17 tháng 2, 2017

Nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung 17/2/1979

Bản quyền hình ảnh: STR/AFP/GETTY IMAGES 
Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi. 
Bản quyền hình ảnh: STR/AFP/GETTY IMAGES 
Dân quân Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây bày tỏ ủng hộ quân đội của họ đang chiến đấu ở tiền tuyến trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Họ tổ chức thành một toán những người khênh cáng hôm 22/2/1979. Cuộc chiến tranh biên giới này được xem là Chiến tranh Đông dương thứ Ba, mà nguồn gốc của xung đột tuy ngắn nhưng đẫm máu là do mâu thuẫn ý thức hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ. 
Bản quyền hình ảnh: ARCHIVE/AFP/GETTY IMAGES 
Một phóng viên ảnh của Việt Nam bị đánh ngất đi ngày 2/9/1978 vào thời điểm có xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc gần Hữu Nghị Quan. 
Bản quyền hình ảnh: JEAN-PIERRE GALLOIS/AFP/GETTY IMAGES 
Một bộ đội biên phòng của Việt Nam đã bị giết hại trong một cuộc tấn công ở Đồng Đăng, biên giới với Trung Quốc, hôm 25/8/1978. Trung Quốc đã tiến hành những cuộc xâm lấn trên diện rộng dọc biên giới với Việt Nam từ năm 1978 trước khi cuộc chiến chính thức bùng nổ ngày 17/2/1979. 
Bản quyền hình ảnh: STR/AFP/GETTY IMAGES 
Đại đội 10, Quân đội nhân dân Việt Nam tại Đồi Chậu Cảnh, tỉnh Lạng Sơn trong tư thế chiến đấu chống lại các cuộc tấn công xâm lấn của Trung Quốc, ngày 21/2/1979. 
Bản quyền hình ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES 
Ba mươi năm sau, khu vực Lạng Sơn gần Hữu Nghị Quan, nơi từng chứng kiến cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt giữa hai nước, nay là khu dân cư phát triển và yên bình. Ảnh chụp 5/2/2009, cho thấy một xe tải thương mại của Trung Quốc đang trên đường về nước và bên đường là cột mốc cây số cũ còn sót lại. 
Bản quyền hình ảnh: MARK RALSTON//AFP/GETTY IMAGES 
Theo các số liệu lịch sử mới nhất của Trung Quốc, 26.000 lính Trung Quốc đã bị giết trong bốn tuần diễn ra cuộc chiến tranh biên giới chính thức bắt đầu từ ngày 17/2/1979 nhưng kéo dài âm ỉ hàng năm trời cho tới khi Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định biên giới năm 1999. 
Bản quyền hình ảnh: MARK RALSTON/AFP/GETTY IMAGES 
Một người Trung Quốc đi thăm Nghĩa trang Tử sĩ của Trung Quốc những người đã chết trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người lính trẻ từ cả hai nước và cho tới nay một bức màn bí ẩn vẫn bao phủ cuộc xung đột này và không bao giờ được giải thích rõ ràng với công chúng. Ảnh chụp ngày 22/2/2007. 
Bản quyền hình ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES 
Một sỹ quan Việt Nam bên cột mốc biên giới bên phía lãnh thổ Việt Nam gần Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn tại biên giới phía bắc với Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 5/2/2009, ba mươi năm sau cuộc chiến. 
Bản quyền hình ảnh: AFP/GETTY IMAGES 
Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc Vụ Viện, ông Đới Bỉnh Quốc, khánh thành một cột mốc biên giới diễn ra ngày 23/2/2009 tại Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn. Trung Quốc và Việt Nam chính thức hoàn tất việc phân giới cắm mốc biên giới đất liền vốn có tranh chấp từ lâu đời, và đây là bước tiến trong mối quan hệ giữa hai nước láng giềng đã trải qua cuộc chiến khốc liệt năm 1979. 
Bản quyền hình ảnh: AFP 
Những năm gần đây đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành của người dân tại các thành phố lớn của Việt Nam để tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 17/2/2016 những người biểu tình chống Trung Quốc tại chân tượng Lý Công Uẩn ở Hà Nội mang theo biểu ngữ đánh dấu ngày này. 
Bản quyền hình ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES 
Những người biểu tình chống Trung Quốc mang theo biểu ngữ tham gia các cuộc tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, không chính thức đánh dấu kỷ niệm lần thứ 37 cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu với Trung Quốc ngày 17/2/1979. Những hoạt động quần chúng bày tỏ thái độ chống Trung Quốc như thế này thường không được chính phủ Hà Nội khuyến khích vì e ngại ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 
Bản quyền hình ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES 
Thắp hương tưởng niệm nhân kỷ niệm ngày cuộc chiến biên giới bùng nổ, 17/2/1979 tại chân tượng đài Vua Lý Thái Tổ ở bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Trang