28 tháng 2, 2018

Chống tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam

Vũ Ngọc Yên
Chống tham nhũng tại Trung Cộng: Làm sạch bộ máy lãnh đạo ?
Chống tham nhũng là trọng tâm trong chính sách của Chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11.2012. Ủy ban Ban kiểm tra kỉ luật trung ương cộng đảng Trung Quốc (CCDI) cho biết từ 2012 tới tháng 8.2017 khỏang 1,5 triệu quan chức mọi cấp trong đảng và nhà nước đã bị trừng phạt qua chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Số liệu của CCDI cho thấy:
- Hơn 280 cán bộ cấp cao bị xử lý kỉ luật , 40 ủy viên trung ương và ủy viên dự khuyết Khóa 18, trong đó có Ủy viên Bộ chính trị Tôn Chính Tài bị xử lý.
- Hơn 8.600 cán bộ cấp Giám dốc Sở và Cục, hơn 66.000 cán bộ cấp huyện, hơn 1.3 triệu cán bộ cấp Phòng và Xã bị xử lý, 180.000 cán bộ bị khiển trách vi phạm "8 điều cấm kỵ", 60.000 cán bộ lãnh đạo bị khiến trách về tội "lơ là chức trách".
- Trong quân đội, hơn 90 tướng đương nhiệm và về hưu bị xử lý, trong đó có 5 thượng tướng, 6 trung tướng, còn lại là thiếu tướng, đó là chưa kể số cán bộ cấp đại tá trở xuống.
- Đưa về nước hơn 3300 quan chức tham nhũng mang tiền chạy trốn tới hơn 90 nước, thu hồi hơn 9 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 1,4 tỉ USD) .
Để tăng hiệu quả răn đe, CCDI đã công khai trên website của mình 670 trường hợp vi phạm bộ quy tắc ứng xử và tham nhũng, dựa trên những báo cáo gửi lên từ các ủy ban kỷ luật của đảng ở địa phương.
Trong lĩnh vực chống tham nhũng, Tập Cận Bình từng thừa nhận phải đương đầu với thách thức và mối đe dọa lớn, thậm chí ảnh hưởng đến cá nhân ông. Trong Hội nghị nội bộ ngày 20/2/2014 Tập phát biểu "hiện nay chúng ta đang phải dựa vào một đội ngũ đông đảo quan chức tham nhũng để quản lý đất nước". Ngày 4.8.2014 trên nhật báo Trường Bạch Sơn của tỉnh Cát Lâm, Tập tuyên bố "đấu tranh với tham nhũng thì sống chết hay danh dự cá nhân đều không quan trọng,chúng ta phải noi gương Thủ tướng Chu Dung Cơ trước đây, sẵn sàng chuẩn bị 100 chiếc quan tài, trong đó có 1 chiếc cho bản thân mình".
Tổng kết chiến dịch chống tham nhũng trong 5 năm qua , Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn , người đứng đầu CCDI đã phần nào xoay chuyển được tình trạng tham nhũng diễn ra trong hàng thập kỷ trước ở trong guồng máy Đảng và nhà nước cộng sản Trung quốc. Tuy nhiên, dư luận trong và ngoài nước Trung Cộng cho rằng đây chỉ là một chiến dịch nhằm củng cố „chính danh“ thống tri của đảng cộng sản dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình,chứ chưa thể hiện được thực tâm đảng muốn xây dựng một quốc gia dân chủ pháp trị cho nhân dân Trung Quốc.
Quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam
Tham nhũng tại Việt nam là quốc nạn. Các cơ quan có nhiều tham nhũng là địa chính nhà đất, hải quan, quản lý xuất nhập khẩu, công chánh, đầu tư, y tế, giáo dục, giao thông, công an, cảnh sát..
Nguyên Tổng Bí Thư (TBT ) cuả đảng cộng sàn Việt nam (ĐCSVN) Lê Khả Phiêu phát biểu: "Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người" Đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng nói: "Hiện tượng tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có..."
Khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5-2011, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói:"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cả đất nước này."
“Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân”, Nghị quyết 04 – NQ/TW, Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, 30/10/2016.
Từ năm 1995 Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế( Transparency International - TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index -CPI) hàng năm, xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo "mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia". Tổ chức định nghĩa tham nhũng là "lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi".
Ngày 22.02.2018, Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố Chỉ số CPI 2017, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng trong khu vực công. Theo đó, xét trên thang điểm từ 0 - 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch.
Cuộc thăm dò năm 2017 bao gồm 180 quốc gia toàn cầu . Kết quả cho thấy các nước có chế độ dân chủ pháp trị như Tân Tây Lan, Đan Mạch, Phần lan, Na Uy, Thụy Điển, Thuỵ Sĩ, Anh, Đức, Hoà Lan, Pháp, Gia Nã Đại, Úc , Mỹ... có số điểm cao và đứng hạng cao trong khi các quốc gia độc tài cộng sản có điểm ít và bị xếp hạng thấp như Cu Ba (hạng 62), Trung Quốc (77), Việt Nam (107), Lào (135) và Bắc hàn (171).
Trong qúa khứ nhiều vụ tham nhũng làm thất thoát hàng chúc tỉ USD như EPCO-MinhPhụng, PMU18, PCI, Nexus Technologies Mỹ, Securency Úc, Vinashin, Vinalines..đã làm kinh hoàng xã hội. Và mới đây, trong những ngày đầu năm 2018, dư luận trong và ngoài nước lại được chứng kiến tình trạng tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng vẫn tiếp diễn ở mức quy mô và thô bạo hơn trước nhiều qua một loạt vụ án lớn, như vụ Phạm Công Danh ; vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land); vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỉ đồng vào Oceanbank; hay vụ việc liên quan đến Phan Văn Anh Vũ…
Quốc nạn tham nhũng đã làm trì trệ sự phát triển đất nước, cho nên tuy đã tham gia ASEAN trên 20 năm, nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu hơn của ASEAN (Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Miến Điện).
Chiến dịch chống tham nhũng cuả ĐCSVN
Tháng Sáu năm 2016, ngay sau khi tái nhiệm chức vụ tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng đã khởi động chiến dịch “chống tham nhũng” có tên là “Đốt lò” theo cách gọi của báo chí, truyền thông đảng.
Tháng 10/2016, trong Hội nghị Trung ương 4 của Đảng, vấn đề xây dựng Đảng và chống tham nhũng là một trong những trọng điểm của hội nghị. Tại hội nghị, Nguyễn Phú Trọng đưa ra cảnh cáo: Tham nhũng đang làm xói mòn “ uy tín“ của đảng cầm quyền. Đối với cuộc chiến chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng đòi phải tiến hành điều tra nghiêm túc đối với từng vụ án, không để kéo dài.
Năm 2017, 8 đoàn công tác của Trung ương được thành lập, đi đến 20 tỉnh, thành phố để kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp. Đảng đã thi hành kỷ luật đối với hơn 300 tổ chức Đảng, hơn 18.600 đảng viên vi phạm, trong đó có hơn 700 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái. Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật 3 tổ chức Đảng và 11 cán bộ; Ủy ban Kiểm tra trung ương đã tập trung kiểm tra và thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với 18 cán bộ; trong đó nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và một số cấp ủy, tổ chức Đảng.
Chiến dịch „đốt lò“ đã làm cả nước quan tâm. Các vụ bắt và xử một số lãnh đạo các ngân hàng, xí nghiệp quốc doanh và quan chức trong đảng và nhà nước được dư luận bàn tán.
Thực chất và hiệu quả chiến dịch „đốt lò“.
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” sau Đại hội Đảng lần thứ 18 năm 2012, chính trị nội bộ Việt Nam vẫn là một cuộc giằng co quyền lực giữa Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ 2 năm sau khi tái đảm nhận chức TBT và dẹp được phe tham nhũng Nguyễn Tiến Dũng, phe bảo thủ Nguyễn Phú Trọng mới „can đảm“ làm theo các đồng chí Trung Quốc của mình trong việc dọn sạch các phần tử thoái hóa, tham ô, lạm quyền bên trong Đảng.
Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã đăng tải bài viết cho rằng: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược của một kẻ sĩ Bắc Hà đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền”, và “Ông trở thành một người đốt lò vĩ đại đã nhóm lên chiếc lò được cháy lên bằng ngọn lửa của lương tâm, và công lý để thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền”. Báo chí chính thống tung hô sự thành công của công cuộc chống tham nhũng, sự nghiêm minh của pháp luật và chế độ. Có thể hiểu, một phong trào tôn sùng cá nhân ông Trọng cũng đã chính thức khởi động.
Từng giữ cương vị Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc, Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim bình luận:
"Tham nhũng tràn lan, dân có thể đếm cán bộ huyện, cán bộ xã, thậm chí công chức bình thường người ta cũng đếm được số người tham nhũng, nhưng xử lý thì ít quá".
Ông Kim dẫn mấy ví dụ mà báo cáo của Thanh tra Chính phủ đề cập khiến không ít người ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình nữa. Trong số 1,1 triệu cán bộ thuộc diện kê khai tài sản mà chỉ có 3 trường hợp là „thiêú trung thực“ Ông nhận xét thẳng: Báo cáo về công tác Phòng chống tham nhũng năm 2017 chưa đạt yêu cầu và không có nhiều ý nghĩa. Thế nên, người dân không "sốc" mới lạ. Điều mà Quốc hội, cử tri cần cập nhật vào báo cáo là các đại án ngàn tỉ, các dự án BOT có các quan chức có vấn đề. "Lò nóng lên rồi, không đưa củi vào cũng sẽ tắt"… Ông Kim nói thêm "Anh này chống tham nhũng, anh kia chống lưng, không biết anh nào chống thật, anh nào chống giả. Tôi đề nghị sớm tổ chức những đơn vị chuyên trách chống tham nhũng một cách hiệu quả. Hiện nay có quá nhiều sự níu kéo, trì trệ. Một vụ án mà giải quyết mất năm trời không xong, tại sao vậy?"
Từ 1986, tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa tìm uy tín chính trị và tính chính danh cầm quyền cho Đàng ,nên tăng trưởng luôn là mục tiêu kinh tế sẽ đưa đất nước vượt lên từ thu nhập thấp sang công nghiệp và hiện đại phát triển. Từ đó, các giải pháp duy trì tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá luôn được áp dụng. Cụ thể tăng trưởng kinh tế, qua cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước (CPHDNNN), thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, khai thác tài nguyên khoáng sản quốc gia, và đầu tư công bằng nguồn ngân sách nhà nước , đã dẫn đến tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại, và tham nhũng không thể kiểm soát được. Giới đối kháng dân chủ và các nhà bình luận Việt nam cho rằng công cuộc chống tham nhũnghiện nay của đảng cộng sản Việt Nam không đi vào thực chất, không giải quyết gốc rễ, cội nguồn của quốc nạn tham nhũng. Chiến dịch chỉ nhằm thanh trừng phe phái, tranh giành quyền lực, lợi ích trong nội bộ đảng.
Giải pháp nào giúp Việt Nam giảm thiểu tham nhũng?
Mặc dù cùng theo chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc đảng của Việt Nam bị Cộng đảng TQ coi là dung dưỡng cho tham nhũng quá lâu..Theo Tân Hoa Xã, hiện nay ở Việt Nam chống tham nhũng không thiếu chính sách, quy định, nhưng cơ chế chống tham nhũng còn có mặt hạn chế. Điều này đòi hỏi phải tiến hành cải cách thiết thực, đánh mạnh vào trách nhiệm quản lý và kinh tế của quan chức.
Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế đã đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp để giảm thiểu tệ nạn tham nhũng hiện nay.Trong số các khuyến nghị của tổ chức này, có kêu gọi thiết lập cơ chế luật pháp, tiếp cận thông tin để người dân đóng vai trò đòi hỏi minh bạch và ngăn ngừa tham nhũng. Minh Bạch Quốc Tế nói cần tăng cường vai trò của xã hội dân sự, cũng như tăng cường giáo dục trong trường học về đạo đức .
Cụ thể Nhà nước, cần nâng cao tính hiệu quả trong công tác giám sát của Quốc hội và tính độc lập trong xét xử của các cơ quan Tư pháp. Mở rộng không gian xã hội dân sự, thiết lập và củng cố cơ chế tham gia hiệu quả để người dân, báo chí và các tổ chức xã hội ngoài nhà nước tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát các hoạt động quản lý nhà nước.



Bài học về sự nổi giận của người Việt!

biện chứng quy luật Mâu thuẫn
Xuân Dương:"Mỗi thể chế chính trị ngay khi bắt đầu nắm quyền lực trong tay cũng đồng thời tạo ra lực lượng ủng hộ và chống đối.
Sự tồn tại của hai lực lượng đó chính là động lực của sự phát triển, điều này được khẳng định trong quy luật Mâu thuẫn, một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin.
Sẽ là ngây thơ nếu mong muốn cả cộng đồng đều nhìn về một hướng, đều răm tắp tuân theo một hiệu lệnh.
Phủ nhận hay không chấp nhận những quan điểm trái chiều trong dân chúng không chỉ là sai lầm về chiến lược trị quốc mà còn nguy hiểm bởi nó đi ngược mọi quy luật phát triển xã hội loài người."
Nước Việt ta kể từ ngày dựng cờ lập quốc, vung gươm mở cõi, chưa bao giờ nước rộng, người đông như ngày nay.
Người Việt trải mấy nghìn năm lịch sử, cay đắng và oanh liệt song hành, ngoại bang xâm lược nào cũng đánh thắng, chỉ thua mỗi chính mình.
Trong chiến tranh giữ nước, người Việt có đủ đức hy sinh, tình đoàn kết và niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng.
Tiếc thay, và có lẽ đó cũng là điều tiếc nhất, trong gần nửa thế kỷ xây dựng kinh tế người Việt dần đánh mất niềm tin vào một bộ phận (khá đông đảo) những người lãnh đạo cũng như không ít định hướng sai lầm trong chỉ đạo, điều hành.
Tình đoàn kết, nghĩa cộng đồng bị mai một mà câu chuyện nông dân “trồng hai luống rau”, cán bộ trồng rau trong nhà (để khỏi phải ăn rau bẩn) chỉ là một trong nhiều biểu hiện.
Thua do mình tự làm hại mình thì còn biết trách ai?
Làm vua, làm lãnh đạo hay dân đen rồi cũng đến lúc chỉ còn ba tấc đất, khác chăng là có người danh lưu trong sách, kẻ khác tiếng để trên đời.
Làm quân vương tránh cho đất nước khỏi binh đao, khỏi cảnh nồi da nấu thịt là vua sáng; tránh cho dân tộc khỏi nỗi sỉ nhục kiếp nô lệ, khiến bất kỳ kẻ ngoại bang nào cũng không dám khinh nhờn, khiến người dân ra nước ngoài có thể ngẩng cao đầu mới là đấng minh quân.
Lãnh đạo một quốc gia, không thể là lãnh đạo một nhóm người, càng không thể là lãnh đạo một dòng tộc.
Đem cái lợi ích của dòng tộc, của thiểu số mà gán cho quốc gia, dân tộc không phải là cách làm của người có tầm nhìn xa trông rộng, càng không phải là cách làm của bậc vĩ nhân.
Suốt chiều dài lịch sử, thời cơ, vận hội của mỗi quốc gia, dân tộc như chim trên trời, như cá dưới nước, không níu kéo được nó sẽ vuột mất.
Người Việt bước vào năm 2018 với nhiều thành công về kinh tế, với những chuyển biến bước đầu về phòng, chống tham nhũng nhưng vẫn còn đó nỗi đau của cuộc chiến chống xâm lược đầu xuân năm 1979, của vết thương chiến tranh vẫn chưa lành trong gia đình hơn 500.000 liệt sĩ chưa tìm được danh tính, của di chứng chất độc da cam trong thế hệ sinh sau ngày thống nhất đất nước,…
Phải chăng điều quan trọng nhất trong đồ thị hình sin của sự thăng trầm là chúng ta đã vượt qua điểm cực tiểu, đã bắt đầu một chu kỳ cất cánh mới?
Vậy cực tiểu của tình trạng kinh tế xã hội là gì?
Là sự làm ăn thua lỗ triền miên của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà nguyên nhân chính là sự yếu kém của những người được giao trọng trách quản lý.
Là tình trạng tham nhũng của một bộ phận không hề nhỏ cán bộ, công chức, đảng viên đến mức nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải nói: “Họ ăn của dân không từ một cái gì”!
Là những quy định mà Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải thốt lên: “Thủ tục hành chính đối với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm”. [1]
Là tình trạng xuống cấp văn hóa, đạo đức khiến ba ngày tết cũng vẫn có cảnh nổ mìn, giết người khiến cả xã hội bất an.
Là một nền giáo dục mù mờ về định hướng và rối loạn về phương pháp.
Liệt kê hết những “tham nhũng vô bờ” mà một bộ phận chức quyền thực hiện suốt mấy chục năm qua cứ như một giấc mơ hãi hùng khiến đời sau không dám tin nước Việt văn hiến có lúc lại như thế.
May thay điều đó đang bắt đầu biến chuyển.
Năm 2018, năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Lo kinh tế là quan trọng, lo định hướng còn quan trọng hơn.
Chớp mắt một cái đã gần hết thập niên thứ hai của thế kỷ 21.
Vậy đâu là định hướng của nước Việt ba mươi năm tới, khi nửa thế kỷ đâu tiên của thiên niên kỷ thứ ba sẽ trôi qua?
“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là gì? Có phải đã được giải thích bởi các đặc trưng: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”?
Suốt ba kỳ đại hội, từ Đại hội Đảng lần thứ 10 đến Đại hội 12, định hướng xây dựng nước Việt Nam là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Có nhất thiết phải có sự khác nhau giữa tên nước và tiêu chí xây dựng đất nước?
Liệu có bộ tiêu chí nào ngắn gọn nhất nhưng lại kết hợp đầy đủ cả “Độc lập, tự do, hạnh phúc” với “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”?
Đích đến của Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” có gì khác với tiêu chí của các nước tiên tiến trên thế giới?
Nếu khác thì cần một con đường mới, nếu không khác thì có nên học tập, đi tắt, đón đầu để rút ngắn thời gian và công sức mà lại tránh được rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra?
Quá nhiều tiêu chí quốc gia là văn minh hay manh mún?
Một đất nước diện tích hơn 300.000 km2 mà có tới 63 tỉnh, thành phố là văn minh hay manh mún?
Một nền giáo dục mà có tới ngót trăm đơn vị chủ quản bao gồm các tỉnh, bộ, ngành, tập đoàn, tổ chức chính trị xã hội là văn minh hay manh mún?
Một Chính phủ vừa quản lý, vừa kinh doanh là văn minh hay manh mún?
Sống trong một “không gian manh mún” tầm suy nghĩ của con người liệu có được rộng mở, có thoát khỏi tâm lý chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng?
Người Việt xưa bị ngoại bang đô hộ hàng nghìn năm, tồn tại là mục tiêu duy nhất.
Có tồn tại, không bị đồng hóa, mới giữ được ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, mới quật khởi hết thế hệ này đến thế hệ khác để giành tự do, độc lập.
Ngày nay, người Việt không thể sống theo kiểu “tồn tại” cổ xưa, không thể duy trì nòi giống bằng bất kỳ giá nào.
Mỗi cá nhân - hay suy rộng ra cả một chủng tộc - không thể có trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể còi cọc.
Khi mà nhân loại bước vào kỷ nguyên số, khi nền kinh tế thế giới trở thành nền kinh tế tri thức thì sự còi cọc về thể chất chính là rào cản cho sáng tạo.
Định hướng cho tương lai phải chăng cần phải là chiến lược phát triển con người cả tầm vóc, lòng tự tin và trí thông minh?
Thế giới ngày nay gọi là văn minh, nhưng các nước lớn vẫn âm mưu chia chác trên lưng nước yếu (chứ không phải nước nhỏ).
Nước nhỏ mà có sức mạnh, kinh tế phát triển thì mọi âm mưu sau lưng họ đều phải dè chừng.
Xóa mặc cảm là một nước nghèo, khơi dậy lòng tự tin, giải phóng sự sáng tạo của các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, thế hệ trẻ, khích lệ người lao động tự làm chủ vận mệnh của mình,…
Phải chăng đó chính là định hướng mà bất kỳ người lãnh đạo cũng phải ghi nhớ?
Trên thế giới này, những nhân vật vĩ đại nhất như Phật tổ, Chúa Giê-su, Thánh Ala, Khổng tử,… không người nào nắm vương quyền, cũng chẳng ai chinh chiến đánh đông dẹp bắc, họ đều là những nhà tư tưởng, những người truyền bá lòng vị tha, tính cộng đồng và tôn trọng sự đa dạng sinh học của thế giới.
Vấn đề là niềm tin mà họ quảng bá được quần chúng tự nguyện đón nhận chứ không phải bằng những lợi ích vật chất vẽ ra một cách hào nhoáng, càng không phải bằng các biện pháp cưỡng chế.
Giáo hội Thiên chúa đã từng dùng dàn thiêu và các hình phạt khắc nghiệt đối với những tín đồ có chính kiến khác với giáo lý chính thống.
Nhà thiên văn học Galileo Galilei bị Tòa án Dị giáo kết án chung thân vì ông cho rằng trái đất tròn và quay quanh mặt trời.
Phải mất gần 400 năm, sau nhiều cân nhắc, Tòa thánh Vatican mới đi đến quyết định xóa án cho Galileo, gián tiếp nhận lỗi và công nhận hình phạt dành cho Galileo là sai.
Mỗi tôn giáo, mỗi thể chế chính trị ngay khi bắt đầu nắm quyền lực trong tay cũng đồng thời tạo ra lực lượng ủng hộ và chống đối.
Sự tồn tại của hai lực lượng đó chính là động lực của sự phát triển, điều này được khẳng định trong quy luật Mâu thuẫn, một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin.
Sẽ là ngây thơ nếu mong muốn cả cộng đồng đều nhìn về một hướng, đều răm tắp tuân theo một hiệu lệnh.
Phủ nhận hay không chấp nhận những quan điểm trái chiều trong dân chúng không chỉ là sai lầm về chiến lược trị quốc mà còn nguy hiểm bởi nó đi ngược mọi quy luật phát triển xã hội loài người.
“Khen đúng chỉ là bạn ta, chê đúng mới là thày ta”, nếu người lãnh đạo chỉ muốn nghe lời khen, họ có thể có nhiều bạn nhưng họ sẽ không có thày, điều này đã được tiền nhân cảnh báo “không thày đố mày làm nên”.
Có hai đối tượng mà người đứng đầu nên sợ: “Sợ dân và sợ chính mình”.
Sợ dân để biết cách làm theo ý dân, để đừng bao giờ xem dân như đối tượng cai trị chứ không phải chủ nhân đất nước.
Sợ chính mình để không phạm sai lầm, để không bị hào quang quyền lực làm lóa mắt, để không vì phe nhóm của mình mà xem nhẹ sơn hà, xã tắc.
Chúng ta nói nhiều về các “nhóm lợi ích” nhưng chưa chỉ ra được cụ thể đặc điểm của những nhóm đó là gì.
Cũng tương tự khái niệm “một bộ phận không nhỏ” cán bộ thoái hóa biến chất nhưng chưa chỉ rõ là những ai, nằm ở đâu?
Nếu khẳng định ở Trung ương không có chuyện chạy chức, chạy quyền như ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính thì rõ ràng “bộ phận không nhỏ” hay “nhóm lợi ích” chỉ còn lại ở địa phương, ở các bộ ngành, liệu điều này có hoàn toàn chính xác?
Cuộc chiến chống nội xâm mà cụ thể là chống lại các “nhóm lợi ích” chưa đạt thắng lợi cuối cùng cho thấy có nhiều điều cần được nghiên cứu, hoàn thiện.
Quan trọng nhất hiện nay là xác định “nhóm lợi ích” nào là “mạnh” nhất, có khả năng chi phối cả kinh tế lẫn chính trị - và đương nhiên là cả khả năng chi phối các “nhóm” khác.
Nếu không hoặc chưa xác định được “nhóm lợi ích” đầu sỏ, nếu cứ tập trung vào một số nhóm lợi ích “râu ria” thì khó tránh bị nhân dân nghi ngờ chúng ta mới chỉ đang “ném đá ao bèo”.
Các vụ xem xét kỷ luật, các vụ án điểm liên quan đến ngành ngân hàng, đến các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đến một số cán bộ lãnh đạo cao cấp vừa được xét xử cho thấy đây mới chỉ là những trận đánh mang tính thăm dò đối phương - nói theo ngôn ngữ quân sự là các trận đánh nghi binh.
Trận đánh lớn cuối cùng phải là vào hang ổ của tham nhũng, của nhóm lợi ích, vào thành trì vốn rất khó nhận diện của giặc nội xâm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Chống nội xâm khó vì là ta tự đánh vào ta”, cuộc chiến này càng khó hơn vì có lúc “ta” ở đây lại là những hậu duệ hoặc người đã nghỉ hưu chứ không chỉ là những “đồng chí chưa bị lộ”.
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ khi bắt đầu cuộc chiến chống tham nhũng đã có câu nói nổi tiếng:
“Phải chuẩn bị 100 quan tài, 99 chiếc cho các quan chức tham nhũng và một dành cho bản thân”. [2]
Câu nói của ông Chu Dung Cơ cho thấy chống nội xâm với hành trang là sự liêm khiết chắc chắn chưa đủ mà còn cần dũng khí và sự hy sinh.
Khi người ta ở vào tuổi “cổ lai hy” sống thêm năm nào “lãi” năm ấy thì có gì phải sợ, thế nên người viết tin rằng trong vòng 5-10 năm tới, nhất định cuộc chiến “ta đánh vào ta” sẽ đáp ứng được mong mỏi của toàn dân, sẽ dạy cho đám sâu mọt bài học về sự nổi giận của người Việt.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuc-hanh-chinh-voi-dan-gio-cay-nghiet-doc-ac-lam-670108.html
[2]http://danviet.vn/tin-tuc/cuu-thu-tuong-chu-dung-co-tai-xuat-voi-hoi-ky-tham-cung-bi-su-77716.html
Xuân Dương

GS Nguyễn Tiến Dũng: Hiện tượng “ngụy khoa học” Phùng Xuân Nhạ

Tác giả: theo FB Nguyễn Tiến Dũng, GS Đại học Toulouse, CH Pháp
Đây là toàn văn bài báo cáo sơ bộ về hiện tượng ngụy khoa học Phùng Xuân Nhạ, một ca điển hình của nền giáo dục Việt Nam (Nguyễn Tiến Dũng).
KD: Trong một XH “hư học” (từ của GS Hoàng Tụy), quá trọng “hư danh”, chiếc ghế quyền lực (đạt tới bằng mọi cách) được nghiễm nhiên minh định là tài năng, gắn với đặc lợi, thành cụm từ “đặc quyền- đặc lợi”, thì hiện tượng “ngụy khoa học” không phải hiếm và … quý, chỉ là chuyện đ/c bị lộ giữa nhiều đ/c chưa bị lộ mà thôi. Chỉ buồn cho đất nước, sẽ cứ lận đận mãi trong vòng tụt hậu bởi những “ngụy khoa học, ngụy quân tử” kiểu này
Title bài, chủ Blog xin đặt
—————–
(Sau khi gửi cho GS Trần Văn Nhung sáng nay 18/02/2018, tôi chỉ sửa lại chút xíu mấy câu phần kết luận cho nó rõ thêm thôi, về cơ bản là vẫn thế).
Xin mời mọi người phổ biến đến tất cả các nơi và gửi cho các quan chức Việt Nam (Ai muốn có bản PDF thì pm cho tôi). Nhân dân Việt Nam có quyền được biết, Chính phủ Việt Nam có nhiệm vụ cần được biết và cần giải quyết.

Nếu ông Phùng Xuân Nhạ muốn chứng minh mình có đạo đức nghề nghiệp và xứng đáng danh hiệu GS, tôi sẵn sàng đồng ý chất vấn công khai ông ấy.

GS Nguyễn Tiến Dũng: Nếu không kiểm soát, VN dễ bùng nổ hàng chục ngàn “Giáo sư chim chuột”

Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
KD: Dự báo của GS Nguyễn Tiến Dũng không hề mới, thậm chí “xưa như GDVN” thời hiện đại. Báo chí khuấy lên chê chán rồi lại im lặng là vàng. Lần này, thông qua hiện tượng “ngụy khoa học” của một quan chức cấp cao, đầu ngành GD, nó được khuấy lên bởi một GS sống ở nước ngoài, hưởng thụ nền học thuật văn minh, minh bạch và sòng phẳng. Chỉ không biết có… ra ngô ra khoai gì không?
————
“Nhiều người nói “dân tộc VN hiếu học”, tôi thì thấy nhiều trường hợp trong đó hám danh hơn ham học”.
Thủ tướng yêu cầu rà soát kỹ lưỡng việc phong giáo sư, phó giáo sư
Cần thay đổi tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư
Giáo sư, phó giáo sư chỉ nên có nhiệm kì 5 năm và do các trường đại học tự phong
Giáo sư sinh ra để làm gì?
Những ngày qua, dư luận đã đề cập đến “chuyến tàu vét” khi số lượng GS, PGS 2017 tăng đột biến.
Cụ thể: Năm 2017 có 85 ứng viên được công nhận GS, 1.141 ứng viên được công nhận PGS (tăng 1,7 lần so với năm 2016). Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện nhanh với GS toán học Nguyễn Tiến Dũng, GS Đại học Toulouse, Pháp.
Thưa ông, có thể hỏi ông một câu rất đơn giản: Giáo sư sinh ra để làm gì?
Từ “giáo sư”, hay professor tiếng Anh, đều có nghĩa là người có trình độ rất cao (sư) và có truyền bá kiến thức (giáo) trong lĩnh vực nào đó.
Hiểu theo nghĩa chung như vậy, thì những nhân vật như Plato hay Khổng Tử có thể được gọi là những GS, tuy có lẽ không có một quyết định chính thức nào phong chức đó cho họ.
Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì GS là một chức vụ được phong, thường là tại một trường đại học hay viện nghiên cứu, gắn liền với lương bổng và trách nhiệm đào tạo và nghiên cứu ở mức cao nhất. Khó có thể hình dung một trường đại học tử tế mà thiếu GS.
Ở châu Âu có những trường đại học được thành lập cách đây nhiều thế kỷ (ví dụ như Đại học Bologna có từ năm 1088), còn ở Việt Nam các đại học mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 dưới thời thực dân Pháp, nên khái niệm GS còn “tương đối” mới.
Như vậy thì mục đích của việc làm GS ở VN khác ở Pháp và một số nước phát triển mà ông biết như thế nào?
Có một điểm khác biệt cơ bản giữa khái niệm GS ở Việt Nam và ở các nước tiên tiến (kể cả phương Tây và những nước láng giềng như Trung Quốc hiện tại), đó là: Ở các nước khác, chức GS là một công việc gắn liền với các quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng, và người ta “tuyển” người vào vị trí GS khi mà có vị trí như vậy đang trống.
Một người muốn thành GS thì phải tìm được một vị trí trống như vậy và phải được hội đồng tuyển việc nhận vào, chứ không phải ngồi sẵn một chỗ rồi cứ thế được nâng cấp lên GS mà không cần có vị trí trống nào.
Vì ở Việt Nam, GS là “phong lên cấp” chứ không phải “tuyển việc” nên việc lên cấp này không gắn liền với tránh nhiệm hay quyền lợi. (Tuy tất nhiên trên thực tế nó sẽ có ảnh hưởng đến trách nhiệm và quyền lợi, nhưng là một sự ảnh hưởng gián tiếp không rõ ràng).
Sự khác biệt thứ hai là, vì GS ở Việt Nam không gắn liền với trách nhiệm ở trường hay viện, nên có rất nhiều vị quan chức cũng được phong thành GS, PGS.
Ở các nước khác, khi đang làm quan chức thì thường không còn là GS nữa vì không thể cùng lúc làm tốt cả hai công việc đòi hỏi toàn bộ thời gian, đấy là không kể đến chức danh “GS danh dự” (chỉ là danh dự) hay “GS thỉnh giảng” (thỉnh thoảng đến giảng theo lời mời thôi, không phải là người của trường hay viện).
Chính vì chức GS ở Việt Nam thiếu sự gắn liền trực tiếp một cách minh bạch với trách nhiệm và quyền lợi (tuy có gián tiếp về chế độ), nên nó một phần bị biến thành danh hão, nhiều người muốn có chỉ để cho “oai”.
Có nên để các trường tự phong GS, PGS?
GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước đã có những lí giải rằng: Theo các quy định về tiêu chuẩn hiện hành, cho đến nay chưa có yêu cầu cụ thể, bắt buộc đối với ứng viên GS, PGS phải có bài báo quốc tế ISI, Scopus. Theo ông, đây có phải là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến lượng GS, PGS tăng đột biến?
Theo tôi hiểu, việc tăng đột biến chủ yếu do Bộ GD&ĐT đang muốn thay đổi quy chế xét GS, PGS từ năm sau. Nhiều người sợ theo quy chế mới thì sẽ khó được phong GS, PGS hơn nên họ đổ dồn việc xin chức danh vào năm nay, dẫn đến hiện tượng tăng đột biến.
Năm 2007, GS Nguyễn Tiến Dũng được được Ủy banQuốc gia về đại học của Pháp phong hàm giáo sư hạng nhất (khi mới 37tuổi) và đến 2015 ông được phong hàm GS hạng đặc biệt. Trước đó ônglà thí sinh VN trẻ tuổi nhất đạt HCV Olympic toán Quốc tế (ở tuổi 15).
Có những người đủ “tiêu chuẩn Việt Nam” để được xét GS, PGS mà chưa nộp đơn ngay (từ các năm trước) nhưng năm nay họ quyết nộp để khỏi phải bị xét theo quy trình mới e chừng khó khăn hơn.
Đối với cá nhân từng người, thì đây là giải pháp tối ưu mà họ chọn lựa, không có cớ gì để bắt họ không được làm như vậy.
Còn chuyện không cần bài báo quốc tế ISI thì từ nhiều năm trước vẫn thế. Càng gần đây, sức ép cần có bài báo quốc tế để hòa nhập thế giới, đạt tầm quốc tế, mới càng mạnh lên.
Có ý kiến cho rằng: Cứ đà này, việc “phổ cập” GS, PGS ở VN cũng sẽ tưng bừng giống việc lạm phát hoa hậu. Nếu hoa hậu chỉ là người đạt giải cao nhất của một cuộc thi, thì GS, PGS cũng nên là người được một trường ĐH cụ thể phong, chứ đâu cần nhà nước. Ông nghĩ sao về điều này?
Một năm đột biến vì lý do đặc biệt thì chưa phải là “đà”. Tôi đoán là sang năm số lượng được phong sẽ ít đi như cũ.
Vấn đề “GS có nên do trường tự phong” là vấn đề đã được tranh cãi nhiều ở VN. Các trường lớn trên thế giới đều tự chọn GS cho mình.
Nhưng nếu áp dụng một cách máy móc điều đó vào Việt Nam chưa chắc đã tốt, bởi vì họ làm được như vậy là do họ có các điều kiện mà Việt Nam chưa có.
Ví dụ như ở Singapore cửa hàng buổi tối không cần khóa cửa cũng không sao, ở Việt Nam mà cũng làm thế thì mất sạch.
Trường lớn trên thế giới có hội đồng khoa học đỉnh cao và làm ăn đàng hoàng, chỉ chọn người rất giỏi. Phần lớn các trường ở Việt Nam còn rất lâu mới tự lập được một hội đồng khoa học giỏi và minh bạch, nếu để các trường tự phong mà không có sự kiểm soát chất lượng của các định chế khoa học đáng tin cậy hơn thì đảm bảo là sẽ thực sự bùng nổ ra hàng chục nghìn những “GS chim chuột”.
Ngay ở Pháp, tuy các trường tự tuyển GS, nhưng vẫn có ủy ban đại học quốc gia kiểm tra tư cách ứng cử viên của những người nộp đơn xin làm GS hay PGS tại các trường để có đảm bảo tối thiểu về chất lượng, có giấy chứng nhận đủ tư cách mới được ứng tuyển.
Ở Mỹ thì không có ủy ban trung ương này, tuy nhiên các đại học đẳng cấp quốc tế có sẵn hội đồng xét duyệt rất uy tín và có lấy ý kiến từ các chuyên gia lớn ở bên ngoài để đảm bảo chất lượng.
Ở VN, còn rất lâu mới gặp cảnh “mở cửa thấy GS”
“Mở cửa là thấy GS, PGS thì thật nguy hiểm. Trường nào cũng tự phong GS thì sẽ loạn GS, chả khác nào việc loạn bằng cử nhân hiện nay-thượng vàng hạ cám, có trường đào tạo chả đủ điều kiện cũng cấp bằng cử nhân. Loạn ĐH chưa giải quyết xong lại loạn GS nữa thì chết!” – GS Nguyễn Minh Thuyết đã lo ngại như vậy. Theo ông, lượng GS, PGS ở Việt Nam nhiều hay ít? Cần quản lý thế nào để không xảy ra lạm phát GS, PGS hơn nữa?
Nếu tính tỷ lệ GS trên đầu người dân thì Việt Nam có lẽ còn rất thấp so với thế giới, còn rất lâu mới “mở cửa thấy GS”.
Vấn đề không nằm ở chỗ “Việt Nam có quá nhiều GS” (thực ra là còn quá ít so với nhu cầu của đất nước) mà nằm ở chỗ “chất lượng GS còn quá thấp”.
Như tôi có viết trong trả lời câu trước, đúng là rất đáng lo ngại việc “loạn GS” nếu giao về cho các trường tự lo, khi mà không có gì đảm bảo chất lượng tuyển chọn ở các trường.
Những người “đã làm GS” thì hầu như chẳng còn cách nào tăng chất lượng của họ. Nếu có tăng là tăng với các GS mới.
Nhưng cũng sẽ có sự bất công nếu những người có trình độ ngang bằng trung bình của GS cũ không được phong trong những đợt mới vì thắt chặt các tiêu chí.
Và cũng bất công nếu một GS chất lượng quốc tế cũng chỉ là GS như những GS làng nhàng khác.
Theo tôi, để giải quyết vấn đề trên, cần làm đồng thời nhiều việc:
Một, càng ngày càng đòi hỏi thêm chất lượng với các GS mới, nhưng là một cách từ từ không nhảy quá nhanh.
Hai, tạo những vị trí GS lương cao trội hẳn dành cho những người thực sự có đẳng cấp quốc tế, và đối với những vị trí đó việc tuyển cũng cần khác đi, thiên về chất lượng hơn là hình thức.
Ba, ngay cả đối với các GS, PGS hiện tại chưa đạt chuẩn quốc tế, thì không phải là họ không có khả năng làm việc. Cần tạo điều kiện làm việc và thu nhập tốt hơn cho họ, đầu tư tốt hơn cho khoa học thì họ mới cho ra kết quả tốt hơn
Bốn, loại bỏ chuyện phong GS cho quan chức. Chuyển GS thành công việc ở trường và viện, ai làm quan thì thôi, hết làm quan đi về nghiên cứu giảng dạy lại thì mới lại thành GS, như vậy số lượng GS, PGS sẽ giảm đột biến ngay.
Theo ông, tính háo danh, thích oai và trọng hình thức của người Việt, tác động thế nào đến việc người người muốn có học vị TS và chức danh GS, PGS?
Chắc chắn là ảnh hưởng rất lớn. Nhiều người nói “dân tộc VN hiếu học” tôi thì thấy nhiều trường hợp trong đó hám danh hơn ham học, ham hiểu biết.
Nhưng nếu tôi nói “nhiều người Việt Nam hám danh” thì có thể sẽ bị nhiều người phản đối ngay lập tức.
Tỉ lệ GS, PGS, TS thấp so với thế giới
Theo một thống kê, Việt Nam có 24.000 tiến sĩ (trên tổng dân số hơn 90 triệu). Trong khi đó Mỹ có 322 triệu dân nhưng đã có 3.609.000 tiến sĩ, chưa kể tới 3.365.000 các tiến sĩ chuyên nghiệp (Các tiến sĩ chuyên nghiệp gồm có bác sĩ – tiến sĩ y khoa, dược sĩ – tiến sĩ dược khoa, nha sĩ – tiến sĩ nha khoa và luật sư – tiến sĩ luật khoa).
Tại Việt Nam, chỉ có xấp xỉ 0,06 GS và gần 0,4 PGS trên 10.000 dân trong khi đó ở Trung Quốc có 4 GS hoặc PGS trên 10.000 dân, gấp 10 lần Việt Nam. Tại Đức, theo thống kê năm 2014, nước này có 3 GS trên 10.000 dân.
Tại Việt Nam, chỉ có 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên, còn ở Trung Quốc, có 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên. Đức: 1,7 GS trên 100 sinh viên; Tại ĐH Pittsburgh (Mỹ), có hơn 13 GS, PGS trên 100 sinh viên.
Nghiên cứu khoa học tụt quá xa
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, kết quả nghiên cứu khoa học của đội ngũ GS, PGS, TS ở VN tụt xa so với các nước trong khu vực ASEAN.
Trong thời gian 10 năm (1996 – 2005), các nhà khoa học nước ta chỉ công bố 3.456 công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, chỉ bằng 1/5 so với Thái Lan, 1/3 so với Malaysia, 1/14 so với Singapore.

Bài học về sự nổi giận của người Việt!

Tác giả: Xuân Dương
Người Việt trải mấy nghìn năm lịch sử, cay đắng và oanh liệt song hành, ngoại bang xâm lược nào cũng đánh thắng, chỉ thua mỗi chính mình (XD).KD: Thực tiễn cho thấy người Việt chỉ tài giỏi trong đánh nhau với những mẹo mực tiểu tiết, bất ngờ, ở góc độ nào đó, phản chiếu tư duy tiểu nông. Cũng với tư duy tiểu nông đó trong hòa bình, thì rất khó mà thắng, và ở góc độ nào đó, cái tư duy tiểu nông đó phản chiếu rất đậm, rất “có tầm” trong cách nghĩ gia trưởng, duy ý chí, đặc biệt phản chiếu ở hiện tượng lợi ích nhóm. Vận mệnh QG vì thế rất mong manh. Vì duy ý chí và lợi ích nhóm thì sẽ không có được một thể chế văn minh, khoa học.————–
Nước Việt ta kể từ ngày dựng cờ lập quốc, vung gươm mở cõi, chưa bao giờ nước rộng, người đông như ngày nay.
Người Việt trải mấy nghìn năm lịch sử, cay đắng và oanh liệt song hành, ngoại bang xâm lược nào cũng đánh thắng, chỉ thua mỗi chính mình.
Trong chiến tranh giữ nước, người Việt có đủ đức hy sinh, tình đoàn kết và niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng.
Quyền lực trị quốc và vai trò Quân vương
Tiếc thay, và có lẽ đó cũng là điều tiếc nhất, trong gần nửa thế kỷ xây dựng kinh tế người Việt dần đánh mất niềm tin vào một bộ phận (khá đông đảo) những người lãnh đạo cũng như không ít định hướng sai lầm trong chỉ đạo, điều hành.
Tình đoàn kết, nghĩa cộng đồng bị mai một mà câu chuyện nông dân “trồng hai luống rau”, cán bộ trồng rau trong nhà (để khỏi phải ăn rau bẩn) chỉ là một trong nhiều biểu hiện.
Thua do mình tự làm hại mình thì còn biết trách ai?
Làm vua, làm lãnh đạo hay dân đen rồi cũng đến lúc chỉ còn ba tấc đất, khác chăng là có người danh lưu trong sách, kẻ khác tiếng để trên đời.
Làm quân vương tránh cho đất nước khỏi binh đao, khỏi cảnh nồi da nấu thịt là vua sáng; tránh cho dân tộc khỏi nỗi sỉ nhục kiếp nô lệ, khiến bất kỳ kẻ ngoại bang nào cũng không dám khinh nhờn, khiến người dân ra nước ngoài có thể ngẩng cao đầu mới là đấng minh quân.
Lãnh đạo một quốc gia, không thể là lãnh đạo một nhóm người, càng không thể là lãnh đạo một dòng tộc.
Đem cái lợi ích của dòng tộc, của thiểu số mà gán cho quốc gia, dân tộc không phải là cách làm của người có tầm nhìn xa trông rộng, càng không phải là cách làm của bậc vĩ nhân.
Suốt chiều dài lịch sử, thời cơ, vận hội của mỗi quốc gia, dân tộc như chim trên trời, như cá dưới nước, không níu kéo được nó sẽ vuột mất.
Ảnh mang tính minh hoạ, nguồn: Báo Hà Nội Mới
Người Việt bước vào năm 2018 với nhiều thành công về kinh tế, với những chuyển biến bước đầu về phòng, chống tham nhũng nhưng vẫn còn đó nỗi đau của cuộc chiến chống xâm lược đầu xuân năm 1979, của vết thương chiến tranh vẫn chưa lành trong gia đình hơn 500.000 liệt sĩ chưa tìm được danh tính, của di chứng chất độc da cam trong thế hệ sinh sau ngày thống nhất đất nước,…
Phải chăng điều quan trọng nhất trong đồ thị hình sin của sự thăng trầm là chúng ta đã vượt qua điểm cực tiểu, đã bắt đầu một chu kỳ cất cánh mới?
Vậy cực tiểu của tình trạng kinh tế xã hội là gì?
Là sự làm ăn thua lỗ triền miên của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà nguyên nhân chính là sự yếu kém của những người được giao trọng trách quản lý.
Là tình trạng tham nhũng của một bộ phận không hề nhỏ cán bộ, công chức, đảng viên đến mức nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải nói: “Họ ăn của dân không từ một cái gì”!
Là những quy định mà Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải thốt lên: “Thủ tục hành chính đối với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm”. [1]
Là tình trạng xuống cấp văn hóa, đạo đức khiến ba ngày tết cũng vẫn có cảnh nổ mìn, giết người khiến cả xã hội bất an.
Là một nền giáo dục mù mờ về định hướng và rối loạn về phương pháp.
Liệt kê hết những “tham nhũng vô bờ” mà một bộ phận chức quyền thực hiện suốt mấy chục năm qua cứ như một giấc mơ hãi hùng khiến đời sau không dám tin nước Việt văn hiến có lúc lại như thế.
Ông Trương Tấn Sang nghĩ về thịnh suy của đất nước, hưng vong thời cuộc
May thay điều đó đang bắt đầu biến chuyển.
Năm 2018, năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020.
Lo kinh tế là quan trọng, lo định hướng còn quan trọng hơn.
Chớp mắt một cái đã gần hết thập niên thứ hai của thế kỷ 21.
Vậy đâu là định hướng của nước Việt ba mươi năm tới, khi nửa thế kỷ đâu tiên của thiên niên kỷ thứ ba sẽ trôi qua?
“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là gì? Có phải đã được giải thích bởi các đặc trưng: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”?
Suốt ba kỳ đại hội, từ Đại hội Đảng lần thứ 10 đến Đại hội 12, định hướng xây dựng nước Việt Nam là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Có nhất thiết phải có sự khác nhau giữa tên nước và tiêu chí xây dựng đất nước?
Liệu có bộ tiêu chí nào ngắn gọn nhất nhưng lại kết hợp đầy đủ cả “Độc lập, tự do, hạnh phúc” với “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”?
Đích đến của Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” có gì khác với tiêu chí của các nước tiên tiến trên thế giới?
Nếu khác thì cần một con đường mới, nếu không khác thì có nên học tập, đi tắt, đón đầu để rút ngắn thời gian và công sức mà lại tránh được rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra?
Quá nhiều tiêu chí quốc gia là văn minh hay manh mún?
Một đất nước diện tích hơn 300.000 km2 mà có tới 63 tỉnh, thành phố là văn minh hay manh mún?
Một nền giáo dục mà có tới ngót trăm đơn vị chủ quản bao gồm các tỉnh, bộ, ngành, tập đoàn, tổ chức chính trị xã hội là văn minh hay manh mún?
Một Chính phủ vừa quản lý, vừa kinh doanh là văn minh hay manh mún?
Sống trong một “không gian manh mún” tầm suy nghĩ của con người liệu có được rộng mở, có thoát khỏi tâm lý chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng?
Hạnh phúc của dân tộc là gì?
Người Việt xưa bị ngoại bang đô hộ hàng nghìn năm, tồn tại là mục tiêu duy nhất.
Có tồn tại, không bị đồng hóa, mới giữ được ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, mới quật khởi hết thế hệ này đến thế hệ khác để giành tự do, độc lập.
Ngày nay, người Việt không thể sống theo kiểu “tồn tại” cổ xưa, không thể duy trì nòi giống bằng bất kỳ giá nào.
Mỗi cá nhân – hay suy rộng ra cả một chủng tộc – không thể có trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể còi cọc.
Khi mà nhân loại bước vào kỷ nguyên số, khi nền kinh tế thế giới trở thành nền kinh tế tri thức thì sự còi cọc về thể chất chính là rào cản cho sáng tạo.
Định hướng cho tương lai phải chăng cần phải là chiến lược phát triển con người cả tầm vóc, lòng tự tin và trí thông minh?
Thế giới ngày nay gọi là văn minh, nhưng các nước lớn vẫn âm mưu chia chác trên lưng nước yếu (chứ không phải nước nhỏ).
Nước nhỏ mà có sức mạnh, kinh tế phát triển thì mọi âm mưu sau lưng họ đều phải dè chừng.
Xóa mặc cảm là một nước nghèo, khơi dậy lòng tự tin, giải phóng sự sáng tạo của các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, thế hệ trẻ, khích lệ người lao động tự làm chủ vận mệnh của mình,…
Phải chăng đó chính là định hướng mà bất kỳ người lãnh đạo cũng phải ghi nhớ?
Trên thế giới này, những nhân vật vĩ đại nhất như Phật tổ, Chúa Giê-su, Thánh Ala, Khổng tử,… không người nào nắm vương quyền, cũng chẳng ai chinh chiến đánh đông dẹp bắc, họ đều là những nhà tư tưởng, những người truyền bá lòng vị tha, tính cộng đồng và tôn trọng sự đa dạng sinh học của thế giới.
Mặt trời, Thần chết và Trí tuệ
Vấn đề là niềm tin mà họ quảng bá được quần chúng tự nguyện đón nhận chứ không phải bằng những lợi ích vật chất vẽ ra một cách hào nhoáng, càng không phải bằng các biện pháp cưỡng chế.
Giáo hội Thiên chúa đã từng dùng dàn thiêu và các hình phạt khắc nghiệt đối với những tín đồ có chính kiến khác với giáo lý chính thống.
Nhà thiên văn học Galileo Galilei bị Tòa án Dị giáo kết án chung thân vì ông cho rằng trái đất tròn và quay quanh mặt trời.
Phải mất gần 400 năm, sau nhiều cân nhắc, Tòa thánh Vatican mới đi đến quyết định xóa án cho Galileo, gián tiếp nhận lỗi và công nhận hình phạt dành cho Galileo là sai.
Mỗi tôn giáo, mỗi thể chế chính trị ngay khi bắt đầu nắm quyền lực trong tay cũng đồng thời tạo ra lực lượng ủng hộ và chống đối.
Sự tồn tại của hai lực lượng đó chính là động lực của sự phát triển, điều này được khẳng định trong quy luật Mâu thuẫn, một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin.
Sẽ là ngây thơ nếu mong muốn cả cộng đồng đều nhìn về một hướng, đều răm tắp tuân theo một hiệu lệnh.
Phủ nhận hay không chấp nhận những quan điểm trái chiều trong dân chúng không chỉ là sai lầm về chiến lược trị quốc mà còn nguy hiểm bởi nó đi ngược mọi quy luật phát triển xã hội loài người.
“Khen đúng chỉ là bạn ta, chê đúng mới là thày ta”, nếu người lãnh đạo chỉ muốn nghe lời khen, họ có thể có nhiều bạn nhưng họ sẽ không có thày, điều này đã được tiền nhân cảnh báo “không thày đố mày làm nên”.
Có hai đối tượng mà người đứng đầu nên sợ: “Sợ dân và sợ chính mình”.
Men say và vận nước
Sợ dân để biết cách làm theo ý dân, để đừng bao giờ xem dân như đối tượng cai trị chứ không phải chủ nhân đất nước.
Sợ chính mình để không phạm sai lầm, để không bị hào quang quyền lực làm lóa mắt, để không vì phe nhóm của mình mà xem nhẹ sơn hà, xã tắc.
Chúng ta nói nhiều về các “nhóm lợi ích” nhưng chưa chỉ ra được cụ thể đặc điểm của những nhóm đó là gì.
Cũng tương tự khái niệm “một bộ phận không nhỏ” cán bộ thoái hóa biến chất nhưng chưa chỉ rõ là những ai, nằm ở đâu?
Nếu khẳng định ở Trung ương không có chuyện chạy chức, chạy quyền như ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính thì rõ ràng “bộ phận không nhỏ” hay “nhóm lợi ích” chỉ còn lại ở địa phương, ở các bộ ngành, liệu điều này có hoàn toàn chính xác?
Cuộc chiến chống nội xâm mà cụ thể là chống lại các “nhóm lợi ích” chưa đạt thắng lợi cuối cùng cho thấy có nhiều điều cần được nghiên cứu, hoàn thiện.
Quan trọng nhất hiện nay là xác định “nhóm lợi ích” nào là “mạnh” nhất, có khả năng chi phối cả kinh tế lẫn chính trị – và đương nhiên là cả khả năng chi phối các “nhóm” khác.
Nếu không hoặc chưa xác định được “nhóm lợi ích” đầu sỏ, nếu cứ tập trung vào một số nhóm lợi ích “râu ria” thì khó tránh bị nhân dân nghi ngờ chúng ta mới chỉ đang “ném đá ao bèo”.
Các vụ xem xét kỷ luật, các vụ án điểm liên quan đến ngành ngân hàng, đến các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đến một số cán bộ lãnh đạo cao cấp vừa được xét xử cho thấy đây mới chỉ là những trận đánh mang tính thăm dò đối phương – nói theo ngôn ngữ quân sự là các trận đánh nghi binh.
Trận đánh lớn cuối cùng phải là vào hang ổ của tham nhũng, của nhóm lợi ích, vào thành trì vốn rất khó nhận diện của giặc nội xâm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Chống nội xâm khó vì là ta tự đánh vào ta”, cuộc chiến này càng khó hơn vì có lúc “ta” ở đây lại là những hậu duệ hoặc người đã nghỉ hưu chứ không chỉ là những “đồng chí chưa bị lộ”.
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ khi bắt đầu cuộc chiến chống tham nhũng đã có câu nói nổi tiếng:
“Phải chuẩn bị 100 quan tài, 99 chiếc cho các quan chức tham nhũng và một dành cho bản thân”. [2]
Câu nói của ông Chu Dung Cơ cho thấy chống nội xâm với hành trang là sự liêm khiết chắc chắn chưa đủ mà còn cần dũng khí và sự hy sinh.
Khi người ta ở vào tuổi “cổ lai hy” sống thêm năm nào “lãi” năm ấy thì có gì phải sợ, thế nên người viết tin rằng trong vòng 5-10 năm tới, nhất định cuộc chiến “ta đánh vào ta” sẽ đáp ứng được mong mỏi của toàn dân, sẽ dạy cho đám sâu mọt bài học về sự nổi giận của người Việt.

Tài liệu tham khảo:
[1]https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuc-hanh-chinh-voi-dan-gio-cay-nghiet-doc-ac-lam-670108.html
[2]http://danviet.vn/tin-tuc/cuu-thu-tuong-chu-dung-co-tai-xuat-voi-hoi-ky-tham-cung-bi-su-77716.html

Trang