Tác giả: Nguyễn Quang Dy
Lúc này Việt Nam có hai việc quan trọng nhất phải làm ngay. Thứ nhất (về đối nội) Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện (cả về kinh tế, chính trị và dân chủ hóa). Càng để lâu càng phải trả giá đắt hơn. Đừng chờ và theo đuôi Trung Quốc. Trước sau Trung Quốc cũng sẽ phải đổi mới. Nhưng để đến lúc đó ta mới đổi mới thì chắc quá muôn. Thứ hai (về đối ngoại) Việt Nam cần thúc đẩy và tham gia một liên minh chiến lược (ngoài ASEAN) gồm các đối tác chiến lược có chung lợi ích an ninh tập thể (về kinh tế, chính trị và quốc phòng). Để giữ độc lập và chủ quyền quốc gia, không một nước thành viên nào trong ASEAN (hay cả khối ASEAN) có đủ khả năng đương đầu với Trung Quốc một mình (nhất là tại Biển Đông)- Nguyễn Quang Dy.
KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy gửi cho Blog bài viết này. Hai giải pháp lớn nhất của VN đã được tác giả đề xuất rất cụ thể. Chỉ tiếc, ở VN- con đường dài nhất là “con đường từ lời nói đến hành động”. Vì vậy, xin bạn đọc hãy kiên nhẫn đợi, cho dù APEC có thắng lợi lớn hay chỉ… vừa vừa
Liệu ông Trump có thể nói hay làm gì để làm yên lòng các lãnh đạo Châu Á đang lo ngại, hay sẽ làm cho họ lo ngại hơn? Tại sao ông Trump đến Manila dự Thượng đỉnh ASEAN nhưng lại không dự Thượng đỉnh Đông Á? Tại sao cô Ivanka không đi Châu Á cùng với ông, và tại sao bà Melania không đến Việt Nam? Tại sao trong đoàn tùy tùng đông đảo không có Mark Zuckerberg (của Facebook), Tim Cook (của Apple) và Satya Nadella (của Microsoft)? Liệu chuyến thăm dài nhất của một tổng thống Mỹ sẽ thành công như người ta mong đợi, hay chỉ là một dịp để “học hỏi kinh nghiệm”?
Bối cảnh bất ổn
Sau gần một năm cầm quyền, chính quyền Trump vẫn chưa định hình được chính sách châu Á và Biển Đông. Có thể do chia rẽ giữa các phe trong chính quyền, hay do ông Trump cam kết vì “America First” nên bỏ rơi châu Á (rút khỏi TPP). Tình trạng lộn xộn “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” làm các nước châu Á nhận được những tín hiệu trái ngược về cách Mỹ tiếp cận Trung Quốc. Trong khi Steve Bannon (chief advisor), Robert Lighthizer (trade representative), và Peter Navarro (director of trade council) thích đe dọa chiến tranh thương mại, thì Jared Kushner (senior advisor) muốn tiếp cận mềm dẻo với Bắc Kinh, còn John Kelly (Chief of Staff) cho rằng Trung Quốc không phải là đối thủ cạnh tranh, mà chỉ là “một cường quốc khác”. Có người nói rằng Nhà Trắng đã biến thành trung tâm “đào tạo người lớn”.
Trong khi đó, James Mattis và Rex Tillerson muốn đề cập đến một tầm nhìn truyền thống hơn về vai trò của Mỹ ở châu Á, dựa trên quan hệ đồng minh do Mỹ lãnh đạo, theo ý tưởng về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Năm 2007, ông Shinzo Abe đã đề xuất ý tưởng này nhằm liên kết bốn cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ, Nhật, Ấn độ, và Úc. Mười năm sau tại APEC summit 2017, ông Trump có cơ hội nói rõ hơn về một tầm nhìn toàn diện về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở ” mà các cố vấn chủ chốt của ông đề xuất. Theo McMaster, “chuyến đi này là một cơ hội tốt để chứng tỏ sự cam kết của Mỹ và chính quyền Trump đối với khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương”. (What China Wants From Trump, Mira Rapp-Hopper, Foreign Affairs, November 7, 2017).
Sự trỗi dậy hung hãn của Trung Quốc (cả về quân sự và kinh tế) cùng với tầm nhìn “America first” của Trump, đang đe dọa an ninh khu vực và lợi ích sống còn của các nước nhỏ hơn tại Biển Đông. Môi trường địa chính trị bất ổn này chính là bối cảnh thúc đẩy Ấn Độ “xoay trục” sang phía Đông và sẵn sàng tham gia “Đối thoại Chiến lược Bốn bên” (QSD) như ông Shinzo Abe đã đề xướng. Đáng tiếc lúc đó người Nhật chưa sẵn sàng ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp (điều 9) để tái vũ trang, và người Úc (dưới thời thủ tướng Kevin Rudd) đã quyết định rút khỏi cơ chế đối thoại này vì lo sợ Trung Quốc phản ứng. Nhưng các nước càng sợ và lùi bước thì Trung Quốc càng lấn tới. Sắp tới đây, Trung Quốc sẽ đưa tàu nạo vét khổng lồ (Tiankong dredger) đến Hoàng Sa để tiếp tục thay đổi thực địa, thách thức Mỹ và đồng minh.
Gần đây, chính quyền Trump càng bê bối do Robert Mueller tăng cường điều tra sự dính líu của Nga vào tranh cử năm 2016, nên họ cần một thành tích ngoại giao. Người Việt Nam vẫn lo ngại ông Trump có thể mặc cả với Trung Quốc để đối phó với Bắc Triều Tiên, làm phương hại đến lợi ích an ninh tại Biển Đông. Từ lâu, Bắc Kinh vẫn gạ gẫm Washington về “quan hệ nước lớn kiểu mới” theo mô hình quan hệ G-2. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã vận động hành lang để tiếp cận trung tâm quyền lực Nhà Trắng qua quan hệ gia đình. Theo Bill Hayton (BBC), “Chính quyền Trump chứng tỏ rằng họ hoặc không hiểu hoặc không quan tâm đến bạn bè và đối tác tiềm năng ở Đông Nam Á để bảo vệ họ trước Trung Quốc.” (The Week Donald Trump Lost the South China Sea, Bill Hayton, Foreign Policy, July 31, 2017).
Ám ảnh Bắc Triều Tiên
Chắc Bắc Triều Tiên sẽ ám ảnh đầu óc ông Trump trong suốt chuyến đi Châu Á dài ngày, đặc biệt là tại Tokyo, Soul, và Beijing. Theo Michael Green (phó chủ tịch CSIS), “một trong những mục tiêu chính của chuyến đi là để gây sức ép với Bắc Triều Tiên”. (Press Briefing on President Trump’s Trip to Asia, CSIS, 1/11/2017). Tuy đó là việc “cấp thiết”, nhưng những lợi ích lớn hơn của Mỹ ở Châu Á sẽ trường tồn và vượt ra ngoài cuộc khủng hoảng tên lửa Bắc Triều Tiên hiện nay cũng như chế độ Kin Jong-un tại Bình Nhưỡng. Sẽ là một sai lầm và tai họa, nếu ông Trump bị ám ảnh thái quá bởi mối đe dọa của Bắc Triều Tiên (như bị blackmail) mà coi nhẹ nguy cơ lớn hơn từ Trung Quốc, và khủng hoảng an ninh tại Biển Đông.
Có ba kịch bản về chiến tranh. Thứ nhất là bảo vệ nước Mỹ và đồng minh khi bị tấn công. Thứ hai là ngăn chặn Bắc Triều Tiên định tấn công Mỹ. Thứ ba là một cuộc chiến tranh phòng ngừa (preventive war). McMaster đã tuyên bố Mỹ sẵn sàng chiến tranh nếu ngoại giao thất bại, và Washington đã điều ba nhóm tàu sân bay tới khu vực. Nhưng tổng thống Trump sẽ giải thích lập trường này thế nào? Liệu ông có thể đề cập đến chiến tranh phòng ngừa khi Nhật và Hàn Quốc chưa sẵn sàng tham gia? Trong khi đó Bắc Triều Tiên vẫn theo đuổi chiến lược “tách đôi” bằng đe dọa làm Washington sợ bị tấn công nên không dám bảo vệ Nhật và Hàn Quốc. Chiến lược hù dọa “bên miệng hố chiến tranh” này nhằm làm Mỹ mất thăng bằng.
Có lẽ thành công của chuyến thăm là Tổng thống Mỹ đã có mặt tại Châu Á. Người ta nói rằng ở Châu Á, chỉ cần có mặt là đã thành công (tới 80%). Còn ông ấy làm gì là chuyện khác, vì chưa biết chắc sẽ thế nào (much in doubt). Trong khi tại Tokyo, Soul, và Beijing, việc đối phó với Bắc Triều Tiên là quan tâm chính, thì tại Đà Nẵng và Hà Nội quan tâm chính chắc là Biển Đông và tầm nhìn của ông Trump về “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” (để thay thế chính sách “Xoay trục sang Châu Á” của ông Obama). Nhiều người ở khu vực đang nóng lòng đợi xem ông Trump sẽ đưa ra tầm nhìn mới để “xoay trục” thế nào. Tại Tokyo, chắc ông Trump đã tham khảo ông Abe vì tầm nhìn này là ý tưởng của ông ấy.
Nhưng người ta vẫn chưa rõ ý tưởng về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” là một chiến lược nhất quán để “xoay trục” hay chỉ là một khẩu hiệu. Vì ông chủ Nhà Trắng là một người tính khí thất thường khó đoán (unpredictable), nên “trục người lớn” phải làm nhiệm vụ “kiềm chế” và điều hành, nhưng tùy từng vấn đề và tùy lúc (như một sàn chứng khoán). Dường như họ vẫn chưa thuyết phục được ông chủ Nhà Trắng phải quan tâm đến Trung Quốc (là cái gốc) nhiều hơn Bắc Triều Tiên (là cái ngọn), và chưa thuyết phục được ông Trump dự Thượng đỉnh Đông Á (là nơi thảo luận vấn đề Biển Đông). Hy vọng họ thuyết phục được ông Trump mặc áo do nước chủ nhà phát để chụp ảnh kỷ niệm.
Tại các cửa hàng đồ sứ
Tại Tokyo, nơi chuyến thăm châu Á bắt đầu, ông Trump đã khẳng định vai trò của Mỹ, “không ai, không nhà đôc tài nào, không quốc gia nào được coi nhẹ quyết tâm của Mỹ”. Trump cũng khẳng định vai trò của Nhật là một “đối tác quý giá” và “đồng minh cốt yếu” của Mỹ. Đặc biệt Trump khẳng định cam kết của Mỹ và liên minh Mỹ-Nhật đối với “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Trump cuối cùng đã thấy sự cần thiết phải hợp tác an ninh Mỹ-Nhật, làm cho hiệp ước an ninh chung giữa hai nước “đột nhiên sống lại” như một “yếu tố sống còn” trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trump nói, “Tôi tin là chưa bao giờ quan hệ chặt chẽ như vậy”…“Mỹ và Nhật gắn kết 100%”…“Tôi phấn khích đến thăm Nhật trước tiên”. Và cuối cùng, để bày tỏ tình cảm thân mật, ông Abe đã tặng ông Trump món quà lưu niệm là cái mũ bóng chày với dòng chữ đầy ẩn dụ, “Donald and Shinzo: Make Alliance Even Greater”. (Japan Knows How to Pet the Donald, Orville Schell, Foreign Policy, November 7, 2017).
Nếu tại Tokyo, ông Abe đã vận dụng tối đa “ngoại giao cá nhân” (personal diplomacy) ngay từ khi ông Trump mới đắc cử, để lấy lòng một tổng thống có tính khí thất thường, và tranh thủ “trục người lớn” trong Nhà Trắng, thì tại Beijing ông Tập cũng không chịu thua kém, nhưng với một phong cách ngoại giao khác (và động cơ khác). Tại đây, ông vua bất động sản Mỹ đang “thực tập” làm tổng thống gặp lại hoàng đế Trung Hoa vừa đăng quang. Hai nguyên thủ đứng đầu hai đế chế mạnh nhất hành tinh, là một “cặp đôi kỳ quặc” (không hoàn hảo). Dường như họ là hai người máy thuộc hai thế hệ khác nhau, được lập trình và chạy bằng hai hệ điều hành khác nhau. Điều nguy hiểm là họ đang tranh giành ngôi bá chủ thế giới.
Còn Việt nam thì sao? Cách đây hơn nửa thế kỷ, người dân Đà Nẵng đã ngơ ngác chào đón những người lính Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Non Nước (China beach). Tuần này, người dân Đà Nẵng lại ngơ ngác chào đón một cuộc đổ bộ khác của gần 10.000 khách quý đến dự APEC. Có người nói Đà Nẵng phải trải qua hai cơn bão liên tiếp: bão Damrey và bão APEC. Hậu quả của bão Damrey tại miền Trung đã rõ (27 người chết), nhưng kết quả của APEC vẫn còn chưa rõ. APEC summit giống như một gánh xiếc khổng lồ với 21 diễn viên là nguyên thủ các quốc gia thành viên (trong đó có 7 siêu sao) chiếm tổng cộng 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, và 48% thương mại quốc tế. Việt Nam đã tham gia APEC gần 20 năm nay, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tụt hậu. APEC và ASEAN không phải là cứu cánh, nếu không tự đổi mới. Tại sao Đức vắng mặt tại APEC? (Đó là điềm gở cho EVFTA). Tại APEC, TPP-11 (thiếu Mỹ) đang gặp sóng gió vì Canada có thể biến TPP-11 thành TPP-10 (hay TPP-0).
Ông Trump sẽ là siêu sao số một tại APEC Đà Nẵng. Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên Trump đến thăm, và ông ấy là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong năm đầu. Sang năm 2018, lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ sẽ đến thăm Cam Ranh như một cử chỉ “tượng trưng” cho hợp tác quốc phòng, và một dấu hiệu (lần đầu tiên) Việt Nam hết rụt rè (nhưng vẫn chưa hết đu dây). Sau khi Philippines (dưới thời Duterte) xoay trục sang Trung Quốc thì Việt Nam bỗng nhiên trở thành đồng minh chính của Mỹ, như một nước ở “tuyến đầu” để đối phó với bành trướng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông. Hy vọng tầm nhìn chiến lược của Hà Nội song trùng với tầm nhìn mới của Washington về “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Tuy người Việt cần học hỏi người Nhật về ngoại giao cá nhân để lấy lòng ông Trump (và các cố vấn chủ chốt), nhưng đừng ngộ nhận mà quên bài học xương máu trong quá khứ. Giữa ông Tập và ông Trump không ai đáng tin hơn ai (ngoài tin vào chính mình).
Mỹ lại xoay trục
Theo CSIS, có ba trụ cột để Mỹ xoay trục sang Châu Á. Trụ cột thứ nhất là về an ninh (như “sáng kiến an ninh hàng hải” để năng cao năng lực). Trụ cột thứ hai là về kinh tế. Sau khi ông Trump quyết định rút khỏi TPP, trụ cột này đã mất, không có gì thay thế. Trụ cột thứ ba rộng lớn hơn, tập trung vào Đông Nam Á, bao gồm ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á. Ông Trump không dự Thượng đỉnh Đông Á sẽ làm phương hại động lực ngoại giao tại đây. Michael Green cho rằng ông Trump đã từng lắng nghe ông Abe tại Mar-a-Lago. Hy vọng sau chuyến đi này, chính quyền Trump sẽ bắt đầu điều chỉnh chính sách Châu Á.
Gía trị của chuyến đi Châu Á lần này là giúp tổng thống hiểu tại sao Châu Á lại quan trọng như vậy. Hy vọng đây là điều ông Trump đang nhận ra. Cách đây khoảng hai tuần, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đến CSIS nói chuyện. Ông đã dùng thuật ngữ “kinh tế chụp giật” (predator economics) để nói về cách người Trung Quốc đang triển khai các dự án hạ tầng rất lớn (cho “Một Vành đai Một Con đường”) với những thỏa thuận tài chính làm phương hại các quy chuẩn quốc tế. Đã đến lúc Mỹ phải có chiến lược đối phó với Trung Quốc về kinh tế. Nếu ông Trump không quay lại với TPP thì phải có một chiến lược mới thay thế.
Theo Michael Green, trong chính quyền Mỹ có ba quan điểm khác nhau tranh luận về chính sách đối với Trung Quốc. Quan điểm thứ nhất về cơ bản ủng hộ thuyết “bẫy Thucydide” của Graham Allison (trong đó có Jared Kushner). Quan điểm thứ hai cho rằng Mỹ nên liên kết với các đồng minh và đối tác hàng hải khác như Nhật, Ấn Độ, Úc (trong đó có Rex Tillerson & McMaster). Quan điểm thứ ba cho rằng Mỹ nên chơi với Trung Quốc theo kiểu quan hệ nước lớn (G-2). Hiện nay, quan điểm thứ ba đã suy yếu, trong khi quan điểm thứ hai đang thắng thế, với cộng đồng chính sách đối ngoại ủng hộ tầm nhìn “Indo-Pacific”.
Có lẽ vì vậy mà ngoại trưởng Rex Tillerson đã đề cập đến “khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở” nhằm đối phó với trật tự mới do Trung Quốc thao túng (Sino-centric order). Mỹ cần ủng hộ Nhật khôi phục lại một liên minh khu vực không chính thức (informal regional grouping) gồm bốn nước dân chủ (Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc). Đây là ý tưởng mà Shinzo Abe đã đề xướng từ năm 2007 (nhưng đã bị chết yểu). Một trong những lý do Shinzo Abe đã vận dụng tối đa ngoại giao cá nhân để lấy lòng Donald Trump (và tranh thủ “trục người lớn”) vì ông lo ngại Washington có thể đi đêm với Bắc Kinh vì động cơ “America first”. (US Allies Fear Trump Will Pull a Nixon in China, Andrew Browne, Wall Street Journal, November 7, 2017).
Việt Nam cần làm gì
Lúc này Việt Nam có hai việc quan trọng nhất phải làm ngay. Thứ nhất (về đối nội) Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện (cả về kinh tế, chính trị và dân chủ hóa). Càng để lâu càng phải trả giá đắt hơn. Đừng chờ và theo đuôi Trung Quốc. Trước sau Trung Quốc cũng sẽ phải đổi mới. Nhưng để đến lúc đó ta mới đổi mới thì chắc quá muôn. Thứ hai (về đối ngoại) Việt Nam cần thúc đẩy và tham gia một liên minh chiến lược (ngoài ASEAN) gồm các đối tác chiến lược có chung lợi ích an ninh tập thể (về kinh tế, chính trị và quốc phòng). Để giữ độc lập và chủ quyền quốc gia, không một nước thành viên nào trong ASEAN (hay cả khối ASEAN) có đủ khả năng đương đầu với Trung Quốc một mình (nhất là tại Biển Đông).
Về cách thức, phải làm hai việc nói trên một cách cấp bách nhưng thận trọng. Nếu trì hoãn đổi mới, tiến hành “quá chậm và quá ít” (too little too late) sẽ thành vô nghĩa. Nhưng nếu vội vàng muốn đốt cháy giai đoạn và không theo quy luật khách quan, thì cũng thất bại. Chủ đề đổi mới thể chế toàn diện đã được bàn nhiều rồi và hiện nay đã có những đề cương đổi mới được soạn thảo công phu (như báo cáo “Việt Nam 2035”). Vì vậy lúc này không cần trao đổi vấn đề đó, mà cần tập trung bàn xem làm thế nào để có một liên minh chiến lược như vậy. Đây là một liên minh “trên thực tế” (de facto) để phòng vệ, chứ không nhằm chống ai.
Định hướng hợp tác chiến lược Việt-Mỹ được phản ánh trong Bản Ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng song phương (2011) và Tuyên bố về Tầm nhìn chung cho Quan hệ Quốc phòng (2015). Tuy hầu hết quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước tập trung vào các lĩnh vực “phi truyền thống”, nhưng ngày càng có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là “Sáng kiến An ninh Hàng hải” (Maritime Security Initiative) giúp Việt Nam nâng cao năng lực hải quân. Cuối 5/2017, Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam chiến hạm Morgenthau (Coast Guard cutter, Hamilton class, đặt tên lại là CBS-8020) và 6 tàu tuần tra tốc độ cao. Đây là chiếc tàu tuần tra lớn nhất của Việt Nam hiện nay (trọng tải 3200 tấn). Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã chuyển giao cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam 4 tàu tuần tra DN-2000 (trọng tải 2500 tấn).
Vì tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Việt ngày càng bất ổn và nội bộ ASEAN ngày càng bị Trung Quốc phân hóa, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác chiến lược với các cường quốc ngoài ASEAN (như Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) đang hình thành một tứ giác mới. Trong chuyến thăm Việt Nam (5/2016) ông Obama đã tuyên bố bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương, mở ra cơ hội mới cho hợp tác chiến lược Mỹ-Việt. Trong chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (5/2017) và bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch (8/2017) hai bên đã có những thỏa thuận hợp tác chiến lược quan trọng, bao gồm việc tàu sân bay Mỹ sẽ đến thăm cảng quốc tế Cam Ranh (2018). Vì vậy, APEC Summit 2017 là một dịp tốt để ông Trump cam kết hợp tác chiến lược tại Biển Đông, làm tiền đề cho đối tác chiến lược “trên thực tế” (de facto).
Lời cuối
Liệu APEC 2017 sẽ qua đi như “cuộc tình một đêm”, như một gánh xiếc lớn vừa xong một tuần lưu diễn, hay được ghi nhớ như một bước ngoặt quan trọng cho Việt Nam? Liệu ông Trump sẽ được ghi nhớ như một con voi lớn vào cửa hàng đồ sứ, với bài diễn văn “America First” và điệp khúc “Indo-Pacific” được nhắc lại tới 12 lần nhưng vẫn không rõ nghĩa, hay như một người bạn lớn đáng tin, góp phần thiết thực làm cho đất nước này tốt đẹp hơn, và làm cho Biển Đông bớt nguy hiểm hơn cho ASEAN? Liệu môi trường Đà Nẵng (và miền Trung) có tốt hơn như một nơi đáng sống, để người Việt khỏi phải di cư, và để loài vooc Sơn trà khỏi bị tuyệt chủng? Nếu những điều đó không diễn ra thì câu chuyện APEC cũng như câu chuyện “Indo-Pacicfic dream” của ông Trump cũng chỉ là một giai thoại hão huyền chóng quên.
Lúc này Việt Nam có hai việc quan trọng nhất phải làm ngay. Thứ nhất (về đối nội) Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện (cả về kinh tế, chính trị và dân chủ hóa). Càng để lâu càng phải trả giá đắt hơn. Đừng chờ và theo đuôi Trung Quốc. Trước sau Trung Quốc cũng sẽ phải đổi mới. Nhưng để đến lúc đó ta mới đổi mới thì chắc quá muôn. Thứ hai (về đối ngoại) Việt Nam cần thúc đẩy và tham gia một liên minh chiến lược (ngoài ASEAN) gồm các đối tác chiến lược có chung lợi ích an ninh tập thể (về kinh tế, chính trị và quốc phòng). Để giữ độc lập và chủ quyền quốc gia, không một nước thành viên nào trong ASEAN (hay cả khối ASEAN) có đủ khả năng đương đầu với Trung Quốc một mình (nhất là tại Biển Đông)- Nguyễn Quang Dy.
KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy gửi cho Blog bài viết này. Hai giải pháp lớn nhất của VN đã được tác giả đề xuất rất cụ thể. Chỉ tiếc, ở VN- con đường dài nhất là “con đường từ lời nói đến hành động”. Vì vậy, xin bạn đọc hãy kiên nhẫn đợi, cho dù APEC có thắng lợi lớn hay chỉ… vừa vừa
———
Khi Tổng thống Donald Trump bước lên máy bay Air-Force One để đến thăm năm thủ đô Châu Á trong 11 ngày (như một kỷ lục), những người trong cuộc cũng như các nhà quan sát bên ngoài chắc đều cảm thấy hồi hộp như đang xem con voi lớn vào cửa hàng đồ sứ. Ông Trump sẽ đọc diễn văn (được chuẩn bị) tại diễn đàn APEC, nhưng ông cũng có thể phát biểu tùy hứng (ngoài chuẩn bị) tại các cuộc gặp song phương khác.Liệu ông Trump có thể nói hay làm gì để làm yên lòng các lãnh đạo Châu Á đang lo ngại, hay sẽ làm cho họ lo ngại hơn? Tại sao ông Trump đến Manila dự Thượng đỉnh ASEAN nhưng lại không dự Thượng đỉnh Đông Á? Tại sao cô Ivanka không đi Châu Á cùng với ông, và tại sao bà Melania không đến Việt Nam? Tại sao trong đoàn tùy tùng đông đảo không có Mark Zuckerberg (của Facebook), Tim Cook (của Apple) và Satya Nadella (của Microsoft)? Liệu chuyến thăm dài nhất của một tổng thống Mỹ sẽ thành công như người ta mong đợi, hay chỉ là một dịp để “học hỏi kinh nghiệm”?
Bối cảnh bất ổn
Sau gần một năm cầm quyền, chính quyền Trump vẫn chưa định hình được chính sách châu Á và Biển Đông. Có thể do chia rẽ giữa các phe trong chính quyền, hay do ông Trump cam kết vì “America First” nên bỏ rơi châu Á (rút khỏi TPP). Tình trạng lộn xộn “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” làm các nước châu Á nhận được những tín hiệu trái ngược về cách Mỹ tiếp cận Trung Quốc. Trong khi Steve Bannon (chief advisor), Robert Lighthizer (trade representative), và Peter Navarro (director of trade council) thích đe dọa chiến tranh thương mại, thì Jared Kushner (senior advisor) muốn tiếp cận mềm dẻo với Bắc Kinh, còn John Kelly (Chief of Staff) cho rằng Trung Quốc không phải là đối thủ cạnh tranh, mà chỉ là “một cường quốc khác”. Có người nói rằng Nhà Trắng đã biến thành trung tâm “đào tạo người lớn”.
Trong khi đó, James Mattis và Rex Tillerson muốn đề cập đến một tầm nhìn truyền thống hơn về vai trò của Mỹ ở châu Á, dựa trên quan hệ đồng minh do Mỹ lãnh đạo, theo ý tưởng về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Năm 2007, ông Shinzo Abe đã đề xuất ý tưởng này nhằm liên kết bốn cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ, Nhật, Ấn độ, và Úc. Mười năm sau tại APEC summit 2017, ông Trump có cơ hội nói rõ hơn về một tầm nhìn toàn diện về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở ” mà các cố vấn chủ chốt của ông đề xuất. Theo McMaster, “chuyến đi này là một cơ hội tốt để chứng tỏ sự cam kết của Mỹ và chính quyền Trump đối với khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương”. (What China Wants From Trump, Mira Rapp-Hopper, Foreign Affairs, November 7, 2017).
Sự trỗi dậy hung hãn của Trung Quốc (cả về quân sự và kinh tế) cùng với tầm nhìn “America first” của Trump, đang đe dọa an ninh khu vực và lợi ích sống còn của các nước nhỏ hơn tại Biển Đông. Môi trường địa chính trị bất ổn này chính là bối cảnh thúc đẩy Ấn Độ “xoay trục” sang phía Đông và sẵn sàng tham gia “Đối thoại Chiến lược Bốn bên” (QSD) như ông Shinzo Abe đã đề xướng. Đáng tiếc lúc đó người Nhật chưa sẵn sàng ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp (điều 9) để tái vũ trang, và người Úc (dưới thời thủ tướng Kevin Rudd) đã quyết định rút khỏi cơ chế đối thoại này vì lo sợ Trung Quốc phản ứng. Nhưng các nước càng sợ và lùi bước thì Trung Quốc càng lấn tới. Sắp tới đây, Trung Quốc sẽ đưa tàu nạo vét khổng lồ (Tiankong dredger) đến Hoàng Sa để tiếp tục thay đổi thực địa, thách thức Mỹ và đồng minh.
Gần đây, chính quyền Trump càng bê bối do Robert Mueller tăng cường điều tra sự dính líu của Nga vào tranh cử năm 2016, nên họ cần một thành tích ngoại giao. Người Việt Nam vẫn lo ngại ông Trump có thể mặc cả với Trung Quốc để đối phó với Bắc Triều Tiên, làm phương hại đến lợi ích an ninh tại Biển Đông. Từ lâu, Bắc Kinh vẫn gạ gẫm Washington về “quan hệ nước lớn kiểu mới” theo mô hình quan hệ G-2. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã vận động hành lang để tiếp cận trung tâm quyền lực Nhà Trắng qua quan hệ gia đình. Theo Bill Hayton (BBC), “Chính quyền Trump chứng tỏ rằng họ hoặc không hiểu hoặc không quan tâm đến bạn bè và đối tác tiềm năng ở Đông Nam Á để bảo vệ họ trước Trung Quốc.” (The Week Donald Trump Lost the South China Sea, Bill Hayton, Foreign Policy, July 31, 2017).
Ám ảnh Bắc Triều Tiên
Chắc Bắc Triều Tiên sẽ ám ảnh đầu óc ông Trump trong suốt chuyến đi Châu Á dài ngày, đặc biệt là tại Tokyo, Soul, và Beijing. Theo Michael Green (phó chủ tịch CSIS), “một trong những mục tiêu chính của chuyến đi là để gây sức ép với Bắc Triều Tiên”. (Press Briefing on President Trump’s Trip to Asia, CSIS, 1/11/2017). Tuy đó là việc “cấp thiết”, nhưng những lợi ích lớn hơn của Mỹ ở Châu Á sẽ trường tồn và vượt ra ngoài cuộc khủng hoảng tên lửa Bắc Triều Tiên hiện nay cũng như chế độ Kin Jong-un tại Bình Nhưỡng. Sẽ là một sai lầm và tai họa, nếu ông Trump bị ám ảnh thái quá bởi mối đe dọa của Bắc Triều Tiên (như bị blackmail) mà coi nhẹ nguy cơ lớn hơn từ Trung Quốc, và khủng hoảng an ninh tại Biển Đông.
Có ba kịch bản về chiến tranh. Thứ nhất là bảo vệ nước Mỹ và đồng minh khi bị tấn công. Thứ hai là ngăn chặn Bắc Triều Tiên định tấn công Mỹ. Thứ ba là một cuộc chiến tranh phòng ngừa (preventive war). McMaster đã tuyên bố Mỹ sẵn sàng chiến tranh nếu ngoại giao thất bại, và Washington đã điều ba nhóm tàu sân bay tới khu vực. Nhưng tổng thống Trump sẽ giải thích lập trường này thế nào? Liệu ông có thể đề cập đến chiến tranh phòng ngừa khi Nhật và Hàn Quốc chưa sẵn sàng tham gia? Trong khi đó Bắc Triều Tiên vẫn theo đuổi chiến lược “tách đôi” bằng đe dọa làm Washington sợ bị tấn công nên không dám bảo vệ Nhật và Hàn Quốc. Chiến lược hù dọa “bên miệng hố chiến tranh” này nhằm làm Mỹ mất thăng bằng.
Có lẽ thành công của chuyến thăm là Tổng thống Mỹ đã có mặt tại Châu Á. Người ta nói rằng ở Châu Á, chỉ cần có mặt là đã thành công (tới 80%). Còn ông ấy làm gì là chuyện khác, vì chưa biết chắc sẽ thế nào (much in doubt). Trong khi tại Tokyo, Soul, và Beijing, việc đối phó với Bắc Triều Tiên là quan tâm chính, thì tại Đà Nẵng và Hà Nội quan tâm chính chắc là Biển Đông và tầm nhìn của ông Trump về “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” (để thay thế chính sách “Xoay trục sang Châu Á” của ông Obama). Nhiều người ở khu vực đang nóng lòng đợi xem ông Trump sẽ đưa ra tầm nhìn mới để “xoay trục” thế nào. Tại Tokyo, chắc ông Trump đã tham khảo ông Abe vì tầm nhìn này là ý tưởng của ông ấy.
Nhưng người ta vẫn chưa rõ ý tưởng về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” là một chiến lược nhất quán để “xoay trục” hay chỉ là một khẩu hiệu. Vì ông chủ Nhà Trắng là một người tính khí thất thường khó đoán (unpredictable), nên “trục người lớn” phải làm nhiệm vụ “kiềm chế” và điều hành, nhưng tùy từng vấn đề và tùy lúc (như một sàn chứng khoán). Dường như họ vẫn chưa thuyết phục được ông chủ Nhà Trắng phải quan tâm đến Trung Quốc (là cái gốc) nhiều hơn Bắc Triều Tiên (là cái ngọn), và chưa thuyết phục được ông Trump dự Thượng đỉnh Đông Á (là nơi thảo luận vấn đề Biển Đông). Hy vọng họ thuyết phục được ông Trump mặc áo do nước chủ nhà phát để chụp ảnh kỷ niệm.
Tại các cửa hàng đồ sứ
Tại Tokyo, nơi chuyến thăm châu Á bắt đầu, ông Trump đã khẳng định vai trò của Mỹ, “không ai, không nhà đôc tài nào, không quốc gia nào được coi nhẹ quyết tâm của Mỹ”. Trump cũng khẳng định vai trò của Nhật là một “đối tác quý giá” và “đồng minh cốt yếu” của Mỹ. Đặc biệt Trump khẳng định cam kết của Mỹ và liên minh Mỹ-Nhật đối với “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Trump cuối cùng đã thấy sự cần thiết phải hợp tác an ninh Mỹ-Nhật, làm cho hiệp ước an ninh chung giữa hai nước “đột nhiên sống lại” như một “yếu tố sống còn” trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trump nói, “Tôi tin là chưa bao giờ quan hệ chặt chẽ như vậy”…“Mỹ và Nhật gắn kết 100%”…“Tôi phấn khích đến thăm Nhật trước tiên”. Và cuối cùng, để bày tỏ tình cảm thân mật, ông Abe đã tặng ông Trump món quà lưu niệm là cái mũ bóng chày với dòng chữ đầy ẩn dụ, “Donald and Shinzo: Make Alliance Even Greater”. (Japan Knows How to Pet the Donald, Orville Schell, Foreign Policy, November 7, 2017).
Nếu tại Tokyo, ông Abe đã vận dụng tối đa “ngoại giao cá nhân” (personal diplomacy) ngay từ khi ông Trump mới đắc cử, để lấy lòng một tổng thống có tính khí thất thường, và tranh thủ “trục người lớn” trong Nhà Trắng, thì tại Beijing ông Tập cũng không chịu thua kém, nhưng với một phong cách ngoại giao khác (và động cơ khác). Tại đây, ông vua bất động sản Mỹ đang “thực tập” làm tổng thống gặp lại hoàng đế Trung Hoa vừa đăng quang. Hai nguyên thủ đứng đầu hai đế chế mạnh nhất hành tinh, là một “cặp đôi kỳ quặc” (không hoàn hảo). Dường như họ là hai người máy thuộc hai thế hệ khác nhau, được lập trình và chạy bằng hai hệ điều hành khác nhau. Điều nguy hiểm là họ đang tranh giành ngôi bá chủ thế giới.
Còn Việt nam thì sao? Cách đây hơn nửa thế kỷ, người dân Đà Nẵng đã ngơ ngác chào đón những người lính Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Non Nước (China beach). Tuần này, người dân Đà Nẵng lại ngơ ngác chào đón một cuộc đổ bộ khác của gần 10.000 khách quý đến dự APEC. Có người nói Đà Nẵng phải trải qua hai cơn bão liên tiếp: bão Damrey và bão APEC. Hậu quả của bão Damrey tại miền Trung đã rõ (27 người chết), nhưng kết quả của APEC vẫn còn chưa rõ. APEC summit giống như một gánh xiếc khổng lồ với 21 diễn viên là nguyên thủ các quốc gia thành viên (trong đó có 7 siêu sao) chiếm tổng cộng 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, và 48% thương mại quốc tế. Việt Nam đã tham gia APEC gần 20 năm nay, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tụt hậu. APEC và ASEAN không phải là cứu cánh, nếu không tự đổi mới. Tại sao Đức vắng mặt tại APEC? (Đó là điềm gở cho EVFTA). Tại APEC, TPP-11 (thiếu Mỹ) đang gặp sóng gió vì Canada có thể biến TPP-11 thành TPP-10 (hay TPP-0).
Ông Trump sẽ là siêu sao số một tại APEC Đà Nẵng. Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên Trump đến thăm, và ông ấy là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong năm đầu. Sang năm 2018, lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ sẽ đến thăm Cam Ranh như một cử chỉ “tượng trưng” cho hợp tác quốc phòng, và một dấu hiệu (lần đầu tiên) Việt Nam hết rụt rè (nhưng vẫn chưa hết đu dây). Sau khi Philippines (dưới thời Duterte) xoay trục sang Trung Quốc thì Việt Nam bỗng nhiên trở thành đồng minh chính của Mỹ, như một nước ở “tuyến đầu” để đối phó với bành trướng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông. Hy vọng tầm nhìn chiến lược của Hà Nội song trùng với tầm nhìn mới của Washington về “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Tuy người Việt cần học hỏi người Nhật về ngoại giao cá nhân để lấy lòng ông Trump (và các cố vấn chủ chốt), nhưng đừng ngộ nhận mà quên bài học xương máu trong quá khứ. Giữa ông Tập và ông Trump không ai đáng tin hơn ai (ngoài tin vào chính mình).
Mỹ lại xoay trục
Theo CSIS, có ba trụ cột để Mỹ xoay trục sang Châu Á. Trụ cột thứ nhất là về an ninh (như “sáng kiến an ninh hàng hải” để năng cao năng lực). Trụ cột thứ hai là về kinh tế. Sau khi ông Trump quyết định rút khỏi TPP, trụ cột này đã mất, không có gì thay thế. Trụ cột thứ ba rộng lớn hơn, tập trung vào Đông Nam Á, bao gồm ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á. Ông Trump không dự Thượng đỉnh Đông Á sẽ làm phương hại động lực ngoại giao tại đây. Michael Green cho rằng ông Trump đã từng lắng nghe ông Abe tại Mar-a-Lago. Hy vọng sau chuyến đi này, chính quyền Trump sẽ bắt đầu điều chỉnh chính sách Châu Á.
Gía trị của chuyến đi Châu Á lần này là giúp tổng thống hiểu tại sao Châu Á lại quan trọng như vậy. Hy vọng đây là điều ông Trump đang nhận ra. Cách đây khoảng hai tuần, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đến CSIS nói chuyện. Ông đã dùng thuật ngữ “kinh tế chụp giật” (predator economics) để nói về cách người Trung Quốc đang triển khai các dự án hạ tầng rất lớn (cho “Một Vành đai Một Con đường”) với những thỏa thuận tài chính làm phương hại các quy chuẩn quốc tế. Đã đến lúc Mỹ phải có chiến lược đối phó với Trung Quốc về kinh tế. Nếu ông Trump không quay lại với TPP thì phải có một chiến lược mới thay thế.
Theo Michael Green, trong chính quyền Mỹ có ba quan điểm khác nhau tranh luận về chính sách đối với Trung Quốc. Quan điểm thứ nhất về cơ bản ủng hộ thuyết “bẫy Thucydide” của Graham Allison (trong đó có Jared Kushner). Quan điểm thứ hai cho rằng Mỹ nên liên kết với các đồng minh và đối tác hàng hải khác như Nhật, Ấn Độ, Úc (trong đó có Rex Tillerson & McMaster). Quan điểm thứ ba cho rằng Mỹ nên chơi với Trung Quốc theo kiểu quan hệ nước lớn (G-2). Hiện nay, quan điểm thứ ba đã suy yếu, trong khi quan điểm thứ hai đang thắng thế, với cộng đồng chính sách đối ngoại ủng hộ tầm nhìn “Indo-Pacific”.
Có lẽ vì vậy mà ngoại trưởng Rex Tillerson đã đề cập đến “khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở” nhằm đối phó với trật tự mới do Trung Quốc thao túng (Sino-centric order). Mỹ cần ủng hộ Nhật khôi phục lại một liên minh khu vực không chính thức (informal regional grouping) gồm bốn nước dân chủ (Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc). Đây là ý tưởng mà Shinzo Abe đã đề xướng từ năm 2007 (nhưng đã bị chết yểu). Một trong những lý do Shinzo Abe đã vận dụng tối đa ngoại giao cá nhân để lấy lòng Donald Trump (và tranh thủ “trục người lớn”) vì ông lo ngại Washington có thể đi đêm với Bắc Kinh vì động cơ “America first”. (US Allies Fear Trump Will Pull a Nixon in China, Andrew Browne, Wall Street Journal, November 7, 2017).
Việt Nam cần làm gì
Lúc này Việt Nam có hai việc quan trọng nhất phải làm ngay. Thứ nhất (về đối nội) Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện (cả về kinh tế, chính trị và dân chủ hóa). Càng để lâu càng phải trả giá đắt hơn. Đừng chờ và theo đuôi Trung Quốc. Trước sau Trung Quốc cũng sẽ phải đổi mới. Nhưng để đến lúc đó ta mới đổi mới thì chắc quá muôn. Thứ hai (về đối ngoại) Việt Nam cần thúc đẩy và tham gia một liên minh chiến lược (ngoài ASEAN) gồm các đối tác chiến lược có chung lợi ích an ninh tập thể (về kinh tế, chính trị và quốc phòng). Để giữ độc lập và chủ quyền quốc gia, không một nước thành viên nào trong ASEAN (hay cả khối ASEAN) có đủ khả năng đương đầu với Trung Quốc một mình (nhất là tại Biển Đông).
Về cách thức, phải làm hai việc nói trên một cách cấp bách nhưng thận trọng. Nếu trì hoãn đổi mới, tiến hành “quá chậm và quá ít” (too little too late) sẽ thành vô nghĩa. Nhưng nếu vội vàng muốn đốt cháy giai đoạn và không theo quy luật khách quan, thì cũng thất bại. Chủ đề đổi mới thể chế toàn diện đã được bàn nhiều rồi và hiện nay đã có những đề cương đổi mới được soạn thảo công phu (như báo cáo “Việt Nam 2035”). Vì vậy lúc này không cần trao đổi vấn đề đó, mà cần tập trung bàn xem làm thế nào để có một liên minh chiến lược như vậy. Đây là một liên minh “trên thực tế” (de facto) để phòng vệ, chứ không nhằm chống ai.
Định hướng hợp tác chiến lược Việt-Mỹ được phản ánh trong Bản Ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng song phương (2011) và Tuyên bố về Tầm nhìn chung cho Quan hệ Quốc phòng (2015). Tuy hầu hết quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước tập trung vào các lĩnh vực “phi truyền thống”, nhưng ngày càng có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là “Sáng kiến An ninh Hàng hải” (Maritime Security Initiative) giúp Việt Nam nâng cao năng lực hải quân. Cuối 5/2017, Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam chiến hạm Morgenthau (Coast Guard cutter, Hamilton class, đặt tên lại là CBS-8020) và 6 tàu tuần tra tốc độ cao. Đây là chiếc tàu tuần tra lớn nhất của Việt Nam hiện nay (trọng tải 3200 tấn). Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã chuyển giao cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam 4 tàu tuần tra DN-2000 (trọng tải 2500 tấn).
Vì tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Việt ngày càng bất ổn và nội bộ ASEAN ngày càng bị Trung Quốc phân hóa, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác chiến lược với các cường quốc ngoài ASEAN (như Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) đang hình thành một tứ giác mới. Trong chuyến thăm Việt Nam (5/2016) ông Obama đã tuyên bố bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương, mở ra cơ hội mới cho hợp tác chiến lược Mỹ-Việt. Trong chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (5/2017) và bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch (8/2017) hai bên đã có những thỏa thuận hợp tác chiến lược quan trọng, bao gồm việc tàu sân bay Mỹ sẽ đến thăm cảng quốc tế Cam Ranh (2018). Vì vậy, APEC Summit 2017 là một dịp tốt để ông Trump cam kết hợp tác chiến lược tại Biển Đông, làm tiền đề cho đối tác chiến lược “trên thực tế” (de facto).
Lời cuối
Liệu APEC 2017 sẽ qua đi như “cuộc tình một đêm”, như một gánh xiếc lớn vừa xong một tuần lưu diễn, hay được ghi nhớ như một bước ngoặt quan trọng cho Việt Nam? Liệu ông Trump sẽ được ghi nhớ như một con voi lớn vào cửa hàng đồ sứ, với bài diễn văn “America First” và điệp khúc “Indo-Pacific” được nhắc lại tới 12 lần nhưng vẫn không rõ nghĩa, hay như một người bạn lớn đáng tin, góp phần thiết thực làm cho đất nước này tốt đẹp hơn, và làm cho Biển Đông bớt nguy hiểm hơn cho ASEAN? Liệu môi trường Đà Nẵng (và miền Trung) có tốt hơn như một nơi đáng sống, để người Việt khỏi phải di cư, và để loài vooc Sơn trà khỏi bị tuyệt chủng? Nếu những điều đó không diễn ra thì câu chuyện APEC cũng như câu chuyện “Indo-Pacicfic dream” của ông Trump cũng chỉ là một giai thoại hão huyền chóng quên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét