29 tháng 11, 2015

Một kiểu tẩy xoá kí ức dân tộc?

Báo chí đang rộ lên cuộc thảo luận về chuyện bỏ hay giữa môn sử. Có dự kiến “tích hợp” môn sử với các môn khác thành một môn học có tên là “Công dân với Tổ quốc” (1). Đề nghị này làm tôi nhớ đến cái khái niệm rất đặc thù ở VN sau này là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Với kiểu tích hợp này và cái khái niệm “Tổ quốc XHCN”, tôi e rằng người ta lại dấn sâu thêm một bước trong quá trình xoá bỏ kí ức của dân tộc.
Theo dự kiến của Ban Xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông thì môn học mới này là tổng hợp 4 môn học giáo dục đạo đức – công dân, quốc phòng – an ninh, và lịch sử. Trong đó có dạy những nghĩa vụ công dân, kĩ năng sống, pháp luật, đạo đức cách mạng, v.v. Nhìn qua nội dung thì môn học mới này có vẻ rất “hầm bà lằng”. Tôi không phải là dân sử học, nhưng vẫn cảm thấy khó chấp nhận cái dự án “tích hợp” các môn học như thế này.
Trong một thời gian dài, sách sử của VN ngày nay có rất nhiều vấn đề. Vấn đề lớn nhất là sử Việt Nam đã và đang bị chính trị hoá. Vì bị chính trị hoá, nên sách sử chỉ phục vụ cho thế lực chính trị đương thời, và hệ quả là bỏ qua những sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển đất nước. Chẳng hạn như những cuộc xâm lăng của Tàu, những trận hải chiến với Tàu cộng làm cho chúng ta mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa không được đề cập đến trong sách giáo khoa sử. Ngược lại, có những sự kiện được đưa vào sử lại là dối trá, mà trường hợp Lê Văn Tám là một ví dụ tiêu biểu.
Vì phục vụ cho thế lực chính trị, nên sự thật lịch sử cũng bị bóp méo và xuyên tạc. Ví dụ tiêu biểu là những trang sách viết về chế độ Việt Nam Cộng Hoà, hay về triều Nguyễn hoặc là một chiều, không sòng phẳng, hoặc dối trá, hoặc xuyên tạc. Lại có tình trạng che giấu sự thật về những tội phạm của các triều đình phong kiến đối với các vương quốc nhỏ hơn như Chăm Pa. Như thế là thiếu trung thực và thiếu khách quan. Sử mà không trung thực và không khách quan thì khó có thể xem là sử được, mà là tuyên truyền.
Với một nội dung sử như thế mà “tích hợp” với các môn mang tính “phụ” như an ninh, quốc phòng để cho ra cái gọi là”Công dân với Tổ quốc”, thì chúng ta có thể đoán rằng môn học mới chẳng khá hơn. Ở VN mà giáo dục về quốc phòng và an ninh chắc chắn phải chịu sự chi phối của chính trị nặng nề. Do đó, môn học mới chỉ nâng độ tuyên truyền và chính trị hoá lên một tầm cao hơn mà thôi, chứ đâu có giải quyết rốt ráo những khiếm khuyết về nội dung như đề cập trên.
Có một khái niệm tôi rất ngán ngẩm là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” mà chắc sẽ trở thành một “feature” của môn học mới “Công dân với Tổ quốc”. Cái khái niệm này rất quan trọng, vì nó được nhắc đến thường xuyên trong các bài diễn văn của giới lãnh đạo, trong khẩu hiệu, trong sách, trên báo chí, v.v. nói chung là khắp nơi. Những người làm tuyên truyền thậm chí còn nói thẳng rằng yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa! Tôi nghĩ cái khái niệm này chắc chỉ tồn tại ở Việt Nam, chứ ít thấy cái đuôi XHCN ở các nước khác.
Tôi tò mò tìm hiểu khái niệm “Công dân với Tổ quốc” có nghĩa gì thì thấy … rất sốc. Thật ra, nó xuất phát từ suy nghĩ của những kẻ như Lenin rằng không có tổ quốc gắn liền với đất đai của tổ tiên cha ông, mà chỉ có tổ quốc của người vô sản ở khắp nơi trên thế giới đoàn kết lại thành một khối. Trong bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” (tập 11, trang 166), đích thân chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” như sau:
“Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình” (2).
Nhưng Liên Xô đã “chết”. Vậy thì hà cớ gì mà giữ cái “Tổ quốc XHCN” đang được quảng bá khắp nơi hiện nay? Tại sao không quay về với tổ quốc là “Đất nước, gắn liền với bao thế hệ ông cha, tổ tiên của mình.” (Đại Từ điển Tiếng Việt)?
Lịch sử, theo cái nhìn của tôi, là kí ức của dân tộc. Môn lịch sử phải có một vị trí trang trọng trong chương trình học, nhưng nội dung thì phải khách quan và tôn trọng sự thật (chứ không phải có quá nhiều gian dối và chính trị hoá như hiện nay). Cách dạy sử ở nước ta hiện nay, cùng khái niệm “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, là một cách tẩy xoá kí ức dân tộc. Những người nhúng tay vào quá trình tẩy xoá kí ức dân tộc phải được xem là có tội với dân tộc.
___
(2) Luận cương của Lê Nin” Về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa ” quyết định bước ngoặt và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh (ĐH Huế) (trích từ Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 11, trang 166).

Bầu cử ở Myanmar và những bài học cho Việt Nam

Nhân viên giám sát bầu cử giơ một lá phiếu bầutại điểm bầu cử Mandalay, Myanmar ngày 8-11Ảnh: Reuters
Trước nhiều chỉ dấu cho thấy, chính quyền Hà nội đang có một số động thái sẽ nới rộng và đưa nền chính trị Việt nam xích gần lại các giá trị tiến bộ của thế giới hơn. Điều đó cho thấy, việc cải cách chính trị ở Myanmar, đưa đất nước này thoát ra khỏi chế độ độc tài quân sự để bước sang một nền chính trị đa nguyên, theo những tiêu chí của văn minh nhân loại là một bài học có giá trị rất lớn cho sự thay đổi tất yếu tại Việt nam trong thời gian tới.
Cụ thể, theo RFA cho biết, Luật sư Vũ Đức Khanh, hiện sống và làm việc ở Canada nói rằng ông nhận được điện thoại từ một lãnh đạo rất cao cấp của Đảng CSVN, đề nghị cho biết ý kiến về tiến trình dân chủ tại Miến Điện sau khi đảng đối lập thắng lớn. Không chỉ thế Luật sư Vũ Đức Khanh còn cho biết thêm là cuối buổi nói chuyện, vị lãnh đạo Việt Nam nói với ông rằng, ông hy vọng một ngày không xa luật sư Vũ Đức Khanh có thể ra tranh cử tại Việt Nam.
Ủy ban Bầu cử quốc gia của Myanmar đã chính thức công bố kết quả cuộc bầu cử mang tính lịch sử ngày 8/11/2015, đây là một cuộc bầu cử Quốc hội được đánh giá rằng tự do, dân chủ nhất trong lịch sử chính trị của Myanmar. Theo đó, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành thắng lợi với 393 ghế trên tổng số 491 ghế, trong lúc đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết Phát triển (USDP) chỉ chiếm được 40 ghế. Theo dự kiến, việc chuyển giao quyền lực ở Myanmar sẽ hoàn tất vào tháng 4/2016, kể từ đó chính phủ mới của bà Aung San Suu Kyi sẽ chính thức nắm quyền lãnh đạo đất nước. Và người ta hy vọng lịch sử Myanmar sẽ bước sang một chương mới, kỷ nguyên của tự do, dan chủ và phát triển. Tuy nhiên trước mắt đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi còn những thách thức không nhỏ.
Sửa đổi Hiến pháp 2008 không dễ
Mục tiêu của NLD cũng như các đảng phái khác, cũng như của các nhóm sắc tộc tuyên bố trong thời gian vận động bầu cử là, họ sẽ tiến hành sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008, mà họ cho rằng chưa thực sự mang tính chất dân chủ. Như việc quy định để không cho phép bà Aung San Suu Kyi giữ chức vụ Tổng thống, hay quy định về quyền của các nhóm sắc tộc ở các vùng hiện đang thuộc quyền kiểm soát của họ v.v... là những nội dung cần được sửa đổi. Nếu căn cứ vào nội dung thỏa thuận ngưng bắn giữa chính quyền Myanmar và các các nhóm sắc tộc, có ghi rõ việc ngừng bắn dựa trên nền tảng một Hiến pháp Myanmar trong đó có các cam kết tôn trọng quyền tự trị (ban hành một số luật trong vùng của mình) ở một mức độ nhất định của các nhóm sắc tộc. Thì đây cũng là một lối thoát, có thể buộc phe quân đội ủng hộ cho việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008.
Theo các nhà phân tích chính trị Myanmar đều thấy rằng, việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008 là một việc hết sức khó khăn. Vì theo quy định, Hiến pháp Myanmar chỉ được sửa đổi khi có sự đồng thuận của trên 75% tổng số dân biểu, trong lúc theo quy định số ghế của quân đội trong cơ quan lập pháp đã là 25% . Trong lúc số ghế trong Quốc hội của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi cũng chưa đạt đến mức 75%.
Do vậy, việc bà Aung San Suu Kyi sẽ nắm chức vụ Tổng thống Myanmar là một điều hầu như không thể và cũng hết sức khó khăn nếu như chính phủ mới không tiến hành được việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008. Tuy nhiên, việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008 còn là mong muốn của các nhóm sắc tộc ở Myanmar hiện nay, do đó nếu đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi biết liên kết với các nhóm sắc tộc và giành được sự đồng thuận của quân đội, thì việc này vẫn có thể xảy ra.
NLD phải làm gì để tồn tại?
Đến nay, việc xác định ai sẽ là Tổng thống mới của Myanmar vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ biết rằng gần đây, bà Aung San Suu Kyi đã tuyên bố rõ ràng rằng, nếu Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ giành thắng lợi và nắm quyền lãnh đạo nhà nước thì bà sẽ nắm vai trò người lãnh đạo tối cao, trên cả Tổng thống Myanmar. Nhiều nguồn tin cho rằng, bà Aung San Suu Kyi sẽ nắm giữ chức Chủ tịch Quốc hội Myanmar theo thỏa thuận với các lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia.
Việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008 chắc chắn phải nhận được sự đồng tình của phe quân đội thì mới có thể tiến hành được. Do vậy, một gánh nặng được đặt lên vai của bà Aung San Suu Kyi là phải xử sự thế nào để giành được sự đồng thuận từ phe quân đội.
Tuy nhiên, việc thành lập chính phủ của đảng NLD sẽ không dễ dàng và thuận buồm xuôi gió, khi mà phe quân đội Myanmar vẫn nắm vai trò chủ đạo theo quy định của Hiến phápMyanmar năm 2008. Theo đó, số ghế của quân đội trong cơ quan lập pháp là 25% theo quy định; cũng như các vị trị Bộ trưởng các bộ quan trọng như Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ An ninh Biên giới phải do các tướng lĩnh Quân đội nắm giữ; hay cơ quan tối cao là Hội đồng An ninh Quốc gia Myanmar sẽ có 11 thành viên, trong đó 6 nhân vật là tướng lĩnh quân đội được chỉ định và 5 vị trí còn là do dân cử. Điều đó cho thấy quân đội Myanmar vẫn giữ một vai trò quan trọng trong chính trường của Myanmar. Nghĩa là con tàu Myanmar do đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo là người cầm lái sẽ gặp không ít sóng gió từ phe quân đội, một khi chính sách của NLD tỏ ra trái ý và có nguy cơ mang lại những bất lợi cho họ. Kể cả đánh đắm "con thuyền" này.
Tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar hiện nay khó có thể đảo ngược, vì kết quả bầu cử vừa qua ở Myanmar đã cho thấy đã số cử tri Myanmar đã nói không với sự nắm quyền của quân đội và họ đã dồn toàn bộ sự ủng hộ cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Tuy vậy, việc cử tri Myanmar dồn toàn bộ sự ủng hộ cho đảng NLD, hoàn toàn không phải vì tất cả đều ủng hộ đảng của bà Aung San Suu Kyi, mà vì họ đã chán ghét chính quyền độc tài quân nhân Myanmar đã cai trị trong hơn 50 năm qua ở đất nước này nhưng không còn lựa chọn nào tốt hơn.
Gác lại quá khứ, nhìn về tương lai là nhiệm vụ của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi sau khi nhận chuyển giao quyền lực. Điều đó cho thấy, chính phủ mới của bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể có các chính sách nhằm "trả thù" chính quyền quân sự về những việc làm trong quá khứ. Mà quan trọng nhất là đảng NLD phải khôn khéo, biết dựa vào ảnh hưởng của phe quân đội để tiến hành các cải cách và quan trọng nhất là phải kéo dài thời gian cầm quyền của mình.
Bài học cho Việt nam
Kết quả bầu cử vừa qua ở Myanmar là kết quả mà phe quân sự không thể ngờ tới, vì trước ngày bầu cử họ vẫn công bố các kết quả điều tra xã hội học, mà theo đó cho thấy họ (đảng USDP) đã nhận được sự ủng hộ của dân chúng tới 60%, thậm chí có nơi là 80%. Lúc ấy, dư luận cho rằng vài tháng trước bầu cử đảng đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết Phát triển (USDP) đã lợi dụng danh nghĩa của chính quyền, để tiến hành các chính sách an sinh xã hội như: cho dân chúng vay một khoản tín dụng, thậm chi là chia tiền. Tuy vậy kết quả cuối cùng thì họ vẫn thất bại.
Kết quả này càng làm cho người ta hy vọng rằng, tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar sẽ thu được những kết quả đáng khích lệ, tạo cơ sở cho sự chuyển mình của đất nước Myanmar sau hơn 50 năm được cai trị bởi tập đoàn quân sự. Dù rằng, sự so sánh giữa phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt nam với Myanmar còn quá khập khiễng, vì sự khác nhau cơ bản về đẳng cấp và bài bản. Trong bài viết này, xin sẽ bỏ qua việc phân tích các nhược điểm cũng như sự tồn tại của lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở VN, để đưa ra 03 bài học sau:
1. Sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo
Đây là vấn đề quan trọng và mang ý nghĩa quyết định nhất, nếu không có sự thay đổi về nhận thức của ban lãnh đạo đương quyền thì tiến trình dân chủ hóa sẽ khó có thể xảy ra vì nó sẽ gặp phải muôn vàn các trở ngại từ phía chính quyền. Tuy vậy, sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo cũng phải xuất phát trên nền tảng đòi hỏi cải cách chính trị của người dân. Như lời của ông Thein Sein, Thủ tướng Manmar nói với báo giới rằng “Đơn giản là chúng tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do vậy tương lai của (đất nước) chúng tôi phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ”
Bài học các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị xảy ra vào năm 1988, mà đỉnh cao là việc quân đội Myanmar đã nổ súng vào những người biểu tình ngày 8 tháng 8 năm 1988. Máu đã đổ và biết bao nhiêu người đã ngã xuống, song cuộc biểu tình năm 1988 đã đẩy đất nước Myanmar tới bờ vực của một cuộc cách mạng. Để đối phó, các tướng lĩnh Manmar đã tiến hành một cuộc đảo chính nhằm để xoa dịu dân chúng. Và sau đó Myanmar quay trở lại quốc hiệu Liên bang Myanmar - Union of Myanmar. Tuy vậy, cuộc cách mạng 2008 cũng đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990 với kết quả Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLD của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990. Đây là một cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm dưới sự cầm quyền của chính phủ quân sự. Và tuy rằng kết quả của cuộc bẩu cử này sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Nhưng đã cho thấy rằng đòi hỏi cải cách chính trị của đông đảo người dân là yếu tố hết sức quan trọng. Điều này ở Việt nam mới ở mức nhen nhóm.
Như vây cho thấy, sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo các chính quyền độc tài chỉ xuất hiện khi họ phải đối mặt với sức ép, cũng như sự thách thức của dư luận xã hội và sức ép của các tổ chức chính trị đối lập ở một mức độ cao, buộc họ phải chấp nhận sự thay đổi các chính sách về hệ thống chính trị. Đây là điều hiện còn thiếu ở Việt nam.
2. Chuyển đổi trong trật tự trên tinh thần xây dựng
Lịch sử chính trị thế giới trong những năm gần đây cho thấy, đa số các cuộc cách mạng nhằm chuyển đổi thể chế chính trị từ độc tài sang dân chủ luôn bị ảnh hưởng của bạo lực và xung đột vũ trang, không chỉ từ phía nhà cầm quyền mà còn xảy ra giữa các lực lượng làm cách mạng với nhau. Từ đó diễn ra tình trạng nội chiến và xung đột kéo dài không có hồi kết. Đây là nguy cơ trầm trọng và là sự thất bại, khi người ta đánh đổi sự độc tài bằng một cuộc nội chiến.
Ở Myanmar đã tiến hành chuyển đổi thành công trong trật tự và hòa bình, cho dù hiện nay ở Myanmar vẫn tồn tại tới 23 nhóm vũ trang của các sắc tộc ít người, đang hoạt động ở vùng rừng núi, cũng như việc Myanmar đã chịu sự nắm quyền của tập đoàn độc tài quân sự trong thời gian hơn 50 năm. Song các giá trị về dân chủ và khát vọng của người dân về một nền chính trị tiến bộ vẫn không hề bị dập tắt, bất chấp sự đàn áp không thương tiếc của nhà cầm quyền quân sự.
Bên cạnh cuộc đấu tranh vũ trang của các lực lượng phiến quân thì cuộc đấu tranh bất bạo động vẫn tồn tại, phát triển và giành được các kết quả ngoạn mục. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, dựa trên nền tảng hòa hợp để xây dựng và phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở Myanmar. Có những lúc một số đông sinh viên Myanmar, bị đàn áp đã không lựa chọn con đường định cư ở quốc gia thứ 3, mà họ lựa chọn tỵ nan tại Thái lan để tiếp tục tranh đấu với hy vọng cho sự chuyển biến chính trị cho Myanmar.
Đây có lẽ là điều khác hoàn toàn với phong trào tranh đấu cho dân chủ ở Việt nam, khi mà đến lúc này nhiều người chưa thấy ở họ một chủ trương cụ thể: đấu tranh để buộc nhà cầm quyền chuyển đổi hay đấu tranh để lật đổ chế độ hiện tại?
3. Hóa giải mối quan hệ với Trung quốc
Các nhà phân tích chính trị quốc tế đề có một nhận xét chung rằng, sự thay đổi chính trị ở Myanmar sẽ khó xảy ra, nếu ảnh hưởng và sự ủng hộ từ Trung Quốc vẫn tồn tại. Tuy vậy ban lãnh đạo của chính quyền quân sự Myanmar đã chuyển đổi chính sách đối ngoại, từ chính sách đóng cửa và dựa hẳn vào Trung quốc sang chính sách quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Đặc biệt là cở mở hơn với phương Tây, tuy nhiên mối quan hệ với Trung quốc vẫn được họ xử lý một cách khéo léo và hài hòa.
Chủ trương của chính quyền Hà nội đến nay đối với Trung quốc hiện nay cũng đã rõ ràng hơn, cho dù chỉ là ở mức khiêm tốn, song cũng cho thấy sự thao túng của Trung quốc vào nền chính trị Việt nam cũng chỉ ở mức độ, mà không có tình trạng làm mưa làm gió như trước đây. Đặc biệt là thái độ cứng rắn và cương quyết hơn của ông Nguyễn Tấn Dũng, người được đồn đoán rằng sẽ nắm chức vụ cao nhất của Đảng CSVN trong năm 2016. Đây cũng là một tiền đề cần thiết cho sự chuyển đổi chính trị ở Việt nam nếu có trong tương lai.
Kết
Hiện nay ở Việt nam cho dù chưa có một khảo sát xã hội học nào khẳng định tỷ lệ % người dân ủng hộ Đảng CSVN là bao nhiêu? Song có ý kiến cho rằng sự ủng hộ đó ít nhất sẽ trên 50 %. Tuy vậy, sự chần chừ trong việc cải cách chính trị của ban lãnh đạo Việt nam cho thấy, nhận xét đó ít có khả năng thuyết phục. Vì nếu như sự ủng hộ của dân chúng cho Đảng CSVN ở mức như vậy thì lý do nào khiến họ không dám cải cách chính trị? Hay là họ biết rằng sự ủng hộ của dân chúng ở Việt nam cũng sẽ theo như kết quả bầu cử ở Myanmar vừa qua?
Dù sao đi chăng nữa, tiến trình dân chủ hóa ở Việt nam là con đường tất yếu và đúng đắn. Nhất là trong lúc nền kinh tế Việt nam đang chao đảo bởi nợ nần, do sự hoạt động kém hiệu quả của các doang nghiệp nhà nước và sự quản lý yếu kém. Trong lúc xã hội bát nháo, các quan chức nhà nước ngày một lộng hành trong việc bắt nạt dân, cũng do hậu quả của một hệ thống luật pháp không nghiêm minh, công lý không được tôn trọng thì việc cải cách chính trị để chuyển đổi từ nền chính trị độc tài một đảng sang đa nguyên dân chủ là việc làm hết sức cần thiết. Nó cũng là giải pháp nhằm tháo ngòi nổ cho quả "bom", khi mà mọi áp lực xã hội và sự bất mãn của dân chúng ngày càng tăng cao.
Đổi mới thể chế chính trị, xóa bỏ độc tài chuyên chế theo mô hình nhà nước XHCN của chủ nghĩa Marx - Lenin để tiến tới một nền chính trị dân chủ, tự do như hầu hết các quốc gia trên thế giới đã theo đuổi và đạt được những thành tựu to lớn. Nền chính trị dân chủ thực chất là sự tôn trọng và coi quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân, và phải do nhân dân quyết định và lựa chọn. Trong nhiều chục năm trở lại đây, Đảng CSVN đã đưa đất nước đi từ hết sai lầm này đến sai lầm khác. Và đến nay Việt nam đã chính thức tụt hâu với thế giới và khu vực, kể cả Lào, Campuchia... cũng đã vượt chúng ta. Do vậy, Đảng CSVN không còn bất kể lý do gì để bám chặt vào quyền lực một cách độc tôn như hiện nay.
Kami/(Blog RFA)

Chất lượng công chức và lỗi hệ thống

* Ts. LÊ HỒNG SƠN
Muốn cải thiện chất lượng CB-CC-VC phải là có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, đừng theo kiểu đánh chuột vỡ bình quý. Như vậy tình hình còn xấu hơn. Mới đây, Bộ Nội vụ đã có Thông tư hướng dẫn địa phương xây dựng chế độ công chức-công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng công chức Việt Nam trong điều kiện cải cách hành chính. 
Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai việc xây dựng vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc, sau đó đề nghị Bộ Nội vụ phê duyệt. Đến nay, đã có 12 bộ, ngành và 32 tỉnh, thành phố hoàn thành việc xây dựng đề án vị trí việc làm. Bộ Nội vụ đã thành lập Hội đồng để thẩm định Đề án của các Bộ, ngành, địa phương trước khi phê duyệt danh mục vị trí việc làm.
Liệu rằng với việc xây dựng cả một chuyên đề như vậy thì chất lượng cán bộ- công chức- viên chức sẽ được cải thiện? 
Báo Đất Việt xin đăng tải bài viết thể hiện quan điểm riêng của TS Lê Hồng Sơn - Nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra VB-QPPL của Bộ Tư pháp về vấn đề này.
Lỗi hệ thống
Xin được bắt đầu từ vụ việc hàng trăm công nhân công ty MTĐT Đà Nẵng kéo đến Thành ủy Đà Nẵng để phản ánh việc ông Tổng giám đốc công ty đưa người nhà vào các vị trí khác nhau của công ty. Đây là một sự kiện nóng mang tính điển hình tại địa bàn thành phố có nhiều dấu ấn, nhiều sự kiện được cả nước quan tâm. Về phía công nhân, phản ứng là việc cực chẳng đã.
Hành vi của ông Tổng giám đốc như một sự quá lạm quyền mà hàng trăm công nhân không thể chịu đựng, nín nhịn được. Buộc họ phải phản ứng, kiến nghị tập thể. Tuy vậy, sự kiện này cũng chỉ là một trong hàng loạt việc khác liên quan đến việc đưa con ông cháu cha, đưa người nhà vào các cơ quan, đơn vị trong phạm vi cả nước. Mức độ, phạm vi có thể khác nhau nhưng xin khẳng định là hoàn toàn không hiếm. Nhiều việc công luận, báo chí đã chỉ mặt, điểm tên rồi. 
Hiện tượng đang nói chính là tình trạng cài cắm, người thân, con, cháu hay còn gọi “con ông cháu cha”. Là hiện tượng có những người không đủ trình độ tiêu chuẩn vẫn lọt vào làm việc tại một vị trí do ông, cha, người thân trong gia đình đưa vào hoặc chạy tiền để được tuyển, được bổ nhiệm. Hậu quả, làm mất chuẩn trong bộ máy, trong đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, nơi người đó có mặt. Người ta dựa thế, ỷ lại, lười biếng, không thực hiện nhiệm vụ công vụ một cách nghiêm túc, tư tưởng cơ hội, thực dụng có cơ để phát triển.
Trình độ, năng lực yếu nên làm việc không được, tham mưu quyết định không bảo đảm yêu cầu. Thậm chí người ta dựa thế để làm càn, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như tham nhũng, lãng phí. Đương nhiên, sản phẩm, kết quả công việc của những người này thường là tồi, là kém.
Nhìn tổng thể thì hiện tượng này cũng góp phần không nhỏ vào những hạn chế bất cập, những vết đen, vết mờ trong hệ thống cơ quan, tổ chức hiện hành từ hoạch định, xác lập cơ chế chính sách vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho đến việc triển khai, tổ chức thực thi, giải quyết các công việc của tổ chức, công dân. Hiện tượng thiếu kỷ luật, kỷ cương như hiện nay cũng một phần do hiện tượng “con ông cháu cha” mà ra. Thậm chí có người còn ví đây là hành vi “tham nhũng tương lai”, gây hậu quả lâu dài.
Về quy trình tuyển chọn, đánh giá CB-CC hiện nay đúng là có vấn đề. Thậm chí là vấn đề rất lớn. Tuyển chọn nhưng chưa đụng được vào bản chất của yêu cầu tuyển chọn, đánh giá mà mọi người mong muốn. Trớ trêu, việc tuyển chọn, việc đánh giá tất cả dường như đúng quy trình, đúng với quy định hiện hành. Thật khó mà tìm ra được những lỗi cụ thể trong toàn bộ quy trình này. Trình tự, bài bản lớp lang, hệ thống vận hành đều rất suôn chảy, đều đúng quy định. Kết quả đẹp như mơ.
Thế nhưng, tại sao kết quả đầu ra của toàn bộ hệ thống tuyển chọn đánh giá lại rất mờ nhạt, thậm chí đã có những đánh giá tương đối nặng nề? Nơi này, nơi khác mà công luận đã biết. Vậy vấn đề là ở đâu? E rằng, lại một lần nữa phải dùng cụm từ “lỗi hệ thống”.
Và quan trọng hơn là vấn đề con người thực thi các quy định có nghiêm chuẩn trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm không? Ví dụ: vấn đề tuyển chọn. Chúng ta đã tìm nhiều cách để nâng chất lượng đầu vào của đội ngũ CB-CC-VC. Việc tổ chức thi tuyển có nơi làm nghiêm, làm chuẩn thì ngược lại cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ phía nọ, phía kia. Rất nhiều nơi thực hiện quy trình một cách hình thức, một số cá nhân khi tham gia vào lại cố tình lèo lái đi, cố tình bẻ cong pháp luật, cố tình vi phạm.
* * *
Vẫn còn hiện tượng mà người ta thường gọi là tiêu cực ở nhiều khâu của quá tình thi tuyển. Cá biệt, người ta còn nói đến hiện tượng người đứng đầu đã dùng tập thể làm bình phong, quy trình để hợp thức hóa ý định cá nhân trong vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm nhân sự. Thời gian gần đây, tại một số cơ quan, người ta phải nâng tiêu chuẩn đầu vào như một giải pháp ngăn chặn tiêu cực, nâng cao chất lượng tuyển dụng.
Người ta đặt ra tiêu chuẩn nộp hồ sơ bằng giỏi, bằng xuất sắc. Đây cũng là một cách. Tuy nhiên, cách này lại lập tức tác động đến hệ thống đào tạo, đánh giá cấp bằng cho các cử nhân khi ra trường. Cách đây mươi lăm năm có một bằng giỏi rất hiếm, rất cá biệt. Nay thì, ở một số trường, cấp bằng giỏi quá nhiều, có nơi gần như đại trà cho học sinh chỉ ở trình độ học lực khá.
Có người nói, trước đây số đó chỉ được cấp bằng tốt nghiệp loại khá, trung bình khá thì bây giờ đã được nâng lên bằng tốt nghiệp loại giỏi. Thậm chí người ta đầu tư ngay từ lúc vào đại học để cuối cùng khi ra trường có được bằng giỏi bằng mọi cách.
Kể cả cách mua điểm bằng tiền, bằng các lợi ích khác. Sinh viên nói về hiện tượng này một cách rất tự nhiên, như chuyện thường ngày ở trường vậy. Như vậy, nâng tiêu chuẩn bằng cấp nhưng thực chất không nâng được chất lượng, chất xám, trí tuệ như mong muốn. Chủ trương lựa chọn người tài đã bị vô hiệu hóa ngay từ khâu đào tạo, cấp bằng.
Nơi này, nơi khác, thi thoảng chúng ta nghe đến việc có nhà lãnh đạo quyết tâm có giải pháp tuyên chiến với hiện tượng “con ông cháu cha”, chống tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm. Dư luận ghi nhận nhưng cũng rất hoài nghi về kết quả cuối cùng. 
Thậm chí còn có cảm giác một cá nhân đang đánh nhau với cối xay gió. Gian truân lắm. Nhiều khi có cảm giác như họ bất lực, cô đơn. Ở đây, chính là nói lỗi hệ thống và tác động mang tính hệ thống ở tất cả các khâu đoạn, kể cả ở yếu tố con người thực thi, để buộc chúng ta phải tìm ra giải pháp có tính hệ thống ở tất cả các khâu đoạn để chống tiêu cực trong tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức.
Cải cách từ khâu giáo dục
Vì vậy, phải chấn chỉnh ngay trật tự kỷ cương, kỷ luật bảo đảm chất lượng ngay từ khâu giáo dục, đào tạo. Đừng để một người ra trường vào cơ quan làm việc với một nhận thức tiêu cực, quay cóp, gian lận trong học hành, thi cử lại là hành trang mang theo vào cơ quan, nơi làm việc.
Khi tuyển dụng một người vào cơ quan làm việc thì phải xây dựng ngay cho họ về nhận thức, về hành vi theo đúng chuẩn mực, đúng yêu cầu của vị trí công tác. Kể cả những hành vi tưởng như nhỏ nhất như đi muộn về sớm, tùy tiện, thiếu tính chuyên nghiệp trong thời gian thi hành công vụ và không được nói dối, làm dối như việc chấp hành thời gian hành chính, việc làm khống, làm dối chứng từ của một cuộc họp, xin chữ ký khống của đại biểu để lấy tiền chia nhau.
Cũng có người băn khoăn, trăn trở, nhưng nhiều người khác lại coi việc gian dối là việc tự nhiên. Điều này, có cảm giác như không có ai nhìn nhận một cách nghiêm túc để có giải pháp ngăn chặn một cách triệt để trong các cơ quan, tổ chức hiện nay. Rồi tiếp theo là khâu tuyển chọn cho nghiêm chuẩn, thực sự lựa chọn được đúng người có năng lực, trình độ.
Việc đánh giá đúng chất lượng cán bộ, công chức đòi hỏi nhiều yếu tố chi phối. Việc xác định số lượng, nội dung công việc cũng như đánh giá công việc của từng công chức còn thiếu chuẩn, còn tùy tiện. Thường người ta chỉ lập ra một danh mục công việc để báo cáo, còn chất lượng đến đâu thì hầu như bị bỏ ngỏ. Người đánh giá cũng e ngại, hình thức, tùy tiện. Do đó mà không lạ gì số liệu của Bộ Nội vụ về tỷ lệ công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Số liệu đó không ai chấp nhận được, nhưng nhìn lại quy trình đánh giá thì thấy chả có gì sai trái cả.
* * *
Có một việc là sắp xếp công chức theo vị trí việc làm, định vị cũng như xác định yêu cầu cụ thể về số lượng, chất lượng công việc của từng vị trí việc làm để từ đó đánh giá đúng công chức là một chủ trương tốt, là một giải pháp hay. Nhưng loay hoay, làm mãi chưa được.
Phải nghiêm túc đánh giá và chấn chỉnh việc này thì mới tạo lập được một cơ chế để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của từng công chức trong bộ máy công quyền. Có như vậy mới có cơ sở để đánh giá cũng như có cơ sở để loại trừ những người yếu kém, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện và ngược lại bổ sung thêm những người có trình độ vào bộ máy. Đây là một sự luân chuyển, thay thế rất tự nhiên.
Việc loại một công chức có sai phạm ra khỏi bộ máy sao khó khăn thế? Đồng ý là có yếu tố xã hội, nhân đạo cần phải tính đến, nhưng một khi đã sai phạm, đặc biệt là sai phạm liên quan đến đạo đức, nhân cách, vi phạm pháp luật, thi hành công vụ một cách tùy tiện, trục lợi. Thậm chí dự luận phản ánh nhiều trường hợp sử dụng bằng giả, vậy mà khi xem xét lại cứ nhùng nhằng, không dứt khoát, quyết liệt để loại trừ những người này ra khỏi bộ máy?
Thiếu điều này thì bộ máy hiện nay như nhiều người nói giống như “ao tù, nước đọng”. Sự bản lĩnh , quyết liệt, dũng cảm cũng là một yếu tố để những người có thẩm quyền xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng, chứ như hiện nay thì vô phương, chẳng có giải pháp gì để đáp ứng được yêu cầu của tình hình, yêu cầu của nhiệm vụ.
Đả chuột đừng lo vỡ bình quý
Tóm lại, để giải quyết những vấn đề tiêu cực trong việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức đòi hỏi bản lĩnh, trình độ của người lãnh đạo, đồng thời phải có giải pháp tốt để làm chuyển biến tình hình chứ như hiện nay thì càng nói tinh gọn, tinh giảm thì lại càng tăng, càng phình bộ máy, biên chế.
Nói giảm tham nhũng, tiêu cực, giảm lãng phí nhưng cảm giác chẳng làm được bao nhiêu. Tham nhũng không còn là cá nhân, trường hợp cụ thể mà cần chú ý đến tham nhũng đại trà, tham nhũng nhóm, tham nhũng được cài vào thể chế, chính sách, tạo đặc quyền đặc lợi mới là đáng lưu ý.
Còn lãng phí cũng là vấn đề lớn, xin nói thật là chưa làm được bao nhiêu. Tiền ngân sách, tiền thuế của dân được chi tiêu một cách dễ dãi quá, tùy tiện quá. Có nhiều việc, nhiều công trình nói ra ai cũng thấy một sự lãng phí ghê gớm, vậy mà việc ngăn chặn hầu như không có hiệu quả. Chi phí cho tổng kết, ngày lễ, ngày kỷ niệm đang tràn lan. Phê duyệt một công trình chi phí nhiều tỷ, nhiều nơi quá dễ dãi. Dư luận nói nhiều mà có ngăn được đâu. Ở đây có vấn đề cơ hội thực dụng, có vấn đề lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân nên rất khó khắc phục nếu không kiên quyết, cứ e dè nể nang.
Chủ trương đã rõ, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa là mục tiêu, động lực của cải cách, đổi mới. Vậy mà thực tế lại chỉ ra rằng cơ hội, thực dụng đang tồn tại ở nhiều khâu, đoạn liên quan đến việc đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao ở Việt Nam.
Từ việc giáo dục phổ thông cho đến đào tạo cử nhân, thậm chí cả đào tạo học vị tiến sỹ, thạc sỹ, việc bổ nhiệm học hàm giáo sư, phó giáo sư thì chất lượng không bảo đảm; về sự tùy tiện, hiện tượng tiêu cực đang tương đối phổ biến. Thậm chí cả hiện tượng “học giả, bằng thật” còn không ít. Vì vậy, vấn đề bây giờ phải là có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, dũng cảm chứ đừng theo kiểu e dè nể nang, dĩ hòa vi quý, e đánh chuột vỡ bình quý. Nếu cứ như vậy thì chẳng làm được gì cả, tình hình ngày càng xấu hơn.
L.H.S/ĐVO

‘Chiêm bái người xưa để sửa mình’

* MAI THỤC
'Đất - Trời- Người' linh cảm ứng. Chiều chiều Thiền hành quanh Hồ Gươm. Trước tượng đài đức vua anh minh Lý Công Uẩn, tôi mơ tìm về nguồn cội Cung đình Thần linh Thăng Long.
Bất ngờ. Mùa Vu Lan 2015. Cô bạn Nguyễn Thanh Hà, người đêm ngày trăn trở với dự án “Xây dựng Hệ thống Sàn giao dịch kết nối cung cầu nông nghiệp thực phẩm 
Chùa làng Đình Cả (Cổ Lũng tự)
toàn quốc”, mời tôi về ngôi chùa làng Đình Cả, xã Nội Duệ - huyện Tiên Du, quê nhà cô. Nơi mà tôi viết bài về Mẫu Nguyệt Hằng Sơn. Bài viết qua internet đã nối nguồn linh cảm ứng với Thanh Hà về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của cô .Chúng tôi đi xe Bus số 54 từ bến Long Biên- Hà Nội về thôn làng Đình Cả. Qua cánh đồng lúa xanh mướt mát hai bên đường.
Tháng Tám nắng rám quả bòng. Hà dắt tôi qua làng. Ngôi làng ngày xưa gió lay bóng lá. Những ao làng thơm hương sen. Những hồ nước ngâm tơ, dệt lụa. Những thôn nữ nết na, duyên dáng, vừa đi thăm lúa về, vừa khỏa chân xuống cầu ao, tha thướt thả câu quan họ. Mơ bóng chàng Trai Cầu Vồng Yên Thế/ Gái Nội Duệ Cầu Lim. Xa xa dáng núi Nguyệt Hằng Sơn linh diệu dâng bầu vú sữa Mẹ Đất tuôn trào, nuôi dưỡng muôn đời.
Ngôi làng cổ ấy. Nay thưa bóng cây xanh. Màu xanh vườn nhà ẩn hiện nơi đâu?
Thanh Hà dẫn tôi về phía sau làng. Cánh đồng lúa xanh mượt bao bọc bước chân tôi. Qua đường sắt, chúng tôi rẽ ra ngôi chùa cổ. Ngự giữa cánh đồng làng. Ngôi chùa thênh thang bốn phương, tám hướng. Tỏa Sáng huyền diệu như hoa Sen ngào ngạt hương quê.
Bốn cửa chùa. Bốn lối vào, ra đẫm hương cỏ. Cửa không cần đóng. Then không cần cài.
Hà dẫn tôi vào cửa, phía ngôi mộ cổ. Tôi dừng lại, lạy tạ ngôi mộ hai vợ chồng vị Thành hoàng làng Đình Cả. Ngài Phạm Ban, phò mã nhà Lý. Người trai làng Đình Cả được vua Lý Thái Tông gả con gái Lý Hồng Nương. Ngài có công, được dân tôn Thành Hoàng làng và chăm sóc phần mộ giữa cánh đồng làng. Anh linh tỏa rạng. Người dân Đình Cả đã xây ngôi chùa làng nơi ngôi mộ linh thiêng.
Tâm linh đồng vọng cõi hư vô
Tôi ghi những câu thơ linh cảm ứng của thầy trụ trì chùa làng Đình Cả:
Tâm linh đồng vọng cõi hư vô/ Hiện tại nhớ về cõi xa xưa/ Làm nền nhân cách cho hậu thế/ Dẫu muộn không sao chẳng có thừa/ Sàng lọc Tinh hoa để kết tinh/ Rọi Ánh Hào quang vào Văn minh/ Sáng trong bản sắc hồn dân tộc/ Chiêm bái người xưa để sửa mình.
Gió nắng dịu dàng ru tôi vào cõi thiêng. Trong vườn chùa, dưới bóng cây nhãn cổ thụ. Tôi chắp tay kính lạy Ban thờ Thần Nông ngự ngoài Trời. Lần đầu tiên tôi được chiêm bái Ban thờ Thần Nông tại ngôi chùa làng Việt cổ. Ban thờ xây giản dị. Hai bên ngai Ban thờ, ngự đôi Rồng thời Lý. Thân Rồng hình tròn lẳn, da trơn, to từ cổ nhỏ dần đến đuôi. Các khúc Thân rồng uốn lượn, mềm mại, tự nhiên như đang bay.
Anh Hiền, đệ tử của thầy, ra đón chúng tôi, đọc câu đối trước cửa Tam Quan:
Quang minh ba cõi nhuần ân Phật 
Cực lạc mười phương Thiện Ác đồng
Anh nói: “Mọi người đến đây, cầu cho đời này, không có Thiện, không có Ác”.
Hiền dẫn chúng tôi thăm chùa. Ngôi chùa ấm màu xanh cây cổ thụ, rau vườn, cỏ hoa thôn làng. Từng bước chân tôi, êm nhẹ màu nâu Thiền dân dã. Thầy trụ trì chùa tiếp chúng tôi trong thảo am, ẩn sau Tam Bảo. Thầy không phải nhà sư xuống tóc tu hành. Dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹ, thanh thản, thoát bụi trần, trí tuệ uyên thâm, phong độ gần đời, gần người dân quê của thầy, gợi nhớ về Tuệ Trung Thượng sĩ nhà Trần, hay ẩn sĩ phiêu du hương đồng gió nội.
Người tu Tam giáo đồng nguyên thời Lý- Trần
Tôi gặp thầy như gặp người nhà từ kiếp trước. Sau vài phút ngỡ ngàng. Thầy hơn tôi hai tuổi, gọi tôi là “bà em”. Cách xưng hô, bà em, ông anh gợi tình cảm ấm lành của nhà Trần.
Miên man hàn huyên. Ngẫu hứng. Thầy kể về đâu đó cái thời lửa cháy dãy Trường Sơn. Cháy cánh đồng xanh lúa vùng Bắc bộ. Một trận cảm tử bắn máy bay Mỹ. Chàng bị bom hất tung ra dòng sông Lô. Đầu gối lên bãi cát, thân ngâm nước sông. Ngất đi. Tỉnh lại. Hình như một linh hồn khác nhập vào. Chàng bò về đơn vị. Đồng đội ngạc nhiên. Họ tặng giấy chứng nhận anh hùng cảm tử. Làm lính thêm vài năm nữa. Sức yếu. Chàng về quê nhà Đình Cả. Mẹ già ngóng đợi.
Mẹ đặt tên là Nguyễn Văn Hiện. Giấy khen bộ đội ghi Nguyễn Xuất Hiện. Sau sự Chết đi, Sống lại đó, chàng trở thành một con người khác. Tha thẩn ra ngôi chùa làng Đình Cả bỏ hoang, nhớ lại những bài thuốc lính ghi cho nhau, nghiền ngẫm chữa bệnh cho dân làng. Chàng trồng cây thuốc quanh chùa. Tự mình uống thử thuốc cây lá, rồi chữa cho người. Thảo am thơm khói hương thờ Phật và thuốc Nam tỏa duyên lành. Rồi một hôm. Có một người tìm đến ngôi chùa cổ hoang vắng trao cho chàng báu vật cung đình triều Lý, bảo chàng gìn giữ. Câu chuyện dài và bí ẩn huyền linh. Chưa thể kể. Chỉ biết rằng từ đó, chàng phát nguyện nhẫn nhịn, tu học Phật Pháp theo lời dặn của một vị cao tăng chùa Hoa Hiên - Yên Tử.
Đường về làng Đình Cả
Mấy chục năm qua. Đêm đêm chàng thanh tịnh Thiền định. Cầu được. Ước thấy. Tự nhiên mọi người mang đến cho chàng thiên kinh vạn quyển. Học Văn hóa lớp bảy, tự học Kinh Phật, các sách cổ kim, thông luyện chọn lọc Tinh hoa Phật- Nho- Lão của dân gian Việt và cung đình thời Lý- Trần. Đến nay, chàng trở nên một nhân cách Đạo sĩ, Pháp sư, ẩn sĩ, nhà tu hành hội đủ giá trị Tam giáo đồng nguyên thời Lý- Trần. Và âm thầm, nhẫn nại, cứu độ dân lành theo nghiệp duyên tiền kiếp.
Gặp thầy Hiện. Tôi như gặp bóng dáng các đạo sĩ Lý- Trần. Họ giữ vai trò quan trọng trong đời sống Tâm linh. Họ thường được triều đình mời vào cung làm các lễ tống trừ ma qủy vào các dịp lễ tết, đi trấn yểm các vùng sông núi, làm phép cầu đạo... Họ chống lại mê tín, dị đoan, những tà giáo, cuồng mê… là ám chướng, nguy hại cho đời sống người dân Việt và Sông Núi Nước Nam.
Chùa làng Đình Cả tu Tam giáo đồng nguyên
Thầy Hiện giải thích. Cổ Lũng Tự là tên ngôi chùa làng Đình Cả, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du- Bắc Ninh có niên đại gần 400 năm. Nay chùa được dân gọi thành tên của làng Đình Cả, là một quần thể di tích thiêng liêng thờ và tu luyện theo Tam giáo đồng nguyên (Nho- Phật- Lão).
Kiến trúc của chùa gồm:
Cây hương bằng đá trước Tiền đường và Tam quan cửa chùa thuộc về Đạo Trời Đất. Gồm Thiên quan, Địa quan, Thủy quan.
Đạo Thánh Thần có cung Mẫu thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Thờ Thành hoàng làng, Thờ Anh hùng dân tộc…
- Tam Bảo thờ Phật.
- Ban thờ Tam Tổ Trúc Lâm.
- Ban thờ Trần Hưng Đạo.
Thực hành tất cả các nghi lễ tại chùa Làng Cả, Phật tử hiểu:
Tu Tiên Đạo nhớ về cảm ứng. Thiên- Địa- Nhân hợp nhất.
Tu Phật niệm từ bi. Phật Tại Tâm. Phật dạy Tứ ân là bốn cái ơn. Các Phật tử phải báo đáp bốn cái ơn, là ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn Đất Nước, và ơn chúng sinh.
Tu Nho giáo là tuân theo đạo Trời. Không ngừng tu đức. "Từ Thiên tử cho chí thường dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc".
Với phương pháp tu Tam giáo đồng nguyên, thầy Hiện đã hướng dẫn dân làng thực hành tu tập. Chùa của dân. Người dân lập ban trị sự, cắt cử nhau làm Phật sự. Công việc tu sửa chùa, thầy công khai, minh bạch để mọi người góp công sức. Các pháp tu được thực hành đúng bài bản. Hằng ngày Phật tử tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện theo hướng dẫn của thầy. Nhiều chục năm qua, thầy đã linh cảm ứng, mã hóa những tiêu chí Pháp đồ tụng kinh trì chú, cầu siêu độ các anh hùng, tử sĩ, độ hồn muôn dân. Các mật ấn giải tà ma… Các bài cầu nguyện hòa bình, quốc thái, dân an… để các Phật tử thực hành. Đoàn Phật tử chùa Làng Cả luôn đi thực hành Phật Pháp khắp nơi trên đất nước.
Thầy bảo:
- Thần giao cách cảm. Âm Dương giao hòa. Ta là vũ trụ. Vũ trụ là ta. Thanh tịnh, chân như đấy là nhà. Tam thế chư Phật đồng yên trụ. Bất sinh bất diệt cõi Phật đà. Hơn hai mươi năm chứng nghiệm, mình đã lập trình con đường âm thanh thanh tịnh. Năm người trở lên định tâm cầu nguyện điều tốt lành, lợi chúng sinh. Các luân xa trong cơ thể ta tiếp xúc với vũ trụ, Năng lượng Sáng hóa độ duyên cầu. Phật có tám vạn bốn nghìn pháp tu. Thân ta có tám vạn bốn nghìn lỗ chân lông. Khi ta Thiền định, Tâm thanh tịnh, tiếp xúc với điện trường vũ trụ, nhận và gửi thông tin. Đấy là cảm ứng hay thần giao cách cảm. Cầu được, ước thấy Phúc lành.
Ngôi chùa hóa giải rác Tâm linh
Anh Hiền dẫn tôi đi thăm khu vườn sau chùa và chỉ cho tôi xem một bãi rác Tâm linh đã được trì chú Phép Thánh Tối Thượng, Phóng quang Thần lực, hóa giải. Tôi nhìn thầy chồng đống những tượng Phật, những con vật, đủ loại, mua từ nước ngoài về xếp nơi đây. Mỗi thứ tượng linh tinh, vứt lổng chổng vườn sau chùa, là một câu chuyện tác quái, phiền nhiễu về Tâm linh, khiến gia chủ bất an, phải mời thầy Hiện và các Phật tử của thầy hóa giải.
Một tượng Phật rởm bằng đá ngọc rởm, mà một trọc phú đi du lịch mua về. Choáng ngợp vì nó mỹ miều, như ngọc thật. Mê man tưởng nó linh diệu, nó phù trợ. Hoắng huếnh, huênh hoang vác về nhà mình. Tự mãn về tội nhiều tiền, lắm của. Ai ngờ. Sau một thời gian, tượng ngả màu xám ngoét, nứt nẻ tứ tung. Nó xả tà ma khí độc, sinh sự lục đục, bất thường, gây tai họa trong nhà. Nhìn chỗ tượng nứt. Bên trong nhồi dây rợ, sắt vụn. Không biết có chất độc không. Sợ hãi. May, gia chủ biết tìm đến thầy Hiện nhờ hóa giải.
Ở ngoài cùng góc vườn sau chùa hóa giải rác Tâm linh. Anh Hiền chỉ cho chúng tôi xem một pho tượng bị bôi sơn đen mặt. Bức tượng to hơn người ngồi, bụng to, mũ áo lùng thùng, bị tống cổ, ngồi xúi vào xó vườn. Mặt tượng bị bôi sơn đen. Trông rất ghê.
Anh Hiền kể gần đây ở một làng. Không tiện nói rõ tên. Có trọc phú nghe xui dại, cống vào Đình làng một tượng nói là thần để thờ. Sau một thời gian. Thôn làng đang bình yên bỗng nổi loạn. Đánh đấm, chém giết nhau loạn xạ. Bất kể nhà ai. Ai cũng dính sự lục đục, xúc phạm, đánh giết nhau, đến hãi hùng. Dân làng hiểu lơ mơ là Tâm linh đất làng bị loạn. Họ mời thầy cúng tứ tung về làng cúng bái. Càng cúng càng loạn. Rồi có người mách, dân cử người đến chùa Làng Cả mời thầy Hiện hóa giải.
Anh Hiền bảo đấy là một tượng mang danh người nước ngoài, không phải là vị Thần thiêng liêng của nước Việt. Thầy và các Phật tử chùa Làng Cả thực hiện một đàn lễ cực mạnh, phép Thánh Hưng Đạo Vương phóng độ. Tượng đã bị vô hiệu hóa, bị đẫn giải về góc vườn chùa Làng Cả bôi mặt đen, hóa giải tội ác. Từ đó dân làng trở lại bình thường.
Lần đầu tiên trong đời tôi được nghe chuyện này. Được mắt thấy những rác rưởi Tâm linh được hóa giải. Ai không tin. Xin mời về chùa Làng Cả sẽ biết. Cổng chùa Làng Cả có câu đối:
Vào trong này khắc biết/ Muốn biết phải vào trong này
Niệm Phật Từ Bi- Bảo hộ Bình yên- Hai cõi Âm- Dương
Hằng ngày thầy Hiện cùng các Phật tử chùa Làng Cả phát tâm thanh tịnh cầu Thiên- Địa- Nhân Sinh.
Ngũ hành thuận đức nhân tình
Cửu cung Bát Quái chúng sinh an hòa
Từ bi thất Phật dành cho
Lộc thọ vui hưởng ơn nhờ Thất Tinh
Tưng bừng hội ngựa Thái bình
Phúc Tâm liên chứa như là Biển Đông
Nguyện cho thanh thiếu niên hậu thế
Nối chí cha ông giữ non sông đất nước
Nhân tài xuất chúng đồng lòng
Giữ gìn đất nước cha ông để dành
Bảo nhau trên kính, dưới nhường
Xây nền thịnh trị, Tâm nương Phật đà
Luân hồi thọ nghiệp hiện ra
Vai mang trọng trách sơn hà bình yên
Lạc Hồng đất nước trăm miền
Phổ quang hội tụ khí thiêng Đất Trời.
Chiều ngày 22- 8- 2015. Tôi có cơ duyên tham dự buổi nguyện cầu tại Tam Bảo chùa Làng Cả. Tiếng tụng niệm Nam mô Adi Đà Phật… ấm tình quê của các cụ bà trên 90 tuổi, răng đen hạt na, cùng âm thanh trẻ trung của nam thanh nữ tú, dẫn tôi vào Thiền định.
Tôi nghe Thiền sư Vạn Hạnh đọc bài kệ vang vang:
Chính ngọc vô tham
Trừ gian hạn lộc
Hộ quốc chính tân
(Dịch nghĩa: Tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước. Trừ gian. Quan không nhận lộc biếu. Nhà nước phải luôn thay đổi cơ chế).
Mười hai chữ Phật giáng triều ấy, đã thành luận cương chính trị của triều Lý, được vua Lý Công Uẩn đúc ấn triều Lý, giao Quốc sư Vạn Hạnh giữ. Mười hai chữ Phật giáng triều ấy, đã giữ bình yên, Hòa bình và phát triển đất nước Đại Việt độc lập. Nước Tàu không dám nhòm ngó, tấn công. Mười hai chữ Phật đã giúp nhà Lý thịnh trị hơn 200 năm.
Phật hoàng Trần Nhân Tông- Quyền năng siêu việt
Dân tộc Việt xưa/ nay, đánh giặc trong ngoài bằng Hào quang và Thần lực, phép Thánh Tối thượng Tâm linh.
Người tu Thiền thành chính quả có thể đạt được những quyền năng siêu việt ở nước Việt xưa/ nay nhiều như cây lá rừng Thiền.
Theo tác giả Nguyễn Trần Trương (Nguồn VnN):
“Nhờ phép tu Thiền định, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có phép tha tâm thông (thấy được lòng người khác) nên từ xa đã đọc được tư tưởng của đại đệ tử Tu-bu-đề. Tôn giả A-na-luật tuy bị mù lòa vẫn có khả năng thiên nhãn thông (nhìn xa ngàn dặm). Tôn giả Xá-lợi-phất mắt có thể nhìn thấy 60 tiểu kiếp người về trước…
Phật hoàng Trần Nhân Tông tu Thiền và Ngài cũng có thể đạt được những quyền năng siêu việt đó. Các nhà sư tu Thiền khẳng định rằng. Tuy ngồi Thiền trong am cỏ Ngọa Vân trên đỉnh núi Yên Tử, đức Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông đã dùng hào quang định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên, dưới. Mọi sự với Ngài đều thông tỏ.
Trên đỉnh Yên Sơn cách biệt với kinh kỳ, vua Phật Nhân Tông vẫn rõ được triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành bậc quân vương tôn kính.
Ngài còn biết rõ được biên cương phương Bắc, phương Tây và phương Nam, có được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang giao giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững nền an ninh chính trị nước nhà. Trên non Yên Tử, Ngài hoàn thiện hệ thống tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm, trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một thời đại hoàng kim triều Trần. 
Vua Trần đi tu không phải là để trốn đời, yếm thế, mà đi tu để nhập thế cứu đời. Có điều, nhà vua cứu đời không phải theo kiểu của một ông vua, mà là theo kiểu của Thánh nhân. Làm vua chỉ chăn dân trăm họ. Làm Phật cứu độ cả muôn loài.
Cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông là một biểu hiện cao đẹp, tiêu biểu nhất tinh thần nhập thế “đạo pháp gắn liền với dân tộc”. Đức Vua Trần, một ông vua đã khước từ tước vị cao sang, giã biệt chốn phồn hoa đô hội lên non xanh Yên Tử tu hành để trở thành một Đức Phật Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí và Đại Bi”.
Trên non cao Yên Tử. Phật Hoàng Trần Nhân Tông hiện nay đang phóng Thần lực Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí và Đại Bi cùng chúng ta đuổi giặc trong, ngoài, bảo hộ bình yên đất nước Việt trường tồn. Phật Hoàng Trần Nhân Tông đang ẩn hiện khắp nơi, giao công việc cứu độ Nước, Dân cho:
Luân hồi thọ nghiệp hiện ra
Vai mang trọng trách sơn hà bình yên
Lạc Hồng đất nước trăm miền
Phổ quang hội tụ khí thiêng Đất Trời.

Việt Nam làm gì? Vẫn ‘mặc kệ nó’ !?

Trung Quốc xây hải đăng trên đảo nhân tạo để 'khẳng định chủ quyền' ở Trường Sa
* NGUYỄN VĂN DO
Tập Cận Bình đã công khai trước quốc tế rằng Trường Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại; ông Obama đáp rằng nước Mỹ không quan tâm đến những tuyên bố về chủ nghĩa ở biển Đông. Trung Quốc đã lật ngửa ván bài!
Mấy lúc gần đây họ không nói về đường lưỡi bò mà tập trung ở Trường Sa, họ vừa xây xong hai ngọn hải đăng, sắp tới đây hai ngọn hải đăng này sẽ vào bản đồ hải đăng thế giới và như vậy Trường Sa lặng lẽ từng bước thật sự là của họ.
Nhà cầm quyền Việt Nam trước bọn cướp nước đã làm gì? Không làm gì cả! Ngoài phát ngôn viên, Bộ ngoại giao đọc câu kinh muôn thuở “… cực lực phản đối…” Hình như họ chờ Mỹ đưa tàu chiến vào tuần tra ở vùng 12 hải lý của Trường Sa. Tôi đánh cược với bất cứ ai về sự việc này.
Trước khi ông Obama rời chính trường, điều này không bao giờ xảy ra. Bản chất của Obama là như vậy, hãy nhìn Syria. Nước Mỹ đang dẫn đầu công cuộc chống IS, bỏ ra hàng đống tiền để huấn luyện đội ngũ vũ trang bản địa chờ tiếp quản Syria khi ông Assad ra đi, vậy mà Putin nhảy sấn vào, dội bom vào đầu người mình đang tổ chức, uy hiếp đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, Obama liền ra lệnh cho quân đội phải né tránh Putin cách 31 km trở lên, sợ va chạm! và Putin làm chủ tình thế, Trung Quốc đang lăm le nhảy vào với Putin! Phe đồng minh Pháp, Anh, Đức … ra rìa. Còn hơn thế nữa, Anh quốc đang trải thảm đỏ mời Trung Quốc sang để hợp tác kinh tế, gói hợp tác tới 30 tỷ! Đội hình phương tây có nguy cơ bị xé vụn.
Mấy năm nay dầu xuống giá liên tục, nước Nga sống chủ yếu nhờ dầu lại bị phương tây cấm vận, nền kinh tế phải gọi là “ngáp ngáp” lấy hơi lên, cùng túng nó liều mạng nhưng Obama run rét. Như thế mà “rét”, thì ở Trường Sa còn rét cỡ nào? Trông đợi gì ở cái người mặt đen không ra đen mà “méc” ! “Méc” như con gà mái.
Trở lại chuyện đất nước mình. Tập Cận Bình ngửa bài vừa là nỗi cai đắng vừa là dịp may cho Việt nam. Từ đây lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội chỉ còn là giấc mơ hoa, chỉ là phương tiện để kẻ thù phương bắc dựa vào hầu âm mưu cướp nước ta. Đối với các đảng viên, lý tưởng cộng sản chỉ còn là dĩ vãng đau buồn!
Như tôi đã phân tích trong bài “Cái ao sen ở nước Cực Lạc là của ai ”, thì chủ nghĩa xã hội bắt nguồn từ kinh A Di Đà, có cách đây trên 2.500 năm. Chỗ khác nhau duy nhất giữa kinh A Di Đà và CNXH là: khi thuyết xong kinh, ông Như Lai than, “thật khó cho ta phải nói điều khó tin này”. Nhờ câu kinh vi diệu này mà mấy ngàn năm nay nhiều người đọc tụng chỉ thấy tốt chứ không có điều xấu xảy ra, còn chủ nghĩa xã hội mới có đây đã gây biết bao khổ đau cho nhân loại. Giá như Lênin cũng nói “Thật khó cho ta phải nói về chủ nghĩa xã hội khó tin nầy”. Nếu ông ta nói như vậy thì đâu đến nỗi! Đâu đến nỗi ông Nguyễn Phú Trọng, một con người vốn hiền lành, trong sạch, không tham ô bỗng biến thành tội đồ của dân tộc. Ông tin Lênin, tin Marx nên tin thật có “chủ nghĩa quốc tế vô sản” và bởi vậy bị Trung Quốc lợi dụng biến ông thành kẻ nằm vùng trong âm mưu cướp biển Việt Nam.
Khi ông phát biểu “biển Đông vẫn yên tĩnh!” hay “… đứng trên tầm cao đại cục…” thì có lẽ Bộ chính trị Trung Nam Hải, tất cả đều “Túy nhi trụy địa” (cười té xuống đất). Kinh A Đi Đà viết “Từ đây đi về hướng tây, ước độ mười ngàn Phật quốc sẽ gặp được nước Cực lạc do Phật A Di Đà cai quản” Khi ấy con người vẫn chưa biết Trái đất hình cầu, nên cứ thế mà đi, đi mãi đi mãi, suốt mấy ngàn năm. Kinh có chỉ rõ đi về hướng tây, chứ “định hướng XHCN” chẳng chỉ đông tây nam bắc gì hết, thế thì đi đến bao giờ? Chẳng biết học hành thế nào mà cả đời đọc tụng đầu bạc trắng thế, vậy mà, chủ nghĩa xã hội và thế giới Cực Lạc đều có nguồn gốc từ kinh A Di Đà mà chẳng rõ biết! Thật “điên đảo thị phi!”
Đã ngửa bài rồi, mọi chuyện rõ ràng minh bạch rồi, không hề có tầm cao tầm thấp nào hết, không hề có cục nhỏ, cục to nào hết mà chỉ có mồ mả ông cha, bờ cõi nước nhà, ơn nghĩa, ngọn rau, tất đất. Khi xưa cha anh theo đảng là vì: Đảng ta chỉ có lợi ích duy nhất là lợi ích dân tộc còn ngoài ra không có lợi ích nào khác (HCM). Có phải đâu theo đảng là vì cục nhỏ, cục to, tầm cao tầm thấp! Coi nhẹ trời biển, biên cương của cha ông dầy công gây dựng phải bị “tru di”.
Giữa ta và Trung Quốc “Mạnh yếu tuy có lúc khác nhau, song hào kiệt thì đời nào cũng có” (Bình ngô đại cáo). Hội nghị 12 đang dùng chiêu “tuyệt đối trung thành với đảng” để đấu đá nhau. Tôi nghĩ các ủy viên trương nêu rõ trung với đảng là đảng nào? Đảng vì lợi ích dân tộc để trở thành hào kiệt, hay đảng cục nhỏ, cục to để trở thành kẻ bán nước?
Ông Tập Cận Bình sang, họ là nước lớn, sang thì ta tiếp, khách tới thì phải chu đáo, lịch thiệp nhưng không khúm núm, hèn hạ; không dám ăn, không dám nói… Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, ngài nên về xem lại, ngài là khách chúng tôi xin phép không tranh luận ở đây. Không nói được như vậy thì đích thị là giặc.
Nói nhỏ để nghe với nhau thế này, nếu bất đắc dĩ phải đánh với Trung Quốc, ta chỉ có thắng chứ không có thua, thế tất thắng của chúng ta lồng lộng, không hề khoa trương chút nào.
Đừng sợ Trung Quốc bởi vì theo lẽ mà nói, chỉ có Trung Quốc mới sợ Việt Nam chứ Việt nam không có gì phải sợ ai. Trung Quốc đổ nhân lực, tài lực bồi đắp các đảo ở Trường Sa là đã rơi vào thế “Vịt chạy đồng”. Có ông nhà nông kia dành dụm được một số vốn mua cả chục ngàn con vịt rồi lùa đi ăn đồng ở ruộng nông dân khác cho đỡ tốn hao, nhưng ông ta hống hách, tự nghĩ mình giàu có hơn người, huênh hoang phách lối, người chủ ruộng lén lấy thuốc basudin … rải ra ruộng, vịt chết như rạ. Đổ tiền vào Trường Sa khác nào đem vịt chạy đồng. Khoảng cách từ đất liền Việt Nam ra tới Trường Sa trên dưới 400km mà hỏa tiễn dẫn đường loại nào cũng trên 500km. Dùng sức mạnh quân sự để bịt hỏa tiễn dẫn đường của Việt Nam chăng? Ảo vọng.
Hãy xem tổ chức hồi giáo IS. Cả thế giới với phương tiện chiến tranh hiện đại có diệt được không? Lòng mưu trí hào kiệt nước Nam gấp vạn lần hơn IS! Sá gì Trung Quốc chưa “hùng mà đã hun”. Chiến sự có xảy ra thì an ninh hàng hải bị xâm phạm. Khi ấy các nước mới có cớ xâu xé Trung Hoa. Năm 1979 đánh nhau với Trung Quốc, vũ khí hóa học đã khiến 27.000 quân xâm lược chết lòi mắt, phù đầu. Bốn mươi năm sau chắc là vũ khí ấy đã hư hết rồi sao? Hay là đã cải tiến để gắn vào đầu đạn hỏa tiễn của tàu ngầm, cái chánh là có dám sử dụng không?
Hào kiệt nước Nam không có vụ dám hay không dám mà chỉ có nên hay không nên. Chỉ nghĩ thôi, những người Trung quốc không có bệnh mộng du đều phải bủn rủn tứ chi. Không phải người Trung Quốc nào cũng ngu mà không hiểu. chính họ phải sợ Việt Nam.
Do vậy, nhà nước phải mạnh dạn tổ chức bảo vệ dân đánh cá làm ăn trên biển đúng theo luật pháp, phải thực thi chủ quyền nghiêm minh, chỉ huy nào không đủ dũng khí thì lui ra. Cớ gì mà phải co đầu rút cổ! Chúng ta có một điều đáng sợ duy nhất là “phụ thuộc kinh tế”. Nhưng ta đang có cơ hội thoát Trung, phải tích cực khai thác, phải quyết liệt hơn nữa, cả thế giới đều trong chờ ta mạnh hơn, giàu hơn… Cơ hội ngàn năm có một.

Việt Nam liệu có đổi mới mạnh về chính trị?

Tác giả cho rằng nhiều chỉ tiêu kế hoạch mà Việt Nam đặt ra cho trung và dài hạn là 'không thể đạt được' và VN cần phải có cách cách không chỉ về kinh tế.
Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm của Việt Nam, đã từ lâu, từ ‘thời bao cấp’, được coi là công cụ quản lý quan trọng của nền kinh tế tập trung, đến nay vẫn được áp dụng, như một bản cương lĩnh của đảng cầm quyền mặc dù nền kinh tế được tuyên bố từ năm 1986 trong đại hội 6 Đảng cộng sản là đổi mới theo cơ chế thị trường.
Trước thời gian tổ chức đại hội 12, kế hoạch 5 năm lần thứ 6 sau đổi mới cũng được thảo luận, đồng thời việc tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam (1986-2016) cũng được đặt ra theo Nghị quyết 62 của Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015.
Dư luận quan tâm đến đánh giá tình hình và phương hướng phát triển của đất nước, cũng như công tác nhân sự lãnh đạo của đảng và chính quyền trong nhiệm kỳ tới. Người dân mong chờ liệu có điều gì đó thay đổi mạnh mẽ hơn cho sự phát triển đất nước, cho gia đình và bản thân họ.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13 đang diễn ra tại Hà Nội đồng tình với đánh giá của Chính phủ rằng tình hình kinh tế vĩ mô dần ổn định nhưng chưa vững chắc, bởi nợ công còn lớn và tăng nhanh, xử lý nợ xấu bế tắc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm chạp, cơ cấu kinh tế mất cân đối, chuyển đổi sang thị trường chậm lại, lạc điệu…
Dù tỷ lệ tăng GDP có xu hướng tăng sau giai đoạn khủng khoảng, từ 5,25% năm 2012 lên 6,32% năm 2015, một số chỉ tiêu kế hoạch đạt được…, song nỗi lo lớn nhất là sự tụt hậu của nền kinh tế so với các nước trong khu vực, sức ép lớn nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia Công đồng chung ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương TPP, và thách thức lớn nhất là ‘ý thức hệ giáo điều’, chậm thay đổi, bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng nặng nề và nhóm lợi ích chi phối và thâu tóm quyền lực nhà nước các cấp quản lý, cản trở tiếp tuc quá trình đổi mới.
Không thể đạt được
Thời gian qua, một số ý kiến quan sát và phân tích cho rằng Việt Nam đã 'thực sự lún sâu' vào tụt hậu, chứ không chỉ là 'có nguy cơ' tụt hậu, nếu nhìn vào thực chất tăng trưởng và phát triểnChủ trương, đường lối công nghiệp hóa đất nước luôn được nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng suốt hơn 30 năm qua, thể hiện khát vọng của một dân tộc nghèo nàn vươn lên thịnh vượng, song đến nay những mục tiêu công nghiệp hóa cho năm 2020 được đánh giá là không thể đạt được, cơ cấu và công nghệ lạc hậu.
Thu nhập quốc dân trên đầu người trung bình năm (GDP/người) hiện nay ước tính 2.100 USD, nếu tốc độ tăng GDP như chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2021, thì năm 2020 sẽ đạt khoảng 3.200 USD/người đến 3.500 USD/người. Khoảng cách còn khá xa so với tiêu chí 5.000 USD/người của nước công nghiệp.
Báo cáo, với tên gọi "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2014 (CAMS 2014)”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thực hiện, được công bố tại Hà Nội hôm 23/7/2015, trên trang web của VCCI cho thấy 89% các đối tượng được khảo sát ủng hộ mô hình kinh tế thị trường tại Việt Nam, tuy nhiên, trung bình chỉ 19% người tham gia khảo sát tại Việt Nam nói họ hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay.
Cũng theo báo cáo nêu trên, mức độ lạc quan về tương lai của các đối tượng khảo sát đã giảm đi trong 4 năm qua, cụ thể trong khảo sát CAMS 2014 là 63% trong khi kết quả CAMS 2011 là 67%. Một số nhóm có tỷ lệ lạc quan giảm, bao gồm đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (-30%), cơ quan Đảng ở Trung ương (-12%) và cơ quan Chính phủ và các bộ ngành (-12%).
Tham nhũng được nhìn nhận là quốc nạn và đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam có mức độ tham nhũng 3 năm liền 2012, 2013 và 2014 không thay đổi, với số điểm là 31 xếp thứ 119 trên 175 quốc gia được nghiên cứu (Đan Mạch là nước ít tham nhũng nhất với số điểm 90, Somali và Bắc Triều tiên là hai quốc gia tham nhũng nhiều nhất có số điểm là 8, đứng cuối danh sách của bảng phân loại mức độ tham nhũng).
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban tuyên giáo trung ương đảng CS Việt Nam, đã có ý kiến thẳng thắn rằng ‘Hiện nay “lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” ở nước ta đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng’, nó làm thất thoát nguồn lực, chi phối quyền lực, trực tiếp tham gia giành và chiếm giữ quyền lực, làm cho ‘quyền lực bị tha hóa’ không còn là của nhân dân, hạn chế dân chủ, sản sinh ‘chủ nghĩa tư bản thân hữu’, hủy hoại hệ thống lợi ích và giá trị đạo đức, tổn hại công tác cán bộ… Ông kêu gọi toàn đảng toàn dân phải lên án và loại trừ hiện tượng này trong đời sống kinh tế và xã hội.
“Alexander Lukashenko... được mệnh danh là ‘nhà độc tài cuối cùng’ ở châu Âu, nhưng rồi ông đã cho thực hiện chế độ dân chủ đa đảng vào năm 2013, bước khởi đầu hội nhập sâu rộng với châu Âu” - PGS. TS. Phạm Quý Thọ.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người được mệnh danh 'nhà độc tài cuối cùng' thuộc khối Liên Xô cũ đã chấp nhận đa đảng vào năm 2013.
GS Hoàng Chí Bảo – thành viên Hội đồng lý luận trung ương, có bài viết đăng trên Web Tạp chí Cộng sản, ngày 20/11/2015, nhan đề: “Xây dựng Đảng về đạo đức”, nhấn mạnh rằng ‘Đổi mới không chỉ thay đổi mô hình kinh tế mà còn thay đổi mô hình phát triển xã hội nói chung. Phải vượt qua tư duy cũ về phát triển - kiểu phát triển tuyến tính, đơn trị’, rằng ‘đổi mới và hội nhập quốc tế Việt Nam, không biệt phái và giáo điều, không để sự khác biệt ý thức hệ cản trở quá trình hợp tác với các nước. Đây là một trong những thử thách lớn nhất đối với Đảng ta trong bối cảnh mới của thời đại và thế giới đương đại.’
Bài học của những năm đầu đổi mới là giải phóng sức lao động, người lao động ‘được cởi trói’, trước hết trong nông nghiệp với các chính sách giao khoán ruộng đất, sau đó mở rộng sang các ngành kinh tế khác, đã tạo ra động lực mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, nay được nhìn nhận rằng dư địa không còn nếu chỉ đổi mới kinh tế.
Bài học trên cần được vận dụng và phát huy trong bối cảnh mới, vận dụng tư tưởng ‘lấy dân làm gốc’ của cố Chủ Tịch Việt Nam, ông Hồ Chí Minh - ‘‘khó vạn lần dân liệu cũng xong’. Cần phải giải phóng sức dân bằng đổi mới trong lĩnh vực chính trị, tạo lập dân chủ thực sự cho người dân và tạo ra một cơ chế giám sát quyền lực hữu hiệu.
Chuyển giao êm thấm
Trên thế giới có nhiều bài học kinh nghiệm thay đổi thể chế và dân chủ hóa đất nước…
Sự sụp đổ vào năm 1991 của chế độ xô viết trước đây chứa đựng sự mất lòng tin nghiêm trọng và kéo dài của người dân vào giới lãnh đạo kết hợp với biến cố cá nhân cố tổng thống Boris Yesin đại diện cho sự thay đổi.
Sự điều hành và duy trì quyền lực của tổng thống Belarus (nước Bạch Nga) Alexander Lukashenko qua hơn 20 năm, được mệnh danh là ‘nhà độc tài cuối cùng’ ở châu Âu, nhưng rồi ông đã cho thực hiện chế độ dân chủ đa đảng vào năm 2013, bước khởi đầu hội nhập sâu rộng với châu Âu.
Myanmar từng là một quốc gia quân phiệt hóa, giới quân sự đã thất bại trong điều hành, khiến đất nước kiệt quệ mặt kinh tế và lạc hậu trong thời gian dài, trở thành nước thành viên ASEAN, đã có thay đổi ngoạn mục trong quá trình dân chủ hóa đất nước.
Bà Aung San Suu Kyi giữa nhân dân trong cuộc bầu cử tự do 2015.
Phong trào dân chủ với Lãnh tụ đối lập bà Aung San Suu Kyi đã thắng trong cuộc tranh cử dân chủ đa đảng, được cho là công bằng, lần đầu tiên hôm Chủ Nhật 08/11/2015, và đảng của bà - Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành đa số ghế tại Quốc hội với tỷ lệ trên 80%.
Năm 1990, đảng NLD cũng giành thắng lợi lớn nhưng kết quả bầu cử bị vô hiệu hóa và bà Suu Kyi bị giam giữ tại gia trong một thời gian dài.
Các vị lãnh đạo hiện thời của Myanmar đã chúc mừng bà Suu Kyi trước kết quả bầu cử. Tổng thống Thein Sein cam kết chính phủ của ông "sẽ tôn trọng quyết định và lựa chọn của người dân và sẽ trao quyền như dự kiến” và lãnh đạo quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing cũng cam kết sẽ hợp tác với chính quyền mới của nước này sau đợt bầu cử.
Nếu sự chuyển giao quyền lực êm thấm, người dân có thể ghi nhận sự từ bỏ quyền quyền lực một cách hòa bình của giới quân phiệt và hy vọng có một chính thể dân chủ để điều hành đất nước.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ 

Đảng cộng sản Việt Nam liệu sẽ chấp nhận sự đa nguyên?

Các đại biểu tại hội thảo: "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước"... 
Photo Dang Khoa/nhandan.com
Ngày 9/11 báo chí Việt Nam đưa tin là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban tuyên giáo Trung ương, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, báo Nhân dân đã tổ chức một cuộc hội thảo trong đó có nói về vai trò của người Việt ở hải ngoại.
Trong cuộc hội thảo này đã có ý kiến đề nghị cho người Việt ở hải ngoại được tham dự bầu cử và ứng cử tại Việt nam. Liệu đây có phải là một tín hiệu cho thấy đảng cộng sản Việt Nam sẽ chấp nhận sự đa nguyên chính trị trong tương lai?
Cũng trong khoảng thời gian diễn ra cuộc cuộc hội thảo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ban tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Luật sư Vũ Đức Khanh, hiện sống và làm việc ở Canada cho biết ông nhận được điện thoại từ một lãnh đạo rất cao cấp của đảng cộng sản Việt nam, đề nghị cho biết ý kiến về tiến trình dân chủ tại Miến Điện sau khi đảng đối lập thắng lớn. Luật sư Khanh cho biết thêm là cuối buổi nói chuyện, vị lãnh đạo Việt Nam nói rằng ông hy vọng một ngày không xa luật sư Khanh có thể ra tranh cử tại Việt Nam.
Luật sư Khanh nói với chúng tôi rằng: “Tôi nghĩ rằng chính phủ Hà nội cũng đã có những kế hoạch để mở rộng cái khung chính trị ở Việt Nam, để mà có thể cho một số người Việt ở nước ngoài tham gia vào chính trường Việt Nam”.
Một nhà hoạt động xã hội dân sự trong nước là Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét về những lời phát biểu được báo chí Việt Nam trích dẫn trong buổi hội thảo của Mặt trận Tổ quốc:“Nếu mà có một sự việc như thế diễn ra thì chắc chắn nó là một sự cởi mở hơn. Thực tiễn nó diễn ra như thế nào thì phải đến lúc đấy mới đánh giá được. Nhưng mà ý đồ như thế mà được nói ra thì tôi cho rằng cũng là ý cở mở.”
Ngoài ra Tiến sĩ Nguyễn Quang A còn nói rằng chuyện cho những người Việt sống ở nước ngoài nhưng vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam tham gia bầu cử là một việc đương nhiên.
Trong lịch sử cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam, cũng đã có một số người Việt ở nước ngoài hồi hương hoạt động trong nhiều lãnh vực. Một số cũng có mặt trong guồng máy nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo như ông Lương Văn Lý làm trong ngành ngoại giao tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Ngọc Trân là đại biểu Quốc hội trong vài nhiệm kỳ.
Nhưng cả hai người này đều là đảng viên cộng sản.
Trong bài phát biểu tại cuộc hội thảo của Mặt trận Tổ quốc, một người tham gia hội thảo là Tiến sĩ Bùi Đình Phong có nói rằng cần xóa bỏ những phân biệt đối xử về quá khứ, về giai cấp.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định: “Nếu chỉ là của một hội nghị của Mặt trận (Tổ quốc) mà người ta chỉ nêu ý kiến thì tôi nghĩ có thể chỉ là ý kiến của một người nào đấy. Tuy rằng nó có thể phản ánh một xu hướng cởi mở hơn nào đó, nhưng mà nếu chưa có một qui định pháp lý nào thì tôi cho là cũng khó để mà đánh giá”.
Ông Lý Thái Hùng, sống tại Mỹ, hiện là Tổng bí thư đảng Việt Tân, một đảng chính trị lớn của người Việt ở hải ngoại cho rằng: “Việc mà đảng cộng sản Việt Nam có cởi mở hay không, đặc biệt là về phương diện chính trị, thì tôi cho rằng điều then chốt là điều 4 Hiến pháp. Ngày nào mà họ còn duy trì điều bốn Hiến pháp, tức là đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất của đất nước và xã hội, thì những sự cởi mở, theo tôi chỉ là những vấn đề tạm bợ để mà giải quyết những nhu cầu khó khăn của chế độ liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội. Kể cả việc mà họ công nhận một số những người từ hải ngoại về, để tham chính hay tranh cử ở một chức vụ nào đó ở Quốc hội hay chính quyền, thì tôi nghĩ nó cũng chỉ là những biểu tượng để dùng nó mà tuyên truyền”.
Theo Luật sư Vũ Đức Khanh thì đảng cộng sản Việt Nam đang tìm cách “giải độc” hình ảnh về họ ở hải ngoại, đặc biệt là đối với cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ, nơi đổ về Việt nam một lượng kiều hối rất lớn, và Hoa Kỳ cũng là quốc gia mà Việt Nam mong muốn xây dựng những quan hệ tốt đẹp.
Khi nói về quan hệ sắp tới giữa đảng cộng sản và những người Việt Nam khác chính kiến với họ, đặc biệt là ở hải ngoại, Luật sư Khanh nói tiếp: “Việt Nam phải làm lành với quá khứ. Trong tương lai chúng ta phải chấp nhận sự khác biệt của những người khác, cả những người cộng sản lẫn quốc gia, và những người có những tư tưởng khác nữa. Người quốc gia thường hay lo ngại nói rằng người cộng sản quá mưu mô xảo quyệt, từ năm 1945 cho đến nay, cho nên họ rất ngại khi có tiếp xúc với những người cộng sản. Tôi nghĩ là chúng ta nên nhớ rằng 70 năm đã trôi qua, thời điểm 2015 hoàn toàn khác, Việt Nam cũng như thế giới. Đảng cộng sản Việt nam không còn là ma quỉ giống như thời kỳ trước đây nữa. Cho nên chúng ta cũng cần phải mạnh dạn tiếp xúc với những người từ phía đảng cộng sản Việt nam để mà có thể tháo gỡ những khó khăn của Việt Nam hiện tại”.
Ông Lý Thái Hùng thì nghi ngờ hơn, đánh giá về sự thay đổi của đảng cộng sản ông cho rằng: “Đương nhiên đảng cộng sản Việt Nam họ có những thay đổi về bề mặt, nhưng mà thực tế bên trong họ vẫn cố gắng làm sao để duy trì một lực lượng chính trị duy nhất để thống trị trên toàn đất nước. Cho nên trong bối cảnh (tương lai) mà Việt Nam có tự do dân chủ thì đảng Việt Tân sẽ hoạt động với các lực lượng chính trị khác, trong đó có đảng cộng sản hay không thì nó tùy thuộc rất nhiều vào bối cảnh chính trị lúc đó với lá phiếu chọn lựa của người dân.”
Trở lại với cuộc trao đổi giữa Luật sư Khanh và vị lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt nam, ông Khanh có nhận xét: “Có một sự chân thành, nhưng mà đây là trong lĩnh vực chính trị nên chúng ta cũng không biết lấy cái gì mà đo. Nhưng mà bất cứ sự thay đổi nào về cấu trúc chính trị của Việt Nam, đều phải có sự chân thành của tất cả các bên. Nếu chúng ta không vượt qua được sự nghi kỵ thì không đạt được đến điểm nào cả”.
Ngoài ra ông Khanh, hiện là Phó Tổng thư ký của Đảng dân chủ Việt Nam phụ trách ngoại giao, còn cho biết là mặc dầu không có tuyên bố chính thức nào nhưng khả năng là có những cuộc tiếp xúc giữa đảng cộng sản và các khuynh hướng chính trị khác tại hải ngoại.
Trong biến chuyển chính trị ở Đông Âu 26 năm trước cũng đã có tiền lệ là các đảng cộng sản Đông Âu có duy trì sự tiếp xúc với các thành phần đối lập. Tiến sĩ Nguyễn Quang A người sống và học tập lâu năm ở Hungary xác nhận với chúng tôi là ở quốc gia này đã có những quan hệ như thế, đặc biệt ông cho biết là vào năm 1987 đã có 1 buổi họp quan trọng của các thành phần trí thức đối lập, trong đó có sự tham dự của người lãnh đạo đảng cộng sản lúc đó.
Ông Lý Thái Hùng thì nói là ông chưa biết là có những cuộc tiếp xúc như vậy giữa đảng cộng sản hiện nay với các thành phần đối lập về chính kiến ở hải ngoại hay không, nhưng ông cho rằng đó là điều có thể xảy ra khi đảng cộng sản lâm vào khủng hoảng, phải thay đổi.
Kính Hòa/(RFA)

Nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay

* HẠ MAI
Từ sau Đại hội XI (2011) của Đảng CSVN, thuật ngữ “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” bắt đầu được sử dụng và cũng từ đó thuật ngữ này được sử dụng khá thường xuyên. Nếu như ở trên thế giới, đa phần “nhóm lợi ích” được hiểu theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực, thì ở Việt Nam, đặc biệt là trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) Đảng CSVN “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thuật ngữ này hầu như được nhận thức theo nghĩa tiêu cực.
Dư luận xã hội chủ yếu tập trung vào các nhóm lợi ích hoạt động ngầm trong lĩnh vực kinh tế, cấu kết với những “nhân vật” có thẩm quyền ra quyết định hoặc có khả năng tác động đến chính sách vì lợi ích riêng, làm tổn hại đến lợi ích của các nhóm khác, lợi ích của số đông và đặc biệt là lợi ích quốc gia. TS. Lê Đăng Doanh đã nhận diện nhóm lợi ích hiện nay ở Việt Nam như sau: “Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, v.v… Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án, v.v…”[1].
Nhóm lợi ích-ổ tham nhũng
Như vậy, “lợi ích nhóm” tiêu cực hàm chỉ lợi ích cục bộ của những nhóm người xác định, xung đột, mâu thuẫn với lợi ích chung của nhân dân, của xã hội và thậm chí với quốc gia, dân tộc. Đó là thứ lợi ích chỉ phục vụ cho một nhóm người nhất định dựa vào quyền lực để tạo lập cơ chế, chính sách thuận lợi nhất nhằm mang lại lợi ích từ việc bòn rút, chia chác của công, tìm mọi cách để thâu tóm lợi ích, đặt lợi ích của nhóm mình lên trên lợi ích chung. Những nhóm lợi ích này bành trướng thế lực, thao túng và độc quyền trong một số lĩnh vực, đặc biệt là chính trị- kinh tế, thương mại hóa quyền lực chính trị. Lưu ý thêm rằng, ở Việt Nam, rất nhiều quan chức cao cấp trong các bộ ngành quản lý hiện nay đều có nguốn gốc từ lãnh đạo doanh nghiệp, từ lĩnh vực kinh tế - đây là cơ sở và điều kiện thuận lợi để các nhóm lợi ích – thân hữu trục lợi từ kết nối kinh tế với chính trị, kết nối kinh tế với hoạch định chính sách.
Cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, lợi ích mà các nhóm lợi ích ở Việt Nam theo đuổi không chỉ là lợi ích vật chất mà bao hàm tất cả những lợi ích con người muốn có, như danh tiếng, quyền lực, điều kiện thuận lợi, sự thăng tiến, vị trí làm việc cho bản thân, gia đình, thân hữu... Các nhóm lợi ích tiêu cực ở Việt Nam thường nhân danh hoặc núp bóng những nghĩa cử cao đẹp, nhân danh lợi ích tập thể, thậm chí nhân danh lợi ích quốc gia để giành giật, chiếm đoạt mọi hình thức và loại hình lợi ích khác nhau.
Các nhóm lợi ích ở Việt Nam được hình thành một cách mạnh mẽ và chủ yếu trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng XHCN (hiện giờ gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN). Quá trình chuẩn bị các nhân tố kinh tế - kỹ thuật, quản lý xã hội và xây dựng những tiền đề mới về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường vĩ mô cho việc phát triển kinh tế hàng hoá – dịch vụ vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra những cơ hội, những bước ngoặt phát triển quan trọng, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những “lỗ hổng” trong cơ chế quản lý, trong hệ thống chính sách, pháp luật… Giai đoạn chuyển đổi này diễn ra nhanh chóng và đầy kịch tính (khủng hoảng, lạm phát, biến động giá cả – tiền tệ, đầu tư vào Việt Nam, đẩy mạnh xuất nhập khẩu…) trở thành mảnh đất mầu mỡ cho những nhóm lợi ích bất minh xuất hiện, tồn tại và củng cố vị trí của mình.
Cần nói thêm rằng, các nhóm trục lợi đầu tiên chủ yếu liên quan đến buôn bán qua con đường phi hạn ngạch, kinh tế ngầm hoặc núp bóng tín dụng, gây hậu quả lớn nhưng chưa trầm trọng. Khi Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh các cải cách kinh tế nhằm nhanh chóng thúc đẩy hình thành và phát triển đồng bộ các nhân tố thị trường phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, các nhóm trục lợi gia tăng nhanh chóng. Việc đầu tư trong nước và nước ngoài, thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, thị trường lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội ngày càng mở rộng quy mô và sự xuất hiện ngày một nhiều các vùng kinh tế trọng điểm (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai – Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc…), một mặt, tạo động lực phát triển vì lợi ích chung. Bên cạnh đó, trong điều kiện chức năng, cơ chế quản lý của nhà nước chưa theo kịp tiến trình vận động, Đổi mới cũng góp phần cho ra đời hàng loạt nhóm lợi ích thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, nhiều cấp độ lợi dụng mọi cơ hội, mọi phương thức (hợp pháp, phi pháp, công khai, bí mật…) để trục lợi ở mọi quy mô và mọi lĩnh vực. Đặc biệt, các nhóm lợi ích trở nên hết sức nguy hiểm, hoạt động tinh vi, có tác động và gây hậu quả nghiêm trọng đến bình ổn xã hội, phát triển kinh tế, quản lý xã hội chính vào thời điểm tái cấu trúc, chuyển hướng nền kinh tế trong bóng tối nhá nhem của tha hóa quyền lực nhà nước. Các nhóm trục lợi bám sát những chuyển động có lợi và bất lợi trong quản lý kinh tế, trong quản lý nhà nước, nhanh chóng đưa ra các kịch bản liên kết thị trường, liên kết kinh tế với chính trị, thao túng chính trị và kinh tế để kiếm chác lợi ích ngày càng lớn, ngày càng ngang nhiên.
Theo nhận xét của TS. Lê Đăng Doanh, nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc, vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch, các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân, với chất kết dính là lợi ích tiền bạc. Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh; luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích hoạt động càng trắng trợn, liều lĩnh. TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: “Nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động trong một không gian chủ yếu phi chính thức, bất hợp pháp, trong không ít trường hợp có quan hệ đến buôn lậu hay các hoạt động có tính chất phạm pháp ở mức độ khác nhau[2].
Những nhóm lợi ích này trục lợi với rất nhiều thủ đoạn tinh vi, biến hóa khôn lường. Điển hình là một số thủ đoạn thu lợi bất chính cơ bản nhất như sau: (1) Lợi dụng và lạm dụng quyền lực (quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị); (2) Lợi dụng bất cập và yếu kém trong quản lý của Nhà nước; (3) Mua bán quan chức, chạy chức, chạy quyền, hối lộ, tha hóa cán bộ lãnh đạo; (4) Liên kết ngầm, hoạt động ngầm dưới vỏ bọc hợp pháp....Đâu đó, người ta đã bàn về sự xuất hiện của một tầng lớp “tư bản đỏ” và maphia chính trị với sự cấu kết chặt chẽ để thực hiện những phi vụ làm ăn lớn, rung động cả nền kinh tế. Trong một bài báo nhan đề "Vietnam’s New Money", Bill Hayton đã chỉ ra sự liên minh lợi ích ở Việt Nam thông qua hình tượng “cuộc hôn nhân giữa chính quyền và lợi ích cá nhân”, khẳng định cuộc hôn nhân đó “đang làm méo mó nền kinh tế, khiến nền kinh tế ấy hương tới việc phục vụ lợi ích của số ít hơn là đáp ứng nhu cầu của số đông”[3]. Theo Bill Hayton, chính liên minh lợi ích ấy đã khiến “các Tổng công ty Nhà nước lớn nhất thiết lập kênh hỗ trợ vốn để tài trợ cho các dự án vô trách nhiệm với logic kinh tế tối thiểu”[4] – đó hoàn toàn có thể là một hình thức câu kết giữa những cơ sở quốc doanh hùng mạnh với những cá nhân có quyền lực lớn thông qua con em, người thân của mình.
Các nhóm trục lợi ở Việt Nam có nguồn gốc khá đa dạng, tồn tại trong mọi lĩnh vực, song chủ yếu và nổi cộm nhất là những nhóm lợi ích gắn với thị trường, với lợi ích công, ra đời từ bất cập cơ chế, bất cập thể chế và tha hóa chính trị. Những công ty Nhà nước và công ty "sân sau" của các công ty Nhà nước hoặc cổ phần Nhà nước thường là “địa bàn” ảnh hưởng, hoạt động phổ biến của nhóm lợi ích “thân hữu”.
Những nhóm lợi ích “thân hữu” hoạt động trên các lĩnh vực sử dụng tài nguyên hoặc phân bố tài sản quốc gia. Một hệ thống pháp luật chưa đủ mạnh, vai trò độc quyền của Nhà nước, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, sở hữu tập thể, tư duy nhiệm kỳ trong đầu tư công , trong quy hoạch, trong kế hoạch kinh tế - xã hội, cơ chế xin – cho… là mảnh đất màu mỡ cho sự hình thành và phát triển các nhóm “thân hữu”.
Nhóm lợi ích doanh nghiệp Nhà nước đang duy trì những đặc quyền và thu hút nhiều nguồn lực từ ngân sách Nhà nước. Đây cũng là nhóm đã lên tiếng mạnh mẽ nhất để giữ “vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước”. Nhóm lợi ích doanh nghiệp cũng chính là cơ sở kinh tế hỗ trợ cực kỳ đắc lực cho quyền lực chính trị thông qua những cá nhân cụ thể của bộ máy chính quyền, nhà nước. Không phải ngẫu nhiên mà khi sóng gió chính trường nổi lên, nhiều nhân vật trong bộ máy quyền lực có thể trụ vững, thậm chí “lật cánh” ngoạn mục vào “phút thứ 89”.
Việc cho thành lập hàng loạt tập đoàn kinh tế nhà nước lớn thuộc về những ngành then chốt và nắm giữ những nguồn lực chủ yếu của đất nước cho thấy vị trí vững vàng và “hợp pháp” của nhóm lợi ích này. Quả thật, năm 2014, Chính phủ tăng khoảng 170 ngàn tỷ (trong tình trạng bội chi ngân sách) cho đầu tư và chắc chắn phần lớn tiền bạc sẽ được rót vào ngân quỹ các doanh nghiệp Nhà nước. Các vụ đại án tham nhũng đều có bóng dáng của quan chức cấp cao, các nhóm lợi ích đặc quyền, nhóm thân hữu. Tham nhũng tiền bạc, đất đai, tham nhũng quyền lực, chính sách là hiện tượng phổ biến, thường ngày. Những tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước làm ăn lỗ với những con số “khủng” là kết quả xâu xé của tham nhũng dưới hình thức nhóm lợi ích[5]. Làn sóng “tái cấu trúc” hệ thống Ngân hàng (Eximbank, Techcombank, Phương Nam, Bản Việt, Vietinbank, BIDV, Bắc Á…) hoặc để thôn tính, hoặc để trốn nợ xấu cũng được diễn ra dưới “chiếc đũa thần” đầy quyền năng của các nhóm thân hữu. Tham nhũng – lợi ích nhóm góp phần đẩy Việt Nam trượt nhanh trên thang bậc xếp hạng tham nhũng: Năm 2013, theo chỉ số tham nhũng, Việt Nam xếp thứ 116/176 quốc gia được khảo sát; nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam hết sức bất ổn, chứa đựng nguy cơ rủi ro, suy thoái; tăng trưởng GDP giảm mạnh (năm 2007: 8,46%[6], năm 2011: 5,89%[7]; 2013: 5,4%[8]). Nợ công của ViệtNam đã ở mức trên 81,885 tỷ USD, bình quân nợ công theo đầu người là 905,18USD, chiếm 47,7% GDP, tăng 10,9% so với năm 2013 (tính đến ngày 13-6-2014)[9]. Việt Nam là một trong 20 nước có khả năng vỡ nợ lớn nhất trên thế giới[10], người dân Việt Nam có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực[11].
Hành vi thao túng của các nhóm lợi ích đối với bất động sản, tài nguyên, ngân hàng, tài chính… - những lĩnh vực kinh tế trọng yếu, gây không ít khó khăn, cản trở cho sự tồn tại, phát triển lành mạnh của đất nước. Những năm gần đây (2006-2015), các chủ đầu tư là trụ cột của nền kinh tế như Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Hóa chất[12]…. để Trung Quốc trúng thầu tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… trong các dự án kinh tế Việt Nam trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia và an ninh năng lượng không khỏi khiến dư luận quan ngại và đặt câu hỏi về những nhóm lợi ích quan chức cấp cao đứng sau.
Về thị trường, nhóm trục lợi có mặt ở mọi loại thị trường (thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường khoa học – công nghệ, thị trường hàng hóa – dịch vụ…), song hoạt động mạnh mẽ và gây ra những hậu quả lâu dài, khó khắc phục là những nhóm trục lợi gắn với thị trường bất động sản và tài chính- tiền tệ (hai thị trường quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường).
Quá trình đô thị hóa đã khiến đất đai có giá trị cực kỳ to lớn, đầu tư nhà đất trở thành hình thức kinh doanh kiếm lời nhanh nhất. Nắm bắt đặc điểm đó, nhóm lợi ích bất động sản (gồm giới nhà giàu và nhiều quan chức tham nhũng) không bỏ qua cơ hội hốt bạc. Lập khu, cụm công nghiệp, cảng, sân bay là biện pháp, bước đi để các nhóm lợi ích bắt tay với giới quan chức ăn chênh lệch giá đất. Tình trạng này diễn ra khá thường xuyên, vì tuy có hiệu quả rất thấp về kinh tế - xã hội, nhưng do “muốn đạt chỉ tiêu tăng trưởng cao, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ để bằng và hơn các địa phương khác”[13] nên các tỉnh thành, địa phương đua nhau quy hoạch, xây dựng, đô thị hóa. Mỗi năm Việt Nam có gần 200.000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó có nhiều phần trăm được các nhóm lợi ích “phù phép”dưới bóng “chuyển đổi mục đích sử dụng”, mua rẻ, bán đắt kiếm lời.
Với tính chất phi thị trường nhất, kém hiệu quả nhất, thị trường bất động sản đầy rẫy những bất cập, không đủ điều kiện để hoạt động bình thường như thị trường các nước khác bởi theo luật pháp, Nhà nước quản lý đất đai và quyền lực Nhà nước thường bị thâu tóm. Bài toán địa tô chênh lệch[14] là bài toán thường gặp nhất trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất- nó cũng là ví dụ tập trung nhất cho việc các nhóm lợi ích đứng đằng sau các cấp hoạch định và thực hiện chính sách trong các dự án đất đai.
Giá trị to lớn của đất - “tấc đất tấc vàng” đã khiến chính những thửa đất “bờ xôi ruộng mật” bị “khai tử” bởi những nhóm lợi ích bất động sản. Dưới ô dù của quyền lực chính trị, nhóm lợi ích bất động sản đứng sau nhiều vụ thu hồi đất với danh sách tên đất, tên làng dài theo thời gian: Văn Giang, Dương Nội, Bắc Giang, Mễ Trì, Mỹ Đức, Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh), Vũng Áng, Đắc Nông, Ninh Thuận… Quy hoạch Hà Nội mở rộng, nhập Hà Tây vào Hà Nội cũng là một cơ hội để nhóm lợi ích bất động sản trục lợi – thực tiễn diễn ra ở thị trường đất đai Hà Tây trước và sau khi sáp nhập đã minh chứng một cách thuyết phục cho nhận định đó. Mất đất, không có việc làm, người nông dân chỉ còn con đường hoặc làm thuê ngay trên mảnh đất của mình, hoặc tha phương. Những năm gần đây, mỗi năm có trên 3 vạn người lao động từ nông thôn đến ở Hà Nội, còn đến thành phố Hồ Chí Minh con số đó là trên 6 vạn. Tháng 8-2013, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam công bố con số di cư tự do từ nông thôn ra thành thị là vào khoảng 8 triệu người. Các thành phố lớn với các khu công nghiệp mọc lên nhanh chóng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…... trở thành thành nam châm, lực hút, thành “miền đất hứa” đẫm nước mắt của nhiều lao động nông dân nhập cư.
Trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng, hệ quả các hoạt động của nhóm trục lợi để lại là khá nghiêm trọng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã thừa nhận: “Có những ngân hàng chỉ do một vài cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng lên tới 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó; điều lo ngại là các nhóm cổ đông này gây thất thoát vốn lớn; lợi ích nhóm thao túng ngân hàng và làm ảnh hưởng xấu đến cả hệ thống...”[15]. Các thương vụ thâu tóm ngân hàng Sacombank, Eximbank, Bảo Việt…đang làm một số “đại gia” nhẵn túi; đồng thời, làm căng hầu bao của những ông chủ mới đằng sau thấp thoáng bóng liên minh lợi ích mờ ám của giới mafia tài chính và những quan chức giấu mặt.
Trong quá trình phát triển và trục lợi, các nhóm trục lợi có sự liên kết khá bền chặt, có tính "tổ chức" tương đối cao, câu kết, lôi kéo, vận động, thậm chí là ép buộc cá nhân, tập thể, bành trướng thế lực, làm méo mó chính sách, làm suy yếu chính quyền, lũng đoạn nhiều lĩnh vực, có cả những lĩnh vực trọng yếu liên quan đến an ninh – quốc phòng, an ninh quốc gia.
Vốn ra đời, tồn tại và hoạt động trên nền tảng lợi ích, nhất là những lợi ích hết sức béo bở và đa dạng nên cùng với sự phát triển của các nhóm lợi ích tất yếu xuất hiện mâu thuẫn, xung đột lợi ích một bên là giữa các nhóm lợi ích với nhau và một bên là giữa nhóm trục lợi với những nhóm bị xâm hại lợi ích (bị thiệt hại lợi ích). Trong các xung đột lợi ích, nhóm nào yếu thế hơn sẽ bị thiệt hại nhiều hơn và trong tổng thể, thiệt hại chung thuộc về toàn thể xã hội.
Nếu coi sự phát triển xã hội như là một tổng thể hữu cơ các quá trình vận động xã hội theo chiều thăng tiến, thì các nhóm lợi ích – trục lợi là một bộ phận tham gia vào đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến quá trình vận động xã hội, kìm hãm xu hướng phát triển lành mạnh của nó trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế do thể chế lỏng lẻo, các chế định giám sát lạc hậu, thiếu tính minh bạch trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong những lĩnh vực trọng yếu. Trên nền tảng ấy, các nhóm lợi ích tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều với những sắc thái đa dạng (nhóm thân hữu, nhóm lợi ích cục bộ giữa quan chức với quan chức, quan chức với doanh nghiệp…) ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành bình thường của nền kinh tế, chính trị, xã hội và thậm chí cả văn hóa. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, có thể đang tồn tại một liên minh không chính thức giữa các nhóm lợi ích ở Việt Nam với các nhóm lợi ích ở nước ngoài. Khai thác bôxit ở Tây Nguyên, việc Trung Quốc trúng thầu tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… trong các dự án kinh tế trọng điểm, hay như Trung Quốc xuất lậu vào Việt Nam trên 5,2 tỷ USD hàng hóa qua biên giới và Việt Nam xuất lậu 5,3 tỷ USD sang Trung Quốc[16] … là những minh chứng điển hình. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Việt Nam “đã trao quá nhiều công trình cho nhà thầu Trung Quốc theo hình thức EPC[17]”. Con số này là 23/24 nhà máy xi măng; 15/20 dự án nhiệt điện đốt than, giao thông, khai khoáng, cho thuê rừng và đất rừng ở vùng biên giới[18]. TS. Lê Đăng Doanh đã đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta giao quá nhiều dự án cho nhà thầu Trung Quốc như vậy. Có bao nhiêu lợi ích quốc gia, bao nhiêu lợi ích cho ai?” [19].
Nhìn chung, các nhóm trục lợi đều có khả năng cộng sinh và ký sinh rất cao, bám chặt vào kẽ hở chính sách, pháp luật, nắm bắt nhanh chóng những thời cơ và cơ hội thuận lợi, linh hoạt trong liên kết, chuyển hướng, trắng trợn trong tha hóa bộ máy công quyền…làm mọi việc trong khả năng, điều kiện có thể để tồn tại, phát triển và trục lợi. Lợi dụng những kẽ hở pháp lý trong quản lý đất đai, tiền tệ, sự thoái hóa, biến chất của tầng lớp có chức, có quyền, sự ấu trĩ và bảo thủ trong tư duy lãnh đạo, các nhóm trục lợi thao túng, mua bán chiếm đoạt đất đai, bất động sản, thao túng ngân hàng…, làm giàu bất chính và càng giàu bao nhiêu, các nhóm lợi ích lại có điều kiện, khả năng cũng như khao khát thao túng quyền lực chính trị, thao túng chính quyền. Đối với phát triển xã hội và quản trị xã hội, các nhóm trục lợi trở thành lực cản lớn trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gây thiệt hại lớn đối với tài sản của nhà nước, xã hội, tập thể và công dân, xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức, đảo lộn những chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội, là nguy cơ trực tiếp đối với sự lành mạnh của nền kinh tế, đe dọa lợi ích toàn dân, lợi ích quốc gia dân tộc. Hệ quả cuối cùng là ngày càng nhiều thêm các nhóm thiệt lợi, các nhóm thất thế, xã hội nghèo đi, bất công và bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai tầng tăng lên không ngừng; trong lòng xã hội âm ỉ những mâu thuẫn gay gắt – một hiện tượng mà các nhà nghiên cứu quen gọi là “hiện tượng thùng thuốc súng”.
Điều nguy hiểm là ở chỗ, mờ mắt tham, nhằm thỏa mãn lòng tham vô đáy, các nhóm lợi ích này không thể liên kết lâu dài, giữa chúng luôn diễn ra âm thầm “những trận chiến sau bức màn nhung” để cuối cùng “xã hội sẽ biến đổi theo những thắng thế của phe nhóm mạnh nhất”[20]. Nếu mục tiêu của “phe nhóm mạnh nhất” phù hợp với “sự đổi mới và tiến bộ của quốc gia, thì dân chúng vô cùng may mắn. Ngược lại, vấn nạn của xứ sở sẽ kéo dài, vì trên thực tế, đại đa số người dân không bao giờ đủ quyền lực và kiến thức để thay đổi một cơ chế, kể cả những nước dân chủ Tây Phương”[21].
Không còn nghi ngờ gì nữa, hoạt động của các nhóm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội thông qua việc cấu kết tinh vi giữa những chủ đầu tư với các quan chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước là một trong những nguyên nhân cơ bản làm đất nước khánh kiệt, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tích tụ bất ổn xã hội, làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn giữa các tầng/lớp trong xã hội. Hưởng lợi từ kết quả lao động không chính đáng, với quyền lực cực lớn có thể làm khuynh đảo hệ thống công quyền (quy hoạch đô thị, giao thông, các dự án xây dựng lớn), nhóm lợi ích – nhóm thân hữu trở thành nhân tố trực tiếp đẩy nhanh cuộc khủng hoảng tín nhiệm xã hội[22] dẫn đến nguy cơ rạn vỡ xã hội. Nếu không có những thay đổi căn bản, thích hợp, sáng suốt, đột phá vì lợi ích chung của quốc gia, của nhân dân, của dân tộc, đất nước sẽ trở thành con tin của những nhóm lợi ích, xã hội đứng trên bờ vực thẳm của những đổ nát, xung đột. Đất nước đang thụt lùi tỷ lệ thuận với sự phát triển và lớn mạnh của những nhóm lợi ích bất chính.
Việt Nam hiện đang đứng trước những thách thức về đồng thuận xã hội khi các nhóm/tầng lớp trong xã hội đang có sự khác biệt lớn về vị trí xã hội, mức sống, nghề nghiệp, học vấn... Lợi ích và cách thức chiếm đoạt lợi ích, bảo vệ lợi ích của nhóm đặc quyền, đặc lợi đẩy họ đứng đối lập với đa số tập hợp người khác trong xã hội.
Nhóm lợi ích có tính lịch sử phát triển và chỉ có thể phù hợp với xã hội nếu lợi ích của nó phù hợp đa phần trong tương quan với các nhóm lợi ích và cá nhân khác. Chính vì thế, vấn đề quan trọng nhất, song cũng khó khăn, phức tạp nhất của vận hành, quản trị xã hội là thực hiện phối, kết hợp lợi ích của các nhóm cụ thể với lợi ích của xã hội như một toàn thể. Kết quả của thao tác chính trị đó quy định sự ổn định xã hội, của toàn bộ hệ thống chính trị, tính hợp pháp, hiệu quả của chính phủ, sự năng động của phong trào xã hội và uy tín của Đảng cầm quyền. Xã hội tuy bị ràng buộc, chế định, chi phối bởi điều kiện kinh tế - văn hóa, chuẩn mực pháp luật và đạo đức, song yếu tố chi phối quyết định nhất, căn bản nhất, trực tiếp nhất là hệ thống chính trị; trong đó, vấn đề sâu xa, cội rễ nhất là vấn đề quyền lực chính trị/quyền lực nhà nước.
Quyền lực chính trị thiếu kiểm soát, hoặc kiểm soát không chặt chẽ là bà đỡ của những nhóm lợi ích bất minh - điều đó đang diễn ra trong thực tiễn xã hội Việt Nam. Có một hiện thực là ở Việt Nam hiện nay, cơ chế vận hành xã hội, hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước còn nhiều hạn chế, thiếu hiệu quả là “cơ hội vàng” để các nhóm lợi ích hoạt động ngầm, thao túng, thâu tóm những lợi ích của sự phát triển, tạo sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, làm méo mó quan hệ xã hội, xói mòn lòng tin của nhân dân, gây bất ổn xã hội, thậm chí đẩy Nhà nước đứng đối lập với nhân dân.
Để đấu tranh với các nhóm lợi ích tiêu cực, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, vấn đề chất lượng thể chế chính trị thể hiện qua khả năng, mức độ kiểm soát quyền lực chính trị/quyền lực nhà nước và chống độc quyền quyền lực có ý nghĩa sống còn.
Nếu “thể chế chính trị là tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiện quyền lực nhà nước do tình hình chính trị trong nước chi phối”[23], thì “điểm cốt yếu nhất, quyết định nhất đến thể chế chính trị là bản chất, hình thức, tính chất của quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị”[24]; do đó, để “bản chất, hình thức, tính chất của quyền lực nhà nước” thực sự thuộc về số đông, đảm bảo lợi ích cho số đông, đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả mọi người, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, chống tập trung quyền lực được đặt ra từ rất sớm và luôn luôn tồn tại một khi còn tồn tại nhà nước. Ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia có thể chế chính trị tương đối hoàn thiện, việc tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước – tạo lập một cơ chế có khả năng khuyến khích tối đa ảnh hưởng tích cực của nhóm lợi ích (phân bổ công bằng lợi ích nhóm), cũng như giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm lợi ích (giảm thiểu phân bổ lợi ích bất công giữa các nhóm, kìm chế tiềm năng, tước đoạt điều kiện phát triển) vẫn luôn được chú trọng. Bàn về vấn đề này, nhà xã hội học người Mỹ Frank Scarpatti nêu quan điểm: “Mục tiêu của công bằng xã hội chỉ có thể thực hiện thông qua một chính sách làm giảm sự tập trung quyền lực và những nguồn tài nguyên kinh tế trong tay một tầng lớp nhỏ đặc quyền của xã hội”[25].
Thật vậy, tập trung quyền lực vượt ngưỡng/vượt chỉ giới gắn liền với tha hóa tinh thần, đạo đức, bởi đã là con người thì khó tránh khỏi ít nhiều thiên kiến và vị kỷ. Một trong những yếu điểm của con người là bị chi phối, điều khiển bởi khát vọng quyền lực. Khi quyền lực tập trung ở những con người khát quyền lực trong môi trường thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực, hoặc cơ chế kiểm soát quyền lực yếu kém sẽ trở thành thứ “ma túy” mạnh đẩy con người vào ảo giác, ngộ nhận, đánh đồng lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân vị kỷ, bước một bước đến độc tài quyền lực. Trong đại đa số trường hợp, tập trung quyền lực là cha đẻ của độc tài và gia đình trị. Philippines là một ví dụ điển hình: 178 gia tộc[26] kiểm soát 72 tỉnh (94%) của Philippines; trong số 178 gia tộc, 100 gia tộc là giới tinh hoa cũ (thuộc những tập đoàn chính trị hàng đầu của Philippines từ sau chiến tranh thế giới thứ hai), 78 gia tộc còn lại là giới tinh hoa mới (sau năm 1986)[27]. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Jose Almonte nhận xét: “Độc quyền quyền lực chính trị cản trở dân chủ hóa đời sống chính trị, sinh ra và nuôi dưỡng chế độ gia đình trị”[28].
Con ông cháu cha
Ở trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, xây dựng pháp luật cùng với thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật là những hoạt động cơ bản, đặc biệt quan trọng, thể hiện khả năng nhận thức, khả năng mô hình hóa các quan hệ xã hội của cơ quan lập pháp, hình thành các qui phạm pháp luật để điều chỉnh xã hội, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm việc thực hiện lợi ích của giai tầng, các nhóm xã hội. Hệ thống pháp luật là “chân đế” của thể chế chính trị, đế có vững, thể chế mới bền; tuy nhiên, luật pháp và các quy định của bộ máy hành chính Việt Nam có bốn nhược điểm: (1) Hết sức cồng kềnh, rườm rà, đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn trong thực hiện[29]; (2) Tính minh xác, tính minh định, phạm vi điều chỉnh, tác động nhiều khi chưa thực rõ ràng[30]; (3) Thường xuyên thay đổi, tính ổn định không cao; (4) Xây dựng pháp luật chưa gắn với quản lý thi hành pháp luật. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thực trạng kém chất lượng của hệ thống pháp luật hiện hành có thể gói gọn trong "chín không": Không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực. Như thế, tình trạng pháp quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) của hệ thống chính trị Việt Nam vẫn tồn tại không ít “kẽ hở”, “lỗ hổng”, chưa đóng vai trò thực sự điều chỉnh hành vi, nhận thức của xã hội, cá nhân và tổ chức, chưa làm tròn vai trò phản tỉnh đối với xã hội - đó là một chính phủ yếu kém! Về thứ hạng hiệu quả khuôn khổ luật Pháp, Việt Nam từ hạng 57 năm 2009 xuống 74 năm 2012; tính minh bạch của Chính phủ giảm từ hạng 58 năm 2007 xuống 91 năm 2012[31].
Một hệ thống pháp luật như vậy tạo điều kiện cho bộ máy quyền lực ngày càng phình to trên cả phương diện bộ máy hành chính lẫn công cụ bạo lực. Không hiếm gặp trường hợp “tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất”[32] bị bóp méo, bẻ cong, bị lợi dụng, dẫn đến dân chủ hình thức, tập trung quyền lực, độc quyền quyền lực, lũng đoạn chính sách, biến quyền lực được nhân dân và Nhà nước giao phó thành quyền lực cá nhân, trục lợi cho bản thân, cho nhóm lợi ích mà họ thuộc về. Một cách tổng quát, thể chế chính trị Việt Nam có hàng loạt khiếm khuyết: Tiếng nói của người dân chưa được chú ý lắng nghe; các cơ quan nhà nước được “ưu ái” về trách nhiệm giải trình; chất lượng chính sách và năng lực điều hành của cơ quan công quyền thấp, chậm được cải thiện; chống tham nhũng hầu như không có tiến bộ; tính công khai minh bạch thấp; hiệu quả của Chính phủ và chất lượng của các văn bản pháp quy thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Bộ máy công quyền ngày càng xa dân, quản lý đất nước kém hiệu quả, quyền lực bị thả lỏng không được giám sát, thiếu công khai, minh bạch. Một khi “chế độ tước đoạt lên nắm quyền, tức là quyền lực chính trị bị tập trung trong một nhóm nhỏ thì không có sự thịnh vượng hay quyền tư hữu nào có thể cứu đất nước đó khỏi kết cục suy tàn vì quyền sở hữu có thể bị thao túng”[33] – Việt Nam đang ở trong tình trạng này.
Một thể chế chính trị văn minh và tương đối hoàn bị khi có hệ thống pháp luật hoàn thiện, tạo thế đối trọng giữa các nhóm lợi ích; “chủ động phát triển cơ chế đề kháng thông qua các quá trình tự cải tổ, đổi mới liên tục, thường xuyên, lâu dài, không ngừng trệ”[34]; đồng thời, phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của bộ máy công quyền - giám sát và cân bằng quyền lực. Thể chế chính trị được coi là minh bạch, tiến bộ khi có khả năng hóa giải xung đột nhóm lợi ích, đạt tới cách thức phân bổ lợi ích thỏa đáng, làm cho lợi ích phát huy giá trị động lực, kích thích tối đa khả năng đóng góp, hạn chế tối đa khả năng gây hại của các nhóm lợi ích cho xã hội. Trên nền tảng ấy, xây dựng cơ chế giám sát hữu hiệu trong bản thân bộ máy nhà nước là thao tác đầu tiên để kiểm soát quyền lực nhà nước. Những lập luận nêu trên cho phép kết luận: Ở Việt Nam hiện nay, để giảm thiểu và đi đến loại trừ tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, điều hòa phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo theo chiều hướng tạo động lực, thể chế chính trị hiện hành phải được thay đổi căn bản hoặc thay thế với sự ra đời của một nhà nước lấy sự công bằng là một trong những mục tiêu, tôn chỉ tối cao trong tổ chức và hoạt động. Nhà nước ấy coi “sự phân quyền với nghĩa phân công chức năng và kiểm soát quyền lực trở thành phương thức tồn tại” [35], của chính mình.
Nhấn mạnh thêm rằng, nguyên tắc phân chia quyền lực, kiểm tra và giám sát, kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền đảm bảo ngăn chặn nguy cơ tập trung quyền lực nhà nước trong tay một cá nhân, cơ quan hay một lực lượng chính trị - xã hội nào đó như là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lạm quyền, chuyên quyền, dẫn đến những lỗ hổng luật pháp. Bên cạnh đó, nguyên tắc phân quyền còn có khả năng bảo vệ nhân dân khỏi sự tùy tiện, độc đoán, mang tính quan liêu, phiền nhiễu của các cơ quan và công chức trong bộ máy nhà nước, đảm bảo các cơ quan và công chức này luôn luôn chỉ thực hiện tuân theo pháp luật. Một thể chế dân chủ có bộ máy nhà nước xây dựng trên nguyên tắc tam quyền phân lập một cách thực sự đi cùng với xã hội dân sự[36] là những gì người dân ViệtNam cần và mong đợi lúc này.
H.M/viet-studies
........................
[1] TS. Lê Đăng Doanh: “Đổi mới tư duy và cải cách thể chế những yêu cầu từ thực tiễn”, Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP), tr.277-278.
[2] Như trên, Tlđd, tr.278.
[3] Bill Hayton: Vietnam’s New Money, Foreign Policy, 21-1-2010.
[4] Bill Hayton: Vietnam’s New Money, Ibid.
[5] Năm 2010, Vinashin lỗ 4,5 tỉ USD, năm 2011, EVN lỗ 3.500 tỷ đồng, năm 2012, các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lỗ khoảng 2.253 tỷ đồng… Tính chung hai năm 2011- 2012, tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó; trong số gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao (Nguồn: Chi phí vốn của doanh nghiệp Việt cao gấp 10 lần công ty đa quốc gia, Cafef.vn, 24-11-2012).
[6]Tổng cục Thống kê: Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, www.gso.gov.vn.
[7] Tăng trưởng GDP năm 2011 đạt 5,89%, VnEconomy, 29-12-2011.
[8] GDP năm 2013 tăng hơn 5,4%, VnExpress.net, 23-12-203.
[9] Nợ công ở ngưỡng nguy hiểm: Công bố các khoản nợ để xã hội giám sát, Nhanh.net.vn, 16-6-2014. Khối nợ xấu khổng lồ “có thể lên đến trên 500.000 tỷ đồng; nợ công quốc gia có thể lên đến 95-106% GDP - theo tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc” (Nguồn: Phạm Chí Dũng: Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam? Tạp chí Thời đại mới, số 28/tháng 8-2013).
[10] Kinh tế Việt Nam, Wikipedia.
[11] Việt Nam nhiều dân nghèo gần nhất khu vực, BBC Vietnamese, 7-9-2012.
[12] Trung Quốc trúng thầu 90% công trình thượng nguồn của Việt Nam, Vieetnam Economic Forum, 32-7-2010.
[13] TS. Lê Đăng Doanh: “Đổi mới tư duy và cải cách thể chế những yêu cầu từ thực tiễn”, Tlđd, tr.270.
[14] Ví dụ như thu hồi đất đai của người dân đền bù cho họ 1 triệu đồng/m2, bán lại cho một người khác là 3 triệu đồng/m2, sau đó người này lại bán đi với giá 25 triệu đồng/m2. Đa phần 22 triệu đồng chênh lệch địa tô là rơi vào tay nhóm lợi ích.
[15] Thống đốc: “Có lợi ích nhóm trong ngân hàng”, Tin mới, 8-10-2012.
[16] Kỳ Duyên: Vận mệnh nước Việt và lợi ích nhóm, vietnamnet.vn, 12-7-2014.
[17] Loại hợp đồng nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.
[18] Kỳ Duyên: Vận mệnh nước Việt và lợi ích nhóm, Tlđd.
[19] Kỳ Duyên: Vận mệnh nước Việt và lợi ích nhóm, Tlđd.
[20] TS. Alan Phan: Lợi ích từ… các nhóm lợi ích, Vietnam.net, 26-5-2011.
[21] Như trên, Tlđd.
[22] “Khủng hoảng tín nhiệm xã hội” có nghĩa là chính quyền không nhận được sự tín nhiệm của người dân, một bộ phận quần chúng nhân dân cho rằng chính quyền không thể hiện được ý chí của họ. Một cuộc khủng hoảng tín nhiệm xã hội sẽ gây ra sự nhiễu loạn về tư tưởng, gây mất niềm tin của dân chúng , có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị.
[23] http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
[24] Như trên, Tlđd.
[25] Frank Scarpatti: Social Problems, Dreyden Press USA, 1977, p. 632.
[26] Một dòng họ/gia đình/gia tộc được liệt vào hệ thống gia đình trị (political family) khi có hai thành viên trở lên (tính đến huyết thống đời thứ ba) chiếm giữ vị trí trong quốc hội hoặc bộ máy chính quyền bang.
[27] Monopoly of political power, GMA News, 6-11-2012.
[28] Ibid.
[29] Trong vòng 10 năm (1988-2008), chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành, thì hệ thống pháp luật Việt Nam đã có tới 19.126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2.097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tư, 1.213 thông tư liên tịch. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã cần đến trên 40 văn bản pháp luật khác nhau để hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 126 văn bản. Trong lĩnh vực môi trường, có đến khoảng 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực. Trong khi đó, nếu kể cả các văn bản pháp luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành, trung bình mỗi năm lại "mọc" thêm 4.000 văn bản quy phạm pháp luật mới (Nguồn, Cơ sở liệu pháp luật, www.vbqppl.moj.gov.vn; Hà Phong, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo: Khốn khổ với “9 không, Hà Nội mới Online, 31-3-2012).
[30] Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa cao, nhiều quy định pháp luật không rõ ràng, thiếu ổn định, gây khó khăn cho việc tiếp cận, nhận thức và thực hiện pháp luật. Do đó, trên thực tế, pháp luật nước ta xảy ra tình trạng luật ra đời phải chờ nghị định hướng dẫn và nghị định chờ thông tư mới thi hành được…Theo Báo cáo tổng kết của Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư­ pháp, năm 2004, các cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm tra trên 21.000 văn bản quy phạm pháp luật từ cấp bộ trở xuống và đã phát hiện trên 3.000 văn bản trái với quy định của pháp luật.
[31] TS. Lê Đăng Doanh: “Đổi mới tư duy và cải cách thể chế những yêu cầu từ thực tiễn”, Tlđd, tr.280.
[32] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, tr. 52.
[33] D.Acemoglu và J.Robinson, Why Nations fail, The Origins of Power, Prosperity, and Poverty, Crown Publishers, New York, 2012.
[34] Rawls, J. A: Theory of justice, N. Y, 1971, p. 60.
[35] Đào Trí Úc: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Sđd, tr.39.
[36] Nội dung căn bản của việc kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong là giải quyết mối quan hệ phân công, phân quyền giữa các cơ quan nắm giữ quyền lực nhà nước; trong đó, vấn đề phân định, kết hợp các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là nội dung cốt lõi. Quyền lập pháp là quyền đại diện cho nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc gia. Những người được nhân dân trao quyền này là những người do phổ thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là Quốc hội. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của nhân dân được thể hiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy nhất được nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật là quyền lập pháp; đồng thời, là người thay mặt nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của Nhà nước, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành pháp. Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là quản lý nhà nước (hay cai trị) mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho Tòa án và các cơ quan tư pháp, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ chức thực hiện quyền này. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức không được phép can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án. Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Xã hội dân sự cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của thị trường. Nhìn chung, đó là lãnh vực bên ngoài gia đình, nhà nước và thị trường, nơi người dân kết hợp hoạt động nhằm thăng tiến các lợi ích chung. Thành tố quan yếu nhất của xã hội dân sự, do đó, chính là mỗi công dân, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với bản thân và xã hội, tự nguyện tham gia vào các sinh hoạt giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.

Trang