Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
KD: Đọc được bài viết của Gs Nguyễn Huệ Chi về Đám tang Tướng Trần Độ, trước đó, Blog KD/KD cũng đã đăng lại bài viết “Có một đám tang… rất buồn” của Trần Thắng- con trai Tướng Trần Độ, chợt nhớ, có một chút liên quan … mơ hồ với đám tang ông Trần Xuân Bách. Nay xin kể lại cho bạn đọc chia sẻ.
Vì sao mà “liên quan… mơ hồ”? Số là dạo đó, dư âm về đám tang Tướng Trần Độ đã gây nên phản ứng rất xấu trong dư luận XH. Mình nhớ khi đó đang làm việc ở Báo Nhân Dân. Trong một cuộc họp ban, cậu Sếp của mình truyền đạt lại những phản ứng của chính những Đảng viên kỳ cựu, phàn nàn về “Văn hóa Đảng”, “Văn hóa đồng chí với nhau” xung quanh đám tang của Tướng Trần Độ.
Đọc lại bài của tác giả Trần Thắng (con trai Tướng Trần Độ- đăng bên dưới), mình tự nhiên bật cười. Kỳ lạ một thời cuộc và những “nguyên tắc… kỳ cục”. Yêu, ghét là tình cảm tự nhiên của trái tim con người, là quyền tự do tối thiểu của con người. Không thể lấy những “bục nguyên tắc” để thô bạo đặt lên những yêu thương đó. Nó rất thiếu nhân quyền, thiếu cả văn minh.
Ít năm sau đám tang của Tướng Trần Độ, thì ông Trần Xuân Bách mất. Trước đó, duyên nợ và số phận khiến gia đình mình trở thành thông gia với gia đình anh chị Trần Xuân Bách. Mình vẫn nhớ như in dư luận về đám tang Tướng Trần Độ. Nay lại đến đám tang ông Trần Xuân Bách. Những gì mình chứng kiến về việc chị Trần Thị Thịnh (phu nhân anh Trần Xuân Bách) đã làm khi người chồng của chị bị “ngã ngựa”, khi nằm bệnh và lúc lâm chung, chỉ có thể nói- đó là quá “trọn vẹn” với người chồng mà chị thực sự vừa yêu quý vừa ngưỡng mộ, vừa xót thương.
Giữa nhiều việc của “tang gia bối rối”, một việc quan trọng là phải có Đáp từ của gia đình, sau khi ông Ngô Văn Dụ, lúc đó là Chánh VPTU Đảng- cũng là người đại diện của TU Đảng đứng ra lo đám tang cho ông Trần Xuân Bách- đọc Điếu văn. Chị Thịnh là một người phụ nữ cực kỳ nghị lực, bản lĩnh và rất thông minh lẫn khôn ngoan, nhưng không phải người “chữ nghĩa”, nên chị có nhã ý đề nghị gia đình mình viết cho chị lời cảm ơn để chị đọc ở đám tang.
Về nội dung Đáp từ (lời cảm ơn) cũng có những ý kiến khác nhau. Không khỏi có những ý kiến ấm ức, cho rằng nhân dịp này, cần nói những “lời nói thẳng” về trường hợp của ông Trần Xuân Bách- một cán bộ Đảng có tầm nhìn xa, đi trước thời đại ông đang sống, và dám bảo vệ nhận thức của mình mà ông tin là đúng. Nhưng gia đình mình nghĩ khác. Nghĩa tử là nghĩa tận. Hãy để yên cho người đã khuất được bình yên. Văn hóa ứng xử buộc con người phải luôn tỉnh táo, sáng suốt và nên có văn hóa. Thái độ văn hóa sẽ khiến con người ứng xử phải văn hóa với nhau. Cần nghĩ ở một tầm cao hơn thế. Chị Thịnh cũng cùng quan điểm với bọn mình.
Bản Đáp từ (lời cảm ơn) sẽ do ông chồng mình viết, vì ông cũng là một nhà báo, mình là người biên tập. Vì người phụ nữ thường khi đứng ngoài sẽ có cái nhìn vừa mẫn cảm vừa tinh tế, biết đâu cần là điểm dừng, chừng mực, lịch sự nhưng thẳng thắn. Cuối cùng, chị Thịnh sẽ là người “duyệt” và đọc. Vì chị là người “trong cuộc”, lại rất thông minh- cái thông minh của người “đàn bà đa đoan”, đáo để khi cần, nhưng cũng rất hiểu nên như thế nào.
Khỏi phải nói, Đám tang ông Trần Xuân Bách diễn ra suôn sẻ. Cho dù có không ít những gương mặt lạ, hằm hằm, lạnh lẽo, khá đông, đứng từ suốt ngoài cổng vào. Một người bạn của mình nửa đùa nửa thật, nhưng mình cho rằng “rất thật”: “Vì có dư luận phản ứng, bất bình của XH với Đám tang Tướng Trần Độ, mà Đám tang ông Trần Xuân Bách… suôn sẻ hơn”. Có lẽ vậy.
Buổi tối, Đài THTU VTV 1 trong buổi thời sự đọc lời Cảm ơn của gia đình ông Trần Xuân Bách. Có điều, cô phát thanh viên đọc nhanh, gấp gáp như “ăn cướp”. Có lẽ cũng có sự chỉ đạo của Sếp cô ấy. Mình nghĩ vậy!
Mấy ngày sau, gia đình mình sang thăm chị Trần Xuân Bách. Chị kể: ” Sau đám tang, ông Trần Đình Hoan (khi đó là Trưởng Ban Tổ chức TƯ) có đến nhà thăm. Tối đó, ông Nông Đức Mạnh, khi đó là Tổng BT gọi điện cho chị. Cả hai vị, người đến thăm tận nhà, người gọi điện, đều nói nội dung giống nhau: Bộ CT đã nghe hết băng ghi lại đám tang. Bộ CT cảm ơn gia đình đã đáp lễ rất văn hóa. Bộ CT cũng nhận thấy có thiếu sót trong sự đối xử với anh Trần Xuân Bách chưa chu đáo, và….”.Mình xin dừng lời tại đây…
Mình vẫn tin rằng, đến lúc nào đó, Lịch sử sẽ đánh giá lại những nhân vật như ông Trần Xuân Bách, Tướng Trần Độ. Xã hội, đất nước mình phải Văn minh hơn. Trước hết là sự tôn trọng những quan điểm khác biệt, vì xét cho cùng, các vị đó cũng Yêu nước Việt, và vì nước Việt, vì giang sơn này
Và cũng vi Yêu nước không phải là quyền của riêng ai!
Bài viết này, như mọi bài về con người, mình chỉ đưa lên Blog để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm về thời cuộc ta đang sống, nhưng không đưa lên FB, tránh sự chém gió thái quá, hoặc ca ngợi, lợi dụng, hoặc chửi bới vô lối của không ít cư dân mạng
Tôi có may mắn dự đám tang lịch sử này. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy quyền uy cộng sản hiện ra chát chúa, ở một nơi vốn ra phải nhường bước cho sự trầm mặc của cuộc sống tâm linh. Tôi đi cùng với anh Phan Đình Diệu. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi vòng hoa tang của hai chúng tôi đang định vượt qua cổng vòm ngoài đường Trần Thánh Tông để vào sân nhà tang lễ bỗng bị ngăn lại bất thình lình, và bị giật dải băng đen có mấy chữ “Vô cùng thương tiếc tướng quân Trần Độ” để thay bằng mấy chữ “Kính viếng ông Trần Độ”. Đang đứng ngơ ngẩn vì chưa hiểu được vì sao lại có một sự trắng trợn vượt quá tưởng tượng của mình như thế thì một vòng hoa sang trọng hơn lù lù tiến vào và cũng bị giật giải băng để cắt cụt đi đúng mấy chữ như của chúng tôi, còn vứt cả hai mảnh nhựa hoa văn thếp nhũ vàng trang trí hai bên xuống đất. Đó là vòng hoa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Biết ngay có lệnh trên ban xuống, tình thế nghiêm trọng rồi, hai chúng tôi đành chịu bất lực theo dòng người mà đi.
Khi lễ viếng đến chỗ đọc điếu văn, nghe ông Vũ Mão xướng lên những câu phê phán chói tai, cả phòng tang gần 2000 con người bỗng im phăng phắc, người nào cũng cảm thấy nghẹt thở, tưởng như có một cái gì sắp vỡ bùng. Thế rồi con trai vị tướng, cũng là một sĩ quan, bước lên đáp lễ, rút tờ giấy ra đọc những lời viết sẵn, giọng đọc đều đều vô cảm, làm ai nấy càng thêm dồn nén. Gần cuối, đột nhiên thấy anh ngẩng đầu, nói một câu dõng dạc: “Thay mặt gia đình, chúng tôi không chấp nhận lời điếu tang của Quốc hội vừa rồi”. Ôi chao! Trái bom đã nổ! Hàng tràng pháo tay vang lên ngay lập tức, lần đầu tiên thấy ở một đám tang. Tôi nhìn sang bên, rất nhiều khuôn mặt ràn rụa nước mắt, trong khi tay vẫn vỗ không ngừng. Từ một phía ở góc phải phòng, một tiếng nói rất to phát ra, nghe rất dõng dạc, của một người đã trèo lên chiếc ghế: “Như thế này thì còn nhân nghĩa nào nữa, nhân nghĩa ngàn đời của đất nước Việt Nam còn đâu”. Người nói nhắc lại hai lần cùng một câu. Cả phòng tang lễ như chùng xuống rồi vỡ òa, tiếng xôn xao khắp từ đầu đến cuối. Rồi một người khác, cũng trèo lên ghế, mặc áo quân nhân, huân chương đeo đỏ ngực từ trên xuống dưới: “Tôi là người theo trận mạc với Anh Trần Độ trong bao nhiêu năm, sáng nay chính mình tự tay khâm liệm cho Anh. Thế mà dám có những lời xỉ vả Anh như thế à?. Vũ Mão đâu rồi? Khi chúng tôi ở trong quân ngũ thì hắn còn trẻ ranh, đi học ở Nam Ninh…”. Tôi thoạt liếc lên phía góc trái quan tài, chỗ dành cho Ban tổ chức, kịp nhìn thấy một cái bóng com lê rảo chân nhanh ra lối cửa ngách. Cả đám tang đông nghẹt bấy giờ trở nên nhộn nhạo vì đã đến giờ đi quanh linh cữu. Dòng người nối đuôi nhau không dứt, sau đó lần lượt kéo ra khỏi phòng. Tôi vẫn theo dõi người mặc áo quân nhân vừa lên tiếng lúc nãy. Ông ta người vậm vạp, đang đi dần ra cửa, có một số người xúm xít xung quanh, mặt nở một nụ cười đôn hậu, giọng vẫn oang oang: “Nói thế nhưng đụng vào nó làm gì, cái đồ trẻ ranh ấy…”. Và ông tiếp tục cười khà khà. Tôi cũng đi sau ông. Chợt nhìn thấy trước mình dáng đi thủng thẳng của ông Hoàng Minh Chính. Ông cũng đang lặng lẽ bước một trước tôi. Chúng tôi né sang bên nhường cho linh cữu vượt lên trước và vô tình theo nhau ra đến ngoài sân, tạt dần về phía những hàng ghế dưới bóng cây. Tự nhiên tôi nhìn rõ ra cái người đã trèo lên ghế lên tiếng đầu tiên đang đứng ở đấy. Ông ta và ông Hoàng Minh Chính thoạt nhìn nhau, có vẻ như ngờ ngợ. Rồi chỉ một phút thì họ cùng kêu lên: “Có phải Chính không?” “Đúng mình Chính đây”. “Tôi là Hà đây mà. Hoàng Hữu Hà, Thường vụ Thành ủy lúc đón anh đi đánh sân bay Gia Lâm trở về”. Thế là họ cầm tay nhau và chầm chậm ôm lấy nhau… Để nén một cái gì đó, tôi rảo chân thật nhanh.
Lúc ra đến tận cổng sát ngoài đường tôi mới gặp lại Phan Đình Diệu. Cả hai cùng lên một chiếc taxi vì về chung một hướng. Trên xe, Diệu mỉm cười, thủng thẳng nói với tôi: “Quyền uy lần đầu va phải một cú, cũng ra dáng đấy. Một cú ở ngay chính nơi làm nên cái oai phong cho nó”.
Đọc tiếp:
CÓ MỘT ĐÁM TANG… RẤT BUỒN
Tác giả: Trần Thắng
Hà Nội sắp vào thu, một mùa “vu lan báo hiếu” sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước.
Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha tôi – Trần Độ trở bệnh nặng.
Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải.
Vào 14g 10p ngày 9/8/2002 (tức 1 tháng 7 năm Nhâm Ngọ) Cha tôi trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu, bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.
Ngày hôm sau, Văn phòng Quốc hội họp với gia đình bàn về lễ tang cho ông. Các vấn đề lễ tang, hoả táng, đưa hài cốt về quê… được thống nhất. Lời điếu của Ban tổ chức lễ tang, và lời cảm ơn của gia đình sẽ được soạn trước và đưa hai bên thống nhất. Gia đình đề nghị có 4, 5 quyển sổ tang để mọi người chia buồn, Văn phòng Quốc hội đồng ý. Đám tang được lùi lại 5 ngày vì… Quốc hội đang họp.
Ngày 11/8, anh Hùng phó Ban lễ tang mang tới nhà cho tôi xem lời điếu. Trong đó có một đoạn khoảng chục dòng tôi yêu cầu bỏ vì nó “không thích hợp” và trái đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận” của ông bà ta. Tối đó anh Hùng đưa tôi bản sửa, chỉ còn lại hơn một dòng “không thích hợp” và tôi cương quyết đòi bỏ. Anh Hùng nói: Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cho ý kiến là không bỏ, nhưng tại lễ tang sẽ đọc rất nhỏ hoặc tạm tắt tăng âm… Tôi nói: Tuỳ các ông, nhưng nếu xảy ra chuyện gì gia đình không chịu trách nhiệm. Còn lời cám ơn của gia đình tôi đã soạn và đánh máy. Anh Hùng xem và không có ý kiến gì.
Sáng 14/8/2002, gia đình, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của Cha tôi đã có mặt rất sớm ở nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.
Cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh: không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là: không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là: tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy? Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…
Tôi và mọi người tang phục chỉnh tề bước vào nhà tang lễ. Đập thẳng vào mắt tôi là dòng chữ “Lễ tang ông Trần Độ” trên một tấm bảng lớn phủ kín dòng chữ “Vô cùng thương tiếc…” lâu nay vẫn gắn trên tường. Đi tới bàn ghi sổ tang tôi thấy trên 5 bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ Ban lễ tang: Sổ tang đâu? Anh ta nói: Sau đám tang sẽ đóng thành sổ. Tôi nói: Đã thống nhất sổ tang là sổ tang, ban tổ chức không có gia đình sẽ đưa tới. Một lúc sau, 5 quyển sổ tang đã đóng được đưa vào thay cho 5 tập giấy rời.
Đám tang được cử hành, các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ “vô cùng thương tiếc” hoặc “Trung tướng Trần Độ”.
Xen kẽ là các bức trướng:
– “Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn”;
– “Công thần không làm phách
Danh toại chẳng cầu nhàn
Bút thần vung mấy độ
Ðáng mặt đại nghĩa quân”
– “Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân
Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân”.
– “Vô tình vị tất chân hào kiệt
Hữu độ phương vi đại trượng phu”…
Theo sau là các cụ già, các cựu chiến binh, các nhân sĩ… Họ mang trướng theo hoặc giấu trong người. Khi tới gần quan tài họ giương lên hoặc phủ lên áo quan. Cả phòng tang lễ im phăng phắc, không khí căng thẳng dần.
Khi các cụ đi khỏi, có vị nói với mấy cậu lính gì đó. Hai cậu lính chạy lên, thu mấy bức trướng, cuộn lại và ném vào góc phòng. Tôi gằn giọng: các cháu đâu? Lập tức cháu Đan, cháu Tuấn… lao lên góc phòng, mang tất cả các bức trướng sắp xếp lại như cũ. Không một tiếng động nào, không một hành động nào xảy ra trong lúc đó, nhưng ngột ngạt đến tức thở.
Các đoàn viếng đã gần xong. Bỗng anh Nghiêm Hà đến bên tôi nói: Ban tổ chức định thu giữ mấy quyển sổ tang, anh ra xem sao? Tôi đi đến thì thấy một anh đang gom giữ mấy quyển sổ tang. Tôi nói: anh để tôi xem. Mở một quyển tôi thấy có những trang bị xé nham nhở. Tôi hiểu ngay họ muốn gì. Tôi lấy lại 5 quyển sổ tang và chợt nhìn thấy em Lãng (chồng em Hạnh), một bác sĩ quân y đã qua các chiến trường. Tôi nói lớn: Lãng! Em giữ 5 quyển sổ này không cho ai lấy. Em có làm được không? Lãng cũng nói lớn như đang nhận lệnh: Rõ, em làm được.
Tôi vội về vị trí để làm lễ truy điệu. Ông Vũ Mão đọc lời điếu. Ông đọc to, rõ toàn văn lời điếu kể cả câu mà theo anh Hùng nói hôm trước là sẽ đọc nhỏ nhất có thể.
Hội trường im lặng, có tiếng ho, tiếng khóc ấm ức cứ lớn dần.
Tôi lên đọc lời cảm ơn. Tôi đọc bản soạn sẵn đã đưa Ban lễ tang duyệt. Gần về cuối, hình ảnh tập giấy A4 thay sổ tang, hình ảnh người lính ném mấy bức trướng vào góc phòng, hình ảnh đòi thu giữ sổ tang và nhiều chi tiết đau lòng khác làm tôi nghẹn giọng. Vẫn cầm tờ giấy như đang đọc nội dung có sẵn, tôi nói to, chậm, rõ: “…gia đình và dòng họ chúng tôi không chấp nhận bài điếu văn này…”.
Lập tức tiếng tôi chìm trong tiếng vỗ tay, tiếng hô vang của mọi người dự tang lễ. Lúc đó tôi không cảm nhận hết không khí của buổi lễ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của mình, nhưng trong tôi mọi thứ như vỡ vụn. Thật không ngờ tôi phải tham gia một đám tang… rất buồn như vậy.
Vì sao mà “liên quan… mơ hồ”? Số là dạo đó, dư âm về đám tang Tướng Trần Độ đã gây nên phản ứng rất xấu trong dư luận XH. Mình nhớ khi đó đang làm việc ở Báo Nhân Dân. Trong một cuộc họp ban, cậu Sếp của mình truyền đạt lại những phản ứng của chính những Đảng viên kỳ cựu, phàn nàn về “Văn hóa Đảng”, “Văn hóa đồng chí với nhau” xung quanh đám tang của Tướng Trần Độ.
Đọc lại bài của tác giả Trần Thắng (con trai Tướng Trần Độ- đăng bên dưới), mình tự nhiên bật cười. Kỳ lạ một thời cuộc và những “nguyên tắc… kỳ cục”. Yêu, ghét là tình cảm tự nhiên của trái tim con người, là quyền tự do tối thiểu của con người. Không thể lấy những “bục nguyên tắc” để thô bạo đặt lên những yêu thương đó. Nó rất thiếu nhân quyền, thiếu cả văn minh.
Ít năm sau đám tang của Tướng Trần Độ, thì ông Trần Xuân Bách mất. Trước đó, duyên nợ và số phận khiến gia đình mình trở thành thông gia với gia đình anh chị Trần Xuân Bách. Mình vẫn nhớ như in dư luận về đám tang Tướng Trần Độ. Nay lại đến đám tang ông Trần Xuân Bách. Những gì mình chứng kiến về việc chị Trần Thị Thịnh (phu nhân anh Trần Xuân Bách) đã làm khi người chồng của chị bị “ngã ngựa”, khi nằm bệnh và lúc lâm chung, chỉ có thể nói- đó là quá “trọn vẹn” với người chồng mà chị thực sự vừa yêu quý vừa ngưỡng mộ, vừa xót thương.
Giữa nhiều việc của “tang gia bối rối”, một việc quan trọng là phải có Đáp từ của gia đình, sau khi ông Ngô Văn Dụ, lúc đó là Chánh VPTU Đảng- cũng là người đại diện của TU Đảng đứng ra lo đám tang cho ông Trần Xuân Bách- đọc Điếu văn. Chị Thịnh là một người phụ nữ cực kỳ nghị lực, bản lĩnh và rất thông minh lẫn khôn ngoan, nhưng không phải người “chữ nghĩa”, nên chị có nhã ý đề nghị gia đình mình viết cho chị lời cảm ơn để chị đọc ở đám tang.
Về nội dung Đáp từ (lời cảm ơn) cũng có những ý kiến khác nhau. Không khỏi có những ý kiến ấm ức, cho rằng nhân dịp này, cần nói những “lời nói thẳng” về trường hợp của ông Trần Xuân Bách- một cán bộ Đảng có tầm nhìn xa, đi trước thời đại ông đang sống, và dám bảo vệ nhận thức của mình mà ông tin là đúng. Nhưng gia đình mình nghĩ khác. Nghĩa tử là nghĩa tận. Hãy để yên cho người đã khuất được bình yên. Văn hóa ứng xử buộc con người phải luôn tỉnh táo, sáng suốt và nên có văn hóa. Thái độ văn hóa sẽ khiến con người ứng xử phải văn hóa với nhau. Cần nghĩ ở một tầm cao hơn thế. Chị Thịnh cũng cùng quan điểm với bọn mình.
Bản Đáp từ (lời cảm ơn) sẽ do ông chồng mình viết, vì ông cũng là một nhà báo, mình là người biên tập. Vì người phụ nữ thường khi đứng ngoài sẽ có cái nhìn vừa mẫn cảm vừa tinh tế, biết đâu cần là điểm dừng, chừng mực, lịch sự nhưng thẳng thắn. Cuối cùng, chị Thịnh sẽ là người “duyệt” và đọc. Vì chị là người “trong cuộc”, lại rất thông minh- cái thông minh của người “đàn bà đa đoan”, đáo để khi cần, nhưng cũng rất hiểu nên như thế nào.
Khỏi phải nói, Đám tang ông Trần Xuân Bách diễn ra suôn sẻ. Cho dù có không ít những gương mặt lạ, hằm hằm, lạnh lẽo, khá đông, đứng từ suốt ngoài cổng vào. Một người bạn của mình nửa đùa nửa thật, nhưng mình cho rằng “rất thật”: “Vì có dư luận phản ứng, bất bình của XH với Đám tang Tướng Trần Độ, mà Đám tang ông Trần Xuân Bách… suôn sẻ hơn”. Có lẽ vậy.
Buổi tối, Đài THTU VTV 1 trong buổi thời sự đọc lời Cảm ơn của gia đình ông Trần Xuân Bách. Có điều, cô phát thanh viên đọc nhanh, gấp gáp như “ăn cướp”. Có lẽ cũng có sự chỉ đạo của Sếp cô ấy. Mình nghĩ vậy!
Mấy ngày sau, gia đình mình sang thăm chị Trần Xuân Bách. Chị kể: ” Sau đám tang, ông Trần Đình Hoan (khi đó là Trưởng Ban Tổ chức TƯ) có đến nhà thăm. Tối đó, ông Nông Đức Mạnh, khi đó là Tổng BT gọi điện cho chị. Cả hai vị, người đến thăm tận nhà, người gọi điện, đều nói nội dung giống nhau: Bộ CT đã nghe hết băng ghi lại đám tang. Bộ CT cảm ơn gia đình đã đáp lễ rất văn hóa. Bộ CT cũng nhận thấy có thiếu sót trong sự đối xử với anh Trần Xuân Bách chưa chu đáo, và….”.Mình xin dừng lời tại đây…
Mình vẫn tin rằng, đến lúc nào đó, Lịch sử sẽ đánh giá lại những nhân vật như ông Trần Xuân Bách, Tướng Trần Độ. Xã hội, đất nước mình phải Văn minh hơn. Trước hết là sự tôn trọng những quan điểm khác biệt, vì xét cho cùng, các vị đó cũng Yêu nước Việt, và vì nước Việt, vì giang sơn này
Và cũng vi Yêu nước không phải là quyền của riêng ai!
Bài viết này, như mọi bài về con người, mình chỉ đưa lên Blog để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm về thời cuộc ta đang sống, nhưng không đưa lên FB, tránh sự chém gió thái quá, hoặc ca ngợi, lợi dụng, hoặc chửi bới vô lối của không ít cư dân mạng
——
Đọc bài viết CÓ MỘT ĐÁM TANG… RẤT BUỒN của TRẦN THẮNG, con trai tướng quân TRẦN ĐỘ mà anh Vũ Thư Hiên đưa lại, tôi xúc động nhớ lại quang cảnh đám tang 15 năm trước, và có mấy lời sau đây trên trang BAUXITE VIỆT NAM:Tôi có may mắn dự đám tang lịch sử này. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy quyền uy cộng sản hiện ra chát chúa, ở một nơi vốn ra phải nhường bước cho sự trầm mặc của cuộc sống tâm linh. Tôi đi cùng với anh Phan Đình Diệu. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi vòng hoa tang của hai chúng tôi đang định vượt qua cổng vòm ngoài đường Trần Thánh Tông để vào sân nhà tang lễ bỗng bị ngăn lại bất thình lình, và bị giật dải băng đen có mấy chữ “Vô cùng thương tiếc tướng quân Trần Độ” để thay bằng mấy chữ “Kính viếng ông Trần Độ”. Đang đứng ngơ ngẩn vì chưa hiểu được vì sao lại có một sự trắng trợn vượt quá tưởng tượng của mình như thế thì một vòng hoa sang trọng hơn lù lù tiến vào và cũng bị giật giải băng để cắt cụt đi đúng mấy chữ như của chúng tôi, còn vứt cả hai mảnh nhựa hoa văn thếp nhũ vàng trang trí hai bên xuống đất. Đó là vòng hoa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Biết ngay có lệnh trên ban xuống, tình thế nghiêm trọng rồi, hai chúng tôi đành chịu bất lực theo dòng người mà đi.
Khi lễ viếng đến chỗ đọc điếu văn, nghe ông Vũ Mão xướng lên những câu phê phán chói tai, cả phòng tang gần 2000 con người bỗng im phăng phắc, người nào cũng cảm thấy nghẹt thở, tưởng như có một cái gì sắp vỡ bùng. Thế rồi con trai vị tướng, cũng là một sĩ quan, bước lên đáp lễ, rút tờ giấy ra đọc những lời viết sẵn, giọng đọc đều đều vô cảm, làm ai nấy càng thêm dồn nén. Gần cuối, đột nhiên thấy anh ngẩng đầu, nói một câu dõng dạc: “Thay mặt gia đình, chúng tôi không chấp nhận lời điếu tang của Quốc hội vừa rồi”. Ôi chao! Trái bom đã nổ! Hàng tràng pháo tay vang lên ngay lập tức, lần đầu tiên thấy ở một đám tang. Tôi nhìn sang bên, rất nhiều khuôn mặt ràn rụa nước mắt, trong khi tay vẫn vỗ không ngừng. Từ một phía ở góc phải phòng, một tiếng nói rất to phát ra, nghe rất dõng dạc, của một người đã trèo lên chiếc ghế: “Như thế này thì còn nhân nghĩa nào nữa, nhân nghĩa ngàn đời của đất nước Việt Nam còn đâu”. Người nói nhắc lại hai lần cùng một câu. Cả phòng tang lễ như chùng xuống rồi vỡ òa, tiếng xôn xao khắp từ đầu đến cuối. Rồi một người khác, cũng trèo lên ghế, mặc áo quân nhân, huân chương đeo đỏ ngực từ trên xuống dưới: “Tôi là người theo trận mạc với Anh Trần Độ trong bao nhiêu năm, sáng nay chính mình tự tay khâm liệm cho Anh. Thế mà dám có những lời xỉ vả Anh như thế à?. Vũ Mão đâu rồi? Khi chúng tôi ở trong quân ngũ thì hắn còn trẻ ranh, đi học ở Nam Ninh…”. Tôi thoạt liếc lên phía góc trái quan tài, chỗ dành cho Ban tổ chức, kịp nhìn thấy một cái bóng com lê rảo chân nhanh ra lối cửa ngách. Cả đám tang đông nghẹt bấy giờ trở nên nhộn nhạo vì đã đến giờ đi quanh linh cữu. Dòng người nối đuôi nhau không dứt, sau đó lần lượt kéo ra khỏi phòng. Tôi vẫn theo dõi người mặc áo quân nhân vừa lên tiếng lúc nãy. Ông ta người vậm vạp, đang đi dần ra cửa, có một số người xúm xít xung quanh, mặt nở một nụ cười đôn hậu, giọng vẫn oang oang: “Nói thế nhưng đụng vào nó làm gì, cái đồ trẻ ranh ấy…”. Và ông tiếp tục cười khà khà. Tôi cũng đi sau ông. Chợt nhìn thấy trước mình dáng đi thủng thẳng của ông Hoàng Minh Chính. Ông cũng đang lặng lẽ bước một trước tôi. Chúng tôi né sang bên nhường cho linh cữu vượt lên trước và vô tình theo nhau ra đến ngoài sân, tạt dần về phía những hàng ghế dưới bóng cây. Tự nhiên tôi nhìn rõ ra cái người đã trèo lên ghế lên tiếng đầu tiên đang đứng ở đấy. Ông ta và ông Hoàng Minh Chính thoạt nhìn nhau, có vẻ như ngờ ngợ. Rồi chỉ một phút thì họ cùng kêu lên: “Có phải Chính không?” “Đúng mình Chính đây”. “Tôi là Hà đây mà. Hoàng Hữu Hà, Thường vụ Thành ủy lúc đón anh đi đánh sân bay Gia Lâm trở về”. Thế là họ cầm tay nhau và chầm chậm ôm lấy nhau… Để nén một cái gì đó, tôi rảo chân thật nhanh.
Lúc ra đến tận cổng sát ngoài đường tôi mới gặp lại Phan Đình Diệu. Cả hai cùng lên một chiếc taxi vì về chung một hướng. Trên xe, Diệu mỉm cười, thủng thẳng nói với tôi: “Quyền uy lần đầu va phải một cú, cũng ra dáng đấy. Một cú ở ngay chính nơi làm nên cái oai phong cho nó”.
——–
Nguồn: Bog TễuĐọc tiếp:
CÓ MỘT ĐÁM TANG… RẤT BUỒN
Tác giả: Trần Thắng
————–
Hà Nội sắp vào thu, một mùa “vu lan báo hiếu” sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước.
Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha tôi – Trần Độ trở bệnh nặng.
Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải.
Vào 14g 10p ngày 9/8/2002 (tức 1 tháng 7 năm Nhâm Ngọ) Cha tôi trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu, bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.
Ngày hôm sau, Văn phòng Quốc hội họp với gia đình bàn về lễ tang cho ông. Các vấn đề lễ tang, hoả táng, đưa hài cốt về quê… được thống nhất. Lời điếu của Ban tổ chức lễ tang, và lời cảm ơn của gia đình sẽ được soạn trước và đưa hai bên thống nhất. Gia đình đề nghị có 4, 5 quyển sổ tang để mọi người chia buồn, Văn phòng Quốc hội đồng ý. Đám tang được lùi lại 5 ngày vì… Quốc hội đang họp.
Ngày 11/8, anh Hùng phó Ban lễ tang mang tới nhà cho tôi xem lời điếu. Trong đó có một đoạn khoảng chục dòng tôi yêu cầu bỏ vì nó “không thích hợp” và trái đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận” của ông bà ta. Tối đó anh Hùng đưa tôi bản sửa, chỉ còn lại hơn một dòng “không thích hợp” và tôi cương quyết đòi bỏ. Anh Hùng nói: Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cho ý kiến là không bỏ, nhưng tại lễ tang sẽ đọc rất nhỏ hoặc tạm tắt tăng âm… Tôi nói: Tuỳ các ông, nhưng nếu xảy ra chuyện gì gia đình không chịu trách nhiệm. Còn lời cám ơn của gia đình tôi đã soạn và đánh máy. Anh Hùng xem và không có ý kiến gì.
Sáng 14/8/2002, gia đình, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của Cha tôi đã có mặt rất sớm ở nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.
Cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh: không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là: không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là: tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy? Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…
Tôi và mọi người tang phục chỉnh tề bước vào nhà tang lễ. Đập thẳng vào mắt tôi là dòng chữ “Lễ tang ông Trần Độ” trên một tấm bảng lớn phủ kín dòng chữ “Vô cùng thương tiếc…” lâu nay vẫn gắn trên tường. Đi tới bàn ghi sổ tang tôi thấy trên 5 bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ Ban lễ tang: Sổ tang đâu? Anh ta nói: Sau đám tang sẽ đóng thành sổ. Tôi nói: Đã thống nhất sổ tang là sổ tang, ban tổ chức không có gia đình sẽ đưa tới. Một lúc sau, 5 quyển sổ tang đã đóng được đưa vào thay cho 5 tập giấy rời.
Đám tang được cử hành, các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ “vô cùng thương tiếc” hoặc “Trung tướng Trần Độ”.
Xen kẽ là các bức trướng:
– “Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn”;
– “Công thần không làm phách
Danh toại chẳng cầu nhàn
Bút thần vung mấy độ
Ðáng mặt đại nghĩa quân”
– “Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân
Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân”.
– “Vô tình vị tất chân hào kiệt
Hữu độ phương vi đại trượng phu”…
Theo sau là các cụ già, các cựu chiến binh, các nhân sĩ… Họ mang trướng theo hoặc giấu trong người. Khi tới gần quan tài họ giương lên hoặc phủ lên áo quan. Cả phòng tang lễ im phăng phắc, không khí căng thẳng dần.
Khi các cụ đi khỏi, có vị nói với mấy cậu lính gì đó. Hai cậu lính chạy lên, thu mấy bức trướng, cuộn lại và ném vào góc phòng. Tôi gằn giọng: các cháu đâu? Lập tức cháu Đan, cháu Tuấn… lao lên góc phòng, mang tất cả các bức trướng sắp xếp lại như cũ. Không một tiếng động nào, không một hành động nào xảy ra trong lúc đó, nhưng ngột ngạt đến tức thở.
Các đoàn viếng đã gần xong. Bỗng anh Nghiêm Hà đến bên tôi nói: Ban tổ chức định thu giữ mấy quyển sổ tang, anh ra xem sao? Tôi đi đến thì thấy một anh đang gom giữ mấy quyển sổ tang. Tôi nói: anh để tôi xem. Mở một quyển tôi thấy có những trang bị xé nham nhở. Tôi hiểu ngay họ muốn gì. Tôi lấy lại 5 quyển sổ tang và chợt nhìn thấy em Lãng (chồng em Hạnh), một bác sĩ quân y đã qua các chiến trường. Tôi nói lớn: Lãng! Em giữ 5 quyển sổ này không cho ai lấy. Em có làm được không? Lãng cũng nói lớn như đang nhận lệnh: Rõ, em làm được.
Tôi vội về vị trí để làm lễ truy điệu. Ông Vũ Mão đọc lời điếu. Ông đọc to, rõ toàn văn lời điếu kể cả câu mà theo anh Hùng nói hôm trước là sẽ đọc nhỏ nhất có thể.
Hội trường im lặng, có tiếng ho, tiếng khóc ấm ức cứ lớn dần.
Tôi lên đọc lời cảm ơn. Tôi đọc bản soạn sẵn đã đưa Ban lễ tang duyệt. Gần về cuối, hình ảnh tập giấy A4 thay sổ tang, hình ảnh người lính ném mấy bức trướng vào góc phòng, hình ảnh đòi thu giữ sổ tang và nhiều chi tiết đau lòng khác làm tôi nghẹn giọng. Vẫn cầm tờ giấy như đang đọc nội dung có sẵn, tôi nói to, chậm, rõ: “…gia đình và dòng họ chúng tôi không chấp nhận bài điếu văn này…”.
Lập tức tiếng tôi chìm trong tiếng vỗ tay, tiếng hô vang của mọi người dự tang lễ. Lúc đó tôi không cảm nhận hết không khí của buổi lễ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của mình, nhưng trong tôi mọi thứ như vỡ vụn. Thật không ngờ tôi phải tham gia một đám tang… rất buồn như vậy.
—————
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét