Ông Trịnh Xuân Thanh (trái) và ông Đinh La Thăng. (Ảnh chụp từ VTV)
Trước tòa cần làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài bằng con đường nào và trở về nước bằng con đường nào? Cần đi đến kết luận rành mạch rằng Thanh đã tự mình trốn về nước để tự thú hay bị bắt cóc như phía CHLB Đức nhận định?
Trong vài tuần tới, 2 vụ đại án mang gọn tên « Đinh La Thăng » và « Trịnh Xuân Thanh » sẽ được đem ra xét xử, theo lệnh của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Ban phòng chống tham nhũng trung ương, theo phương châm « khẩn trương, tích cực, triệt để, theo đúng luật ».
Hai vụ án này liên quan chặt chẽ với nhau, cả 2 bị cáo đều thuộc bộ Công thương - là bộ đồ sộ nhất do các bộ Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Thương nghiệp, Ngoại thương sát nhập - lúc ông Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng.
Hai bị cáo cùng giữ vị trí cao nhất trong Tổng công ty dầu khí PVN một thời gian dài, Tổng công ty to lớn nhất, từng mang lại cho ngân sách những khoản tiền lớn nhất trong một thời gian dài, được coi là con bò sữa béo mập nhất của nền kinh tế, nhưng về sau đổ đốn thành công ty tội phạm to lớn nhất, nhiều cán bộ cấp cao bị truy tố, tạm giam chờ ngày xét xử. Số bị cáo 2 vụ này đã lên đến trên dưới 40 người, làm tổn hại, thất thoát lên đến hàng vài trăm nghìn tỷ đồng của đất nước, liên quan đến hàng loạt ngân hàng tư và ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ 2 vụ án này rất đồ sộ, bao gồm hàng nghìn nghị quyết, thông tư, chỉ thị, thông báo, báo cáo, thống kê, kế toán, kết toán, các văn kiện ký kết, chứng từ, biên nhận, biên bản, các cuộc họp, bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận, thư riêng, thư điện tử, các vật chứng, nhân chứng… cho nên việc xử có thể kéo dài, theo phương châm « triệt để », xử đến nơi đến chốn, không để sai sót nào.
Hiện nay dư luận nên chú trọng vào những vấn đề then chốt nhất, không để lôi cuốn bởi những vấn đề thứ yếu.
Trong vụ án Đinh La Thăng, vấn đề lớn nhất là xác định số tiền tham nhũng, làm thất thoát công quỹ thực tế lên đến bao nhiêu, có thể thu hồi về bao nhiêu? Và số tiền tham nhũng đã chia cho những ai, bao nhiêu? mất chục nghìn tỷ hay mất trăm nghìn tỷ đồng?
Trong vấn đề trên cần làm thật rõ 1 điểm, đó là việc bán dầu cho các nước từng đợt, từng quý, từng năm là bao nhiêu? Trong mục này cần xác định có hay không chuyện bán dầu cho Trung Quốc với giá cực rẻ (giá một nửa so với các nước khác) với đổi lại là Trung Quốc trả bằng tiền tươi (Nhân dân tệ hay đôla Mỹ), không chuyển khoản qua ngân hàng, để các quan lớn dễ bề chia chác, đưa phong bì kín đáo riêng tư cho nhau.
Vì có một điều chắc chắn là Đinh La Thăng không thể ăn mảnh một mình, mà có chia nhau, với trên, với dưới, có phường, có nhóm. Vậy trong con số này là những ai, tòa án có công tâm cần xác định thật rõ, không để sót, như trường hợp bà Châu Thị Thu Nga đã bị tòa án cắt lời khi định khai rõ số tiền 30 tỷ đồng (bằng 1,5 triệu đôla) bà đưa cho ai để « chạy » được vào quốc hội, đến nay vẫn là ẩn số.
Trong vụ án Trịnh Xuân Thanh (có tin sẽ xử ngày 10/1/2018), vấn đề số tiền tham nhũng, làm thất thoát bao nhiêu, vào túi những ai, mỗi người cụ thể là bao nhiêu, cũng là một vấn đề lớn, cần làm rõ ràng sòng phẳng, không che dấu, loại trừ một ai, không một ai thuộc vùng cấm.
Vấn đề quan trọng hơn là trước tòa cần làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài bằng con đường nào và trở về nước bằng con đường nào? Cần đi đến kết luận rành mạch rằng Thanh đã tự mình trốn về nước để tự thú hay bị bắt cóc như phía CHLB Đức nhận định?
Theo dư luận CHLB Đức, vấn đề trên đây là cái đinh nóng bỏng của vụ xử án. Đã có hai nghị sỹ Đức (trong đó có ông nghị Martin Patzelt) ngỏ ý định sang Việt Nam chứng kiến phiên tòa cũng là do vấn đề còn tranh cãi này. Vấn đề thông qua hay không Hiệp ước tự do buôn bán với Liên Âu sẽ tùy thuộc vào phiên tòa này. Sau khi TPP thất bại, đây là nguồn thu lợi duy nhất còn lại của Việt Nam đang đứng trước khủng hoảng kinh tế, tài chính, nợ công chồng chất đến gãy lưng, chưa tìm ra lối thoát.
Đây là 2 vụ xử án đầu tiên trong số 12 đại án sẽ đưa ra xử trong 2 tháng tới. Cũng là cuộc sát hạch quốc gia và quốc tế để xem nền tư pháp Việt Nam đã đổi mới, tiến bộ đến mức nào, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền công minh hiện đại như đã hẹn tiến bộ đến đâu, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã thật sự được đẩy mạnh « tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng luật » hay không, theo lời cam kết, lời hứa danh dự với cử tri của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bùi Tín
Trước tòa cần làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài bằng con đường nào và trở về nước bằng con đường nào? Cần đi đến kết luận rành mạch rằng Thanh đã tự mình trốn về nước để tự thú hay bị bắt cóc như phía CHLB Đức nhận định?
Trong vài tuần tới, 2 vụ đại án mang gọn tên « Đinh La Thăng » và « Trịnh Xuân Thanh » sẽ được đem ra xét xử, theo lệnh của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Ban phòng chống tham nhũng trung ương, theo phương châm « khẩn trương, tích cực, triệt để, theo đúng luật ».
Hai vụ án này liên quan chặt chẽ với nhau, cả 2 bị cáo đều thuộc bộ Công thương - là bộ đồ sộ nhất do các bộ Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Thương nghiệp, Ngoại thương sát nhập - lúc ông Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng.
Hai bị cáo cùng giữ vị trí cao nhất trong Tổng công ty dầu khí PVN một thời gian dài, Tổng công ty to lớn nhất, từng mang lại cho ngân sách những khoản tiền lớn nhất trong một thời gian dài, được coi là con bò sữa béo mập nhất của nền kinh tế, nhưng về sau đổ đốn thành công ty tội phạm to lớn nhất, nhiều cán bộ cấp cao bị truy tố, tạm giam chờ ngày xét xử. Số bị cáo 2 vụ này đã lên đến trên dưới 40 người, làm tổn hại, thất thoát lên đến hàng vài trăm nghìn tỷ đồng của đất nước, liên quan đến hàng loạt ngân hàng tư và ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ 2 vụ án này rất đồ sộ, bao gồm hàng nghìn nghị quyết, thông tư, chỉ thị, thông báo, báo cáo, thống kê, kế toán, kết toán, các văn kiện ký kết, chứng từ, biên nhận, biên bản, các cuộc họp, bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận, thư riêng, thư điện tử, các vật chứng, nhân chứng… cho nên việc xử có thể kéo dài, theo phương châm « triệt để », xử đến nơi đến chốn, không để sai sót nào.
Hiện nay dư luận nên chú trọng vào những vấn đề then chốt nhất, không để lôi cuốn bởi những vấn đề thứ yếu.
Trong vụ án Đinh La Thăng, vấn đề lớn nhất là xác định số tiền tham nhũng, làm thất thoát công quỹ thực tế lên đến bao nhiêu, có thể thu hồi về bao nhiêu? Và số tiền tham nhũng đã chia cho những ai, bao nhiêu? mất chục nghìn tỷ hay mất trăm nghìn tỷ đồng?
Trong vấn đề trên cần làm thật rõ 1 điểm, đó là việc bán dầu cho các nước từng đợt, từng quý, từng năm là bao nhiêu? Trong mục này cần xác định có hay không chuyện bán dầu cho Trung Quốc với giá cực rẻ (giá một nửa so với các nước khác) với đổi lại là Trung Quốc trả bằng tiền tươi (Nhân dân tệ hay đôla Mỹ), không chuyển khoản qua ngân hàng, để các quan lớn dễ bề chia chác, đưa phong bì kín đáo riêng tư cho nhau.
Vì có một điều chắc chắn là Đinh La Thăng không thể ăn mảnh một mình, mà có chia nhau, với trên, với dưới, có phường, có nhóm. Vậy trong con số này là những ai, tòa án có công tâm cần xác định thật rõ, không để sót, như trường hợp bà Châu Thị Thu Nga đã bị tòa án cắt lời khi định khai rõ số tiền 30 tỷ đồng (bằng 1,5 triệu đôla) bà đưa cho ai để « chạy » được vào quốc hội, đến nay vẫn là ẩn số.
Trong vụ án Trịnh Xuân Thanh (có tin sẽ xử ngày 10/1/2018), vấn đề số tiền tham nhũng, làm thất thoát bao nhiêu, vào túi những ai, mỗi người cụ thể là bao nhiêu, cũng là một vấn đề lớn, cần làm rõ ràng sòng phẳng, không che dấu, loại trừ một ai, không một ai thuộc vùng cấm.
Vấn đề quan trọng hơn là trước tòa cần làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài bằng con đường nào và trở về nước bằng con đường nào? Cần đi đến kết luận rành mạch rằng Thanh đã tự mình trốn về nước để tự thú hay bị bắt cóc như phía CHLB Đức nhận định?
Theo dư luận CHLB Đức, vấn đề trên đây là cái đinh nóng bỏng của vụ xử án. Đã có hai nghị sỹ Đức (trong đó có ông nghị Martin Patzelt) ngỏ ý định sang Việt Nam chứng kiến phiên tòa cũng là do vấn đề còn tranh cãi này. Vấn đề thông qua hay không Hiệp ước tự do buôn bán với Liên Âu sẽ tùy thuộc vào phiên tòa này. Sau khi TPP thất bại, đây là nguồn thu lợi duy nhất còn lại của Việt Nam đang đứng trước khủng hoảng kinh tế, tài chính, nợ công chồng chất đến gãy lưng, chưa tìm ra lối thoát.
Đây là 2 vụ xử án đầu tiên trong số 12 đại án sẽ đưa ra xử trong 2 tháng tới. Cũng là cuộc sát hạch quốc gia và quốc tế để xem nền tư pháp Việt Nam đã đổi mới, tiến bộ đến mức nào, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền công minh hiện đại như đã hẹn tiến bộ đến đâu, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã thật sự được đẩy mạnh « tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng luật » hay không, theo lời cam kết, lời hứa danh dự với cử tri của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bùi Tín
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét