Tác giả: theo FB Quách Hạo Nhiên
Các vị hãy một lần tự kiểm điểm bản thân mình xem, cùng thời gian 1978, công trình nghiên cứu và ngôi trường thực nghiệm của ông Hồ Ngọc Đại ra đời và vận hành cho tới hôm nay các vị đã đóng góp gì cho nền giáo dục nước nhà? Hàng lô hàng lốc các đề tài, các đề án cải cách, đổi mới, các bộ sách, công trình khoa học cấp Nhà nước và hàng đống “tác phẩm nghệ thuật” (thơ, văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, điện ảnh đoạt giải thưởng quốc gia) do các vị chế biến ra hiện giờ đã vứt đi đâu hết rồi? (QHN)
KD: Sao tác giả cứ “bóc trần” năng thực và sự đóng góp của các vị Bộ GD thế lày . Trải qua 3-4 lần CCGD, rùi đổi mới GD, mà bây giờ GD như “tấm áo … ngành vá năm xưa”.
Nói thẳng ra thế này: Trước đây, ngành GD từng có chủ trương tiến bộ: Có tới 4 Chương trình và tương thích với 4 chương trình là 4 bộ SGK cho các loại đối tượng, trong đó có CT và SGK của Công nghệ GD. Giờ xóa sạch, chỉ còn một CT và các bộ SGK, trong đó có SGK của công nghệ GD Hồ Ngọc Đại. Vậy thử hỏi sao SGK của CNGD “lọt” qua thẩm định khi mà hai tư duy GD rất nhiều khác biệt
Giáo dục phổ thông truyền thống, với phương pháp trứ danh “Thầy đọc, Trò ghi”, còn CNGD của Hồ Ngọc Đại là “Làm cho Trẻ em trở thành chính Nó!”. Vậy thì chung đường kiểu gì? Trong cuộc chiến GD này, kẻ mạnh là kẻ thắng. Vậy thui.
Nếu GD xứ này mà khoa học, văn minh, chuẩn mực từ mấy chục năm nay, thì Dân tộc đã chả… bò sát như hiện nay. Nhể?
Những tranh cãi về sách Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại một lần nữa lại bùng phát dữ dội. Qua theo dõi những bài viết, ý kiến của những người trong cuộc (nhất là các Giáo sư, Tiến sĩ, các bậc “ đa cây đề” – thành phần được xem là “tri thức”, “tinh hoa” nước nhà hiện nay) liên quan đến vấn đề này (trên các phương tiện truyền thông từ lề phải đến lề trái, từ lá cải đến lá ngón..) tôi xin mạn phép có đôi lời thưa chuyện như sau:
1. Kính thưa quý vị, điều đầu tiên tôi muốn nói với các vị là, một khi xã hội đã thừa nhận hay các vị tự nhận mình là “trí thức”, là “tinh hoa” của đất nước thì điều quan trọng nhất để xác nhận điều đó chính là “tư cách và thái độ trí thức” của các vị.
Các vị có thể lựa chọn, hoặc là im lặng, hoặc là lên tiếng về bất kỳ vấn đề nào đó trong đời sống xã hội; và lên tiếng như thế nào đó là quyền của các vị nhưng chắc chắn một điều những gì các vị nói và làm sẽ tác động rất lớn đến những kẻ đang nắm quyền lãnh đạo và điều hành đất nước cũng như đại bộ phận dân chúng bình dân. Trong bối cảnh bùng nổ truyền thông như hiện nay điều này càng đáng suy ngẫm hơn nữa vì tất cả những gì các vị nói và các vị làm chắc chắn sẽ lan tỏa đến toàn xã hội chỉ trong một cái chớp mắt. Hay nói khác đi, mỗi lời nói và việc làm của các vị không những phản chiếu cái “tư cách và thái độ trí thức” của chính các vị mà còn cho thấy bức tranh tổng thể về một nền khoa học, giáo dục, đặc biệt văn hóa của một quốc gia, dân tộc trong thời điểm hiện tại và tương lai.
2. Kính thưa quý vị, qua theo dõi cuộc tranh cãi của quý vị lần này và một vài cuộc tranh cãi trước đó nữa, tôi có thể tự tin mà nói rằng khoảng hai phần ba trong số các vị đang mang trên mình những học vị, học hàm TS, PGS, GS, các văn nghệ sĩ “lớn” hiện nay hoàn toàn xứng đáng bị dân chúng hôm nay coi thường, dè bĩu, khinh khi… Vì sao ư? Vì thật ra, so với họ, các vị cũng chẳng hơn là mấy. Các vị bảo dân chúng giờ đây “tay nhanh hơn não”, chuyện gì cũng lên mạng chửi mắng, chê bai mà không chịu tìm hiểu rõ ngọn ngành đầu đuôi sự việc nhưng thật ra, các vị cũng có khác gì họ đâu. Có chăng chỉ là cách chửi mắng người khác của các vị được khéo léo ngụy trang dưới những con chữ mỹ miều nhưng đầy lươn lẹo của những người có chút chữ nghĩa mà thôi. Còn về bản chất tàn nhẫn và độc ác, thì xin lỗi tất cả chẳng thua gì họ. Thậm chí, nếu nói ngôn ngữ là tư duy thì sự lươn lẹo ngôn ngữ của các vị còn cho thấy các vị đểu… thật hơn dân chúng bình dân gấp vạn lần. Hay nói cho chính xác hơn, các vị cái gì cũng thật nhưng chỉ có đạo đức và phẩm cách là giả.
Vậy nên, các vị hãy thôi đi, đừng có mở miệng ra là “văn hóa tranh luận” với “văn hóa phản biện”. Nghe các vị nói về chuyện này chỉ càng làm cho tôi thêm thất vọng và ngao ngán. Nhưng cũng xin mạo muội thưa với các vị là, nếu nói đến văn hóa phản biện, văn hóa tranh luận thì tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất là phải trung thực và khách quan; không xuyên tạc, không vu khống người khác. Nói nôm na là chuyện gì ra chuyện đó, cái gì người ta làm được thì nhất định phải ghi nhận và nếu muốn phản biện lại thì trước hết phải tìm hiểu kỹ lưỡng, phải đọc hết những gì người viết, xem qua tất cả những gì người ta làm chứ không nên lấy tên tuổi, danh vị của mình ra để phán một hai câu như thánh sống.
3. Cần phải xác quyết rằng không phải tất cả những gì liên quan đến sách của ông Đại cũng là toàn bích và hoàn hảo. Nhưng “mọi lý thuyết đều màu xám…” thử hỏi, nếu sách và quan điểm giáo dục nói chung của GS Hồ Ngọc Đại tệ hại, không ra gì thì sao nó lại tồn tại đến hôm nay không? Tại sao các vị lại bất chấp một thực tế khách quan này? Nhất là bất chấp cả một hệ thống quan điểm, triết lý giáo dục cũng như toàn bộ quy trình, phương pháp tổ chức lớp học của ông Hồ Ngọc Đại và các cộng sự đã ra đời và tồn tại từ năm 1978 đến nay (trên thực tế đã có một lần tổng kết, đánh giá và chuyển giao vào năm 1995). Nếu các vị không tin có một Ngô Bảo Châu hay Nguyễn Lân Hiếu đã từng là thế hệ học trò đầu tiên với sách và phương pháp của ông Đại thì cũng nên tìm hiểu và lắng nghe tiếng nói của nhiều thế hệ khác nữa trong 40 năm qua (điều này thiển nghĩ đâu có khó khăn gì).
Nói khác đi, chỉ cần làm một phép so sánh nhỏ thôi sẽ thấy thấy từ sau năm 1978 (từ khi chương trình thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại ra đời) đến nay cả nước trải qua ít nhất ba lần thay đổi chương trình và sách giáo khoa đại trà nhưng sách “Công nghệ giáo dục” với hệ thống quan điểm, triết lý dạy học của GS Hồ Ngọc Đại vẫn “đi cùng năm tháng”. Nên dù muốn dù không thì đây vẫn là một dữ kiện, một thực tế, “một cây đời” nhất định chúng ta phải xem xét nhất là nếu so với các bộ sách vừa được các vị lựa chọn và thông qua mới đây chỉ thuần túy là những đánh giá về phương diện lý thuyết (vì chưa có bộ sách nào được kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy). Tại sao các vị khi thẩm định sách của ông Đại và khi đối thoại lại phủ định sạch trơn như vậy?
4. Kính thưa toàn thể quý vị, nếu ai đó nói rằng, xã hội và đất nước Việt Nam hôm nay không thể phát triển được thì theo tôi, trước hết và phần nhiều cũng do chính các vị mà ra. Và không riêng gì cuộc cãi vã lần nay, các vị hãy thử một lần tự vấn lương tâm mình xem, trước một vấn đề học thuật nào đó các vị có thật sự chân thành lắng nghe nhau không; có chịu nhìn nhận tài năng của nhau không hay là các vị chỉ giả vờ khen qua khen lại; hoặc không thì lại vùi dập và khen chê theo kiểu cánh hẩu, bè phái, học phái, “lính anh lính tôi” để chia chác nhau các dự án, các đề tài khoa học cấp nhà nước?
Các vị hãy một lần tự kiểm điểm bản thân mình xem, cùng thời gian 1978, công trình nghiên cứu và ngôi trường thực nghiệm của ông Hồ Ngọc Đại ra đời và vận hành cho tới hôm nay các vị đã đóng góp gì cho nền giáo dục nước nhà? Hàng lô hàng lốc các đề tài, các đề án cải cách, đổi mới, các bộ sách, công trình khoa học cấp Nhà nước và hàng đống “tác phẩm nghệ thuật” (thơ, văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, điện ảnh đoạt giải thưởng quốc gia) do các vị chế biến ra hiện giờ đã vứt đi đâu hết rồi?
Các vị chỉ giỏi tự ái và định kiến hẹp hòi nhưng lại im lặng một cách đáng nghi ngờ và khinh bỉ về chuyện Ban tuyên giáo trung ương ra một công văn với nội dung rất vô lý và mang nặng tính áp đặt là đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo trong lúc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới “phải bám sát định hướng của Đảng”; thậm chí là “rút toàn bộ tác phẩm của những tác giả có tên trong “Văn đoàn độc lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn mới”… các nay mấy tháng (tháng 3/2018). Nếu là một nhà khoa học, nhà giáo dục chân chính sao không thấy các vị đường hoàng lên tiếng tranh luận và đối thoại với họ vụ này?
Hay như gần đây, các vị bề ngoài thì luôn mồm lên án, phê phán các “lò ấp Thạc sĩ, Tiến sĩ”; rồi các vị góp ý với Nhà nước cần phải đưa những tiêu chí thật khoa học để phong học hàm GS, PGS cho phù hợp với thông lệ và hội nhập quốc tế nhưng tôi xin hỏi các vị một câu thôi, các vị có dám bước ra giữa trời đất mà thề độc rằng cả đời mình chưa từng nhận phong bì của bất kỳ một học viên cao học hay nghiên cứu sinh nào khi ngồi hội đồng chấm luận văn, luận án; hoặc lúc thẩm định hồ sơ để phong GS, PGS của họ không? Các vị có dám thề nếu gian dối nửa lời sẽ bị thiên lôi sẽ “dòm ngó” trong một ngày không xa không? Nếu không dám thì xin các vị đừng lớn giọng nữa nhé!
Các vị nghĩ rằng chỉ cần có một hai bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thì bè bạn thế giới sẽ kính trọng và thừa nhận các vị; thừa nhận đất nước và con người Việt Nam hôm nay sao? Xin thưa, các vị không những rất lầm mà còn rất hoang tưởng. Đương nhiên, bạn bè quốc tế sẽ ghi nhận trí tuệ của các vị nếu các vị có những công trình khoa học tầm cỡ nhưng đừng nghĩ rằng như thế là họ đã tôn trọng và thừa nhận một dân tộc (trong đó có các vị) lúc nào cũng chia rẽ và đầy sân hận; hay một đất nước, một quốc gia đã nghèo nhưng lại không có phẩm cách vì các vị GS TS – tầng lớp trí thức, tinh hoa của quốc gia ấy cư xử với nhau chẳng ra cái gì.
5. Tôi xin khẳng định và nhắc lại, qua tìm hiểu, bản thân tôi luôn ý thức rằng, sách và cách làm của GS Hồ Ngọc Đại không phải đã toàn mỹ đến mức phải tung hô lên tận mây xanh theo kiểu “sùng bái cá nhân”. Nhưng vấn đề là chuyện nào ra chuyện đó. Chuyện gì GS Hồ Ngọc Đại làm được và thành công nhất định chúng ta phải chân thành ghi nhận. Vậy nên, tất cả những gì tôi nói không ngoài mục đích góp thêm tiếng nói để tất cả chúng ta cùng tham khảo, soi chiếu để qua đó tự nhận ra đâu là bản chất thật của vấn đề. Vì mọi sự ngụy biện hay đánh tráo vấn đề trong phản biện và tranh luận khoa học (nhất là khoa học về giáo dục) chỉ làm cho xã hội hỗn loạn thêm hơn. Và như thế, theo tôi hoàn toàn không phải là sự “tương kính” hay “văn hóa phản biện” mà là tội ác đang được che đậy bằng những con chữ mỹ miều nhưng đầy mưu mô của những người có chữ.
Tóm lại, “nhìn thái độ trí thức” của các vị qua những cuộc cãi vã hôm nay, rất chân thành và tự tin tôi cho rằng: chính các vị chứ không phải ai khác đã làm cho nền khoa học và giáo dục, văn hóa nước nhà trở nên bát nháo, lộn xộn và bầy hầy. Người dân bình thường vốn đã và đang cạn kiệt niềm tin thì lẽ ra trong vai trò và tư cách của những trí thức trong xã hội các vị phải có trách nhiệm giúp họ tìm và củng cố lại những điều ấy. Vậy mà, chua xót và xấu hổ thay chính các vị chứ không phải ai khác là thủ phạm, là đầu têu làm cho họ hoang mang và bấn loạn thêm hơn.
Thiển nghĩ, tất cả các vị đều là những người đã và đang tham gia vào công cuộc đào tạo thế hệ trẻ nước nhà. Vì vậy, xin hãy nhớ cho một điều những gì các vị đang làm, đang nói, đang đối thoại và tranh luận với nhau đều được xã hội nhất là thế hệ trẻ quan sát, theo dõi và lắng nghe! Xin nhớ cho “không có gì là bí mật dưới ánh sáng mặt trời” này cả! Không phải cứ lớn tiếng mắng mỏ người khác thiếu đạo đức thì bản thân mình có đạo đức! Các vị hãy mau mau sám hối đi, và nếu thành tâm thì vẫn còn kịp đấy!
Các vị hãy một lần tự kiểm điểm bản thân mình xem, cùng thời gian 1978, công trình nghiên cứu và ngôi trường thực nghiệm của ông Hồ Ngọc Đại ra đời và vận hành cho tới hôm nay các vị đã đóng góp gì cho nền giáo dục nước nhà? Hàng lô hàng lốc các đề tài, các đề án cải cách, đổi mới, các bộ sách, công trình khoa học cấp Nhà nước và hàng đống “tác phẩm nghệ thuật” (thơ, văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, điện ảnh đoạt giải thưởng quốc gia) do các vị chế biến ra hiện giờ đã vứt đi đâu hết rồi? (QHN)
KD: Sao tác giả cứ “bóc trần” năng thực và sự đóng góp của các vị Bộ GD thế lày . Trải qua 3-4 lần CCGD, rùi đổi mới GD, mà bây giờ GD như “tấm áo … ngành vá năm xưa”.
Nói thẳng ra thế này: Trước đây, ngành GD từng có chủ trương tiến bộ: Có tới 4 Chương trình và tương thích với 4 chương trình là 4 bộ SGK cho các loại đối tượng, trong đó có CT và SGK của Công nghệ GD. Giờ xóa sạch, chỉ còn một CT và các bộ SGK, trong đó có SGK của công nghệ GD Hồ Ngọc Đại. Vậy thử hỏi sao SGK của CNGD “lọt” qua thẩm định khi mà hai tư duy GD rất nhiều khác biệt
Giáo dục phổ thông truyền thống, với phương pháp trứ danh “Thầy đọc, Trò ghi”, còn CNGD của Hồ Ngọc Đại là “Làm cho Trẻ em trở thành chính Nó!”. Vậy thì chung đường kiểu gì? Trong cuộc chiến GD này, kẻ mạnh là kẻ thắng. Vậy thui.
Nếu GD xứ này mà khoa học, văn minh, chuẩn mực từ mấy chục năm nay, thì Dân tộc đã chả… bò sát như hiện nay. Nhể?
———
1. Kính thưa quý vị, điều đầu tiên tôi muốn nói với các vị là, một khi xã hội đã thừa nhận hay các vị tự nhận mình là “trí thức”, là “tinh hoa” của đất nước thì điều quan trọng nhất để xác nhận điều đó chính là “tư cách và thái độ trí thức” của các vị.
Các vị có thể lựa chọn, hoặc là im lặng, hoặc là lên tiếng về bất kỳ vấn đề nào đó trong đời sống xã hội; và lên tiếng như thế nào đó là quyền của các vị nhưng chắc chắn một điều những gì các vị nói và làm sẽ tác động rất lớn đến những kẻ đang nắm quyền lãnh đạo và điều hành đất nước cũng như đại bộ phận dân chúng bình dân. Trong bối cảnh bùng nổ truyền thông như hiện nay điều này càng đáng suy ngẫm hơn nữa vì tất cả những gì các vị nói và các vị làm chắc chắn sẽ lan tỏa đến toàn xã hội chỉ trong một cái chớp mắt. Hay nói khác đi, mỗi lời nói và việc làm của các vị không những phản chiếu cái “tư cách và thái độ trí thức” của chính các vị mà còn cho thấy bức tranh tổng thể về một nền khoa học, giáo dục, đặc biệt văn hóa của một quốc gia, dân tộc trong thời điểm hiện tại và tương lai.
2. Kính thưa quý vị, qua theo dõi cuộc tranh cãi của quý vị lần này và một vài cuộc tranh cãi trước đó nữa, tôi có thể tự tin mà nói rằng khoảng hai phần ba trong số các vị đang mang trên mình những học vị, học hàm TS, PGS, GS, các văn nghệ sĩ “lớn” hiện nay hoàn toàn xứng đáng bị dân chúng hôm nay coi thường, dè bĩu, khinh khi… Vì sao ư? Vì thật ra, so với họ, các vị cũng chẳng hơn là mấy. Các vị bảo dân chúng giờ đây “tay nhanh hơn não”, chuyện gì cũng lên mạng chửi mắng, chê bai mà không chịu tìm hiểu rõ ngọn ngành đầu đuôi sự việc nhưng thật ra, các vị cũng có khác gì họ đâu. Có chăng chỉ là cách chửi mắng người khác của các vị được khéo léo ngụy trang dưới những con chữ mỹ miều nhưng đầy lươn lẹo của những người có chút chữ nghĩa mà thôi. Còn về bản chất tàn nhẫn và độc ác, thì xin lỗi tất cả chẳng thua gì họ. Thậm chí, nếu nói ngôn ngữ là tư duy thì sự lươn lẹo ngôn ngữ của các vị còn cho thấy các vị đểu… thật hơn dân chúng bình dân gấp vạn lần. Hay nói cho chính xác hơn, các vị cái gì cũng thật nhưng chỉ có đạo đức và phẩm cách là giả.
Vậy nên, các vị hãy thôi đi, đừng có mở miệng ra là “văn hóa tranh luận” với “văn hóa phản biện”. Nghe các vị nói về chuyện này chỉ càng làm cho tôi thêm thất vọng và ngao ngán. Nhưng cũng xin mạo muội thưa với các vị là, nếu nói đến văn hóa phản biện, văn hóa tranh luận thì tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất là phải trung thực và khách quan; không xuyên tạc, không vu khống người khác. Nói nôm na là chuyện gì ra chuyện đó, cái gì người ta làm được thì nhất định phải ghi nhận và nếu muốn phản biện lại thì trước hết phải tìm hiểu kỹ lưỡng, phải đọc hết những gì người viết, xem qua tất cả những gì người ta làm chứ không nên lấy tên tuổi, danh vị của mình ra để phán một hai câu như thánh sống.
3. Cần phải xác quyết rằng không phải tất cả những gì liên quan đến sách của ông Đại cũng là toàn bích và hoàn hảo. Nhưng “mọi lý thuyết đều màu xám…” thử hỏi, nếu sách và quan điểm giáo dục nói chung của GS Hồ Ngọc Đại tệ hại, không ra gì thì sao nó lại tồn tại đến hôm nay không? Tại sao các vị lại bất chấp một thực tế khách quan này? Nhất là bất chấp cả một hệ thống quan điểm, triết lý giáo dục cũng như toàn bộ quy trình, phương pháp tổ chức lớp học của ông Hồ Ngọc Đại và các cộng sự đã ra đời và tồn tại từ năm 1978 đến nay (trên thực tế đã có một lần tổng kết, đánh giá và chuyển giao vào năm 1995). Nếu các vị không tin có một Ngô Bảo Châu hay Nguyễn Lân Hiếu đã từng là thế hệ học trò đầu tiên với sách và phương pháp của ông Đại thì cũng nên tìm hiểu và lắng nghe tiếng nói của nhiều thế hệ khác nữa trong 40 năm qua (điều này thiển nghĩ đâu có khó khăn gì).
Nói khác đi, chỉ cần làm một phép so sánh nhỏ thôi sẽ thấy thấy từ sau năm 1978 (từ khi chương trình thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại ra đời) đến nay cả nước trải qua ít nhất ba lần thay đổi chương trình và sách giáo khoa đại trà nhưng sách “Công nghệ giáo dục” với hệ thống quan điểm, triết lý dạy học của GS Hồ Ngọc Đại vẫn “đi cùng năm tháng”. Nên dù muốn dù không thì đây vẫn là một dữ kiện, một thực tế, “một cây đời” nhất định chúng ta phải xem xét nhất là nếu so với các bộ sách vừa được các vị lựa chọn và thông qua mới đây chỉ thuần túy là những đánh giá về phương diện lý thuyết (vì chưa có bộ sách nào được kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy). Tại sao các vị khi thẩm định sách của ông Đại và khi đối thoại lại phủ định sạch trơn như vậy?
4. Kính thưa toàn thể quý vị, nếu ai đó nói rằng, xã hội và đất nước Việt Nam hôm nay không thể phát triển được thì theo tôi, trước hết và phần nhiều cũng do chính các vị mà ra. Và không riêng gì cuộc cãi vã lần nay, các vị hãy thử một lần tự vấn lương tâm mình xem, trước một vấn đề học thuật nào đó các vị có thật sự chân thành lắng nghe nhau không; có chịu nhìn nhận tài năng của nhau không hay là các vị chỉ giả vờ khen qua khen lại; hoặc không thì lại vùi dập và khen chê theo kiểu cánh hẩu, bè phái, học phái, “lính anh lính tôi” để chia chác nhau các dự án, các đề tài khoa học cấp nhà nước?
Các vị hãy một lần tự kiểm điểm bản thân mình xem, cùng thời gian 1978, công trình nghiên cứu và ngôi trường thực nghiệm của ông Hồ Ngọc Đại ra đời và vận hành cho tới hôm nay các vị đã đóng góp gì cho nền giáo dục nước nhà? Hàng lô hàng lốc các đề tài, các đề án cải cách, đổi mới, các bộ sách, công trình khoa học cấp Nhà nước và hàng đống “tác phẩm nghệ thuật” (thơ, văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, điện ảnh đoạt giải thưởng quốc gia) do các vị chế biến ra hiện giờ đã vứt đi đâu hết rồi?
Các vị chỉ giỏi tự ái và định kiến hẹp hòi nhưng lại im lặng một cách đáng nghi ngờ và khinh bỉ về chuyện Ban tuyên giáo trung ương ra một công văn với nội dung rất vô lý và mang nặng tính áp đặt là đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo trong lúc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới “phải bám sát định hướng của Đảng”; thậm chí là “rút toàn bộ tác phẩm của những tác giả có tên trong “Văn đoàn độc lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn mới”… các nay mấy tháng (tháng 3/2018). Nếu là một nhà khoa học, nhà giáo dục chân chính sao không thấy các vị đường hoàng lên tiếng tranh luận và đối thoại với họ vụ này?
Hay như gần đây, các vị bề ngoài thì luôn mồm lên án, phê phán các “lò ấp Thạc sĩ, Tiến sĩ”; rồi các vị góp ý với Nhà nước cần phải đưa những tiêu chí thật khoa học để phong học hàm GS, PGS cho phù hợp với thông lệ và hội nhập quốc tế nhưng tôi xin hỏi các vị một câu thôi, các vị có dám bước ra giữa trời đất mà thề độc rằng cả đời mình chưa từng nhận phong bì của bất kỳ một học viên cao học hay nghiên cứu sinh nào khi ngồi hội đồng chấm luận văn, luận án; hoặc lúc thẩm định hồ sơ để phong GS, PGS của họ không? Các vị có dám thề nếu gian dối nửa lời sẽ bị thiên lôi sẽ “dòm ngó” trong một ngày không xa không? Nếu không dám thì xin các vị đừng lớn giọng nữa nhé!
Các vị nghĩ rằng chỉ cần có một hai bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thì bè bạn thế giới sẽ kính trọng và thừa nhận các vị; thừa nhận đất nước và con người Việt Nam hôm nay sao? Xin thưa, các vị không những rất lầm mà còn rất hoang tưởng. Đương nhiên, bạn bè quốc tế sẽ ghi nhận trí tuệ của các vị nếu các vị có những công trình khoa học tầm cỡ nhưng đừng nghĩ rằng như thế là họ đã tôn trọng và thừa nhận một dân tộc (trong đó có các vị) lúc nào cũng chia rẽ và đầy sân hận; hay một đất nước, một quốc gia đã nghèo nhưng lại không có phẩm cách vì các vị GS TS – tầng lớp trí thức, tinh hoa của quốc gia ấy cư xử với nhau chẳng ra cái gì.
5. Tôi xin khẳng định và nhắc lại, qua tìm hiểu, bản thân tôi luôn ý thức rằng, sách và cách làm của GS Hồ Ngọc Đại không phải đã toàn mỹ đến mức phải tung hô lên tận mây xanh theo kiểu “sùng bái cá nhân”. Nhưng vấn đề là chuyện nào ra chuyện đó. Chuyện gì GS Hồ Ngọc Đại làm được và thành công nhất định chúng ta phải chân thành ghi nhận. Vậy nên, tất cả những gì tôi nói không ngoài mục đích góp thêm tiếng nói để tất cả chúng ta cùng tham khảo, soi chiếu để qua đó tự nhận ra đâu là bản chất thật của vấn đề. Vì mọi sự ngụy biện hay đánh tráo vấn đề trong phản biện và tranh luận khoa học (nhất là khoa học về giáo dục) chỉ làm cho xã hội hỗn loạn thêm hơn. Và như thế, theo tôi hoàn toàn không phải là sự “tương kính” hay “văn hóa phản biện” mà là tội ác đang được che đậy bằng những con chữ mỹ miều nhưng đầy mưu mô của những người có chữ.
Tóm lại, “nhìn thái độ trí thức” của các vị qua những cuộc cãi vã hôm nay, rất chân thành và tự tin tôi cho rằng: chính các vị chứ không phải ai khác đã làm cho nền khoa học và giáo dục, văn hóa nước nhà trở nên bát nháo, lộn xộn và bầy hầy. Người dân bình thường vốn đã và đang cạn kiệt niềm tin thì lẽ ra trong vai trò và tư cách của những trí thức trong xã hội các vị phải có trách nhiệm giúp họ tìm và củng cố lại những điều ấy. Vậy mà, chua xót và xấu hổ thay chính các vị chứ không phải ai khác là thủ phạm, là đầu têu làm cho họ hoang mang và bấn loạn thêm hơn.
Thiển nghĩ, tất cả các vị đều là những người đã và đang tham gia vào công cuộc đào tạo thế hệ trẻ nước nhà. Vì vậy, xin hãy nhớ cho một điều những gì các vị đang làm, đang nói, đang đối thoại và tranh luận với nhau đều được xã hội nhất là thế hệ trẻ quan sát, theo dõi và lắng nghe! Xin nhớ cho “không có gì là bí mật dưới ánh sáng mặt trời” này cả! Không phải cứ lớn tiếng mắng mỏ người khác thiếu đạo đức thì bản thân mình có đạo đức! Các vị hãy mau mau sám hối đi, và nếu thành tâm thì vẫn còn kịp đấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét