Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: internet
Bộ Y tế đưa ra hai phương án về việc hiến máu. Một là bắt buộc toàn dân phải hiến máu mỗi năm một lần. Phương án còn lại là người dân tự nguyện hiến máu kèm theo đó ngân sách chi thêm 500 tỉ đồng mỗi năm.
Một số ý kiến cho rằng không nên bàn nhiều về việc Bộ Y tế bày ra phương án cưỡng máu toàn dân. Họ làm vậy là để tạo ra một sự lựa chọn không thể chấp nhận được, từ đó bắt buộc phải chọn phương án thứ hai và ngành này lấy được 500 tỉ đồng.
Thưa các anh các chị…
Thứ nhất, dư luận đúng khi phê phán ý đồ cưỡng máu ấy. Bởi đây là phê phán tư duy của người cán bộ. Dù họ có đưa ra hai, ba hay bao nhiêu phương án đi chăng nữa thì họ cũng không được phép đưa ra phương án đòi lấy máu của toàn dân như vậy được. Điều đó hết sức tào lao, coi thường nhân dân, coi dân như cỏ rác. Tại sao lại dung dưỡng cho loại cán bộ có tư duy ngu dốt, láo lếu ấy? Loại này cần phải dạy dỗ lại.
Từ bao giờ người quản lý ngành không thực hiện được trách nhiệm của mình lại dám nghĩ là sẽ hút máu nhân dân như vậy? Loại này làm sao có đủ tài và đức để đảm đương việc chăm sóc sức khoẻ cho 92 triệu con người?
Thứ hai, việc ngành y tế muốn có thêm 500 tỉ đồng, tôi chưa lạm bàn. Bởi quan điểm cá nhân, tôi cho rằng chi tiền cho y tế là góp phần tăng cường an sinh xã hội.
Tuy nhiên, nhất thiết phải minh bạch 500 tỉ đồng ấy có thực sự cần thiết? Ngành y tế phải giải trình việc sử dụng khoản tiền ấy ra sao, có hợp lý hay không, liệu có mang lại hiệu quả thiết thực đối với việc khuyến khích người dân tăng cường hiến máu hay không?…
Cá nhân tôi có ấn tượng tốt với rất nhiều y bác sĩ. Nhưng tôi gần như đã cạn kiệt niềm tin đối với lãnh đạo Bộ Y tế. Khi Formosa gây ra cá chết ở miền Trung, hải sản nhiễm phenol, cyanua, mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lại ngồi ăn hải sản và khẳng định an toàn thì bà ấy không còn xứng đáng tồn tại trong ngành y.
Điều đó, chính xác phải gọi là dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét