21 tháng 3, 2015

“Con đường đẹp nhất Việt Nam” tan hoang sau khi chặt cây xanh

Dù nhận được nhiều phản đối của dư luận, nhưng cây xanh Hà Nội vẫn bị chặt hạ không thương tiếc, những con đường thơ mộng trở nên tan hoang sau khi cây xanh bị chặt
Hè phố “Con đường đẹp nhất Việt Nam” Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) với hàng cây rợp bóng sáng nay 19-3 trở thành đại công trường bừa bộn, tan hoang với hàng loạt cây xanh bị đốn hạ nằm ngổn ngang.
Hàng loạt cây bị đốn hạ nằm ngổn ngang trên hè tuyến đường Nguyễn Chí Thanh
Dư luận nhiều ngày qua quan tâm đến việc Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất chặt hạ 6.700cây xanh, trên gần 200 tuyến phố nội thành Hà Nội, trong đó có những cây xanh cả trăm năm tuổi. Trong số những cây xanh đó có một phần là cây bị sâu, mục, rễ nông, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão và gây cản trở giao thông và đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận.
Sau khi chặt hạ cây xanh, theo dự kiến, cơ quan chức năng sẽ trồng lại tại các tuyến phố những cây được coi là phù hợp với cây xanh đô thị, có tán rộng và đảm bảo an toàn.
Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, sáng nay 19-3, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh từng được mệnh danh là “Con đường đẹp nhất Việt Nam” chẳng khác nào đại công trường. Các công nhân đang miệt mài với công việc cưa cây, “đào tận gốc, trốc tận rễ”. Những khúc cây nằm la liệt ngổn ngang trên tuyến phố, các hố đào lên chưa được trồng cây vào thay thế đất cát rất bừa bộn. Những hàng cây xanh xum xuê lá trước kia được thay vào đó là hàng cây mới trồng cao chừng 6 – 7 m, trụi lá.
Những người dân sống và làm việc trên con đường này không khỏi xót xa ngậm ngùi cho hàng cây nhiều năm tuổi bị chặt hạ. Nhiều người đi đường dừng lại quan sát, tiếc nuối cho hàng cây hoa sữa, xà cừ đã nhiều hục năm gắn bó từ tuổi thơ tới lúc hoa râm, đầu bạc.
Ông Nguyễn Văn Dũng (48 tuổi), người dân sống trên đường Nguyễn Chí Thanh, cho biết ông thấy ngỡ ngàng vì hàng cây này đã trở nên thân quen, nhiều năm nay đã che bóng mát cho người dân ở đây.
“Tôi rất ủng hộ việc chặt hạ cây mục ruỗng sâu bệnh không phù hợp với đô thị, nhưng những cây xà cừ có hàng chục, hàng trăm năm nay, tán lá xum xuê tỏa bóng mát thế, tươi tốt thế chặt đi thật sự quá lãng phí và đáng tiếc” – ông Dũng nói:
Nhiều ý kiến người dân tại đây cho rằng, chính quyền nên dừng việc chặt, hạ cây xanh hàng loạt lại, mà thay vào đó là chặt, hạ xen kẽ nhau từng đợt một, cây mới cấy lớn lên có tán tạo bóng mát rồi sau đó sẽ hạ những cây còn lại thì sẽ phù hợp hơn.
“Đại công trường” đốn hạ cây xanh còn diễn ra trên nhiều tuyến phố khác của Hà Nội như Lê Duẩn, Phan Bội Châu… khiến rất nhiều người dân ngậm ngùi, xót xa, thậm chí cả phản ứng.
Một số hình ảnh ghi nhận tại “đại công trường” đốn hạ cây xanh trên “Con đường đẹp nhất Việt Nam” Nguyễn Chí Thanh hôm nay (19-3):
Công nhân phong tỏa vỉa hè khi đang tiến hành chặt hạ cây

Cây xà cừ to một người ôm không xuể đang bị đào tận gốc, trốc tận rễ
Cây xanh cao hàng chục m bị đốn hạ

Một cây lớn bị chặt hạ nhưng gốc và thân cây không hề có dấu hiệu mục ruỗng
Cây chặt hạ đang được cẩu lên trên xe
Các gốc cây to sau khi bị đào đi đã để lại những hố đất chưa được trồng cây thay thế, đất, cát rất bừa bộn
Những cây xanh lớn đánh dấu sắp bị đốn hạ
Hàng cây xanh rợp bóng mát, giúp đường Nguyễn Chí Thanh trở thành “Con đường đẹp nhất Việt Nam” trước khi bị chặt hạ
Thay vào những hàng cây xanh xum xuê lá trước kia là hàng cây mới trồng cao chừng vài ba mét, trụi lá
Tin-ảnh: Nguyễn Hưởng
Theo nld

Vì sao người dân sợ công an đến vậy

Ở Việt Nam lực lượng công an có nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống của người dân, nhưng thực tế người dân lại rất sợ công an, nhiều người mỗi khi gặp công an là có cảm giác bất an dù chẳng có lỗi gì. Vậy vì sao người dân lại sợ công an đến vậy.
Một điều nhiều người nhận thấy là ngày càng có nhiều vụ công an lộng hành đánh dân đến chết, các vụ án này hàng ngày đều có mặt trên các mặt báo. Người bị đánh thì kinh hoàng, người chứng kiến thì sợ hãi, người xem tin tức thì tự nhủ mình cần cẩn thận khi gặp phải công an.
Thử điểm qua một số sự việc công an hành hung dân trên các mặt báo:
Con trai GĐ công an đánh dân, người dân sợ hãi không dám nói
Sự việc diễn ra vào ngày 25/2 ở Cà Mau, Nguyễn Văn Kiệt con trai Đại tá Nguyễn Văn Tươi là Giám đốc CA Tỉnh Cà Mau, chạy xe máy chở theo một bạn nữ, khi chạy tới gần Trường PTTH Võ Thị Sáu ở đường 3/2 thì va chạm xe với một đôi nam nữ khác, đôi bên xảy ra cãi nhau.
Kiệt gọi thêm đám bạn đến tấn công đôi nam nữ này, bị tấn công đôi nam nữ vứt cả xe bỏ chạy, nhưng người nữ chậm chân hơn nên bị nhóm của Kiệt đuổi kịp và đánh tới tấp. Bất bình khi thấy cô gái sức yếu lại bị đám thanh niên đánh, hai người dân gần đấy đến can ngăn, lập tức bị nhóm của Kiệt đánh trọng thương phải nhập viện, những người khác chứng kiến chỉ im lặng không dám lên tiếng vì sợ rước họa vào thân.
Sau khi sự việc xảy ra phóng viên đến tìm hiểu vụ việc thì người dân nơi đây sợ hãi nói: “Chúng tôi muốn được yên thân, không biết gì đâu, nói ra nói vào phiền phức lắm. Với trường hợp này, im lặng là cách tốt nhất”, “dân lao động như tụi tui biết gì, sợ lắm?!”
Công an bắt người rồi thông báo đã chết vì tự tử
Tháng 8/2014 CA TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bắt giữ Nguyễn Văn Sửu vì tình nghi trong một vụ án khác. Thế nhưng sau đó anh Sửu đã chết và CA thông báo là chết do treo cổ tự tử.
Tuy nhiên gia nạn nhân không đồng ý với cách giải thích của công an, bởi vì không thể treo cổ trên khung cửa sổ cao chưa tới đầu người được.
Hàng trăm người đã khiêng quan tài đến trước trụ sở UBND phường Bình Ngọc, TP Móng Cái yêu cầu được gặp những người có trách nhiệm giải quyết vụ việc, làm rõ cái chết của nạn nhân, nhưng không giải quyết được gì.
Việc công an đánh chết người rồi thông báo nạn nhân tự tử xảy ra nhiều ở Việt Nam, cũng gây ra tranh cãi trong nhiều năm qua, nhưng cho tới nay chưa có vụ việc nào được giải quyết. Và nhiều người dân cứ thấy bóng dáng công an là có cảm giác bất an trong người.
Công an đánh chết dân, luật sư gặp áp lực
Một vụ án gây chấn động dư luận khác ở Phú Yên là vụ án 5 công an dùng dùi cui đánh chết anh Ngô Thanh Kiều. Luật sư Võ An Đôn đứng ra bào chữa cho gia đình nạn nhân đã phát biểu với Báo Dân Trí rằng: “Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa trẻ mồ côi, trong đó cháu bé sinh ra mà chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha, trong khi gia đình lại quá nghèo. Hơn nữa, tôi rất bức xúc trước hiện tượng có nhiều nghi can, bị can chết bất thường tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ”
“Tôi bị rất nhiều áp lực. Trước hết là áp lực từ những người thân trong gia đình, bạn bè, kể cả đồng nghiệp nói rằng không nên làm vụ này vì công việc rất khó khăn, vì đụng đến lực lượng công an, tính mạng cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi không lo sợ những điều đó vì động lực lớn nhất của tôi là bảo vệ công lý”.
Đánh người chấn thương còn thách thức
Nhiều người dân TP Huế vẫn chưa quên sự việc 2 công an đánh một em học sinh tên Tây vào tháng 2 năm ngoái.
Bà Nguyễn Thị Vân, sống ở đường Điện Biên Phủ, là người chứng kiến vụ việc, thuật lại với PV Báo Petrotimes: “Tôi là người chứng kiến từ đầu đến cuối, sau khi ép xe vào lề đường trước nhà tôi, 2 công an đã đánh mạnh vào đầu của em học sinh tên Tây khiến em gục ngay tại chỗ. Cú đánh mạnh lắm tôi nghe rất rõ nó làm cái bụp, gãy dùi cui luôn mà.
Chưa dừng lại ở đó, 2 ông này còn bắt đưa người bị đánh về Công an phường Trường An, nhưng người dân chúng tôi không cho đi, cuối cùng họ phải gọi Công an TP Huế về hiện trường xử lý vụ việc”.
Bà Vân thuật lại: Sau khi đánh, Thượng úy Phan Lê Phú còn thách thức người dân, lấy tay chỉ vào túi áo có đeo bảng tên nói: Gọi nhà báo đi, Phú đây, Phú đây.
Trung tá công an đánh chết người
Chiều ngày 28/2/2011 ông Trịnh Xuân Tùng đi xe ôm ra bến xe Bát Giáp, đến nơi ông bỏ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại, thì bị lực lượng Công an phường Thịnh Liệt lập biên bản xử phạt vì không đội mũ bảo hiểm. Không đồng ý với quyết định của công an, ông Tùng đã có lời giải thích với công an, đáp lại ông bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh dùng dùi cui đánh vào gáy.
Sau đó ông Ninh cùng một nhóm dân phòng khác cũng xông vào đánh ông Tùng túi bụi, rồi còng tay đưa về trụ sở CA Phường. Đến tối ông mới được CA đưa đến bệnh viện Việt Đức trong tình trạng trật hai đốt sống cổ dẫn đến liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp , sau 6 ngày điều trị ông đã tử vong.
Khi công an trở thành “anh hùng núp”
Có lẽ không đâu trên thế giới như ở Việt Nam, công an giao thông không đứng ra ngoài để giữ trật tự giao thông, mà phải núp vào bóng tối hay góc khuất để rình bắt người vi phạm luật giao thông. Đến khi bắt được rồi thì cũng chỉ muốn được tiền rồi lại cho đi.
Bản thân người viết cũng từng bị CA giao thông ở SG giữ vì vi phạm luật giao thông , lúc đó người viết muốn công an viết biên bản để nộp phạt, thế nhưng công an chỉ muốn nộp phạt luôn chứ không có biên bản, nhưng vì người viết muốn phải có biên bản, nên công anh phải viết biên bản với thái độ lộ rõ là rất khó chịu.
Bốn từ “công an nhân dân” với ý nghĩa rằng công an là của dân và để phục vụ nhân dân Nhưng giờ đây bốn từ này cần được hiểu ngược lại, khi mà lực lượng công an sống nhờ tiền thuế của người dân đóng góp nhưng hoàn toàn không phục vụ nhân dân, và người dân ngày càng áp cảm và bất an mỗi khi gặp công an.
Ánh Sáng

CÔN ĐỒ - "Lính" của ai?

* MẶC LÂM
Chính quyền tiếp tục im lặng trước việc côn đồ hành hung người dân lương thiện đang là câu hỏi nóng, tiếp theo sau việc Giám đốc công an Hà Nội chính thức "cáo buộc" những kẻ phá hoại trước tượng đài Lý Thái Tổ là "lực lượng tự phát". Liệu bọn côn đồ có phải là lực lượng tự phát hay không? Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua sự việc hai anh Lai Sơn Tiến và Hà Văn Thanh bị hành hung nặng nề sau khi đến Dương Nội phát học bổng cho học sinh nghèo tại đây.
Côn đồ tự phát?
Dư luận mấy ngày qua sôi nổi trước tin Giám đốc công an Hà Nội Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung sáng ngày 17 tháng 3 xác định với báo chí rằng ông trân trọng hoạt động tỏ lòng yêu nước của người dân trước tượng đài Lý Thái Tổ nhân ngày tưởng niệm chiến sĩ hy sinh trong trận Gạc Ma, và những người mặc áo đỏ có ghi chữ DLV (Dư luận viên) trên áo phá rối cuộc tưởng niệm chỉ là lực lượng tự phát và không thuộc sự quản lý của công an. Tướng Chung còn khẳng định sẽ xác minh nhân thân của những thành phần này trước công luận để sáng tỏ điều mà trước nay người dân bức xúc.
Anh Nguyễn Thanh Hà (trái) và Lại Tiến Sơn sau khi bị côn đồ hành hung hôm 18/03/2015
Rất tiếc là chỉ một ngày sau khi Giám đốc công an Hà Nội hứa hẹn, lần này không phải là dư luận viên mà là côn đồ, được bảo kê ngầm của lực lượng nào đó đã ra tay hành hung người dân khiến họ bị thương tích nặng nề và không một cấp chính quyền Hà Nội nào lên tiếng.
Sáng ngày 18 tháng Ba hai anh Lai Sơn Tiến và Nguyễn Thanh Hà cùng với nhóm “Cứu lấy dân oan” đến Dương Nội để làm thiện nguyện. Công việc các anh làm là phát những phần học bổng cho các em nghèo tại Dương Nội như một đóng góp giúp người dân tại đây tạm thời bớt gánh nặng ăn học của con em họ mà kiếm sống.
Trên đường về lại Hà Nội, hai anh đã bị một nhóm côn đồ theo dõi và hành hung. Trước tiên anh Lai Sơn Tiến kể: “Tôi cùng với nhóm “Cứu lấy dân oan” đi vào Dương Nội để giúp bà con Dương Nội cho các cháu học bổng. Lúc làm xong việc ở Dương Nội rồi chúng tôi quay về, trên đường đi về đến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu lúc đang đi thì nghe tiếng đàng sau nói là “cho mày chết đi” thì có người đánh tôi một cái vào đầu tôi bị đổ xe, người bắn lên vỉa hè thì họ lại nhảy vào đánh tiếp mấy cái tôi ngất đi nên không biết. Anh Hà Thành anh ấy đứng đàng sau anh ấy bảo có 4 thằng côn đồ dùng cả gậy cả mũ đánh vào đầu tôi và anh Hà. Lúc ấy tôi bị ngất rồi mãi về sau mới tỉnh nên khi sự việc xảy ra tôi không biết lắm mà anh Hà Thành anh ấy biết nhiều hơn. Sau khi bị đánh thì tôi thấy mặt tôi sưng đầu thì choáng hết cả đầu, bị vào sườn và chân tay.”
Buổi phát quà do nhóm Cứu Lấy Dân Oan thực hiện. Photo courtesy of VRNs.
Anh Nguyễn Thanh Hà, người cùng đi với anh Tiến cho biết thêm chi tiết về vụ hành hung công khai trước mặt người dân này: “Hôm qua tôi chúng với nhóm “Cứu lấy dân oan” đi vào Dương Nội để phát những phần học bổng cho các cháu. Khi ra về gần tới đường Khuất Duy Tiến và Lê Văn Lương thì bất ngờ bị bốn thằng côn đồ nó xông vào tấn công hai anh em chúng tôi. Anh Sơn Tiến là người cầm lái nó đánh vào mặt anh bằng gậy và bằng mũ bảo hiểm. Anh Sơn Tiến bất ngờ ngã quay ra máu me rất nhiều, bất tỉnh luôn. Sau đó 4 tên xông vào đánh tôi, chúng vừa đánh vừa nói “đánh cho chết mẹ chúng mày đi” tôi chỉ kịp hô lên “cướp, cướp” chúng đánh và đạp tôi gục ngã ngay vào cái đống cát bên vệ đường. Sau đó tôi có gọi anh em ở khu vực chung quanh Thanh Xuân đến hỗ trợ thì mọi người đến đưa tôi và anh Sơn Tiến về nhà.”
Theo lời anh Hà khi bị hành hung cũng có vài người dân trông thấy nhưng họ không dám can thiệp vì bọn côn đồ quá hung hãn, hơn nữa khu vực này khá vắng vẻ nên hai anh không thể kêu cứu tới người đi đường.
Khi được hỏi sau khi bị hành hung các anh có thông báo cho chính quyền nơi xảy ra vụ việc để họ lập biên bản hay không, anh Tiến cho biết: “Lúc đó tôi ở ngoài đường thì xa nhà và chẳng có giấy tờ gì cả. Một số anh em đến đưa về nhà. Anh em cùng người nhà nói chuyện thôi chứ không làm giấy tờ và khi kiểm tra lại các thứ thì cũng bình thường không trầm trọng lắm. Hôm qua thì không nói được nhưng hôm nay uống kháng sinh cũng đỡ rồi. Nói chung việc làm này rõ ràng do bọn côn đồ lại được bọn chính quyền nó bao che. Chủ yếu là bọn an ninh nó xúi giục bọn này đánh thôi. Nếu làm ra chính quyền thì mình ở xa mà hy vọng vào chính quyền nó lằng nhằng lắm nó cũng chẳng giải quyết gì cho mình đâu mà.”
Thiện nguyện là tiếp tay chống phá?
Thiện nguyện không thể được suy luận là tiếp tay chống phá hay làm mất ổn định chính trị để lực lượng chống lại dân oan có cớ hành hung người tham gia nó. Riêng anh Hà khi được hỏi có từng làm gì mất lòng hay có mâu thuẫn cá nhân với ai hay không, anh cho biết: “Tôi và anh Sơn Tiến là những người có tuổi, tôi 57 còn anh Sơn Tiến 61 tuổi. Chúng tôi là những người có tuổi và hay đi làm thiện nguyện giúp đỡ bà con dân oan. Trong đời thường chúng tôi không có thù hằn gì với ai cả, không có mâu thuẫn gì chỉ có việc đi vào Dương Nội phát những phần học bổng cho các cháu có điều kiện khó khăn mà khi về thì bị đánh. Côn đồ đánh mà chúng còn bảo “đánh cho chết mẹ chúng mày đi để chúng mày không làm cái việc ấy nữa”. Tất cả những cái mà tôi đưa ra như thế thì các anh khẳng định họ là ai rồi. Đấy là câu kết luận chính xác mà những bọn đội lốt côn đồ đã hành hung chúng tôi. Chúng tôi rất phẫn nộ lên án hành vi của cái bọn đội lốt côn đồ đã ngăn cản chúng tôi làm việc thiện nguyện giúp đỡ bà con dân oan.”
Đã từ lâu hành hung, sách nhiễu dân oan cũng như với bất cứ ai ủng hộ họ tranh đấu xảy ra liên tục dưới nhiều kịch bản. Lúc thì kéo hàng đoàn côn đồ gây hấn và tấn công dân oan như từng xảy ra tại Dương Nội. Lúc thì ném vật nhơ bẩn vào nơi tạm trú của người dân oan về Hà Nội khiếu kiện đất đai. Lúc bao vây, lăng mạ và dùng lời lẽ thô tục chửi mắng người dân oan khi họ tập trung trước Ban tiếp dân đòi hỏi quyền được biết của họ. Và nghiêm trọng nhất là tấn công gây thương tích cho những người như Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, cùng hàng chục người khác mà cộng đồng đã lên tiếng với đầy đủ hình ảnh, thương tích cùng chứng cứ.
Không khó để nhận ra rằng côn đồ đã thực hiện các hành vi trên theo một chỉ đạo nào đó phía sau. Đối với vụ việc tranh chấp đất đai tại Dương Nội nếu người dân cho rằng chính tập đoàn đang tranh chấp với họ là lực lượng chính đứng sau chỉ đạo cũng không thể nói đó là cáo buộc không căn cứ. Nếu nói cách khác khi cho rằng côn đồ làm theo chỉ đạo của công an thì cũng không khó hiểu bởi bao nhiêu vụ đã xảy ra, bao nhiêu thương tích đã được công khai bằng hình ảnh, chứng từ nhưng cho đến nay vẫn chưa một vụ nào được làm rõ để công an Thành phố Hà Nội tránh mang tiếng xử dụng côn đồ vào mục đích trấn áp người dân.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung trong tư cách Giám đốc công an Hà Hội đã khẳng định những kẻ mạo danh “dư luận viên” có hành vi phạm pháp tại tượng đài Lý Thái Tổ sẽ được điều tra làm rõ thì không lý gì vụ hành hung gây thương tích nặng nề cho những người dân vô tội lại bị bỏ qua.

LÂM TẶC KINH THÀNH.

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 70. Vệ Kính Vương năm thứ tư.
Chúa Bạo viễn du sang Ách Đại Lợi vay tiền, nước Ách đón tiếp nhạt nhẽo, tể tướng Ách là Tô có ý trách người Vệ vay tiền nhiều lần mà chả làm ăn đâu ra đâu. Chúa nghe xong chỉ cười nhạt.
Việc trong nước sau hội nghị trung ương Sản Thập hỗn loạn vô cùng, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Gặp phải thời nhá nhem, tranh tối, tranh sáng, quan lại thi hành chính sách lúc đầu voi đuôi chuột, lúc đầu dê thịt chó, mạt cưa, mướp đắng khiên dân chúng không biết đâu mà lần.Bọn quần thần nín thở như lũ chim non chờ mẹ mang mồi, nhác thấy mồi Tề là há mõm nhao nhao về phía Bắc, nhác thấy mồi Bạch La Tư là ngoái cổ ngoác miệng, sểnh thấy hơi mồi Cờ Hoa rướn họng há hết cỡ.

Bấy giờ Vệ Kính Vương già cả, biết chả còn sức làm gì, chỉ mong được lượn nơi này nơi cho khác biết thế giới bao la, về để còn khoác lác với đám gia môn.
Chúa lúc trước biết thóp của Vương, gọi thủ túc là phó thượng thư bộ Hình họ Tô vào hỏi:
- Đứa em họ nhà ngươi bên cờ Hoa giờ thế nào.?
Phó thương thư Tô đáp:
- Dạ, nhờ ơn Chúa Công, hắn vẫn chăm lo tốt mọi sự. Quản lý mạng lưới an ninh ngoại tuyến đâu ra đấy.
Chúa bảo:
- Họ Tô đời đời làm quan bộ hình nước Vệ, từ khi lập nước, họ Tô đã là đại thần bộ Hình đầu tiên mà tiên đế chọn. Tiên đế thác đi, Lê Doãn cầm quyền thay đổi chính sách bang giao, nước Vệ bất hoà. Nhân sự thay đổi, họ Tô từ ấy đến nay con cháu chỉ làm đến chức tư mã. Thật là ái ngại.
Phó thương thư Tô cảm kích, rưng rưng lệ:
- Nhà thần dù thời thế nào cũng một lòng phò Sản Triều, là bâỳ tôi trung tín của Chúa Công, xin cứ dạy bảo.
Chúa nói:
- Thế thiên hạ biến động, nước nhỏ không biết mai sau thế nào. Gọi em ngươi sắp đặt cho Vệ Kính Vương sang Cờ Hoa một chuyến dối già có được không.?
Tô gật đầu, Chúa cho lui. Tô về liên hệ với em họ, mấy ngày sau có tin báo về Cờ Hoa chiều ý, nhưng chỉ tiếp ở lễ bậc trung. Chúa nghe chuyện cười nhạt bảo:
- Hạng ấy chỉ thế thôi cũng hài lòng rồi.
Vệ Kính Vương nghe tin được mời đi thăm Cờ Hoa, rạo rực đến mấy tháng chờ ngày xuất giá. Sở dĩ nói rạo rực bởi lần trước Vương xuất giá Âu châu, khi về tâm sự cũng rạo rực cả tháng trời, Vương tự mãn kể - mình có thế nào người ta mới mời mình chứ.
Đại thần thượng thư bộ Hình Cả Sáng thấy Tô sắp xếp được cho Vương đi. Bèn nóng ruột, hồ nghi, bụng vừa muốn đi Cờ Hoa chơi, ý cũng vừa muốn thăm dò xem chiều hướng bên ngoài thế nào. Gọi Tô đến phàn nàn:
- Ta năm sau có thể về làm Sản Uỷ thành Nam, lúc đó muốn đi đâu cũng khó vì mang chức danh Sản. Nay Vương đi sang Cờ Hoa, chả biết vào hang hùm sói ấy có an toàn không. Phận bầy tôi giữ quân Cẩm Y Vệ trong lòng ta lo lắng lắm, lỡ Vương ra sao thì ăn nói thế nào với thiên hạ.
Tô bảo để về thu xếp, đến luôn phủ Chúa thưa chuyện, Chúa bảo:
- Được. Cho đi để biết nỗi khổ của ta mỗi lần sang đó bị lũ nghị Cờ Hoa xỉa xói chuyện nhân quyền nhục nhã ra sao.
Phó thương thư Tô về phủ, gọi em họ mình bên Cờ Hoa dặn rằng.
- Chú lo nốt cho Cả Sáng đi, chuyến này cả Vua, cả quan chủ quản sang, chú có cơ hội phục vụ hai ngài. Vận nhà ta sau này trông cả vào chú.
Đầu xuân vua quan nhà Sản đua nhau xuất ngoại kiếm phần như chảy hội. Kinh thành buồn tênh, lúc này đói kém, Sáng Quyết thất thế trong hội nghị trung ương Sản Thập, tay chân tan tác. Phó tướng tay phải thân tín là Không Trận bị ép về hưu. Sáng Quyết muốn đưa Sáng Lộc lên thế, bị triêù đình bác bỏ, cho một phụ nữ về thay Không Trận.
Không Trận là người cơ mưu túc trí, lanh lẹn. Thiết lập được mối quan hệ đặc biệt với Kinh Đô nước Tề. Nhờ có quan hệ ấy mà Sáng Quyết vững như bàn thạch trong suốt bao năm trấn thủ kinh thành nước Vệ. Không Trận về hưu, chưa có người lấp chỗ, liên hệ với bên Tề vì thế mà gián đoạn. Phủ kinh thành ngân sách cạn kiệt, quân lính uể oải. Hôm ấy họp phủ, Sáng Quyết nói:
- Vệ Kinh Vương bỏ mặc chúng ta, giờ chỉ ngóng được đi chơi dối già, ngài đã không màng việc nước nữa rồi. Ngân khố kinh thành hạn hẹp, tới đây biết trông vào đâu.?
Bầy tôi đế thêm:
- Giờ quan bộ nào cũng nhăm nhe có phần, xưa nay mỗi người một mối. Nhà Chúa có mối phương Tây, chúng ta ăn ké Vương Phủ mối bên Tề. Nay mối của chúng ta thất thu. Cùng là quan lại trong triều, lẽ ra Chúa phải sẻ cho ta một ít chứ. Thần nghe nói Vệ Kính Vương và Cả Sáng đi Cờ Hoa, Chúa chia cho phần mà sau này Cờ Hoa đầu tư vào miền Trung. Trong ấy thì chúng ta lợi gì cơ chứ.
Bầy tôi phụ trách liên hệ với Phủ Chúa nói:
- Thần có lời bên Phủ Chúa về phân bổ mối làm ăn, họ bảo đợt này ra lệnh tịch thu xe ngựa của bọn say rượu. Kinh thành có lượng xe lớn, trông vào lệnh ấy tha hồ mà có phần, không phải cần thêm cái gì nữa cả. Còn việc tăng giá năng lượng là việc chuyên ngành do phủ Chúa quản lý, không ai dây được.
Sáng Quyết nghe vậy, nổi xung thiên, đập bàn chửi:
- Mẹ kiếp bọn khốn nạn, có cái lệnh ấy là để phần bọn Thành Nam, nơi ấy xe cộ của tư nhân, phú thương nhiều gấp ba lần ở đây. Kinh thành là nơi đầu não, toàn xe công các phủ, lấy gì mà phần với bánh. Chưa kể cái lệnh ấy còn bị làm nhùng nhằng, soạn đi soạn lại biết bao giờ mới xong. Trông vào mối ấy khác nào trông bọt tăm mà đợi bắt lươn trong lỗ.
Cả bọn quan lại kinh thành nghe Sáng Quyết nói, mới ồ lên nhận ra mưu nhà Chúa. Tất cả nhớn nhác:
- Thế này thì chết cả, sang năm đại hội, người về cần tiền dưỡng hưu, người ở cần tiền lo lót, thế này chết cả, chết cả lũ mất thôi.
Quan phó trấn thủ kinh thành chuyên trách việc xây dựng tên Hoằng bật dậy tâu:
- Bẩm đại quan, là người châu Hoan, chắc ngài nghe câu '' rừng xanh còn lo chi thiếu củi '' chứ.?
Sáng Quyết hỏi:
- Rừng ở đâu.?
Hoằng đáp:
- Rừng ở kinh thành này, dọc hai bên mỗi con đường , tất cả đều là rừng cả. Tiên đế đã dạy, rừng là vàng, biết biến rừng thành vàng thì rừng rất quý. Nay trên mạn ngược rừng đã hết, gỗ quý không còn bao nhiêu, dù khai thác đưa về xuôi giá thành cũng lớn, lại qua bao nhiêu cửa ải. Mỗi địa phận lại một lần tiền. Cứ ngả cây hai bên đường trong kinh thành ra bán là hốt bạc , ngả đến đâu tiền luôn đến đó.
Phó tuyên huấn Đèn Lương bảo:
- Chặt như thế phải có cớ nào chứ.?
Hoằng đáp:
- Cớ thì thiếu gì, cây sâu, cây mọt, cây tán lệch, cây không đúng tiêu chuẩn kinh thành, cần thay thế cây mới. Cây bứng đi giá nghìn lần cây giống thay. Việc cớ thế nào nói với dân, há không phải là việc của ngài đó sao?
Cả Sáng nghe bầy tôi nói, thoáng đắn đo. Bỗng quan phó là Thế Cỏ đứng phắt dậy nói một hồi:
- Không có tiền thì mũ quan cũng chả có mà đội. Việc này do Vua, Chúa bỏ mặc chúng ta mà ra cả. Thiên hạ giờ ai cũng có phần, duy chúng ta là không có. Đã vậy cứ thế mà làm, tội đâu tôi chịu.
Cả bọn nghe vậy đều đứng dậy vỗ tay nhất trí.
Kinh thành ban bố lệnh thay thế cây, việc lớn kinh thiên động địa như vậy mà chỉ ra mấy bữa trước, bữa sau đã đổ quân ồ ạt, làm ngày, làm đêm trên các tuyến đường phố. Khi khai trương đã lùa hết công sai bộ Hình ở kinh thành ra khai đao chặt cây, mục đích nhằm thị uy những ai muốn kháng lệnh.
Cả kinh thành bỗng như bãi chiến trường, khắp nơi cây cối đổ ngổn ngang, xe chở gỗ nườm nượp nối đuôi nhau mang gỗ đến kho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làm từ gỗ chả cần phải dấu búa kiểm lâm nhiêu khê như gỗ lấy trong rừng.
Bọn dân đen lúc đầu lác đác lên tiếng, sau thấy cây cối bị đốn hàng loạt còn khiếp hơn cả bom Cờ Hoa đánh phá khi xưa, bọn chúng mới tức quá hè nhau khiếu kiện, kêu la rầm trời, dậy đất. Phủ kinh thành thấy vậy bèn vờ ra lệnh hoãn binh.
Việc thế nào, đợi hồi sau sẽ rõ.
(Blog Người Buôn Gió -Đại Vệ chí dị)/TTHN

Ai bảo Chính quyền Hà Nội chậm, trì trệ ?

Chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là trì trệ, chậm chạp và độ chuyên nghiệp, năng động thì thua xa các thành phố khác như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Bộ máy làm việc của các cấp chính quyền Hà Nội cực kỳ quan liêu, mang nặng tư duy thời bao cấp và đối với dân thì luôn " hành là… chính"! Việc “nhanh nhảu” trong vụ “hạ sát” tới mấy cây xanh, chỉ trong có vài ngày, chứng tỏ các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có khả năng xử lý công việc một cách “nhanh nhẹn” chứ không trì trệ như người dân lâu nay vẫn phàn nàn…/Cái gì, chứ lấy đất của dân và lạm của công thì …nhanh lắm!/.
Chiến dịch chặt cây xanh ồ ạt ở Hà Nội mới bị lãnh đạo thành phố quyết định đình lại là một 'tổn thất' với thủ đô, vừa thể hiện 'lỗi chính' của cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo thành phố về quy hoạch cảnh quan, cây xanh đô thị của Hà Nội, theo ý kiến trong giới kiến trúc sư từ Hà Nội.
Các nhà quản lý cần rút kinh nghiệm không để việc thiết kế ý tưởng đặt vào tay một cơ quan thực thi, chẳng hạn như Sở Xây dựng, trong khi đến lượt mình, Sở này lại giao việc thực thi quy hoạch về cây xanh cho một công ty 'kinh doanh' chuyên quan tâm tới triển khai số lượng trồng cây xanh mới, vẫn theo các ý kiến.
Trao đổi với BBC hôm 20/3/2015, kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nói: "Đây là một sự tổn hại rất đáng tiếc và Hà Nội phải rút kinh nghiệm việc này...Việc ấy đã phải đình lại rồi và đấy phải coi là một bài học cho tất cả...Chủ tịch Thành phố để xảy ra việc như thế cũng là việc đáng tiếc."
Khi được hỏi nếu đây là một quyết định chưa hợp lý, dẫn đến tổn thất cho không gian xanh của Hà Nội, thì việc xử lý hậu quả cần tiến hành ra sao, ông Nguyễn Trực Luyện nói thêm: "Tất nhiên cây mà trồng vào mà nó còn bé thì làm sao mà nó có thể to và nó có bóng mát như cây lớn được. Cho nên cái chính là cũng phải vài ba chục năm nữa thì may ra mới có hiệu quả tương đương được. Thế còn bây giờ đương nhiên nó không thể nào thay thế cho cái cũ được," - ông Luyện nêu quan điểm.
'Lỗi chính' ở ai?
Cũng hôm thứ Sáu, một kiến trúc sư khác nói với BBC về điều mà ông cho là có 'lỗi chính' thuộc về khâu tham mưu, tư vấn cho thiết kế ý tưởng, điều hành quy hoạch cho lãnh đạo Hà Nội và đặt vấn đề cơ quan nào phải chịu trách nhiệm trong chiến dịch 'chặt cây xanh' hàng loạt và quy mô lớn cấp tập, nhưng bất thành vừa rồi.
Kiến trúc sư Nguyễn Thúc Hoàng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nói: "Hiện nay chức năng của Kiến trúc sư trưởng là Sở Kiến trúc & Quy hoạch, đứng về góc độ Sở Kiến trúc & Quy hoạch, đó là cái cũng có trách nhiệm trong vấn đề này. Bởi vì riêng về chuyện cây xanh đô thị, nó cũng quan trọng không khác gì kiến trúc, vì nó là một trong các thành phần hỗ trợ cho kiến trúc đô thị. Mà trong quy hoạch cũng có những cái ấn định về vấn đề này, cho nên Sở Kiến trúc & Quy hoạch phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Khi giải quyết chuyện đầu tư thế nào, thiết kế thế nào, trồng cái gì, Sở đó phải có chỉ đạo, giúp cho Thành phố chỉ đạo việc đó. Chứ còn Sở Xây dựng chỉ làm nhiệm vụ thực thi, chứ Sở Xây dựng không chịu trách nhiệm về ý tưởng. Ý tưởng cây xanh, môi trường đô thị v.v... nằm trong kiến trúc quy hoạch. Cho nên không có Kiến trúc sư trưởng, nhưng vai trò của Kiến trúc sư trưởng nằm trong Sở Kiến trúc & Quy hoạch hiện nay," - ông Nguyễn Thúc Hoàng nói với BBC.
'Bài học thời Pháp.
Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện nói với BBC về việc Hà Nội có thể vẫn phải học hỏi các nhà quy hoạch cảnh quan của Pháp khi thiết kế cảnh quan, cây xanh cho thành phố dù ở thời thuộc Đông Dương trong quá khứ.
Cựu Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói: "Người Pháp người ta trồng, thì cũng trồng tùy theo từng tuyến phố, và chọn từng loại cây một. Chủ yếu nhất với họ, cây bóng mát là chủ yếu. Ngày xưa khi họ sang, họ thấy xứ của mình nóng thì họ chọn cây có tán rộng để che nắng. Tôi thấy họ làm rất hợp lý, nhờ thế nó tạo cho Hà Nội có dáng rất đặc biệt, mà người ta vẫn khen Hà Nội là cây xanh tốt. Nói thực là sau này mình cũng không giữ được như người Pháp nữa, bởi vì người Pháp người ta trồng trong những phố nội đô, về sau mình phát triển ra ngoại ô, ngoại vi nhiều hơn, cây cũng không trồng theo đúng từng cây phố có loại cây riêng mà nó cũng có hỗn tạp...Cây xanh có vai trò rất lớn, nó làm cho khí hậu mát mẻ đi, nó cung cấp ốc xi cho con người. Cho nên cây xanh rất quan trọng đối với đời sống đô thị. Đã nói đến đô thị tức là nói đến toàn bê-tông, nhựa đường, nó tản nhiệt nhiều lắm. Cho nên phải dùng cây xanh để giảm bớt bức xạ nhiệt đi nhiều," - ông Luyện nhân dịp này nói về tác dụng của cây xanh ở đô thị.
'Chặt cây, lấp hồ'
Hôm thứ Sáu, kiến trúc sư Nguyễn Thúc Hoàng nêu quan điểm cho rằng Việt Nam cần 'rút kinh nghiệm' để tránh lặp lại vụ chặt cây mới đây, cũng như việc đã từng xảy ra vài năm gần đây, khi thành phố để xảy ra việc 'san lấp, ao hồ', thu hẹp diện tích mặt nước đô thị lấy chỗ cho xây dựng mặt bằng gây bất lợi cho môi sinh.
Nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói: "Trước đây mình bị một khuyết điểm khá lớn đó là lấp các hồ ao trong thành phố để mà lấy đất xây nhà cửa, các dự án. Cái đấy làm cho thành phố giảm mặt nước rất nhiều, cho nên là nhiệt độ không khí cũng tăng lên. Còn trong mấy năm vừa qua, một số khu đô thị mới, một số hồ cũ đã được giữ lại và bắt đầu cũng hoàn thiện cho tốt hơn. Tôi cho cái đó thành phố làm là tốt, còn bây giờ cũng không lấp ao hồ nữa. Chỉ có cái là hiện nay làm thế nào để giữ được mực nước vệ sinh là cái quan trọng. Thứ hai mức nước ở trong các hồ đó cũng phải đảm bảo thì nó mới giữ được độ sạch mặt nước, thì nó mới đảm bảo vi khí hậu được tốt."
Về vấn đề cây xanh ở Hà Nội, kiến trúc sư Thúc Hoàng nhân dịp này nêu thêm một vấn đề: "Đứng ở góc độ thẩm mỹ, hiện nay cây cối ở đô thị... chưa thấy một ý tưởng gì rõ ràng, phố nào cây gì, để cho mang cái như một cái nhận biết để cho nó có đặc thù, chứ không phải phố nào cũng trồng cây giống nhau hoặc là cứ mỗi phố trồng 'lung tung' như hiện nay. Hiện nay, về ý tưởng trồng cây xanh ở Hà Nội, hoặc nói chung các thành phố khác lại càng chưa rõ. Trong kiến trúc, chúng tôi rất thích ý tưởng về vấn đề cây xanh, chứ không phải là cứ trồng theo kiểu bạ đâu trồng đấy mà chỉ đạt được bóng mát hoặc vấn đề là rễ rồi thì là khỏi đổ thế thôi. Chỉ mới quan tâm đến việc đó thì chưa đủ, mà phải quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ nữa, mà đồng thời có những nhận biết về đô thị. Thí dụ như có những phố hoa sữa, rồi phố hoa phượng, rồi phố cây sấu... thì các phố có những cái đặc thù, ngày xưa đẹp nhất thời Pháp là phố Lò Đúc, các cây rất đẹp," - cựu Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam nói thêm với BBC.
(BBC)
---------------
... Phá hoại có tổ chức ?
… Việc “nhanh nhảu” trong vụ “hạ sát” tới 2000 cây xanh, chỉ trong có vài ngày, chứng tỏ các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có khả năng xử lý công việc một cách “nhanh nhẹn” chứ không trì trệ như người dân lâu nay vẫn phàn nàn.
Chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là trì trệ, chậm chạp và độ chuyên nghiệp, năng động thì thua xa các thành phố khác như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Bộ máy làm việc của các cấp chính quyền Hà Nội cực kỳ quan liêu, mang nặng tư duy thời bao cấp và đối với dân thì luôn " hành là… chính"!
Tuy nhiên, trong vụ "thảm sát" cây xanh có tổ chức này, thì các cơ quan chức năng liên quan đến "dự án thay cũ đổi mới cây xanh" lại thể hiện một động thái nhanh, quyết liệt, mạnh mẽ và cả… âm thầm.
Chỉ trong một thời gian ngắn mà lực lượng chỉnh trang đô thị đã “chặt phăng” khoảng 2.000 cây, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ, cây có giá trị.
Lực lượng này làm việc nhiệt tình chưa từng thấy, làm việc cả ngày lẫn đêm, làm việc dưới áp lực cao (trong tình trạng vừa làm vừa nghe dân chửi).
Điều này cho thấy các lực lượng chỉnh trang đô thị của thành phố cũng “không phải hạng vừa”. Chỉ có điều lâu nay chưa có cơ hội thể hiện!
Vụ chặt 6.700 cây xanh nếu không bị người dân và dư luận chặn lại thì có thể coi là một cuộc “thảm sát” cây chưa từng thấy ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, chỉ riêng việc đã chặt phăng 2.000 gốc cây cũng đủ đưa Hà Nội lên “đầu bảng” trong việc chặt phá cây xanh trong cả nước.
Trong buổi họp báo chiều ngày 20/3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã thông báo việc ngừng chặt phá cây xanh nhưng lại né tránh tất cả các câu hỏi liên quan đến việc quy trách nhiệm. Lúc này, các cơ quan báo chí mới lôi ra thông tin là chính quyền thành phố chịu “sức ép” từ các nhà tài trợ nên phải khẩn trương làm.
Qua sự khẩn trương và mạnh mẽ lần này, người dân cứ thầm ước ao: Giá mà từ trước đến nay, “các anh ấy” cũng chịu khó thế này thì bộ mặt đô thị Hà Nội đâu có đến nỗi “nguệch ngoạc” như bây giờ.­!
Người ta không thể không đặt dấu hỏi là tại sao họ lại thảm sát cây "thần tốc" đến vậy. Và trong vụ thay cây này, ai sẽ là người … bán được lắm cây nhất?
Cây xanh, nếu là cây trong vườn nhà anh, thì chặt hạ thế nào là tùy. Nhưng cây trong ngoài đường, bằng tiền thuế của dân từ bao đời nay, là bóng mát, là giữ môi trường, là tạo cảnh quan… thì muốn làm gì cũng phải suy nghĩ, nghiên cứu cho thấu đáo. Còn như cái ông quan chức nào đó, mở miệng ra bảo "chính quyền làm không cần phải hỏi dân", thì cũng nên cho ông này đi nơi khác. Sao lại có thứ quan chức ăn nói hồ đồ đến vậy?
Có rất nhiều khuất tất trong vụ chặt hạ cây xanh này. Chúng ta hoan nghênh tinh thần thẳng thắn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, và rất mong ông Chủ tịch cho điều tra làm rõ trách nhiệm của những tập thể, cá nhân trong vụ " thảm sát" cây này.
Điều người dân muốn được biết một cách minh bạch là: Ai là người ký duyệt cho vụ thảm sát cây này? Trước đó, đã có nghiên cứu khoa học nào về việc thay cây này chưa? Một việc lớn đến như vậy mà tới Chủ tịch còn không biết, vậy phải chăng Phó Chủ tịch đã lộng quyền? Số tiền phải bỏ ra thay cây là bao nhiêu? Và số cây này được mua từ đâu? Và cuối cùng là số gỗ của 6.700 cây (nếu được chặt sạch theo đúng kế hoạch) thì sẽ sử dụng thế nào? Bán cho ai?
Và trước những hậu quả đã trông thấy, phải coi đây là một cuộc "phá hoại tài sản, phá hoại môi trường có tổ chức".
Nguyễn Như Phong/(PetroTimes)

20 tháng 3, 2015

"định nghĩa mới" về định hướng xã hội chủ nghĩa cho phép lãnh đạo tương lai chạy làng?

Nguyễn Trung Chính
Sáng 28/2/2015, tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thú nhận: "Đảng ngày càng nhận thức rõ, sát thực tế hơn khái niệm tổng quát về kinh tế thị trường định hướng XHCN".

Từ hơn 15 năm nay, người ta đã đặt câu hỏiđịnh hướng XHCN là cái gì thì chưa bao giờ được một ông Tổng bí thư, một Hội đồng, một Viện nào của đảng trả lời, thì đùng một cái ông Thắng xác nhận: "Đảng ngày càng nhận thức rõ" chứng tỏ rằng đảng này ngay cả khi chưa nhận thức rõ cũng dám đẩy cả dân tộc đi trong mù lòa. "Đi đâu không biết đi đâu/ Đi đâu ta cứ tiến lên hàng đầu/ Hàng đầu không biết đi đâu/ Đi đâu ta cừ hàng đầu mà đi"! miễn là đảng không bị mất ghế. Quá tởm!
Để chuẩn bị Đại hội 12, theo thông tin tiết lộ từ TTXVN, một "định nghĩa mới" về "kinh tế thị trường định hướng XHCN" đã được đưa ra. 
Theo sự hiểu biết đời thường, không lý luận trung ương gì cả, gọi là định nghĩa mới phải hiểu là nó thoát lên từ cái định nghĩa cũ. Trước nay chưa hề có định nghĩa nào về định hướng XHCN, chứ nói chi đến Kinh tế thị trường định hướng XHCN, vậy nên nói "định nghĩa mới" là nói ngoa! 
Từ trước đến nay đảng bắt phải định hướng XHCN mà chưa hiểu nó là cái gì. Đảng của trí tuệ, sáng suốt, tinh hoa là thế ư? Lại rõ ngoa!
Ngày 5/5/2014, ông Trần Ngọc Thịnh viết trên facebook của mình từ Sài Gòn: "Ngày học bên Mỹ, mấy người bạn mình thường tếu táo là ai giải thích được "kinh tế thị trường định hướng XHCN” là gì chắc sẽ được nửa giải Nobel… "
Chưa hết, Hội đồng Lý luận Trung ương vẫn cứ trơ trẽn, ù lì định nghĩa gọi là rất khoa học, rất biện chứng, rằng Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN = Kinh tế thị trường đầy đủ + Định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển. 
Một kiểu lý luận rất trung ương rằng A=B+C, trong đó A, C là ẩn số, chỉ có B thì ai cũng biết, nhưng khi người ta hỏi C là cái gì thì được trả lời C= A – B. Rõ chán.
Định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? 
Tôi không biết "Đảng chúng nó" (chữ cóp của ông Bùi Minh Quốc) nghĩ gì nên tôi đành nói cái gì cá nhân tôi nghĩ về cái định hướng này. Có hai cách hiểu:
Cách hiểu 1 – Xã hội chủ nghĩa, cái ghế của đảng, ra từ nòng súng. Nòng súng không lý luận chữ nghĩa, nó chỉ biết lý luận viên đạn. Vẫn như cũ như từ trước, như hiện nay, và có lẽ trong tương lai nếu cái ghế chưa gãy.
Vì thế, bất luận ai nói gì về Chủ nghĩa Mác, Chủ nghĩa phản Mác, Tư tưởng Mác Mao Lê hay gì gì đi nữa nó cũng mặc, nay nó tiết kiệm đạn nên chưa bắn, "bảo cho mà biết". 
Ai lý luận chữ nghĩa gì mặc, câu hỏi lãnh đạo muốn nghe là lý luận nào để giữ được cái ghế, giữ được sự thống trị của đảng. 
Đất nước ư? Bất cần, vì nòng súng chỉ biết bảo vệ Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, chứ không phải Tổ Quốc của tổ tiên.
Cách hiểu 2 - Xã hội chủ nghĩa theo cách bình dân là chính sách công bằng xã hội, chăm lo cho người già, giúp đỡ người nghèo. Lợi lộc không chỉ dành riêng cho "giai cấp công nhân" mà là chung cho tất cả người dân, cái gì tư nhân chưa đủ sức làm thì nhà nước tạm thời cáng đáng, nhà nước giành làm tổng thầu kinh tế.
Tất cả các nước văn minh tiền tiến từ Đông sang Tây đều làm như thế cả chẳng cần có cái đảng cộng sản Mác-Mao-Lê lãnh đạo. Họ làm trăm phần trăm tốt hơn các nước cộng sản, chỉ vì họ làm thật, còn đảng cộng sản chỉ dối trá, lời nói không đi đôi với việc làm.
Chỉ cần hỏi những người Việt Nam tay không đi trốn cộng sản, tỵ nạn ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Anh, Nhật cũng rõ. Mà cũng chẳng cần hỏi lôi thôi, chỉ cần nhìn hơn 7 tỷ đô la hằng năm của những người tay không bỏ nước ra đi gửi về giúp gia đình cũng có thể nghiệm ra, hoặc chỉ cần nhìn "Việt Kiểu" (trước kia phần lớn bị xem là phản bội tổ quốc) về nước có cuộc sống như thế nào cũng khá rõ. 
Những người tỵ nạn này ra đi tay không, tưởng chừng chết đói, nếu không nhờ chính sách xã hội của các nước chấp nhận họ cư trú, cho họ một sức bật, thì làm sao họ được đổi đời như thế? Cũng chỉ cần nhìn số lượng người ở Việt Nam mòn mỏi được đi "lao động nước ngoài" để thoát kiếp nghèo khổ cũng hiểu được thành quả xã hội quá tốt đẹp của những nước văn minh. Gần hơn, chỉ cần nhìn số lượng người Bắc muốn vào Nam sống cũng rõ, vì trong Nam được tiếng cởi mở hơn. 
Những gì nói trên không mới, mọi người cũng biết hết rồi, nhắc lại có vẻ thừa nhưng không nhắc đi nhắc lại thì thiếu, sợ rằng khi con người chai đá dễ trở nên vô cảm. 
Nói với nhau về chủ nghĩa Mác
Hồi còn độ tuổi 18, tôi đã nghiền ngẫm cuốn Tư Bản Luận của Mác, nhưng không hiểu cái gì hết. 
Vì thế nói về chủ nghĩa Mác, tôi chỉ nói như phần lớn những người đã được nghe rỉ vào tai bởi những người cộng sản : "Vô sản thế giới đoàn kết lại", "giai cấp công nhân phải giành chính quyền về tay mình", rồi thì nào là "bạo lực cách mạng", "Tư bản đang tự đào hố chôn mình", "Chính quyền ra từ nòng súng". Hơn nữa, bài Quốc tế ca còn nói toạc: "Bao nhiêu lợi quyền quyết qua tay mình", một kiểu đem sổ lương hưu ra câu cá. 
Những người cộng sản hoặc những người học đòi cộng sản cố ca ngợi giai cấp công nhân và miệt thị các giai tầng khác. Tôi rất yêu và từng ngâm nga bài thơ "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan, vì thế mà từng bị những người "hiểu biết" hơn tôi mắng là tiểu tư sản. Té ra tiểu tư sản cũng có cái hệ tư tưởng của nó và đã ngấm vào trong tôi một cách tự nhiên, lúc nào không biết, không cần ai tuyên truyền: đó là sự rung động của con tim, khác với "bao nhiêu lợi quyền quyết qua tay mình" của Mác-Mao-Lê.
Con người bẩm sinh có hay có dở, người thông minh, người kém cỏi rồi sau đó xã hội sẽ giúp phát triển thêm. Ở các nước văn minh tiền tiến, Chính quyền duy trì sự hài hoà xã hội và làm trọng tài khi cần. 
Xã hội nào cũng có hai loại người : người tạo công ăn việc làm cho người khác và những người nhờ có công ăn việc làm mà sống. Thành phần thứ hai này còn được phân bậc ra những người có ăn học, được đào tạo bài bản, được trả lương cao, và những người không được như thế nên đồng lương thấp, trong đó là thành phần công nhân. 
Những việc làm không cần tri thức ngày càng được máy móc thay thế, đẻ ra thất nghiệp, trước hết là công nhân.
Thế thì nhân danh đấu tranh giai cấp, anh đòi dẹp những người tạo công ăn việc làm, trả lương cho anh sống thì anh sẽ làm gì? 
Anh đòi nắm quyền lãnh đạo xí nghiệp ư? Lẽ ra anh phải tạo ra xí nghiệp để anh lãnh đạo thay vì ăn cướp và cho người khác công ăn việc làm. 
Anh đòi lật tư bản xuống để anh lãnh đạo xí nghiệp thì có khác gì những doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, thua lỗ dài dài mà chịu được ư? 
Ở các nước tự do dân chủ, quyền lực không ra từ nòng súng mà ra từ người dân. 
Lại nói về nước Pháp: nơi mà giới trí thức theo Mác đông hơn những nước khác, nơi ông Hồ Chí Minh lê bước đầu tiên, tư tưởng đấu tranh giai cấp thấm sâu từ hai phía: Nghiệp đoàn công nhân mà những người lãnh đạo cũng thuộc thành phần trí thức chứ chẳng công nhân gì và nghiệp đoàn chủ nhân. 
Anh lăn vào đấu tranh giai cấp đòi "Bao nhiêu lợi quyền quyết qua tay mình" thì tôi cũng quyết qua tay tôi chống lại. Vì thế đình công ở Pháp xảy ra liên tục và người dân bị thiệt thòi trước tiên. Chỉ khác với Việt Nam là tất cả các cuộc đình công ở đây đều hợp pháp, chứ không phải 99% vi phạm pháp luật như ở Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa khố rách áo ôm nào đó.
Nước Đức là quê hương của Mác nhưng Mác không ảnh hưởng bao nhiêu, cũng như ở Anh nơi Mác có phần mộ. Ở Mỹ, đảng cộng sản không ai nói tới. Ở những nước này rất ít khi có đình công vì chủ thợ luôn hợp tác với nhau khi có tranh chấp, bỏ ra ngoài đấu tranh giai cấp, hai bên đều cần nhau, không có việc được ăn cả, ngả về không.
Sự tiến hóa của xã hội, nói chữ có lẽ là của lịch sử, trong tiềm thức của tôi là do xã hội biết hòa hợp với nhau để tìm ra hạnh phúc, để phát minh những gì đưa cuộc sống tiến lên. Những phát minh về internet, về điện thoại viễn liên, mạng xã hội đã đưa con người gần với nhau hơn, hợp tác với nhau hơn để tiếp tục phát minh đưa xã hội loài người đi lên nữa. Công lao mà chúng ta được hưởng ngày nay thuộc về xã hội tư bản, phát minh sáng kiến cá nhân. Không một chế độ cộng sản nào góp phần gì trong đó, họ chỉ có bắt chước để làm hàng nhái kiếm lợi vì công nhân rẻ mạt.
Với tiềm thức như thế thì khi tôi đọc Tư Bản Luận ở tuổi 18 không có một cái gì lọt được vào óc có lẽ là điều tự nhiên. Không nuốt được tôi không cố nuốt.
So sánh giữa một bên theo chủ nghĩa Mác, bị quàng thêm những Lênin, Stalin, Mao và một bên chẳng theo chủ nghĩa nào cả, chỉ theo sự hướng dẫn của thiên nhiên rằng cứ cạnh tranh mà tiến tới, bao giờ cũng có một "bàn tay vô hình" của thiên nhiên làm anh cảnh sát điều khiển giao thông. Kết quả đã rõ. Việt Nam có mơ cũng không được nếu tiếp tục bị đảng cộng sản lãnh đạo.
Mác đã nổi tiếng một thời, hãy để ông ta ngủ yên. Lenin – Stalin - Mao đã bệt thêm một lớp hắc ín lên chủ nghĩa Mác, không rửa được đâu. Tranh nhau thiệt hơn hiểu biết về Mác thì với người dân thường, họ chỉ cho là sự ù lì. 
Hãy quên nó đi để tạo niềm tin sắt đá chống lại bất cứ chế độ độc tài độc đoán rất có khả năng xảy ra ở Việt Nam khi đảng cộng sản thoái trào.
Thoả hiệp chính trị


Tuần qua, nhân kỷ niệm 64 chiến sĩ hy sinh chống Trung Cộng xâm lược đảo Gạc Ma, hai trăm người yêu nước đã tổ chức tưởng niệm trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà nội. Đám Dư luận viên (DLV) vẫn đến quấy phá như thường lệ, dưới sự chứng kiến của tổ tiên, trước mũi công an Hà Nội. Nhưng sự kiện nổi bật lần này là chúng lại trương lên cờ đỏ búa liềm: không phải chính quyền phá mà cộng sản Mác-Mao-Lê phá?Vài ngày sau, chiều 17/3, một sự kiện nổi bật khác, không đánh mà khai: ông Thiếu tướng công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, nhóm người trên (DLV) không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban tuyên giáo. Ơ kìa!
Báo VNEXPRESS viết: "Theo ông Chung, dịp 27 năm ngày Trung Quốc xả súng sát hại 64 chiến sĩ, cưỡng chiếm Gạc Ma (14/3/1988), một số người dân yêu nước đã đặt lẵng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội). "Công an thành phố được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự. Chúng tôi luôn tôn trọng hành vi, hoạt động của người dân có lòng yêu nước với tất cả các sự kiện, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ, những người đã tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước", ông Chung nói."
Thế ra công an không biết đến Dư Luận Viên, chứng tỏ từ trước đến nay, công an luôntrung trinh, trong trắng, nghe ông Chung nói thật mát lòng mát dạ và thật sỉ nhục cho cái đám DLV trương cờ đ? búa liềm bị chủ bán đứng với giá không hời.
Có người nói họ (Đảng của chúng nó) đã đi lùi. Bây giờ mới biết rằng dường như đây chỉ là một hợp đồng tác chiến của Thủ tướng, vì Thủ tướng đang thăm nước Úc và vừa tuyên bố mạnh miệng ngày 17/3 : “Chúng tôi đang hoàn thiện Nhà nước pháp quyền,phát huy mạnh mẽ quyền tự do, dân chủ của người dân, doanh nghiệp; …". Thời đại truyền thông có khác, có lẽ để chuẩn bị lời tuyên bố trên của Thủ tướng nên công an được lịnh nằm yên, chỉ tội cho đám DLV bị bán đứng tại chỗ vì Thủ tướng cần phải rửa mặt khi thăm một nước dân chủ. Mong Thủ tướng cứ đi thăm dài dài cho dân được nhờ.
Trở lại định nghĩa "Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ". Nó nói thế này : "Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.". Vế sau nó đá nhào kinh tế thị trường của vế trước thì làm sao xin xỏ người ta công nhận cho Việt Nam có nền kinh tế thị trường?
"phù hợp với từng giai đoạn phát triển" ư? phải hiểu thế nào, khi nào thì phù hợp, khi nào thì không, ai quyết định? 
Để có được dự thảo Đại hội 12 với một định nghĩa định hướng tầm phào như thế chỉ phơi bày rõ hơn sự đấu tranh nội bộ gay gắt giữa TBT Nguyễn Phú Trọng kiên trì chủ nghĩa Mác-Mao-Lê và những người đòi thay đổi, chứ không chỉ đổi mới. Những người này là ai? Hiện nay chỉ có một người công khai là Bộ Trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, được ai đó chống lưng, đã tuyên bố rạch ròi, không úp mở rằng kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại, rằng định hướng XHCN ư: "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm". 
Sự đấu tranh bất phân thắng bại đã đi đến một câu: kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Người quyết định lúc nào là phù hợp, lúc nào không, sẽ là TBT của đảng cộng sản vì đảng vẫn giữ quyền lãnh đạo. Nếu TBT là ông Trọng thì lúc nào cũng phù hợp, nếu là ông khác, thì cũng cho phép ông này lờ định hướng đi mà không lo sợ phạm quyết định của đảng. Thỏa hiệp đấy.
Nhân đây kể chuyện con gà con qué mà báo chí đăng tuần qua vì có dính dáng đến quyết định lãnh đạo: Tháng 10/2013, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cấp vốn cho UBND xã Quế An thực hiện xóa đói giảm nghèo, cấp cho các hộ nghèo 1.200 con gà giống, nhưng chỉ có 100 con trong số này đến được tay người nghèo. Số còn lại bị 22 cán bộ xã Quế An chia nhau mỗi người 50 con mang về nuôi và đã bán hoặc làm thịt hết. Trong danh sách "nhận nhầm" gà này có chủ tịch UBND xã, chủ tịch Hội nông dân, trưởng công an, chủ tịch Hội phụ nữ... chỉ có 2 hộ dân trong danh sách nhận được gà "giảm nghèo" nhưng không loại trừ đây là người thân, họ hàng của cán bộ xã Quế An.
Ông Hoàng Kim Minh, Chủ tịch UBND xã Quế An phân trần: "Việc đem chia gà cho cán bộ xã là để tạo điều kiện cho anh em, do các cán bộ sống bằng nông nghiệp là chính". Vậy là thú nhận: Chúng tôi xóa đói giảm nghèo cũng phù hợp với từng giai đoạn.
Vụ này xảy ra tiếp sau vụ 12 con dê xóa đói giảm nghèo đi nhầm vào nhà ông chủ tịch huyện. Các vụ này do người dân tố cáo, báo chí đăng tải nên khó mà trốn được, vả lại đây chỉ là những cán bộ tép riu, cũng như đám DLV, họ bị hy sinh khi cần rửa mặt cho ai đó.
Vụ con gà con qué, con dê, tưởng nhỏ vậy mà đã khẳng định lại một điều rất lớn: đảng lãnh đạo muốn quyết định gì là như trời muốn chứ không phải ý dân. 
Vì vậy ai ở vào vị trí TBT đảng trong Bộ chính trị Đại hội 12 sẽ là ông trời. Ông sẽ quyết định áp dụng định hướng XHCN hay không là tùy ông. Người ta đồn ông Nguyễn Tấn Dũng muốn chiếm chức TBT phải chăng người ta hy vọng ông sẽ không áp dụng định hướng XHCN mà không trái với quyết định của Đại hội 12?
Nói với nhau về cuộc đấu tranh 
"từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội"
(Thư Ngỏ 61) 
TS Nguyễn Quang A đã có công dịch và giới thiệu nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm ở các nước Đông Âu cho những ai không đọc được ngoại ngữ và cũng là cho những anh em đảng viên hay không đảng viên chung vai sát cánh đấu tranh "từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội" . 
Những người đã góp công đầu cho việc từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga - Đông Âu phần lớn đã bị loại ra sau khi thành công và những cựu đảng viên cộng sản trở lại chính trường với đầu óc độc tài độc đoán mà Tổng thống Putin là một thí dụ.
Một trong những kết luận là người ta đã đấu tranh đơn lẻ và không kết hợp nếu không muốn nói là vô tổ chức.
Ở Nga, Elsine không có một tổ chức nào sau lưng, chỉ có ở Ba Lan có Công đoàn Đoàn Kết làm nồng cốt nên nền dân chủ được giữ vững.
Ở Việt Nam, có khả năng đang lộ dần là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn nắm hết quyền lực trong chức vụ Tổng bí thư rồi gộp chức Chủ tịch nước và TBT làm một như ở Trung Quốc. 
Nếu ông Dũng thực hiện được ước vọng được gán cho ông và với hiến pháp không tam quyền phân lập như hiện nay, chúng ta sẽ chuyển từ đảng trị sang nhân trị. Khi đó khả năng độc đoán của một người là rất lớn nếu như ông Dũng không được "giải nhất về học tập làm theo gương Bác" do ông Nông Đức Mạnh đẻ ra.
Nếu sự việc xảy ra như thế trong tương lai thì sẽ không có lực lượng đối trọng, nếu như không có những nỗ lực để kết hợp ngay từ bây giờ giữa những người đang chung vai đấu tranh, trước mắt là về chất, kế đến là về lượng.
Bước đầu không cần đông mà cần sự rõ ràng, quyết tâm. 
Những người đang đấu tranh trong nước hiện nay là những người có lòng, có can đảm, không lùi bước trước các thế lực đàn áp. Ai thực hiện được sự kết hợp này thì người đó sẽ là một lãnh đạo tự nhiên, mặc nhiên, được mọi người công nhận và đi theo. Mọi người đang chờ đợi, không được quyền làm cho quần chúng thất vọng. 
Hãy từ bỏ tư tưởng ốc đảo, những thái độ tài tử, vì đấu tranh cần sự chuyên nghiệp nếu muốn đưa đất nước ít ra là "từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội".

Nhà nước pháp quyền: Chìa khóa vực dậy nền văn hóa xuống dốc của VN

Tác giả: Trà Mi-VOA

KD: Cái title gốc quá chua xót, nên xin biên tập chút cho phù hợp tinh thần Blog. Văn hóa là nền tảng đạo lý một quốc gia. Nền tảng đạo lý đó bị tổn thương, mất mát, sức mạnh tinh thần, tâm hồn và những giá trị đạo đức XH đó liệu sẽ ra sao
Chưa lúc nào văn hóa nước Việt bị xấu xí như những năm tháng này. Đó là nỗi đau thấm thía. Nhưng giải pháp cụ thể ra sao, vẫn còn là dấu hỏi lửng lơ phía trước, dù trong bài viết, GS Trần Ngọc Thêm cũng đã chỉ ra.
———
Văn hóa, đạo đức của người Việt đã xuống dốc tới mức ‘chạm đáy.’ Đó là nhận xét của một Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học danh tiếng trong nước chuyên nghiên cứu văn hóa-xã hội Việt Nam trên 20 năm nay.
Bình luận của Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận-Ứng dụng thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Trần Ngọc Thêm, được đưa ra giữa lúc cách hành xử hung hãn, bạo lực, giành giựt của người Việt đang gia tăng báo động và hình ảnh người Việt càng ngày càng trở nên xấu xí hơn trong mắt của nhau và của bạn bè quốc tế.
GS-TS Trần Ngọc Thêm đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi phân tích nguyên nhân và đề ra những khuyến nghị nhằm giải quyết vấn nạn xã hội nhức nhối này.
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Cách hành xử của con người càng ngày càng tệ hại. Nguyên nhân thứ nhất là do việc chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất. Cái này dính tới kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trường không phải làm nên cái này. Cũng là kinh tế thị trường nhưng ở nhiều nước phát triển khác không có những chuyện lộn xộn như thế. Vấn đề ở chúng ta là các hệ giá trị đang bị đảo lộn. Các giá trị văn hóa truyền thống vốn thích nghi với môi trường ổn định, làng xã, nông nghiệp-nông thôn đang bị phá vỡ. Cái cần phải có, hệ giá trị mới của một xã hội đô thị, công nghiệp, hội nhập chưa hình thành xong. Vì vậy, xung đột dẫn tới sự đảo lộn. Lẽ ra phát triển kinh tế phải song hành với văn hóa. Văn hóa là nền tảng cho phát triển kinh tế. Nhưng ở ta, đáng tiếc là vế thứ hai chưa làm được.
VOA: Tại những nơi thành thị từng được tiếng là thanh lịch, văn minh như Hà Nội, nay lại biến đổi ngược lại. Nguyên do vì sao?
GS-TS Trần Ngọc Thêm Thăng Long xưa là một ‘làng lớn’, độ phức tạp chưa cao, rồi sau đó tiếp xúc với phương Tây có được những nét của phương Tây. Đến bây giờ nó đã chuyển sang một cái khác rồi. Vả lại, những người quản lý đô thị cũng chưa được đào tạo một cách bài bản, cũng mắc tật xấu có thể có của văn hóa truyền thống xung đột với văn hóa hiện đại. Vì vậy dẫn tới tất cả những điều chúng ta đang thấy.
VOA: Giáo sư nghĩ thế nào về ‘văn hóa xã hội chủ nghĩa?’
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Văn hóa xã hội chủ nghĩa là lý tửơng chúng ta hướng tới. Vì là lý tưởng nên nó chưa có trên thực tế, chưa có hình mẫu nào để đối chiếu cả. Cho nên, những cái chúng ta thấy lại là những cái còn rất nhiều khiếm khuyết.
VOA: Làm thế nào có thể thoát khỏi những cái chưa hay, chưa đẹp?
GS-TS Trần Ngọc Thêm Chúng ta thoát là thoát khỏi những tật xấu không còn thích hợp nữa, những hậu quả của văn hóa truyền thống mà giờ không thích hợp trong môi trường mới. Cần phân tích đầy đủ các nguyên nhân. Nguyên nhân kinh tế không đi cùng văn hóa là một. Nguyên nhân khác nữa là luật pháp của ta không nghiêm. Cho nên, cần phải thúc đẩy sự phát triển văn hóa, xây dựng văn hóa con người và phải xây dựng một nhà nước pháp quyền, tất cả tuân thủ theo luật pháp. Việc thứ ba, về mặt quản trị xã hội, do ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, trong mọi mối quan hệ có sự thiêng vị, không công bằng, không minh bạch, dẫn tới người dân có những uẩn ức, không hài lòng nhưng không giải thoát ra được ở đâu, kết quả là rất dễ xảy ra những điều như đang thấy. Cũng từ văn hóa truyền thống tạo ra tính cộng đồng ‘hội chứng đám đông.’ Ví dụ khi tham gia lễ hội, chỉ cần một người dùng sức mạnh chân tay thì dễ lây lan.
VOA: Về chuyện ‘dễ bị ảnh hưởng’, có nhiều ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam càng ngày càng chạy theo và có nhiều nét rất giống Trung Quốc. Những thói quen, tạp quán và tương đồng giữa hai nền văn hóa Việt-Trung có ảnh hưởng gì không đến thực trạng văn hóa trong nước hiện nay?
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Tôi nghĩ là không. Tôi rất khác với ý kiến của nhiều người vì tòan bộ văn hóa của chúng ta luôn tiếp xúc với Trung Quốc nhưng luôn là một nền văn hóa độc lập. Hiện nay, hai quốc gia đang gặp những sự kiện tương đối giống nhau như cùng là nước xã hội chủ nghĩa bây giờ chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho nên có những tương đồng giống nhau cùng những nhược điểm của cơ chế bao cấp quan liêu ngày xưa. Về con người cũng có những mặt tương đồng nhất định. Nhưng về cơ bản, không phải vì chúng ta bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Chẳng hạn như ở Trung Quốc có rất nhiều chuyện làm ăn gian dối. Chúng ta cũng gian dối chứ đâu phải vì họ gian dối mà chúng ta gian dối đâu.
VOA: Về vai trò của giáo dục, nên được phát huy thế nào cho hiệu quả để cải thiện hình ảnh văn hóa của người Việt?
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Nói thì dễ chứ trên thực tế khó lắm vì tất cả là một hệ thống gắn bó với nhau. Không phải nhìn xã hội rối loạn như giờ là đổ hết lên đầu mấy ông phụ trách giáo dục. Những khíêm khuyết trong giáo dục đó được cộng hưởng thêm bởi những xung đột, khiếm khuyết ở ngoài xã hội trong việc quản lý nên mới dẫn tới toàn bộ thực trạng này. Giải pháp giáo dục chỉ là một thành tố thôi chứ không phải là tất cả. Vả lại, nói đến giáo dục phải nói tới một nền giáo dục trọn vẹn, nghĩa là giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, cộng với giáo dục xã hội. Hiện nay giáo dục xã hội không làm tròn được nhiệm vụ của mình vì đứa trẻ ra đường toàn thấy những chuyện xấu xa. Hệ thống truyền thông của chúng ta chưa phải là chuẩn mực. Giáo dục gia đình cũng bị buông xuôi vì con người hiện nay chạy theo kinh tế. Tất cả những cái đó cho thấy hệ thống giáo dục đang bị vỡ ra thành từng mãnh.
VOA: Dường như chìa khóa gốc rễ cho mọi vấn đề nằm ở nhà nước pháp quyền vì có luật lệ thì mới có tôn ti trật tự và con người mới có thể tự điều chỉnh mình cho phù hợp?
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Đúng thế. Hiện nay cần rất nhiều biện pháp và phải tiến hành tất cả biện pháp đó đồng bộ. Nhưng để thúc đẩy quá trình thay đổi nhanh lên thì chìa khóa đầu tiên phải là vấn đề pháp quyền. Phải là pháp luật công minh, công bằng, tạo niềm tin của nhân dân. Hiện nay nhân dân mất niềm tin mà trước hết là mất niềm tin vào việc thực thi nghiêm túc hệ thống pháp luật. Chừng nào người ta tin rằng pháp luật nghiêm minh thì những hành động sai trái sẽ bớt đi. Những vi phạm bị xử nghiêm, chế tài đủ sức răn đe, khi đó mọi việc sẽ đi vào nề nếp, và khi đó, giáo dục nhà trường-gia đình-xã hội hỗ trợ nhau làm cho xã hội thay đổi.
VOA: Với con mắt một nhà nghiên cứu kỳ cựu về văn hóa Việt Nam lâu nay, ông nhìn thấy nền văn hóa xã hội Việt Nam trong 10-20 năm nữa sẽ như thế nào?
GS-TS Trần Ngọc Thêm: Chắc chắn phải thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Bởi vì hiện nay, theo cảm nhận của nhiều người có kinh nghiệm, sự sa đọa của những phẩm chất con người, của văn hóa đã xuống chạm đáy rồi. Đã xuống tới đáy thì nó phải đi lên, mà nhanh hay chậm thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những hiện trạng xấu xí bây giờ là sự tổng hợp của rất nhiều thứ. Không phải lỗi toàn bộ của kinh tế thị trường, chẳng phải lỗi hoàn toàn của văn hóa xã hội chủ nghĩa, chẳng phải do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, mà nó là sự tổng hợp tất cả những cái đó. Những cái đó xung đột với nhau. Đôi khi sự xung đột có thể dẫn tới kết quả tốt, đôi khi dẫn tới sự cộng hưởng làm cho sự xung đột càng tệ hại hơn. Và những cái chúng ta chứng kiến bây giờ chính là sự cộng hưởng theo hướng tệ hại hơn vậy.

Tham nhũng tương lai

Tác giả: Nhân Hòa
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng nguyên văn lời bình của bạn. Dù đọc xong bỗng thấy buồn. Nhưng vẫn hy vọng, sự dịch chuyển của nước Việt theo hướng tích cực, dù chậm nhưng vẫn sẽ thành hiện thực. Bởi nếu không thì … nát tan. Xin đăng nguyên văn:
Bài của Tạp chí cộng sản, không phải chuyện đùa. Tác giả quả là thông minh và tường tận. Mình vẫn nghĩ là chống tham nhũng thì phải với tinh thần “Không cho chúng nó thoát”. Sau khi đọc bài này thì thấy chính mình không có lối thoát.
———–
Tham nhũng tương lai, nghe ghê ghê. Thảo nào đồng chí lãnh đạo to lắm kia cười giòn giã khẳng định: Thế hệ chúng tôi đã đào tạo rất chu đáo đội ngũ kế cận rồi.
Tôi có dịp về công tác tại một tỉnh miền trong. Đoàn nhà văn nên vinh dự được một vị lãnh đạo to lắm của tỉnh mời cơm. Khi được mời, mọi người có ý ngại. Ấy là vì, gần đây, ở thành phố này dư luận báo chí rất ồn ào về các vụ tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng. Trong các vị quan mà báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực ấy, tên vị lãnh đạo này là lừng danh nhất.
Cứ tưởng thế nào, khi gặp, thấy ông là người đường bệ, trắng trẻo, tóc bóng mượt, gương mặt phương phi, sáng láng, mắt phượng, cười tươi. Ông ra tận xe ân cần đón từng người đưa vào nhà hàng sang trọng. Ai cũng vô cùng xúc động. Rõ ra một vị quan tiên tiến, đậm đà bản sắc quê hương. Thật xứng danh quan đầu tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực.
Thay mặt ban tổ chức, một em-xi (MC) chuyên nghiệp, thao thao bất tuyệt về những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội thần kỳ chưa từng có kể từ khi thành lập tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao chưa từng thấy, những công trình, dự án nhiều triệu đô la được thực hiện trước thời hạn. Đội ngũ cán bộ tài năng, đức độ hiếm có, thống nhất ý chí, mọi tầng lớp nhân dân đồng thuận… Cứ gọi là mọi việc của tỉnh thời gian qua đều trên cả tuyệt vời…
Rồi thật uyển chuyển, MC chuyển giọng thông cảm với báo chí thời gian qua nóng vội, thiếu thông tin, chạy theo thị trường, thấy cây mà không thấy rừng đã đưa những thông tin sai lệch, phiến diện, xuyên tạc, mang tính chia rẽ, phủ định thành tựu công cuộc đổi mới của cả tỉnh, làm mất uy tín lãnh đạo, gây rối lòng dân. Thật đáng trách, nhưng đáng trách một phần thôi, cũng phải thông cảm với nhà báo. Nhà báo cũng là con người mà. Cũng có những hạn chế này khác.
Giọng nói lôi cuốn, phong cách chuyên nghiệp của MC làm cả thực phòng đều thở phào, hồ hởi, phấn khởi với thành tựu thần kỳ của tỉnh nhà, với tài năng và nhân cách của các đồng chí lãnh đạo tỉnh.
Văn sĩ gặp chính khách tiệc tùng vô cùng thắm thiết. Gương mặt sáng ngời, giọng nói hồ hởi, đồng chí lãnh đạo ung dung tự tại nói rằng: Chúng ta ai cũng hết lòng vì nước, vì dân thôi các nhà văn ạ. Nhưng mỗi người có một cách làm, một phương pháp. Vấn đề là đạt được mục tiêu cao cả dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thôi.
Để đạt mục tiêu ấy mỗi người một tay, một chân cùng gánh vác. Có điều không ai toàn bích cả. Có gì mong các nhà văn chia sẻ, giúp đỡ cùng tiến bộ. Rồi, ông thông báo, chỉ hơn năm nữa, nghĩa là đến đại hội là ông vừa đủ tuổi được nghỉ hưu. Theo ông, không chỉ mình ông mà gần như cả ê kíp lãnh đạo “cự phách” của tỉnh mấy chục người đến đại hội cũng cơ bản nghỉ hưu hoặc chuyển lên trên nhận nhiệm vụ mới. Gánh vác công việc của tỉnh xin trao cho lớp trẻ.
Nghe ông, ai cũng thấy dù có dư luận này khác nhưng rõ ra các ông quả là một thế hệ lãnh đạo tuyệt vời. Rồi, ai cũng vừa mừng, vừa tiếc, lại vừa lo.
Mừng vì, đã nhiều đóng góp, nay các ông được nghỉ ngơi thật là xứng đáng. Mừng vì, các ông đã chuẩn bị được đội ngũ kế cận hoàn toàn yên tâm trao lại nhiệm vụ… Tiếc một thế hệ lãnh đạo tài ba đưa tỉnh nhà đạt tốc độ tăng trưởng đứng đầu khu vực. Tiếc vì, cái quy định tuổi nghỉ hưu nghe chừng rất bất hợp lý với các ông… Lo vì, các ông nghỉ rồi, liệu đội ngũ kế cận có đủ tài năng và đức độ để gánh vác công việc lãnh đạo một tỉnh lớn như thế này không. Lo là vì…
Thấy mọi người băn khoăn, ông cười giòn giã, nâng chén rất phong độ và rằng, các nhà văn cứ yên tâm, tre già măng mọc. Thế hệ chúng tôi đã đào tạo rất chu đáo đội ngũ kế cận rồi.
Tiệc tan, ai cũng hồ hởi ôm quà trên tay. Dư âm bữa tiệc rộn ràng nhiều ngày.
Mấy hôm sau, vãn việc, mấy nhà văn tỉnh mời chúng tôi giao lưu rượu vỉa hè. Có người khoe được đồng chí lãnh đạo to lắm của tỉnh thết tiệc. Thấy ai cũng hết lời ca ngợi đồng chí lãnh đạo kia, các nhà văn tỉnh có vẻ không vui. Một nhà văn già chất vấn: Các vị có đọc báo không? À cái chuyện tham nhũng đất đai, công trình, dự án chứ gì, – một người nói. Vâng ạ, nhà văn già dài giọng: Hàng nghìn tỷ đồng đấy. Có người nói: Có đáng bao, các ông ấy còn đưa tỉnh ta đứng đầu khu vực mà. Nhà văn già nói: Hàng nghìn tỷ với địa phương là lớn lắm, ông ạ.
Thấy im, một người gợi chuyện: Nghe nói đại hội tới các ông ấy nghỉ cả. Có người nói: Báo chí, dư luận thế hạ cánh an toàn thì còn gì bằng. Tôi tham gia: Tham nhũng nghìn tỷ nghỉ được rồi. Nhà văn già bật dậy: Ông ơi, mấy nghìn tỷ đất đai, dự án thì có nhằm nhò gì? Tôi cãi: Sao lại không nhằm nhò. Nhà văn già cười nhạt: Trung ương ơi là trung ương, tham nhũng đất đai, tiền bạc, dự án… là xưa rồi. Tôi vặn lại: Ông nói xưa là sao. Nhà văn già: Nào phải mấy ổng chỉ vơ đất đai, tiền bạc rồi hạ cánh an toàn, các ổng còn vơ ghế, vơ chức, trao quyền lực cho con cháu mình xong rồi mới thôi chứ. Các ông không biết à.
Thấy tôi ngơ ngơ, ông giải thích: Ở đây, gọi tham nhũng đất đai, tiền bạc là tham nhũng hiện tại, còn tham nhũng chức tước, địa vị cho con cháu là tham nhũng tương lai ông ạ. Các ông ấy không chỉ tham nhũng hiện tại của chúng tôi mà còn tham nhũng luôn cả tương lai của con cháu chúng tôi nữa.
Thấy chúng tôi có vẻ hoài nghi, ông thủng thẳng. Nếu không tin, mời các nhà văn trung ương thử tìm hiểu xem, đồng chí Trưởng Ban kia có phải con lãnh đạo A không; đồng chí Giám đốc sở kia có phải con lãnh đạo B không; đồng chí Bí thư Huyện ủy kia có phải con lãnh đạo C không; đồng chí Bí thư đoàn kia có phải cháu lãnh đạo D không; đồng chí Tổng giám đốc Tổng công ty kia có phải em ruột lãnh đạo E không; đồng chí hiệu trưởng kia có phải con dâu lãnh đạo G không; đồng chí giám đốc ngân hàng kia có phải con rể lãnh đạo H không, vân vân và vân vân,… không sao kể siết.
Cứ gọi là con cháu nhà lớn nhanh như thổi,… Mà không lên nhanh thì nhiệm kỳ đại hội đến nơi rồi. Khổ thế. Các nhà văn ạ, ở tỉnh nó thế, vội lắm. Mà tỉnh đã thế thì huyện cũng thế, huyện đã thế thì xã cũng thế,… cứ gọi là giỏ nhà ai, quai nhà ấy.
Tham nhũng tương lai, nghe ghê ghê. Thảo nào đồng chí lãnh đạo to lắm kia cười giòn giã khẳng định: Thế hệ chúng tôi đã đào tạo rất chu đáo đội ngũ kế cận rồi. Lãnh đạo tỉnh sâu sắc và cao siêu thật.
Theo Tạp chí Cộng sản

Công an điều tra nghi vấn cán bộ cấu kết báo chí lấy tiền DN

Tác giả: Lê Đình Dũng
Sở TTTT và Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn gửi phòng PA 83 và sở NNPTNT tỉnh vào cuộc làm rõ thông tin một nhà thầu tố cáo cán bộ BQL dự án cấu kết với báo chí để lấy tiền của doanh nghiệp trước khi đấu thầu dự án.
Theo đó, cùng ngày 19.3, ông Phan Tấn Linh (giám đốc sở TTTT tỉnh Hà Tĩnh) và ông Nguyễn Xuân Hải (chủ tịch hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh) đã có công văn gửi đến công an, sở NNPTNT tỉnh này đề nghị phản hồi thông tin trong bài ‘nhiều uẩn khúc tại dự án đường lâm nghiệp gần 20 tỉ đồng’ của báo Tiền Phong tại dự án ‘xây dựng hệ thống đường phục vụ sản xuất lâm nghiệp phát triển rừng và bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng Hà Tĩnh (giai đoạn 1)’.
Trong đó phản ánh một số vấn đề liên quan đến hồ sơ đấu thầu, chất lượng công trình. Đặc biệt là việc nhà thầu tố cáo cán bộ BQL dự án cấu kết với báo chí để lấy tiền của doanh nghiệp trước khi đấu thầu.
Ông Nguyễn Xuân Hải đề nghị phòng PA 83 công an tỉnh phối hợp với sở NNPTNT, BQL dự án, các cơ quan liên quan để làm rõ vấn đề liên quan đến việc tố cáo của doanh nghiệp nhằm giúp hội Nhà báo có cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người làm báo cũng như xử lý những vi phạm đạo đức báo chí nếu có.
Dự án ‘xây dựng hệ thống đường phục vụ sản xuất lâm nghiệp phát triển rừng và bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng Hà Tĩnh (giai đoạn 1) tại xã Cẩm Lạc và Hương Vĩnh có tổng mức đầu tư lên tới hơn 20 tỉ đồng, do liên doanh nhà thầu Cty CPXD Quốc Hưng (trụ sở tại thị trấn Nghèn, Can Lộc) và Cty CP XD&TM Khải Hoàn (trụ sở tại TX. Hồng Lĩnh) thi công.
Liên quan đến dự án này, rất nhiều luồng thông tin cho rằng có những bất thường khi triển khai đấu thầu, năng lực nhà thầu trúng thầu, nghiệm thu khối lượng công trình để chi trả 5,1 tỉ đồng một cách nhanh chóng.
Ông Phan Bá Kiểng, GĐ Cty Quốc Hưng khẳng định với báo chí về việc đủ năng lực để thi công và việc nghiệm thu, thanh toán 5,1 tỉ đồng là không có gì bất thường.
Đáng chú ý, ông Kiểng thông tin với rất nhiều phóng viên rằng, giai đoạn trước khi đấu thầu dự án này, ông bị một số cán bộ BQL kết hợp với 1 số phóng viên ‘làm tiền’. Số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Hành, Trưởng BQL DA cho biết: “Nếu đúng ông Kiểng phát ngôn như thế thì là bừa bãi, thiếu thận trọng, sẽ ảnh hưởng tới cơ quan báo chí và BQL DA. Việc ông ta phát biểu như thế nào thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Ông Võ Kim Cự, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nếu đúng như báo chí phản ánh thì sẽ xử lý nghiêm trước pháp luật, đúng người đúng tội.

Lương công chức Singapore cao nhất thế giới

Công chức ở Singapore có mức lương cao nhất thế giới, được tuyển dụng vào dịch vụ công được coi là đã có một công việc danh giá.
Ảnh: Straitstimes
Trong một động thái cải cách mới nhất, chính phủ Singapore thông báo những người có bằng đại học cũng như không tốt nghiệp đại học sẽ được tuyển dụng và đề bạt trong cùng một lộ trình mà không có sự phân biệt ở các bộ ngành, chính phủ. 
Theo đó, người tốt nghiệp hay không tốt nghiệp đại học có thể có mức lương khởi điểm khác nhau, nhưng họ sẽ thăng tiến cùng trong một lộ trình sự nghiệp, dựa trên hiệu suất, và khả năng sẵn sàng đảm nhận những vai trò lớn hơn.
“Những cán bộ được đánh giá có hiệu suất và khả năng như nhau sẽ cùng có cơ hội như nhau để thăng tiến và phát triển sự nghiệp, cho dù có bằng cấp hay không" - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Singapore Teo Chee Hean cho hay.
Ở Singapore, gần đây, phần lớn những người chưa tốt nghiệp được tuyển dụng theo chương trình Hỗ trợ quản lý, trong khi việc tuyển dụng người có bằng đại học lại do chương trình Quản lý điều hành đảm nhiệm.
Với những cải cách mới, theo Bộ trưởng Nội vụ Singapore, cả người tốt nghiệp hay không tốt nghiệp sẽ được tuyển dụng theo chương trình Quản lý điều hành kể từ tháng 8 tới. Sự thay đổi này sẽ đi kèm với việc tái cơ cấu việc làm và trách nhiệm để dịch vụ công có thể "sử dụng đầy đủ khả năng và tiềm năng của đội ngũ cán bộ".
Tuyên bố cải cách của Chính phủ về tuyển dụng công chức là diễn biến mới nhất nằm trong hàng loạt động thái để hỗ trợ nguyện vọng của những người chưa tốt nghiệp hay không có bằng đại học. Từ tháng 10 năm ngoái, cán bộ thuộc chương trình hỗ trợ quản lý nếu có hiệu suất làm việc tốt có thể được thăng tiến trong vòng hai đến bốn năm, thay vì ba đến sáu năm trước đây.
Phó thủ tướng Singapore khẳng định, mặc dù trình độ học vấn hay bằng cấp chuyên nghiệp là cần thiết với một số ngành nghề nhất định như y khoa, luật hay kế toán, nhưng với một ứng viên không có kinh nghiệm làm việc trước đó, thì bằng cấp chỉ như một công cụ đánh giá khá năng và hiệu suất.
Ông cho rằng, khi tuyển dụng công chức, ngành dịch vụ công cần phải cân nhắc những yếu tố năng lực, động cơ, cam kết làm việc, sáng kiến, kỹ năng cá nhân.
Đánh giá bằng hiệu suất
Singapore là quốc gia nổi tiếng có bộ máy công chức được xếp vào loại ít tham nhũng nhất thế giới. Công chức có khả năng, thành tích cao được nhận lương cao, thưởng cao.
Công chức tại Singapore được hưởng mức lương rất cạnh tranh, thậm chí có thể so sánh với khối tư nhân. Hệ thống đánh giá cá nhân dựa trên hiệu suất, khuyến khích các sáng kiến hiệu quả. Theo đó, thành tích kinh tế cũng có liên quan đến chuyện thưởng phạt của công chức, công chức có thể được nhận khoản thưởng gấp hai lần lương tháng nếu có thành tích tốt.
Trong câu chuyện thành công kỳ diệu của đảo quốc này, vai trò của nhà nước và bộ máy công chức được coi là trung tâm. 
Bộ máy công chức được tổ chức theo nguyên tắc kỷ luật, hiệu quả, hợp lý và năng lực. Từ rất sớm, giới lãnh đạo của Singapore đã coi dịch vụ công như một lực lượng tích cực. Họ tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ không hiệu quả, nếu thiếu vắng năng lực địa phương trong việc thực thi các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia.
Người được tuyển dụng vào dịch vụ công được coi là đã có một công việc danh giá. Công chức được tuyển dụng và bổ nhiệm không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo, lựa chọn cơ bản dựa trên thành tích đánh giá qua kiểm tra trực tiếp. 
Ủy ban dịch vụ công (PSC), gồm một chủ tịch và 5-9 thành viên, do Tổng thống bổ nhiệm với sự tư vấn của Thủ tướng. Tất cả thành viên đều có uy tín cao, rất nhiều người có “nghề” trong quản lý nhân sự.
Việc thăng cấp cho công chức dựa trên một hệ thống đánh giá phẩm chất gồm hai thành phần: hệ thống báo cáo và hệ thống xếp hạng thành tích. 
Công chức Singapore có mức lương cao nhất thế giới. Đặc biệt, thu nhập của công chức Singapore còn có một khoản đáng kể là tiền thưởng dựa trên thành tích cá nhân.
Công chức có khả năng, thành tích cao được nhận lương cao, thưởng cao khiến họ phấn đấu vươn cao hơn, nhanh hơn trong sự nghiệp. Ở đây có một thực tế cần công nhận là, các công chức trẻ không phải chờ đợi quá lâu để được thăng cấp hay chỉ có được một vị trí “kha khá” khi thời gian nghỉ hưu tới gần.
Thái An(theo Todayonline, Straitstimes)

Trang