Tác giả: FB Lê Trọng Vũ
KD: Khi đọc bài này, mình nhớ đến đối thoại giữa mình với một đứa cháu: Nếu không có vụ Vũ Nhôm, chắc người dân còn vinh danh Nguyễn Bá Thanh dài dài í nhỉ? Đó là dân không đủ thông tin thôi, cô ạ, chứ bên trên họ biết “tỏng” nhau
Cái chữ “tỏng”, nghe mà xác đáng.
Quả thật, trong cái XH thiếu thông tin, mà báo chí chỉ là công cụ tung hô bởi có khi cũng “ngậm đầy miệng” rùi, thì trắng thành đen, đen thành trắng. Dân có khi cứ phải “thương vay khóc mướn”, có khác gì cũng đang đóng vai hài đâu?
Chưa kể những dự án mà gia đình ông Bá Thanh đang làm chủ hoặc có cổ phần gây đồn đoán trong dư luận thì chỉ riêng những thông tin trong bảng cáo trạng này thôi cũng đủ là một đề tài hấp dẫn cho báo chí làm cuộc điều tra về vai trò phía sau của ông Bá Thanh và về khối tài sản khổng lồ mà một người lãnh đạo công chính không thể nào sở hữu được.
Khi không gọi đúng tên Bá Thanh, báo chí chỉ nói về một nửa sự thật và chưa làm tròn bổn phận của mình. Trong những điểm nghẽn mà Đà Nẵng đang bị tắc và loay hoay tìm giải pháp khắc phục nhiều năm nay, từ vụ Vũ “Nhôm” thâu tóm nhà công sản đến “bật đèn xanh” cho Sun Group đánh chiếm tài nguyên không thông qua đấu giá, từ quy hoạch sai lầm không thể sửa chữa được đến điều hành chính quyền một cách độc đoán và dân tuý, từ “băm nát” Sơn Trà để các nhóm lợi ích trục lợi đến cấp phép cho doanh nghiệp bất động sản lấp ao hồ ở Hoà Xuân và lấn sông Hàn, từ xẻ bán sân vận động Chi Lăng đến cưỡng chế cả giáo xứ Cồn Dầu để lại những hậu quả nặng nề, lâu dài về sau. Không vấn đề nhức nhối nào của Đà Nẵng hiện nay mà không hướng về một cái tên duy nhất, là Bá Thanh.
Vậy mà vào thời còn trên đỉnh cao quyền lực, Bá Thanh được báo chí tung hô lên tận trời xanh, như một ngôi sao giải trí hạng A, là “Lý Quang Diệu của Đà Nẵng”. Thậm chí, một vài “cây bút” còn ngầm cổ suý cho hành động trộm cắp của công bằng quan điểm nguy hiểm, kỳ quái nhất thế giới, là “ăn được làm được”.
Mạng xã hội đang bùng nổ ở Việt Nam hơn bao giờ hết và báo chí đã tỏ ra “hụt hơi” trước cách tiếp cận thông tin nhanh chóng này, nhưng thay vì đổ lỗi cho các nền tảng mới thì nên nhớ rằng, dẫu công nghệ có phát triển thế nào, bạn đọc sẽ không bao giờ quay lưng lại với những tờ báo dũng cảm theo đuổi các giá trị căn bản nhất của nghề báo, là trung lập và đặt sự thật lên hàng đầu.
Lẽ ra ở một nơi có mật độ nhà báo cao nhất nước như Đà Nẵng, báo chí phải phát huy vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống tham nhũng hoặc chí ít cũng cảnh báo được các chính sách sai lầm, đằng này báo chí lại chỉ luôn huyễn hoặc nơi mình đang sống, tìm cách tô vẽ công trạng của lãnh đạo một cách lố bịch và ru ngủ dân chúng bằng những “rạp xiếc và bánh mỳ” trước mắt hòng cho họ quên đi những thách thức mà tương lai sẽ phải đối mặt.
Trong câu chuyện pháp đình đang diễn ra ồn ào mấy ngày nay, nhiều bạn trẻ thường lên các diễn đàn cảm thán “Giá mà còn Người thì chắc không có những chuyện này”. Đúng là nếu ông Bá Thanh còn sống, có khi Đà Nẵng sẽ vẫn lấp lánh với nhà cao tầng và trung tâm thương mại bóng loáng bên ngoài. Nhưng điều đó chỉ như lớp son phấn trét bên ngoài da còn những mầm bệnh bên dưới của đô thị miền Trung này sẽ di căn ngày càng trầm kha hơn.
Đánh giá chính trị gia không nên bằng những khoảnh khắc dân tuý mà nên bằng các phân tích về những di sản họ để lại. Đánh giá về Bá Thanh mà lại đứng quá gần, bằng cảm xúc cá nhân hoặc từ đong đếm số lượng nước mắt trong đám tang là không thật khách quan, chưa nói lượng nước mắt đó cũng đều từ những bài báo ủy mị mà ra.
Nhắc lại chuyện Đà Nẵng không phải để hằn học, đổ lỗi cho người đã mất, nhắc lại để cùng nhau rút ra bài học về một thời kỳ sai lầm, khi chính người dân chúng ta đã thờ ơ với vai trò giám sát chính quyền và mê muội, sùng bái cá nhân. Nhắc lại cũng để hỏi các anh chị báo chí, những người một thời đòi đặt tên đường và dựng tượng Bá Thanh, rằng để một thành phố có quá nhiều lợi thế như Đà Nẵng ra nông nỗi này, quí vị liệu có vô can?
KD: Khi đọc bài này, mình nhớ đến đối thoại giữa mình với một đứa cháu: Nếu không có vụ Vũ Nhôm, chắc người dân còn vinh danh Nguyễn Bá Thanh dài dài í nhỉ? Đó là dân không đủ thông tin thôi, cô ạ, chứ bên trên họ biết “tỏng” nhau
Cái chữ “tỏng”, nghe mà xác đáng.
Quả thật, trong cái XH thiếu thông tin, mà báo chí chỉ là công cụ tung hô bởi có khi cũng “ngậm đầy miệng” rùi, thì trắng thành đen, đen thành trắng. Dân có khi cứ phải “thương vay khóc mướn”, có khác gì cũng đang đóng vai hài đâu?
———————
Một loạt quan chức xộ khám vì liên quan đến đất công và toàn bộ hệ thống truyền thông nhà nước đang chĩa mũi dùi về phía Vũ “nhôm”. Điều đó không sai nhưng sẽ là đúng hơn nếu báo chí chia sẽ với độc giả của mình về người đứng đằng sau tất cả những chuyện này. Vì một người xuất thân với hai bàn tay trắng như Vũ “nhôm”, lại chỉ sau thời gian ngắn kinh doanh đã có thể sai khiến được cả dàn gồm 21 lãnh đạo hàng đầu của Đà Nẵng, qua nhiều thời kỳ, thì hẳn phải có thế lực rất lớn chống lưng ở phía sau.
Trong cáo trạng được Viện kiểm sát đọc trước toà, một loạt sai phạm của chính quyền Đà Nẵng về việc không thông qua đấu giá hoặc nhiều lần tự ý điều chỉnh giá công sản thấp xuống hòng làm lợi cho Vũ “nhôm” đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng. Tất cả các vụ việc này đều xảy ra ở Đà Nẵng và vào thời điểm ông Nguyễn Bá Thanh làm bí thư, chức danh đứng đầu thành phố và thực tế đã khuynh loát cả hệ thống chính trị địa phương này trong một thời gian dài. Chưa kể những dự án mà gia đình ông Bá Thanh đang làm chủ hoặc có cổ phần gây đồn đoán trong dư luận thì chỉ riêng những thông tin trong bảng cáo trạng này thôi cũng đủ là một đề tài hấp dẫn cho báo chí làm cuộc điều tra về vai trò phía sau của ông Bá Thanh và về khối tài sản khổng lồ mà một người lãnh đạo công chính không thể nào sở hữu được.
Khi không gọi đúng tên Bá Thanh, báo chí chỉ nói về một nửa sự thật và chưa làm tròn bổn phận của mình. Trong những điểm nghẽn mà Đà Nẵng đang bị tắc và loay hoay tìm giải pháp khắc phục nhiều năm nay, từ vụ Vũ “Nhôm” thâu tóm nhà công sản đến “bật đèn xanh” cho Sun Group đánh chiếm tài nguyên không thông qua đấu giá, từ quy hoạch sai lầm không thể sửa chữa được đến điều hành chính quyền một cách độc đoán và dân tuý, từ “băm nát” Sơn Trà để các nhóm lợi ích trục lợi đến cấp phép cho doanh nghiệp bất động sản lấp ao hồ ở Hoà Xuân và lấn sông Hàn, từ xẻ bán sân vận động Chi Lăng đến cưỡng chế cả giáo xứ Cồn Dầu để lại những hậu quả nặng nề, lâu dài về sau. Không vấn đề nhức nhối nào của Đà Nẵng hiện nay mà không hướng về một cái tên duy nhất, là Bá Thanh.
Vậy mà vào thời còn trên đỉnh cao quyền lực, Bá Thanh được báo chí tung hô lên tận trời xanh, như một ngôi sao giải trí hạng A, là “Lý Quang Diệu của Đà Nẵng”. Thậm chí, một vài “cây bút” còn ngầm cổ suý cho hành động trộm cắp của công bằng quan điểm nguy hiểm, kỳ quái nhất thế giới, là “ăn được làm được”.
Mạng xã hội đang bùng nổ ở Việt Nam hơn bao giờ hết và báo chí đã tỏ ra “hụt hơi” trước cách tiếp cận thông tin nhanh chóng này, nhưng thay vì đổ lỗi cho các nền tảng mới thì nên nhớ rằng, dẫu công nghệ có phát triển thế nào, bạn đọc sẽ không bao giờ quay lưng lại với những tờ báo dũng cảm theo đuổi các giá trị căn bản nhất của nghề báo, là trung lập và đặt sự thật lên hàng đầu.
Lẽ ra ở một nơi có mật độ nhà báo cao nhất nước như Đà Nẵng, báo chí phải phát huy vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống tham nhũng hoặc chí ít cũng cảnh báo được các chính sách sai lầm, đằng này báo chí lại chỉ luôn huyễn hoặc nơi mình đang sống, tìm cách tô vẽ công trạng của lãnh đạo một cách lố bịch và ru ngủ dân chúng bằng những “rạp xiếc và bánh mỳ” trước mắt hòng cho họ quên đi những thách thức mà tương lai sẽ phải đối mặt.
Trong câu chuyện pháp đình đang diễn ra ồn ào mấy ngày nay, nhiều bạn trẻ thường lên các diễn đàn cảm thán “Giá mà còn Người thì chắc không có những chuyện này”. Đúng là nếu ông Bá Thanh còn sống, có khi Đà Nẵng sẽ vẫn lấp lánh với nhà cao tầng và trung tâm thương mại bóng loáng bên ngoài. Nhưng điều đó chỉ như lớp son phấn trét bên ngoài da còn những mầm bệnh bên dưới của đô thị miền Trung này sẽ di căn ngày càng trầm kha hơn.
Đánh giá chính trị gia không nên bằng những khoảnh khắc dân tuý mà nên bằng các phân tích về những di sản họ để lại. Đánh giá về Bá Thanh mà lại đứng quá gần, bằng cảm xúc cá nhân hoặc từ đong đếm số lượng nước mắt trong đám tang là không thật khách quan, chưa nói lượng nước mắt đó cũng đều từ những bài báo ủy mị mà ra.
Nhắc lại chuyện Đà Nẵng không phải để hằn học, đổ lỗi cho người đã mất, nhắc lại để cùng nhau rút ra bài học về một thời kỳ sai lầm, khi chính người dân chúng ta đã thờ ơ với vai trò giám sát chính quyền và mê muội, sùng bái cá nhân. Nhắc lại cũng để hỏi các anh chị báo chí, những người một thời đòi đặt tên đường và dựng tượng Bá Thanh, rằng để một thành phố có quá nhiều lợi thế như Đà Nẵng ra nông nỗi này, quí vị liệu có vô can?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét