29 tháng 12, 2017

Tổ công tác đặc biệt đã lên đường tìm Vũ "nhôm"

Ngay sau sự việc Phan Văn Anh Vũ với cấp bậc Thượng tá TC5 (Tổng cục tình báo -Bộ Công An) thoát khỏi truy bắt của cục điều tra an ninh A92 để di chuyển, ẩn náu ở một địa điểm bí mật, lãnh đạo Tổng cục phải tổ chức cuộc họp tập thể quán triệt vấn đề trên tinh thần “đóng cửa bảo nhau”.
Tuy không nói ra, nhưng nhiều lo ngại đã diễn ra trong suy nghĩ của những đồng nghiệp với Phan Văn Anh Vũ tại TC5 (Tổng cục tình báo -Bộ Công An). Kể từ lúc báo chí trong và ngoài nước đăng loạt tin về Vũ thì hầu như các phòng ban của đơn vị đều râm ran xoay quanh câu chuyện này. Từ phòng trực ban đến phòng tiếp khách và kể các các đơn vị bạn có văn phòng gần đó cũng “quan tâm” đến sự kiện được cho là chấn động ngành công an.
Nhằm hạn chế sự bàn ra, bàn vào của cán bộ chiến sĩ dẫn đến nghi ngờ trong nội bộ và giao động tư tưởng, lãnh đạo Tổng cục phải tổ chức cuộc họp tập thể để quán triệt vấn đề trên tinh thần “đóng cửa bảo nhau”. Nghiêm cấm mọi người trao đổi với nhau, cung cấp thông tin cho báo chí khi chưa được sự cho phép của cấp trên. Bộ mặt của ngành công an nói chung và ngành tình báo nói riêng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ việc này.
Đối với các cán bộ đã công tác nhiều năm trong ngành, thì hầu như ai cũng biết rõ về Vũ. Nhưng với các cán bộ trẻ mới ra trường về nhận công tác tại đơn vị này thì dường như niềm tin bị tác động một cách ghê gớm.
Nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ chính trị của một tình báo viên không hề đơn giản như lý thuyết sách vở. Thành lập công ty bình phong, đem khối tiền về cho đơn vị, cho ngành nhưng không có nghĩa là bạn “hoàn thành nhiệm vụ”. Sĩ quan Vũ cùng gia đình giờ đây phải bỏ trốn và bị truy nã vì bị quy tội “tiết lộ bí mật nhà nước” mà bất cứ người cán bộ an ninh nào cũng thuộc nằm lòng đang là một bài học lớn.
“Bí mật nhà nước” bài học đầu tiên và là kim chỉ nam trong các hoạt động của ngành tình báo. Hai chữ “bí mật” luôn được rèn luyện để thử thách các tình báo viên. Họ có thể đánh đổi mạng sống để bí mật không bao giờ được bật mí. Bởi vì đó là nguyên tắc khốc liệt của cái ngành đặc biệt này. Trở lại câu chuyện Vũ “nhôm”. Câu chuyện này có thể được lặp lại với chính tình báo viên trẻ khác khi nhận nhiệm vụ tương tự, nhưng cơ hội trốn thoát như Vũ thì không phải ai cũng tận dụng được.
Cái gì cũng có giá của nó. Nếu bạn chọn công việc nguy hiểm của một tình báo viên, thì tính mạng của bạn và gia đình luôn bị đe doạ. Đổi lại bạn sẽ có cuộc sống giàu sang và hưởng thụ. Chắc chắn khi Vũ nhận “nhiệm vụ” này, Vũ đã biết quy luật của cuộc chơi. Vũ lợi dụng yếu tố chính trị để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế. Kết quả Vũ trở thành đại gia được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có lẽ Vũ đã can thiệp quá sâu vào cuộc chiến phe nhóm. Nước sông không phạm nước giếng nên Vũ bị “phản đòn” là điều hiển nhiên. Ngay chính bản thân Vũ cũng không thể ngờ các bí mật nhà nước đã được đưa ra từ nguồn nào. Vũ cũng không phải là người nông nổi đem tung các loại tài liệu đó lên mạng để được nổi tiếng.
Vũ thừa hiểu một tổ công tác đặc biệt đã lên đường tìm mình. Các đầu mối ở khu vực biên giới đều nhận được chỉ thị rà soát gắt gao. Lực lượng ngoại biên nơi hải ngoại nhiều đồng nghiệp đang muốn lập công nếu phát hiện ra nơi ở của Vũ. Cuộc sống của Vũ và gia đình bị xáo trộn.
Có thể trong lúc này, ở một nơi nào đó với cặp tài liệu “ Tuyệt mật ” mang theo, Vũ cần nhanh chóng định cho mình một lộ trình chắc chắn, an toàn dựa trên nền pháp lý quốc tế với lợi thế là những tập dữ liệu quan trọng đang nắm trong tay.
(Bài viết theo quan điểm riêng của Sĩ quan TC5, người trong nghành với Vũ ´nhôm´ gửi đến)
Trung tá Hải, Ngoại tuyến EU.V

Thời Báo/ttx.vanganh.org

Không có nhận xét nào:

Trang