Tác giả: Nguyễn Trọng Bình (theo Viet-studies)
Chúng ta – những người Việt hôm nay có thể đang coi thường, dè bỉu khinh khi sự độc tài của họ Tập. Thế nhưng, nhìn một cách tổng thể, ở giác độ văn hóa, dù sao dân tộc họ vẫn có bề dày và “kinh nghiệm” hơn dân tộc chúng ta. Và điều quan trọng hơn, một khi xác lập “tư tưởng Tập Cận Bình” ít nhiều đã cho thấy, tuy giống nhau về thể chế và ý thức hệ, nhưng về nhận thức có thể khẳng định các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc “cởi mở”, “linh hoạt”, “uyển chuyển” và “đa nguyên” chứ không bảo thủ, giáo điều và nhất là chỉ biết “ăn mày quá khứ”.
TG: Nguyễn Trọng Bình là một giảng viên đại học tuổi còn khá trẻ. Đây là bài viết mang quan điểm riêng của tác giả. Dù vậy, chủ Blog xin được biên tập một vài câu chữ, cho phù hợp tinh thần Blog
.Title bài, xin rút lại cho ngắn gọn
Những ngày này, tràn ngập trên các phương tiện truyền thông là những thông tin và hình ảnh về Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc. Tâm điểm của sự kiện này chủ yếu tập trung vào một nhân vật duy nhất là Tập Cận Bình với “giấc mộng Trung Hoa” mà ông ta đã công khai với thần dân mình cũng như toàn thế giới.
Báo Tuổi trẻ – tờ báo hàng đầu của nước Việt hiện nay – số ra ngày 19/10 đã kịp thời chuyển tải đến người dân cả nước sự kiện trên bằng một bài viết rất kỳ công và trang trọng: “Khoảnh khắc ấn tượng trong đại hội Đảng lần thứ 19 của Trung Quốc”.
Một tờ báo lớn khác là Thanh niên cũng chạy tít: “Trung Quốc xác lập tư tưởng Tập Cận Bình”.
Nhưng có lẽ nhanh nhảu và dày đặt nhất là báo điện tử Vnexpress với hàng loạt bài tường thuật và bình luận như: “5 thế hệ lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung quốc”;”5 điểm nhấn trong bài phát biểu mở ra kỷ nguyên mới của ông Tập”, “Trung Quốc với tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu năm 2050”; “Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ mô hình thành công với các nước”…
Trông người mà ngẫm đến ta. Nếu lấy thời điểm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc vào năm 1991 với phương châm “16 chữ vàng” (“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” ) có thể khẳng định, cho đến hôm nay, 4 chữ “vận mệnh tương quan” là hoàn toàn phi thực tế đối với Việt Nam. Vì lẽ, trong khi Trung Quốc của họ Tập đang trên đường trở thành bá chủ toàn cầu và cao giọng hứa hẹn “chia sẻ mô hình phát triển” của mình thì Việt Nam vẫn là một quốc gia “không chịu phát triển”. Và hiện tại, tuy vẫn đang quay cuồng với chuyện “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” nhưng miệng vẫn không thôi chém gió và hoang tưởng: hết “quốc gia khởi nghiệp” lại đến “cách mạng công nghiệp 4.0”…?
Hãy tự thức tỉnh
Có lẽ, có không ít người Việt đang cảm thấy rất “dị ứng” và khó chịu trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Tuy vậy, nếu chúng ta dũng cảm gạt bỏ cái tâm lý tự hào, tự tôn dân tộc quá đà; bình tâm suy ngẫm lại mọi thứ trên tinh thần “biết người biết ta”, tôi nghĩ dù muốn dù không cũng phải thừa nhận họ – dân tộc Trung Hoa đã và đang hơn chúng ta – dân tộc Việt Nam hôm nay một “cái đầu”. Sự thành công của họ hôm nay âu cũng là điều tất yếu, không quá khó để lý giải.
Nói cách khác, chúng ta có thể không ưa Tập Cận Bình vì “tư tưởng” cùng “giấc mộng Trung Hoa” mà ông ta đang thiết kế và theo đuổi. Nhưng trước khi tỏ thái độ ấy, có lẽ mỗi người Việt hãy tự nhìn lại tầm vóc và tư duy của dân tộc mình; hãy biết xấu hổ về những hạn chế và yếu kém của dân tộc mình thay vì cứ suốt ngày véo von, réo rắt tự hào về vô số những truyền thống “tốt đẹp”, “hào hùng” gì đó trong quá khứ (nhất là cái truyền thống “đánh Pháp, đuổi Mỹ”).
Dù sao thì dân tộc họ cũng có “tư tưởng” và “giấc mơ” (ít ra là theo quan điểm và tinh thần của các lãnh đạo ĐCS và truyền thống của dân tộc họ) để nuôi dưỡng và đeo đuổi. Các lãnh đạo của họ, trong từng giai đoạn và bối cảnh cụ thể đều có sách lược, chiến lược phù hợp nhằm từng bước hiện thực hóa “giấc mơ” ấy.
Còn dân tộc chúng ta, tôi tự hỏi: lâu nay người Việt có “tư tưởng” gì không? Và hiện nay, chúng ta đang “ước mơ” gì?
Xin mạo muội và bạo gan trả lời luôn vậy. Nói cho cùng, dân tộc chúng ta cho đến hôm nay chẳng có một “tư tưởng” gì cả (hay nói chính xác hơn là cũng có nhưng là mớ lý thuyết pha trộn Ta – Tàu – Tây rất tù mù và rối rắm). Cũng như cả dân tộc hiện nay chẳng có một “giấc mơ” to tát nào; và dĩ nhiên các lãnh đạo cấp cao của ĐCS VN trong từng giai đoạn cũng chẳng có một sách lược, chiến lược gì hay ho để xây dựng và phát triển đất nước.
Nếu như thời cổ đại, người Trung Quốc có các “ông Tử”; sau đó cũng giống như ta, họ cũng “cung thỉnh” hai vị Mác-Lê về kết hợp với “tư tưởng” của Mao Trạch Đông. Nhưng tiếp theo Mao là Đặng Tiểu Bình, sau Đặng là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và bây giờ là “tư tưởng” của Tập Cận Bình.
Trong khi đó, dân tộc chúng ta, trước đây thì “xài ké” các “ông Tử” của họ; sau đó và cho đến nay thì chỉ có mỗi “giấc mơ” (giải phóng dân tộc thống nhất đất nước để “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”) và “tư tưởng” của Hồ Chí Minh trên nền tảng học thuyết của một ông ở Tây Âu (C. Mác) và một ông ở Đông Âu (Lênin). (Và nói cho đúng thì phải chăng chỉ có học thuyết triết học của Mác-Ănghen thôi chứ làm gì có “triết học” hay “Chủ nghĩa Mác-Lênin” )
Nói khác đi, nhìn lại vai trò dẫn dắt dân tộc và đất nước của các lãnh đạo ĐCS VN trong quá khứ lẫn hiện tại, kể từ sau Hồ Chí Minh, chúng ta chưa từng nghe nói đến “tư tưởng” hay “ước mơ” của bất kỳ một lãnh đạo ĐCS nào khác.
Con hơn cha là là có phúc. Trò hơn thầy là đại phước của quốc gia. Sau đại hội lần này, “tư tưởng và tầm nhìn mới” của Tập Cận Bình chắc chắn sẽ được đưa vào điều lệ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nghĩa là sẽ được “đặt” ngang hàng với “tư tưởng” của Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình – những vị tiền bối của Tập trước đó.
Chúng ta – những người Việt hôm nay có thể đang coi thường, dè bĩu khinh khi sự độc tài của họ Tập. Thế nhưng, nhìn một cách tổng thể, ở giác độ văn hóa, dù sao dân tộc họ vẫn có bề dày và “kinh nghiệm” hơn dân tộc chúng ta. Và điều quan trọng hơn, một khi xác lập “tư tưởng Tập Cận Bình” ít nhiều đã cho thấy, tuy giống nhau về thể chế và ý thức hệ, nhưng về nhận thức có thể khẳng định các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc “cởi mở”, “linh hoạt”, “uyển chuyển” và “đa nguyên” chứ không bảo thủ, giáo điều và nhất là chỉ biết “ăn mày quá khứ”.
Tương lai của một dân tộc, một quốc gia đúng ra phải được nhìn nhận và thiết kế từ tất cả những phương diện, những vấn đề nẩy sinh trong đời sống ở thời điểm hiện tại (cho dù hiện tại là một đống hoang tàn, đổ nát đi nữa nhưng nếu nhận thức đúng đắn về nó thì vẫn quan trọng và có ích hơn là tránh né hoặc tô hồng) chứ không phải từ ánh hào quang của thời quá khứ xa xôi, không bao giờ tìm lại được.
Ấy vậy mà, kể từ sau ngày 02/09/1969 đến nay, nhìn vào “tầm vóc” lẫn thần thái của các lãnh đạo nước nhà thấy chẳng có gương mặt nào để cho dân chúng có thể hãnh diện trên trường quốc tế. Xã hội và thế giới vốn luôn vận động và biến đổi không ngừng, vậy mà các thế hệ cháu con chỉ dám rụt rè (hay giả vờ khiêm tốn) an phận “học trò xuất sắc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì hỏi sao đất nước này muôn đời không bao giờ “sánh vai được với các cường quốc năm châu”?
Người tài giữ Đảng và xây dựng đất nước – thêm một điểm khác biệt
Một quốc gia, một dân tộc có phát triển và hưng thịnh hay không, điều quan trọng và trước hết phụ thuộc vào tầng lớp lãnh đạo chóp bu (là người như thế nào; có tài thao lược gì để dẫn dắt dân tộc?). Nói “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” cũng là vì thế.
Có không ít ý kiến cho rằng “trong lòng” Trung Quốc hiện nay cũng đang đầy dẫy những bất ổn. Điều này là không sai nhưng suy cho cùng quốc gia nào mà không vướng phải những vấn đề nọ kia. Và có lẽ, không đợi tới người ngoài nói, Tập Cận Bình hẳn nhiên thừa biết trong lòng Trung Quốc cũng có những người chống ông và chống ĐCS Trung Quốc. Nhưng có hề gì, với đảng của mình đương nhiên ông ta phải củng cố và bảo vệ nhưng điều quan trọng hơn là việc Trung Quốc phát triển và trở thành bá chủ thế giới chính là câu trả lời quan trọng nhất của ông dành cho những người không ủng hộ mình.
Và thực tế đã cho thấy điều đó. Vị thế và tầm ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế ở cả hai phương diện: “quyền lực cứng” (kinh tế, quân sự…) lẫn “quyền lực mềm” (chính trị, văn hóa,…) là không còn bàn cãi.
Đây chính là cơ sở quan trọng để họ Tập mạnh miệng tuyên bố trở thành “siêu cường quốc” vào năm 2050. Không những vậy, đó còn là một mô hình “chủ nghĩa xã hội đặc sắc”kiểu Trung Quốc!? Riêng về phương diện chủ quyền quốc gia, ông Tập không ngần ngại gửi thông điệp ngầm đến tất cả các bên liên quan (đương nhiên là có Việt Nam chúng ta) theo luận điệu bá quyền thường thấy là: ” sẽ không dung thứ cho bất cứ ai, bằng cách nào, vào thời điểm nào, muốn tách một tấc đất ra khỏi Trung Quốc”.
Nói điều này để thấy rằng, hơn ai hết họ Tập cùng tập đoàn chính trị của ông ta, hiểu rất rõ những vấn đề thuộc về nội tình Trung Quốc trong bối cảnh chung của thế giới khi xây dựng “giấc mơ” của dân tộc mình trong tương lai.
Qua đây có thể thấy, các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc ngoài việc lo giữ Đảng của mình thì vấn đề xây dựng và phát triển nhằm đưa đất nước Trung Quốc trở thành siêu cường thế giới là mục tiêu lớn nhất của họ. Vậy nên, việc chọn “người tài” để kế vị của họ bao giờ cũng chú trọng cùng lúc hai mục tiêu này. Phải chăng đây cũng chính là ưu điểm và là sự khác biệt lớn nhất so với các lãnh đạo ở Việt Nam (kể từ sau khi nước nhà thống nhất cho đến nay).
Hay nói khác đi, lâu nay, ĐCS VN chỉ lo tìm “người tài” để giữ Đảng thôi chứ người tài để xây dựng và phát triển đất nước thì chẳng màng quan tâm.
Có lẽ trong hoàn cảnh hiện nay, nếu chỉ tìm người tài để xây dựng và phát triển đất nước thì chắc chắn sẽ không thiếu nhưng để tìm người có cái “lý lịch ba đời trong sáng như gương” để chủ yếu lo giữ Đảng, giữ chế độ thì chuyện phải cân nhắc, nâng lên hạ xuống âu cũng là lẽ thường tình. Nhưng điều này lại chính là bi kịch của dân tộc nếu nhìn về tương lai. Nói như lời của cố Tiến Sĩ Alan Phan năm nào là: “đã ngu, đã nghèo mà còn “kiên định lập trường” ấy nữa thì vô phương cứu chữa.
Thay lời kết
Tóm lại, chúng ta có thể không ưa một Trung Quốc bá quyền, không ưa một Tập Cận Bình vì cái luận điệu và tâm lý nước lớn của ông ta hôm nay nhưng nếu chỉ có thế và nhất là không tự nhìn lại những yếu kém của dân tộc mình để mà phấn đấu và từng bước thay đổi hiện trạng thì chỉ càng cho thấy rõ cái tâm lý ghen ghét, đố kỵ của chúng ta trước sự thành công của người khác mà thôi.
Một dân tộc sống không “tư tưởng” và ước mơ nhưng lúc nào cũng dè bĩu, coi thường tư tưởng và ước mơ của dân tộc khác chắc chắn không phải là một dân tộc lớn (trưởng thành) và đáng để người khác nể trọng.
Ngược lại, một dân tộc nếu chỉ biết ngồi nhìn và thán phục; chỉ biết tung hô và xem người khác như một “hình mẫu” hay “thần tượng” rồi rập khuôn, bắt chước và theo đuôi thì càng tệ hại hơn nữa. Đó không chỉ là đang tự thừa nhận sự yếu kém của bản thân mà trên hết là thái độ nhu nhược, hèn kém và vong bản.
[1]: “Khoảnh khắc ấn tượng trong đại hội Đảng lần thứ 19 của Trung Quốc”. Xem tại:http://tuoitre.vn/khoanh-khac-an-tuong-trong-dai-hoi-dang-lan-thu-19-cua-trung-quoc-20171019150344415.htm
[2]: “Trung Quốc xác lập tư tưởng Tập Cận Bình”. http://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-gioi-thieu-tu-tuong-tap-can-binh-857819.html
[3]: “5 thế hệ lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc”. Xem tại: https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/5-the-he-lanh-dao-cua-dang-cong-san-trung-quoc-3656091.html
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 23-10-17
Chúng ta – những người Việt hôm nay có thể đang coi thường, dè bỉu khinh khi sự độc tài của họ Tập. Thế nhưng, nhìn một cách tổng thể, ở giác độ văn hóa, dù sao dân tộc họ vẫn có bề dày và “kinh nghiệm” hơn dân tộc chúng ta. Và điều quan trọng hơn, một khi xác lập “tư tưởng Tập Cận Bình” ít nhiều đã cho thấy, tuy giống nhau về thể chế và ý thức hệ, nhưng về nhận thức có thể khẳng định các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc “cởi mở”, “linh hoạt”, “uyển chuyển” và “đa nguyên” chứ không bảo thủ, giáo điều và nhất là chỉ biết “ăn mày quá khứ”.
TG: Nguyễn Trọng Bình là một giảng viên đại học tuổi còn khá trẻ. Đây là bài viết mang quan điểm riêng của tác giả. Dù vậy, chủ Blog xin được biên tập một vài câu chữ, cho phù hợp tinh thần Blog
.Title bài, xin rút lại cho ngắn gọn
————
Trông người mà ngẫm đến taNhững ngày này, tràn ngập trên các phương tiện truyền thông là những thông tin và hình ảnh về Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc. Tâm điểm của sự kiện này chủ yếu tập trung vào một nhân vật duy nhất là Tập Cận Bình với “giấc mộng Trung Hoa” mà ông ta đã công khai với thần dân mình cũng như toàn thế giới.
Báo Tuổi trẻ – tờ báo hàng đầu của nước Việt hiện nay – số ra ngày 19/10 đã kịp thời chuyển tải đến người dân cả nước sự kiện trên bằng một bài viết rất kỳ công và trang trọng: “Khoảnh khắc ấn tượng trong đại hội Đảng lần thứ 19 của Trung Quốc”.
Một tờ báo lớn khác là Thanh niên cũng chạy tít: “Trung Quốc xác lập tư tưởng Tập Cận Bình”.
Nhưng có lẽ nhanh nhảu và dày đặt nhất là báo điện tử Vnexpress với hàng loạt bài tường thuật và bình luận như: “5 thế hệ lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung quốc”;”5 điểm nhấn trong bài phát biểu mở ra kỷ nguyên mới của ông Tập”, “Trung Quốc với tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu năm 2050”; “Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ mô hình thành công với các nước”…
Trông người mà ngẫm đến ta. Nếu lấy thời điểm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc vào năm 1991 với phương châm “16 chữ vàng” (“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” ) có thể khẳng định, cho đến hôm nay, 4 chữ “vận mệnh tương quan” là hoàn toàn phi thực tế đối với Việt Nam. Vì lẽ, trong khi Trung Quốc của họ Tập đang trên đường trở thành bá chủ toàn cầu và cao giọng hứa hẹn “chia sẻ mô hình phát triển” của mình thì Việt Nam vẫn là một quốc gia “không chịu phát triển”. Và hiện tại, tuy vẫn đang quay cuồng với chuyện “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” nhưng miệng vẫn không thôi chém gió và hoang tưởng: hết “quốc gia khởi nghiệp” lại đến “cách mạng công nghiệp 4.0”…?
Hãy tự thức tỉnh
Có lẽ, có không ít người Việt đang cảm thấy rất “dị ứng” và khó chịu trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Tuy vậy, nếu chúng ta dũng cảm gạt bỏ cái tâm lý tự hào, tự tôn dân tộc quá đà; bình tâm suy ngẫm lại mọi thứ trên tinh thần “biết người biết ta”, tôi nghĩ dù muốn dù không cũng phải thừa nhận họ – dân tộc Trung Hoa đã và đang hơn chúng ta – dân tộc Việt Nam hôm nay một “cái đầu”. Sự thành công của họ hôm nay âu cũng là điều tất yếu, không quá khó để lý giải.
Nói cách khác, chúng ta có thể không ưa Tập Cận Bình vì “tư tưởng” cùng “giấc mộng Trung Hoa” mà ông ta đang thiết kế và theo đuổi. Nhưng trước khi tỏ thái độ ấy, có lẽ mỗi người Việt hãy tự nhìn lại tầm vóc và tư duy của dân tộc mình; hãy biết xấu hổ về những hạn chế và yếu kém của dân tộc mình thay vì cứ suốt ngày véo von, réo rắt tự hào về vô số những truyền thống “tốt đẹp”, “hào hùng” gì đó trong quá khứ (nhất là cái truyền thống “đánh Pháp, đuổi Mỹ”).
Dù sao thì dân tộc họ cũng có “tư tưởng” và “giấc mơ” (ít ra là theo quan điểm và tinh thần của các lãnh đạo ĐCS và truyền thống của dân tộc họ) để nuôi dưỡng và đeo đuổi. Các lãnh đạo của họ, trong từng giai đoạn và bối cảnh cụ thể đều có sách lược, chiến lược phù hợp nhằm từng bước hiện thực hóa “giấc mơ” ấy.
Còn dân tộc chúng ta, tôi tự hỏi: lâu nay người Việt có “tư tưởng” gì không? Và hiện nay, chúng ta đang “ước mơ” gì?
Xin mạo muội và bạo gan trả lời luôn vậy. Nói cho cùng, dân tộc chúng ta cho đến hôm nay chẳng có một “tư tưởng” gì cả (hay nói chính xác hơn là cũng có nhưng là mớ lý thuyết pha trộn Ta – Tàu – Tây rất tù mù và rối rắm). Cũng như cả dân tộc hiện nay chẳng có một “giấc mơ” to tát nào; và dĩ nhiên các lãnh đạo cấp cao của ĐCS VN trong từng giai đoạn cũng chẳng có một sách lược, chiến lược gì hay ho để xây dựng và phát triển đất nước.
Nếu như thời cổ đại, người Trung Quốc có các “ông Tử”; sau đó cũng giống như ta, họ cũng “cung thỉnh” hai vị Mác-Lê về kết hợp với “tư tưởng” của Mao Trạch Đông. Nhưng tiếp theo Mao là Đặng Tiểu Bình, sau Đặng là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và bây giờ là “tư tưởng” của Tập Cận Bình.
Trong khi đó, dân tộc chúng ta, trước đây thì “xài ké” các “ông Tử” của họ; sau đó và cho đến nay thì chỉ có mỗi “giấc mơ” (giải phóng dân tộc thống nhất đất nước để “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”) và “tư tưởng” của Hồ Chí Minh trên nền tảng học thuyết của một ông ở Tây Âu (C. Mác) và một ông ở Đông Âu (Lênin). (Và nói cho đúng thì phải chăng chỉ có học thuyết triết học của Mác-Ănghen thôi chứ làm gì có “triết học” hay “Chủ nghĩa Mác-Lênin” )
Nói khác đi, nhìn lại vai trò dẫn dắt dân tộc và đất nước của các lãnh đạo ĐCS VN trong quá khứ lẫn hiện tại, kể từ sau Hồ Chí Minh, chúng ta chưa từng nghe nói đến “tư tưởng” hay “ước mơ” của bất kỳ một lãnh đạo ĐCS nào khác.
Con hơn cha là là có phúc. Trò hơn thầy là đại phước của quốc gia. Sau đại hội lần này, “tư tưởng và tầm nhìn mới” của Tập Cận Bình chắc chắn sẽ được đưa vào điều lệ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nghĩa là sẽ được “đặt” ngang hàng với “tư tưởng” của Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình – những vị tiền bối của Tập trước đó.
Chúng ta – những người Việt hôm nay có thể đang coi thường, dè bĩu khinh khi sự độc tài của họ Tập. Thế nhưng, nhìn một cách tổng thể, ở giác độ văn hóa, dù sao dân tộc họ vẫn có bề dày và “kinh nghiệm” hơn dân tộc chúng ta. Và điều quan trọng hơn, một khi xác lập “tư tưởng Tập Cận Bình” ít nhiều đã cho thấy, tuy giống nhau về thể chế và ý thức hệ, nhưng về nhận thức có thể khẳng định các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc “cởi mở”, “linh hoạt”, “uyển chuyển” và “đa nguyên” chứ không bảo thủ, giáo điều và nhất là chỉ biết “ăn mày quá khứ”.
Tương lai của một dân tộc, một quốc gia đúng ra phải được nhìn nhận và thiết kế từ tất cả những phương diện, những vấn đề nẩy sinh trong đời sống ở thời điểm hiện tại (cho dù hiện tại là một đống hoang tàn, đổ nát đi nữa nhưng nếu nhận thức đúng đắn về nó thì vẫn quan trọng và có ích hơn là tránh né hoặc tô hồng) chứ không phải từ ánh hào quang của thời quá khứ xa xôi, không bao giờ tìm lại được.
Ấy vậy mà, kể từ sau ngày 02/09/1969 đến nay, nhìn vào “tầm vóc” lẫn thần thái của các lãnh đạo nước nhà thấy chẳng có gương mặt nào để cho dân chúng có thể hãnh diện trên trường quốc tế. Xã hội và thế giới vốn luôn vận động và biến đổi không ngừng, vậy mà các thế hệ cháu con chỉ dám rụt rè (hay giả vờ khiêm tốn) an phận “học trò xuất sắc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì hỏi sao đất nước này muôn đời không bao giờ “sánh vai được với các cường quốc năm châu”?
Người tài giữ Đảng và xây dựng đất nước – thêm một điểm khác biệt
Một quốc gia, một dân tộc có phát triển và hưng thịnh hay không, điều quan trọng và trước hết phụ thuộc vào tầng lớp lãnh đạo chóp bu (là người như thế nào; có tài thao lược gì để dẫn dắt dân tộc?). Nói “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” cũng là vì thế.
Có không ít ý kiến cho rằng “trong lòng” Trung Quốc hiện nay cũng đang đầy dẫy những bất ổn. Điều này là không sai nhưng suy cho cùng quốc gia nào mà không vướng phải những vấn đề nọ kia. Và có lẽ, không đợi tới người ngoài nói, Tập Cận Bình hẳn nhiên thừa biết trong lòng Trung Quốc cũng có những người chống ông và chống ĐCS Trung Quốc. Nhưng có hề gì, với đảng của mình đương nhiên ông ta phải củng cố và bảo vệ nhưng điều quan trọng hơn là việc Trung Quốc phát triển và trở thành bá chủ thế giới chính là câu trả lời quan trọng nhất của ông dành cho những người không ủng hộ mình.
Và thực tế đã cho thấy điều đó. Vị thế và tầm ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế ở cả hai phương diện: “quyền lực cứng” (kinh tế, quân sự…) lẫn “quyền lực mềm” (chính trị, văn hóa,…) là không còn bàn cãi.
Đây chính là cơ sở quan trọng để họ Tập mạnh miệng tuyên bố trở thành “siêu cường quốc” vào năm 2050. Không những vậy, đó còn là một mô hình “chủ nghĩa xã hội đặc sắc”kiểu Trung Quốc!? Riêng về phương diện chủ quyền quốc gia, ông Tập không ngần ngại gửi thông điệp ngầm đến tất cả các bên liên quan (đương nhiên là có Việt Nam chúng ta) theo luận điệu bá quyền thường thấy là: ” sẽ không dung thứ cho bất cứ ai, bằng cách nào, vào thời điểm nào, muốn tách một tấc đất ra khỏi Trung Quốc”.
Nói điều này để thấy rằng, hơn ai hết họ Tập cùng tập đoàn chính trị của ông ta, hiểu rất rõ những vấn đề thuộc về nội tình Trung Quốc trong bối cảnh chung của thế giới khi xây dựng “giấc mơ” của dân tộc mình trong tương lai.
Qua đây có thể thấy, các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc ngoài việc lo giữ Đảng của mình thì vấn đề xây dựng và phát triển nhằm đưa đất nước Trung Quốc trở thành siêu cường thế giới là mục tiêu lớn nhất của họ. Vậy nên, việc chọn “người tài” để kế vị của họ bao giờ cũng chú trọng cùng lúc hai mục tiêu này. Phải chăng đây cũng chính là ưu điểm và là sự khác biệt lớn nhất so với các lãnh đạo ở Việt Nam (kể từ sau khi nước nhà thống nhất cho đến nay).
Hay nói khác đi, lâu nay, ĐCS VN chỉ lo tìm “người tài” để giữ Đảng thôi chứ người tài để xây dựng và phát triển đất nước thì chẳng màng quan tâm.
Có lẽ trong hoàn cảnh hiện nay, nếu chỉ tìm người tài để xây dựng và phát triển đất nước thì chắc chắn sẽ không thiếu nhưng để tìm người có cái “lý lịch ba đời trong sáng như gương” để chủ yếu lo giữ Đảng, giữ chế độ thì chuyện phải cân nhắc, nâng lên hạ xuống âu cũng là lẽ thường tình. Nhưng điều này lại chính là bi kịch của dân tộc nếu nhìn về tương lai. Nói như lời của cố Tiến Sĩ Alan Phan năm nào là: “đã ngu, đã nghèo mà còn “kiên định lập trường” ấy nữa thì vô phương cứu chữa.
Thay lời kết
Tóm lại, chúng ta có thể không ưa một Trung Quốc bá quyền, không ưa một Tập Cận Bình vì cái luận điệu và tâm lý nước lớn của ông ta hôm nay nhưng nếu chỉ có thế và nhất là không tự nhìn lại những yếu kém của dân tộc mình để mà phấn đấu và từng bước thay đổi hiện trạng thì chỉ càng cho thấy rõ cái tâm lý ghen ghét, đố kỵ của chúng ta trước sự thành công của người khác mà thôi.
Một dân tộc sống không “tư tưởng” và ước mơ nhưng lúc nào cũng dè bĩu, coi thường tư tưởng và ước mơ của dân tộc khác chắc chắn không phải là một dân tộc lớn (trưởng thành) và đáng để người khác nể trọng.
Ngược lại, một dân tộc nếu chỉ biết ngồi nhìn và thán phục; chỉ biết tung hô và xem người khác như một “hình mẫu” hay “thần tượng” rồi rập khuôn, bắt chước và theo đuôi thì càng tệ hại hơn nữa. Đó không chỉ là đang tự thừa nhận sự yếu kém của bản thân mà trên hết là thái độ nhu nhược, hèn kém và vong bản.
———
Tham khảo:[1]: “Khoảnh khắc ấn tượng trong đại hội Đảng lần thứ 19 của Trung Quốc”. Xem tại:http://tuoitre.vn/khoanh-khac-an-tuong-trong-dai-hoi-dang-lan-thu-19-cua-trung-quoc-20171019150344415.htm
[2]: “Trung Quốc xác lập tư tưởng Tập Cận Bình”. http://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-gioi-thieu-tu-tuong-tap-can-binh-857819.html
[3]: “5 thế hệ lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc”. Xem tại: https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/5-the-he-lanh-dao-cua-dang-cong-san-trung-quoc-3656091.html
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 23-10-17
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét