15 tháng 4, 2018

Đánh thuế tài sản-thu được cái gì, thu hết???

Tác giả: theo FB nhà báo Hoàng Hải Vân- Ngô Nguyệt Hữu và Mạnh Quân
KD: Dư luận XH, các cơ quan truyền thông đang xôn xao về vụ “thuế tài sản” mà “chủ mưu” là Bộ Tài Chính. Thật ra, cái gốc của sự tận thu này là cái gì? Đố biết?
Chợt nhớ khái niệm “sưu cao, thuế nặng” thời Đế quốc + Phong kiến trước đây mình từng được học
Nay riêng người nông dân đã gánh hơn 1000 loại thuế, phí. Còn con gà cũng gánh 14 loại phí.
Vai người VN có lẽ … khỏe nhất thế giới?
Buồn cười quá. Nghe thông tin, mình đã từng nghĩ, có lẽ còn có chuyện đi… WC là chưa bị đánh thuế, thì bài của nhà báo Mạnh Quân cũng nói về thuế “thở và đi ị”
Bộ Tài Chính định lập công để… tiến thân nữa chăng, trên nỗi đau và khốn khổ của nhân dân???
Xin đăng ý kiến các nhà báo về chủ đề này
Title bài, chủ Blog xin gộp và đặt cho phù hợp
——————
Bài của nhà báo Hoàng Hải Vân:
Đánh thuế tài sản là chống lại công cuộc đổi mới
Bộ Tài chính là cơ quan thiếu nhạy cảm chính trị nhất trong số các cơ quan nhà nước. Cứ mỗi lần tăng giá các mặt hàng độc quyền hay tăng thuế, Bộ này lại mang các nước “tư bản giãy chết” như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan… ra làm căn cứ. Ô hay, nước Mỹ tam quyền phân lập, Bộ Tài chính thử đề xuất tam quyền phân lập coi Bộ trưởng có mất chức không. Nước Nhật, nước Anh, nước Thái có ông vua bà hoàng, Bộ Tài chính thử đề nghị tìm hậu duệ hoàng tộc nhà Nguyễn về làm vua coi! (Hoàng Hải Vân)
Phát biểu tại Diễn đàn thượng đỉnh kinh doanh GMS6 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) cuối tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố : “Chúng tôi đang cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh nhằm làm cho Việt Nam trở thành một trong những môi trường cạnh tranh và thuận lợi nhất trong các nước ASEAN.
Trong đó Chính phủ Việt Nam có ý định cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn từ 20-22% xuống còn 15 – 17%”. Thông điệp đó của người đứng đầu Chính phủ rất hợp lòng dân, nó còn thể hiện những người lãnh đạo đất nước đang quyết tâm thúc đẩy công cuộc Đổi Mới đi đúng hướng.
Giảm thuế vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh và khởi nghiệp, mở rộng nguồn thu, cho nên dù thuế suất giảm nhưng số thu tuyệt đối nhất định sẽ tăng. Nó đồng thời gây sức ép để thu hẹp sự cồng kềnh của bộ máy, giảm thất thoát trong mua sắm công và thúc đẩy đầu tư hiệu quả của tư nhân để thay dần cho các khoản đầu tư kém hiệu quả của Nhà nước.
Thế nhưng Bộ Tài chính lại có nhiều động thái đi ngược chủ trương của Chính phủ. Việc đề nghị tăng thuế môi trường qua xăng dầu lên kịch trần không những đi ngược chủ trương mà còn là sự lừa dối (thuế môi trường chỉ phục vụ cho cải thiện môi trường, nhưng lại để “thò” ra ý bổ sung cho sự thiếu hụt của thuế nhập khẩu theo lộ trình thực hiện các hiệp định tự do thương mại). Việc mới nhất đang gây xôn xao là sẽ áp dụng thuế tài sản.
Bộ Tài chính là cơ quan thiếu nhạy cảm chính trị nhất trong số các cơ quan nhà nước. Cứ mỗi lần tăng giá các mặt hàng độc quyền hay tăng thuế, Bộ này lại mang các nước “tư bản giãy chết” như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan… ra làm căn cứ. Ô hay, nước Mỹ tam quyền phân lập, Bộ Tài chính thử đề xuất tam quyền phân lập coi Bộ trưởng có mất chức không. Nước Nhật, nước Anh, nước Thái có ông vua bà hoàng, Bộ Tài chính thử đề nghị tìm hậu duệ hoàng tộc nhà Nguyễn về làm vua coi!
Học kinh tế thị trường là học những nguyên lý phổ quát của nó, học những gì làm cho nó thông suốt và tránh những gì làm cản trở nó.
Kinh tế thị trường dạy rằng, đánh thuế thu nhập cá nhân lũy tiến là sự tước đoạt thành quả trí tuệ của những người sáng tạo (người giàu) để phân phối lại cho tầng lớp trung gian, là cản trở sự vận hành của thị trường. Nước Mỹ vẫn còn thuế thu nhập lũy tiến, nên chuyện này nước Mỹ vẫn “phi thị trường”, lẽ ra không nên học, nhưng Bộ Tài chính vẫn học.
Kinh tế thị trường dạy rằng, đánh thuế tài sản là đánh vào khoản tích lũy của người dân sau khi chịu mọi thứ thuế, khoản tích lũy này được thể hiện bằng tài sản. Phần lớn khoản tích lũy này phục vụ cho đầu tư phát triển, đó là đầu tư tư nhân. Đánh thuế tài sản thực chất là chuyển một phần đầu tư tư nhân thành đầu tư nhà nước. Kinh tế thị trường còn dạy rằng, đầu tư tư nhân bao giờ cũng có hiệu quả hơn đầu tư nhà nước. Do vậy, khoản thuế thu được nếu được dùng cho đầu tư phát triển (chưa kể đến việc dùng vào mục đích khác hoặc chi tiêu lãng phí) thì tác dụng phục vụ cho phát triển sẽ thấp hơn nhiều so với việc không đánh thuế.
Vì những lý do rất khác nhau, nhiểu nước vẫn đánh thuế tài sản. Các lý do khác nhau đó xuất phát từ các mục tiêu xã hội và khuynh hướng của các đảng nắm quyền chi phối nghị viện, từ sự thỏa hiệp của các nhóm lợi ích, nhưng nhìn chung thuế tài sản đều cản trở sự vận hành của thị trường. Do các nước phương Tây có truyền thống thị trường lâu đời, là “chủ đạo” trong đời sống kinh tế, nên những cản trở này ít ai nhìn thấy.
Đó cũng là lý do, khi chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, các bậc “tiền hiền” của công cuộc đổi mới không nghĩ đến việc đánh thuế tài sản. Các vị chỉ học những gì làm cho thị trường thông suốt, không học những gì cản trở thị trường. Các vị có tầm nhìn trí tuệ xa hơn nhiều so với các hậu bối ở Bộ Tài chính.
Đánh thuế tài sản là cản trở sự vận hành của kinh tế thị trường. Ở đất nước mà kinh tế thị trường mới còn manh nha như nước ta, sự cản trở này sẽ trở thành trầm trọng.
——————
Bài nhà báo Ngô Nguyệt Hữu:
Lại thuế!
Nhắm vào túi tiền của nhân dân để bắt họ xuất ra thay vì nghĩ cách cho túi tiền của nhân dân đầy lên, chắc chắn đó là những nhà quản lý có vấn đề về nhận thức lẫn tư duy, đó là những nhà quản lý vừa kém cỏi lại vừa tham lam.
Đã kém cỏi tham lam lại thích nói về “công bằng, chống đầu cơ, không ảnh hưởng đến dân nghèo”, thì cũng không khác gì chuyện Phan Kim Liên mở lớp giảng dạy về tiết hạnh vậy (Ngô Nguyệt Hữu).
—————
Trong khi chưa có bất cứ kế hoạch gì nhằm ngăn chặn hiệu quả sự lãng phí đầu tư công, tham nhũng, trục lợi ngân sách… Bộ Tài chính với người đứng đầu mà Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp tục bàn đến chuyện tăng thuế.
Cán bộ Bộ Tài chính mẫn cán toan tính tăng thuế từ lít xăng đến chai nước ngọt rồi thu nhập cá nhân và giờ là nhà trên 700 triệu (0,4% hằng năm) và xe ô tô trên 1,5 tỷ với cái tên rất mỹ miều, “Thuế tài sản”.
Ở bối cảnh năng lượng tiêu cực của nhân dân vẫn chưa giải toả hết, từ BOT đến y tế, giáo dục… những vấn đề sát sườn của đời sống.
Bên cạnh đó là tình trạng giàu lên nhanh chóng của cán bộ lãnh đạo, tình trạng xâm chiếm đất công, tình trạng huỷ hoại di sản, tình trạng đề bạt người thân, tình trạng phá rừng ồ ạt, tình trạng pháp luật chưa giữ được sự nghiêm minh và phần nào là còn phân biệt đối tượng…. thì những đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính khiến nhân dân cảm thấy cổ mình ngày càng bị thít chặt, hô hấp trở thành một việc không hề thuận lợi.
Không thể nào bắt nhân dân chịu tăng thuế liên tục khi mà họ vẫn đang chứng kiến Tập đoàn Điện lực than thở để trở thành quán quân vay nợ, Tập đoàn Than Khoáng sản thành trùm nợ hay những Tổng Công ty, Tập đoàn Nhà nước thoải mái nhóm lò đốt tiền ngân sách.
Không thể nào bắt nhân dân chịu thêm các khoản thuế mới khi những dinh thự của cán bộ lãnh đạo ngày càng xuất hiện nhiều hơn, khi những cây gỗ đại thu cúng kiếng trong đền riêng của quan chức vẫn nghênh ngang giữa phố, khi thi thoảng xuất hiện cảnh sinh hoạt xa hoa của những cậu ấm cô chiêu có bố làm Thứ trưởng, có mẹ làm Bộ trưởng….
Không thể nào bắt nhân dân phải chịu thêm thuế khi những khu đất công sản đẹp nhất thành thị lần lượt chảy vào túi riêng của các Tập đoàn kinh tế, Vạn Thịnh Phát thôn tính mảnh đất kim cương đẹp nhất Sài Gòn là một ví dụ điển hình.
Không thể nào nẩy sinh tư duy tăng thuế khi sân golf vẫn chiễm chệ trong sân bay, khi đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông vẫn đội vốn vỡ kế hoạch mãi như đường ống nước sông Đà bị vỡ…
Nghĩa là khi bức tranh hiện thực vẫn chưa có những giải pháp triệt để nhằm hướng đến sự tươi sáng thì bất cứ đề xuất tăng thuế nào ở thời điểm này đều là tận cùng phi lý.
Thay vì tham mưu cho lãnh đạo về chính sách ngăn chặn thất thoát ngân sách, giảm nợ công, tăng chất lượng dịch vụ an sinh xã hội… thì Bộ Tài chính lại hoá thân thành một anh cai tuần liên tiếp rót rượu mời các ông hương ông tổng trong làng rồi rỉ rả cách làm sao để moi được nhiều tiền từ dân trong làng nhất.
Về lạm thu của nhân dân, nổi bật nhất diễn ra tại Thanh Hoá.
Nếu như tìm cách tăng thuế là nhiệm vụ chính của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có lẽ nên mời một cán bộ cấp xã của tỉnh Thanh Hoá, họ sẽ tư duy ra nhiều thứ vi diệu hơn những điều mà lãnh đạo Bộ Tài chính đang đề xuất.
Nhắm vào túi tiền của nhân dân để bắt họ xuất ra thay vì nghĩ cách cho túi tiền của nhân dân đầy lên, chắc chắn đó là những nhà quản lý có vấn đề về nhận thức lẫn tư duy, đó là những nhà quản lý vừa kém cỏi lại vừa tham lam.
Đã kém cỏi tham lam lại thích nói về “công bằng, chống đầu cơ, không ảnh hưởng đến dân nghèo”, thì cũng không khác gì chuyện Phan Kim Liên mở lớp giảng dạy về tiết hạnh vậy.
Đều phảng phất sự đê tiện!
Cuối cùng, cá nhân tôi không tin Quốc hội sẽ phê chuẩn các đề xuất tăng thuế vô lối này của Bộ Tài chính.
——————–
Bài của nhà báo Mạnh Quân
Cái gì thu được, thu hết!
Đã phải chuẩn bị chấp nhận cho mở sòng bài (bằng việc thí điểm Casino ở Vân Đồn), đặt lại vấn đề mại dâm có phải là một nghề để thu thuế …L, cũng thấy sức ép ngân sách thế nào.
Anh em trên Facebook nhiều người hoang mang thốt lên: chỉ còn mỗi thở và đi ỉa… là chưa thu thuế. Hãy đợi đấy, có thể lắm, cái gì thu được, thu hết! (Mạnh Quân)
————
Trong “Hải ngoại huyết thư”, cụ Phan Bội Châu từng viết:
“Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt
Thắt chặt dần như thắt chỉ xe…”
Tình thế này hiện nay rõ ràng đang tái hiện. Chúng ta thấy thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu tăng (mà phần nhiều phần thu được lại không chi cho môi trường), mở ra hàng loạt trạm thu phí (gọi là phí nhưng tính chất là thuế vì nộp vào ngân sách), tăng phí trông, giữ xe, tăng đủ thứ… rồi mới hôm qua thì có đề xuất tăng thuế tài sản với nhà ở trên 700 triệu, xe ô tô trên 1,5 tỷ đồng…
Đây là xu hướng chính sách thuế tăng thu nội địa do VN mấy năm nay đẩy mạnh hội nhập, thuế XNK ngày càng giảm, hàng ngàn dòng thuế đẩy xuống mức 0% dẫn đến hụt thu lớn trong khi chi tiêu công vẫn gia tăng, buộc phải tăng thu.
Nhưng nếu tăng thu nội địa bừa bãi, tăng mãi không ngừng thì không sức dân nào chịu được. Nhìn lại vấn đề hội nhập, cũng phải thừa nhân là hội nhập là cần thiết, mở cửa cho nền kinh tế. Nhưng thời gian qua, có những Hiệp định thương mại tự do (FTA) mở thái quá, có những khu vực VN ký kết như với Nga, Kazaxkhtan. Uzeberkistan…thưc sự là không cần thiết (vì các nước này chỉ tranh thủ xuất siêu sang VN chứ VN xuất sang hơi bị khó)… Người ta lấy số lượng FTA ký được nhiều nhất trong các nc ASEAN làm thành tích mà không thấy đó thực sự là không khôn ngoan.
Đã phải chuẩn bị chấp nhận cho mở sòng bài (bằng việc thí điểm Casino ở Vân Đồn), đặt lại vấn đề mại dâm có phải là một nghề để thu thuế …L, cũng thấy sức ép ngân sách thế nào.
Cùng với việc không tích cực siết chi tiêu công, giảm chi: lấy ví dụ xe công, nói mãi chẳng giảm được chút nào… – > Chẳng có sức ép làm để giúp giảm chi công, giảm tăng thu từ DN và dân chúng.
Anh em trên Facebook nhiều người hoang mang thốt lên: chỉ còn mỗi thở và đi ỉa… là chưa thu thuế. Hãy đợi đấy, có thể lắm, cái gì thu được, thu hết!
———–
Nguồn: Tiếng Dân

Không có nhận xét nào:

Trang