14 tháng 11, 2017

Bà nội

Tác giả: theo FB Anh Trinh
KD: Đây là bài viết của cháu nội Cụ bà Trịnh Văn Bô. Một bài viết của đứa cháu về bà nội, với những câu chuyện, và sinh hoạt nhỏ nhặt hàng ngày, nhưng rất tình cảm, sống động, đúng phong cách người Hà Nội. Mình đồng cảm vì thế. Thậm chí, người HN ngày xưa, phụ nữ ra đường không ai mặc đồ bộ- quần áo ngủ, quần hoa áo hoa may kiểu đồ ngủ. Và đến giờ, mình cũng chưa bao giờ có thể mặc… đồ bộ đi chợ, dù chợ xế trước cửa nhà
Cũng phải nói thêm điều này; người HN nếu giữ được cốt cách, vẫn là “giấy rách phải giữ lấy lề”, dù đói cũng vẫn tươm tất- điều mà không ít người tứ xứ mỉa mai rằng người HN “giả dối”. Xin thưa, để có được sự “giả dối” đó cũng cần có một phông văn hóa và được giáo dục chu đáo ạ.
———————
[Photos by Bryan Pelz]
For grandma. English version below.
Hôm nay là tang lễ của bà, hơn một tuần sau khi bà mất. Con nhớ lúc ông mất cũng phải hơn một tuần sau nhà mình mới tổ chức đám tang ch ông. Hôm đó con được phân công cầm hộp huân chương của ông, đi cùng anh Sơn, anh Cọ ở phía đầu đoàn dưới cái nắng chang chang mùa hè Hà Nội. Hôm nay đưa bà về nơi yên nghỉ, con không thể có mặt…
Con may mắn được có một khoảng thời gian dài ở cùng nhà với ông bà, được ông bà dành cho nhiều tình thương. Con nhớ mỗi buổi sáng, con hay lân la ra xem bà trang điểm ở chiếc bàn đá trong phòng khách. Bà dùng chiếc lược ngà màu trắng chải tóc đúng một trăm lần. Rồi bà lấy hộp phấn thơm thoa đều lên mặt, điểm chút son đỏ, chấm chút nước hoa, soi gương thật kỹ, cười thật tươi, rồi mới đi ra ngoài. Bà bảo đấy là thói quen của bà từ trẻ, ra đường phải tươm tất.
Con nhớ mỗi lần đi chợ bà đều mang theo cái cân để tự cân những món đồ định mua. Bà bảo phải thế người ta mới không dám cân thiếu của bà. Rồi về nhà bà hay lấy bàn tính ra gẩy gẩy tính toán tiền chợ. Con nhớ những buổi tối trời mưa lạnh lạnh, ông mua bánh mì nóng, thấy con mon men ở gần ông lại gọi vào cho ăn bánh mì chấm nước mắm tỏi ớt thơm lừng. Con nhớ mỗi lần nhà mình có giỗ là mẹ con cùng các bác phải dậy từ sáng sớm để chuẩn bị nấu cỗ, nấu đến chiều mới xong để bà bưng lên bàn thờ thắp hương, đọc sớ, khấn, rồi chờ hết tuần hương mới hạ cỗ đem hâm nóng lại trong lúc hoá vàng. Mỗi lần thế con đói mềm người nhưng cứ phải chờ vì bà bảo phải mời các cụ trước, hết hương mới đến lượt con cháu được ăn. Con nhớ lần con đưa bạn con vào thăm bà ở nhà 34 Hoàng Diệu, ngồi nghe và kể chi tiết những chuyện từ hồi ông bà lập gia đình, cùng nhau gây dựng cơ đồ, và lý do ông bà quyết định theo kháng chiến. Hôm đó bà rất vui vì được kể thật lòng nhiều chuyện. Và con cũng vui vì được tận tai nghe bà kể nhiều chi tiết thú vị về những chuyện xảy ra gần một thế kỷ trước.
Với một gia đình đông con nhiều cháu như nhà mình thì khó có thể tránh khỏi những xích mích. Con hi vọng với thời gian những xích mích đó sẽ mờ dần đi. Riêng với mình con, con chọn sẽ ghi lại những kỷ niệm tốt nhất về ông bà và nhà mình. Bà không phải là con người hoản hảo, nhưng với con bà là một người phụ nữ phi thường, vừa lo chuyện gia đình vừa lo gây dựng cơ đồ. Không ai có thể phủ nhận công ơn của ông bà đối với đất nước.

Hôm này bà về với ông. Điều làm con áy náy nhất là khi ông nội và ông ngoại mất con đều không có mặt, và giờ đây khi bà mất, con cũng không thể đưa bà về nơi yên nghỉ cuối cùng. Con hi vọng ông bà hiểu được tình cảm của con lúc ông bà còn sống. Con mong bà yên nghỉ, mong bà phù hộ cho tất cả mọi người trong đại gia đình mình, và cho đất nước mình, được bình an.
Cháu nội của bà,
Cún
My grandmother, Mrs. Hoang Thi Minh Ho, passed away a week ago at the age of 103. She was an extraordinary woman.
She was born into an upper middle class family in Hanoi, Vietnam. At 13, she decided to sell some of her craft items just so she could have some petty cash. That gave her the first taste of the business world. In her late teen, she married my grandfather, an educated man from another wealthy family in Hanoi. Together, they had 12 kids, seven of whom survived, worked 20-hour days and built a textile empire whose fortune would later play an instrumental role in the founding of modern Vietnam. In August 1945, my grandparents were asked by some Viet Minh operatives to host an important person. Little did they know that this person, who stayed with them for over a month at their residence on 48 Hang Ngang street in Hanoi, was Ho Chi Minh. During his stay, he wrote the declaration of independence for Vietnam, and asked if my grandparents would be willing to contribute to the young Viet Minh government in their fight against the French and Japanese. During the golden week of fundraising, my grandparents, together with other patriotic families, gave as much as they could to fund the government. When I asked her why they decided to help Ho Chi Minh, she said that they had seen the suffering of fellow Vietnamese people under the French’s rule, and if Ho Chi Minh could help end that suffering, they were willing to help. To me, that is patriotism.
My grandmother was by no means a perfect person. But I choose to remember her as a fierce lady whose largest commitments were her family and her fellow people.
You lived an admirable life. I hope you find peace with grandpa. We miss you. We love you.
[Photos by Bryan Pelz]

Không có nhận xét nào:

Trang