó, mới làm nên một lịch sử đa chiều và đầy đủ của một XH trải qua biết bao dâu bể, bao biến thiên, đau khổ của thời cuộc, của kiếp người
Đồng Tâm những ngày này, chẳng cũng vẫn có “một lịch sử khác” đó sao? Cứ đọc trên mạng thì đủ biết
—————
Khi còn là cộng tác viên thỉnh giảng của Trường Viết văn Nguyễn Du, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng thường hay ngồi uống bia cỏ với tôi và một vài học sinh khác. Một lần có thêm cả nhà thơ Lê Đạt, vốn cũng là người rất quý tôi. Hôm ấy tôi kể cho hai bậc tiền bối nghe chuyện quê tôi, vì kiêng húy Thành hoàng của hai làng, một ngài tên Minh, một ngài tên Quốc, nên người dân ở đó mỗi khi hát quốc ca, họ hát như sau:“Đoàn quân Việt Miêng đi, chung lòng cứu Sới…
Thầy Vượng-như cách tôi vẫn gọi-khoái ra mặt, cười ha hả bảo: “Cậu cho tôi xin “đặc sản” đó của quê cậu, tức là từ nay về sau tôi độc quyền sở hữu. Có ông thi hào Lê Đạt đây làm chứng, nhất định sẽ có lúc tôi dùng đến. Lịch sử đấy, văn hóa đấy các bố ạ!”-Giọng thầy Vượng dài ra một cách đanh đá.
Tôi nhã nhặn đáp: Kính biếu thầy.
-Tôi không lấy không của ai cái gì bao giờ-Thầy Vượng nhìn tôi đầy vẻ sòng phẳng, bảo. Tôi “đáp lễ” lại cậu ý này: “Không có gì méo mó và bố láo hơn là lịch sử được viết bởi những người thắng trận (Lúc đó chưa có sách của ngài Osin để người ta tiện gọi là “Bên thắng cuộc” như bây giờ). Thời nào cũng vậy. Nhưng mỗi thời, tùy vào đạo đức chính trị và niềm tin tôn giáo, người ta sẽ tự cho mình quyền nói dối đến mức nào.
Theo ý thầy Vượng, đất nước này, qua các thời, luôn có/luôn còn một phần lịch sử khác, độ chân thật cao hơn và cũng đau thương hơn, chảy ngầm hoặc tạm nằm ngoài rìa dòng chính thống do bị hắt hủi và hậu thế nào muốn tiếp cận sự thật lịch sử thì chắc chắn phải lần ra những thứ đó.
Bẵng đi đã nhiều năm, giờ đây ý nghĩ này bỗng trở lại với tôi sau khi đọc xong rất nhanh hai tập ký “đầy tính thân phận, số phận và sử liệu” của Đinh Quang Anh Thái. Một vài nhân vật trong tập ký từng cũng là người tôi quen thân hoặc biết sơ qua. Chẳng hạn như trường hợp nhà văn Dương Thu Hương. Sau nhiều năm không gặp lại bà, nhưng qua lời kể của Đinh Quang Anh Thái, tôi vẫn thấy nguyên vẹn một bà chị Dương Thu Hương dễ thương của buổi tối mùa hè năm 1992 bên quán bánh tôm hồ Trúc Bạch. Ít ai dám sống gai góc, đáo để, ngoa ngoắt đến tục tĩu, đầy bất mãn, bất cần, không giấu sự thù địch, khinh bỉ ra mặt với những người mà mình ghét như bà.
Tự nhận mình là giặc, tôi chưa thấy ai ngoài bà. Ít ai dám nói thẳng ý nghĩ của mình, dù rất dễ bị người nghe hiểu lầm, như bà tác giả của tiểu thuyết Thiên đường mù. Nhưng như những gì tôi biết, thì cũng ít ai nhân tình thế thái, quân tử, nhường nhịn, chu đáo với kẻ thấp hơn mình như bà.
Tôi có thể khẳng định, Đinh Quang Anh Thái, qua những trang viết của mình, đã dựng thành công chân dung của nữ văn sỹ Dương Thu Hương không thể đặc sắc, chân thực và sinh động hơn.
Tôi là người biên tập bộ sách ba tập của tướng Trần Độ, do con trai ông chủ biên, nên tôi cũng biết chút ít về ông. Sau này, qua một vị quan chức cao cấp về hưu, tôi còn biết đích xác những người có mặt trong một phiên họp đặc biệt bàn về tang lễ của ông, qua đó tôi biết ai là tác giả của việc “không tha” cho Trần Độ cả khi ông đã chết. Người đọc điếu văn và mang họa vào thân, ông Vũ Mão, chỉ đáng là con tép riu trong cuộc họp vừa kể.
Tôi không dự đám tang Trần Độ nhưng được nghe kể lại từ nhiều người, nhiều lần về chuyện đám tang nhưng lại có tiếng vỗ tay. Tuy vậy, khi đọc Đinh Quang Anh Thái, đối diện với những trang sách không chỉ thuần túy có chữ, tôi vẫn vô cùng buồn bã cho cái thứ văn hóa chính trị có một không hai đang ngự trị trên đất nước tôi. Liệu nó có tí ti gì thuộc về phần tối tăm của truyền thống mà tôi không biết? Nó khiến tôi lại muốn hét lên hỏi trời xanh một câu thật lớn: Vì đâu nên nỗi?
Tôi mắc một thứ bệnh, tạm gọi là bệnh nghĩ. Trong muôn vàn ý nghĩ không đầu không cuối, cái ý nghĩ về số kiếp luôn phải chia ly của người Việt cứ triền miên trong tôi. Vì sao người Việt, vốn nuôi dưỡng và thờ phụng một văn hóa nhường nhịn, hòa nhã từ ngàn năm và nhờ thế mới sống sót được bên cạnh kẻ khổng lồ ăn thịt người, lại trở nên hung bạo, tàn ác với chính đồng bào của mình? Vì sao người Việt, vốn cùng một bọc, lại không thể sống yên bình được bên nhau?
Thật sự thì tôi cảm thấy bất lực khi muốn tìm cho riêng mình một câu trả lời. Chính vì thế mà tôi sẽ còn bị ám ảnh lâu dài bởi những trang viết của Đinh Quang Anh Thái. Tôi đọc anh đôi lúc cứ phải lắng lại như để nghe rõ hơn những tiếng khóc ai oán của đồng bào mình, về nỗi đau (và tội lỗi) dành cả cho chính bản thân mình. Có những chuyện, nếu bảo tôi kể lại, chắc chắn tôi sẽ không đủ nhẫn nại và sự bình thản để không phá hỏng ngay từ câu mở đầu.
Đã có quá nhiều người khen ngợi cách viết ký độc đáo mang thương hiệu Đinh Quang Anh Thái, vì thế nếu tôi có nói gì thêm cũng chỉ là nói sau, nói lại. Với tôi, hai tập sách của anh (cùng với những Đêm giữa ban ngày, Đèn Cù, đặc biệt là Bên thắng cuộc…) quan trọng nhất ở chỗ nó chứa trong đó những mảnh nhỏ nhưng quan trọng của MỘT LỊCH SỬ KHÁC, một lịch sử mà tôi vẫn để tâm tìm kiếm.
Và tôi muốn nhấn mạnh rằng, bất chấp mọi sự ngăn cản, phá hủy, những văn bản lịch sử ấy, dù đang còn tha hương, đang ẩn khuất trong im lặng, đang bị vùi sâu trong kí ức của ai đó, thậm chí đang bị truy nã, săn đuổi…ngay trên quê cha đất tổ, thì sớm muộn cũng sẽ nhập thành dòng chính với lịch sử dân tộc, lịch sử của người Việt, để hoàn chỉnh một ĐẠI KÍ ỨC xứng đáng dành lại cho muôn sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét