27 tháng 7, 2016

Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài

Tác giả: Hoàng Văn Minh (trích Tin khó tin- Lao động, ngày 26/7)
KD: Theo một báo cáo của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Quy luật cung – cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội,… đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng… (Hoàng Văn Minh)
Xét cho cùng, “thuyền nhân” trước đây là lo sợ, bất an. Còn “di cư” giờ đây là … thất vọng, mất niềm tin ở một chính thể, một môi trường sống đầy tham nhũng, lợi ích nhóm. Và cũng là… bất an. Cho dù cái tổ chức quốc tế gì gì xếp người Việt hạnh phúc thứ 05 trên thế giới, thì cái sự di cư lũ lượt đó cũng là câu trả lời cho sự xếp hạng rùi 
———
Bản đồ di cư của người Việt. Biểu tượng chấm hoa chỉ những quốc gia, vùng lãnh thổ có người Việt sinh sống. Nguồn: IOM.
Mấy hôm nay, cộng động mạng cứ gọi là dậy sóng với thông tin cựu Tổng Giám đốc FPT Trương Đình Anh cùng gia đình “chào” Việt Nam để sang Mỹ làm ăn, sinh sống lâu dài. Và tất nhiên ông Trương Đình Anh không phải là người đầu tiên “chào” Việt Nam.
Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.
Hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Pháp (125,7 nghìn người), Đức (gần 113 nghìn người), Canada (182,8 nghìn người), Úc (227,3 nghìn người), Hàn Quốc (114 nghìn người),…
Tại các nước Đông Âu, và một số nước châu Á như Lào, Campuchia, Malaysia mỗi nước có khoảng trên 10.000 người Việt di cư đến đây. Cũng theo tổ chức này, trong năm 2015, 2,67% công dân Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Trong ấn bản “Migration and remittances factbook 2016” về di cư và kiều hối của các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
Trong năm 2015, Bộ Tư pháp cho biết đã trình Chủ tịch nước giải quyết 4.974 hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam (giảm 1.524 hồ sơ so với năm 2014), trả lời 2.673 trường hợp tra cứu quốc tịch theo đề nghị của các cơ quan.
Tính chung trong 5 năm qua, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Chủ tịch nước cho phép hơn 40.000 trường hợp xin nhập, trở lại và thôi quốc tịch Việt Nam; trả lời tra cứu, xác minh hơn 15.000 trường hợp từ các cơ quan và các Sở Tư pháp gửi về.
Theo một báo cáo của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Quy luật cung – cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội,… đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng… 
Nước mình vừa mới được công nhận là đứng đầu châu Á và thứ 5 thế giới về chỉ số hành tinh hạnh phúc năm 2016. Vị trí từ 1 đến 4 thế giới về chỉ số hành tinh hạnh phúc cũng không thấy nhắc tên Mỹ và các nước chấu Âu. Nơi hạnh phúc thế này không sống, mọi người đổ xô qua đó làm gì nhỉ? Xem tại đâytại đây

Không có nhận xét nào:

Trang