Hình minh họa
Sau những vụ Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng, chiến dịch được xem là “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng đương nhiên không thể dàn trải khắp các bộ ngành và các địa phương, mà phải trọng tâm hóa vào một số vụ trọng điểm. Đó là những vụ nào?
Vào cuối năm 2016, các cơ quan chức năng đã thống kê được 12 dự đắp chiếu gây lãng phí đến nhiều chục ngàn tỷ đồng: Nhà máy Ðạm Ninh Bình (Ninh Bình), Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), Công trình mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên), Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An), Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai.
Chỉ tính riêng 5 dự án đắp chiếu bị phát hiện trong số 22 dự án trùm mền, ước tính tổng giá trị đầu tư của những dự án này đã lên tới hơn 30.000 tỷ đồng! Con số 30.000 tỷ đồng bốc hơi lên trời ấy lại có thể xây được hàng ngàn trường trung học khang trang hoặc hàng ngàn trạm xá, cùng vô số nhà tình thương.
Hầu hết các dự án đắp chiếu đều có vay mượn tiền từ ODA. Nhiều dấu hiệu cho thấy các dự án trên đã “ăn” nguồn vốn ODA vay mượn của nước ngoài. Mà trong vực thẳm lãng phí vô cùng tận ở Việt Nam, nguồn vốn ODA “từ trên trời rơi xuống” lại là cái đáy tận cùng của mọi loại đáy. Nợ nước ngoài chiếm hơn 40% trong tổng nợ công Việt Nam, đẩy nợ công quốc gia lên đến hơn 231% GDP và rất nhiều “triển vọng” đắp bồi núi nợ lên đầu các thế hệ tương lai của đất nước.
Với con số 12 dự đắp chiếu trên, gánh nợ ODA càng nặng thêm và không biết làm sao để trả.
Phần lớn các dự án trên lại do Bộ Công Thương làm chủ đầu tư. Các dự án này đều được triển khai dưới thời Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng – một “tội đồ” của quá nhiều dấu hiệu tham nhũng và vô trách nhiệm, nhưng cho tới giờ lại có vẻ tạm thoát nạn trước chiến dịch được coi là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng.
Thời điểm kết thúc “chế độ Nguyễn Tấn Dũng” cũng đã chấm dứt vai trò bộ trưởng công thương của ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng được coi là một bộ trưởng đã tồn tại đủ lâu dưới thời một thủ tướng bị bị quá đủ chỉ trích “phá chưa từng có trong lịch sử Việt Nam”. Đa số dự án gây lãng phí tồn tại dưới thời của ông Vũ Huy Hoàng và do Bộ Công thương chịu trách nhiệm triển khai.
Vũ Huy Hoàng tưởng như đã “thoát” sau khi bị kỷ luật đảng vào giữa năm 2017 và Tổng bí thư Trọng có vẻ đắc chí “kỷ luật như thế đã đủ đau chưa!”. Sau đó, không còn nghe nhiều dư luận nhắc đến tên ông Hoàng.
Nhưng vào tháng 12/2017, ngay sau vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và tống giam, vụ bắt 5 cựu lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam đã cho thấy chiến dịch “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng đã bước sang một giai đoạn mới, cứng rắn hơn nhiều, không chỉ nhắm vào phe phái Nguyễn Tấn Dũng mà còn có thể mang tính thực chất phần nào khi tấn công luôn cả những nhóm lợi ích khác, nhỏ hơn và “ruồi” hơn, và đặc biệt là tạo tiền lệ “hồi tố” đối với giới quan chức đã nghỉ hưu và tưởng đã “hạ cánh an toàn” một số năm.
Tình thế xoay chuyển đột ngột trên đã khiến số phận Vũ Huy Hoàng trở nên hết sức mong manh. Bởi dù chưa tính tới trách nhiệm của ông Hoàng đối với các dự án thua lỗ và trùm mền trong ngành công thương, tên ông có thể đã móc chặt với một việc khác có quy mô và tính chất kinh khủng hơn nhiều – theo nhà phân tích chính trị Bùi Quang Vơm: vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có dấu hiệu trốn nộp ngân sách số tiền khổng lồ lên đến 36 tỷ USD từ nhiều năm khai thác dầu thô. Một cái trục đã hình thành trong thời gian ấy là Trịnh Xuân Thanh – Vũ Huy Hoàng – Đinh La Thăng. Và có thể cả Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu Vũ Huy Hoàng bị truy xét không chỉ bởi vụ 36 tỷ USD trên mà cả với các dự án thua lỗ và trùm mền, nhiều lãnh đạo của các dự án này, dù đã nghỉ hưu, cũng sẽ bị lôi ra truy tố như số phận của 5 cựu lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam.
Theo đó, năm 2018 rất có thể là năm sẽ diễn ra nhiều vụ khởi tố, bắt bớ và xét xử chóng vánh đối với các cựu lãnh đạo của nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước, tức sẽ xảy ra nhiều đại án cỡ Vinashin và Vinalines trước đây.
Một thẩm phán của ngành tòa án than thở là chưa hết năm 2017 mà khối lượng xét xử tham ô, tham nhũng dồn quá nặng khiến thẩm phán này không còn thời gian lo cho gia đình. Thẩm phán này cũng dự đoán là khối lượng công việc xét xử trong năm 2018 có thể tăng từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với năm 2017.
Theo đó và bất chấp kế hoạch tinh giảm công chức của đảng cầm quyền, ngành tòa án và các cơ quan điều tra của công an khó mà tinh giản được. Thậm chí còn có thể phình hơn bởi khối lượng công việc bắt bớ và điều tra sẽ nặng nề hơn nhiều so với những năm trước chỉ làm việc đủng đỉnh.
Sau những vụ Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng, chiến dịch được xem là “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng đương nhiên không thể dàn trải khắp các bộ ngành và các địa phương, mà phải trọng tâm hóa vào một số vụ trọng điểm. Đó là những vụ nào?
Vào cuối năm 2016, các cơ quan chức năng đã thống kê được 12 dự đắp chiếu gây lãng phí đến nhiều chục ngàn tỷ đồng: Nhà máy Ðạm Ninh Bình (Ninh Bình), Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), Công trình mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên), Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An), Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai.
Chỉ tính riêng 5 dự án đắp chiếu bị phát hiện trong số 22 dự án trùm mền, ước tính tổng giá trị đầu tư của những dự án này đã lên tới hơn 30.000 tỷ đồng! Con số 30.000 tỷ đồng bốc hơi lên trời ấy lại có thể xây được hàng ngàn trường trung học khang trang hoặc hàng ngàn trạm xá, cùng vô số nhà tình thương.
Hầu hết các dự án đắp chiếu đều có vay mượn tiền từ ODA. Nhiều dấu hiệu cho thấy các dự án trên đã “ăn” nguồn vốn ODA vay mượn của nước ngoài. Mà trong vực thẳm lãng phí vô cùng tận ở Việt Nam, nguồn vốn ODA “từ trên trời rơi xuống” lại là cái đáy tận cùng của mọi loại đáy. Nợ nước ngoài chiếm hơn 40% trong tổng nợ công Việt Nam, đẩy nợ công quốc gia lên đến hơn 231% GDP và rất nhiều “triển vọng” đắp bồi núi nợ lên đầu các thế hệ tương lai của đất nước.
Với con số 12 dự đắp chiếu trên, gánh nợ ODA càng nặng thêm và không biết làm sao để trả.
Phần lớn các dự án trên lại do Bộ Công Thương làm chủ đầu tư. Các dự án này đều được triển khai dưới thời Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng – một “tội đồ” của quá nhiều dấu hiệu tham nhũng và vô trách nhiệm, nhưng cho tới giờ lại có vẻ tạm thoát nạn trước chiến dịch được coi là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng.
Thời điểm kết thúc “chế độ Nguyễn Tấn Dũng” cũng đã chấm dứt vai trò bộ trưởng công thương của ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng được coi là một bộ trưởng đã tồn tại đủ lâu dưới thời một thủ tướng bị bị quá đủ chỉ trích “phá chưa từng có trong lịch sử Việt Nam”. Đa số dự án gây lãng phí tồn tại dưới thời của ông Vũ Huy Hoàng và do Bộ Công thương chịu trách nhiệm triển khai.
Vũ Huy Hoàng tưởng như đã “thoát” sau khi bị kỷ luật đảng vào giữa năm 2017 và Tổng bí thư Trọng có vẻ đắc chí “kỷ luật như thế đã đủ đau chưa!”. Sau đó, không còn nghe nhiều dư luận nhắc đến tên ông Hoàng.
Nhưng vào tháng 12/2017, ngay sau vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và tống giam, vụ bắt 5 cựu lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam đã cho thấy chiến dịch “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng đã bước sang một giai đoạn mới, cứng rắn hơn nhiều, không chỉ nhắm vào phe phái Nguyễn Tấn Dũng mà còn có thể mang tính thực chất phần nào khi tấn công luôn cả những nhóm lợi ích khác, nhỏ hơn và “ruồi” hơn, và đặc biệt là tạo tiền lệ “hồi tố” đối với giới quan chức đã nghỉ hưu và tưởng đã “hạ cánh an toàn” một số năm.
Tình thế xoay chuyển đột ngột trên đã khiến số phận Vũ Huy Hoàng trở nên hết sức mong manh. Bởi dù chưa tính tới trách nhiệm của ông Hoàng đối với các dự án thua lỗ và trùm mền trong ngành công thương, tên ông có thể đã móc chặt với một việc khác có quy mô và tính chất kinh khủng hơn nhiều – theo nhà phân tích chính trị Bùi Quang Vơm: vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có dấu hiệu trốn nộp ngân sách số tiền khổng lồ lên đến 36 tỷ USD từ nhiều năm khai thác dầu thô. Một cái trục đã hình thành trong thời gian ấy là Trịnh Xuân Thanh – Vũ Huy Hoàng – Đinh La Thăng. Và có thể cả Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu Vũ Huy Hoàng bị truy xét không chỉ bởi vụ 36 tỷ USD trên mà cả với các dự án thua lỗ và trùm mền, nhiều lãnh đạo của các dự án này, dù đã nghỉ hưu, cũng sẽ bị lôi ra truy tố như số phận của 5 cựu lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam.
Theo đó, năm 2018 rất có thể là năm sẽ diễn ra nhiều vụ khởi tố, bắt bớ và xét xử chóng vánh đối với các cựu lãnh đạo của nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước, tức sẽ xảy ra nhiều đại án cỡ Vinashin và Vinalines trước đây.
Một thẩm phán của ngành tòa án than thở là chưa hết năm 2017 mà khối lượng xét xử tham ô, tham nhũng dồn quá nặng khiến thẩm phán này không còn thời gian lo cho gia đình. Thẩm phán này cũng dự đoán là khối lượng công việc xét xử trong năm 2018 có thể tăng từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với năm 2017.
Theo đó và bất chấp kế hoạch tinh giảm công chức của đảng cầm quyền, ngành tòa án và các cơ quan điều tra của công an khó mà tinh giản được. Thậm chí còn có thể phình hơn bởi khối lượng công việc bắt bớ và điều tra sẽ nặng nề hơn nhiều so với những năm trước chỉ làm việc đủng đỉnh.
Thiền Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét