Trịnh Kim Thuấn
TRẦN SINH vốn là một hào gia, ngụ thành
Tây, đất Kinh kỳ, ngàn năm văn vật. Tính tình đôn hậu lại hào phóng, kết giao
bằng hữu các nơi, mọi người đều mến phục. Thuở thiếu thời từng nấu sử, sôi kinh,
nhưng không thích chốn quan trường : vào luồn, ra cúi, nên không ra ứng thí, ở
nhà cai quản sản nghiệp tổ tiên để lại, rãnh rang thì đi thăm viếng bằng hữu, du
sơn, ngọa thủy.
Thuở trẻ, một lần đi
chơi núi Yên Tử, tình cờ gặp được mấy ông Tiên đang chơi cờ, Trần Sinh hăng hái
tình nguyện làm người phục dịch. Buổi chiều tan cuộc cờ, mấy ông Tiên cảm kích,
một ông Tiên bảo Sinh :
- Chúng ta 100 năm mới
đến đây chơi cờ 1 lần, nay gặp được ngươi đây, âu cũng là duyên phận, cảm kích
công lao của ngươi từ sáng đến giờ, ta ban cho ngươi 1 phép mầu là nghe và hiểu
được tiếng nói của muông thú, đổi lại ngươi không được kể lại cho ai nghe cả,
nếu trái lời chết ngay tức khắc. Đồng ý chứ !
Trần Sinh : Dạ ! con
đồng ý ạ ! đồng thời cám ơn rối rít .
Kể từ ấy, Trần Sinh
nghe và hiểu được tiếng nói của muông thú, tính tình đôn hậu, lấy cái may mắn
làm vui, có dịp giúp chúng nó được thì giúp, chứ không sử dụng lợi thế đó mà tàn
hại bọn chúng.
Điển hình như : Một chú
cọp bị hóc xương, nuốt vào không được, nhả ra không xong, cả tháng không ăn uống
chi cả, cọp ta ốm chỉ còn da với xương. Sinh đi ngang bảo cọp há miệng ra, móc
xương giúp cọp, cọp lấy làm cảm kích khôn cùng.
Một lần đi chơi nghỉ
trưa trong rừng, nằm cạnh tổ kiến to, nghe chúng than thở : Ngày mai có bão, lũ
lớn ập vào đây, thời gian gấp quá, không di dời kịp, có lẽ ngày mai có số chết
chìm, có số chết trôi, có số làm mồi cho cá … Trần Sinh liền dời ngay Tổ kiến
lên đồi cao, cứu được hàng triệu sinh linh nhà kiến ……..
Đến năm 50 tuổi, cưới
thêm 1 người vợ lẽ (chổ nầy, đến nay tôi chưa hiểu, ai biết chỉ giúp : vợ chánh
là 1, vợ kế là 2, vậy 2 là chẳn, sao gọi là lẽ) để tiện gọi là bà Hai
nhé.
Bà Hai còn trẻ (trên 20
tuổi) và đẹp (đẹp mới cưới, chứ xấu thì sống với vợ cũ cho rồi, cưới thêm làm
gì). Vì biết mình trẻ và đẹp, nên bà Hai chảnh và nhõng nhẽo tợn, lúc đầu Trần
Sinh còn thấy vui vui, càng ngày càng oải, đôi khi bực mình, rồi lại tự cười
nhạo mình “ đường thẳng không đi rước cục nợ về, đáng cái tội già mà
ham”.
Một đêm nọ, đang dỗ giấc
ngủ. Trần Sinh nghe con bò và con ngựa nói chuyện với nhau ngoài
chuồng.
Bò than thở : Anh ngựa
ơi ! số của anh sao mà sung sướng quá, ban ngày thỉnh thoảng chỉ cỡi ông chủ đi
công việc, hoặc đi chơi, công việc thật nhàn nhã. Còn tôi, trời mờ sáng, có hôm
chưa tỏ mặt người, thằng Chăn quăng cho nắm rơm, nắm cỏ xong, lôi mũi dẫn ra
đồng bắt cày, bừa … Phải vậy xong đâu, đi chậm nó cũng đánh, đi lẹ nó cũng đánh,
đi bên phải nó cũng đánh, đi bên trái nó cũng đánh ,như đêm rồi nó hẹn con bồ
của nó chỗ đống rơm sau nhà, đêm đó con nhỏ không đến, nó ngồi chờ đến khuya, bị
muỗi cắn, hôm sau nó trút giận lên cái lưng của tôi quá trời, giận quá tôi muốn
quay đầu lại húc nó 1 cái cho bõ tức,nhưng tôi không dám, nó không
chết, chắc mình chết .
Ngựa : Tại anh ngu quá,
anh phải chịu thôi, người ta thường nói ngu như trâu, ngu như bò đó hay sao ?
thôi để tôi chỉ cho anh 1 kế, để anh khỏi cực nhé !
Bò : Kế chi, làm ơn chỉ
cho tôi đi anh Ngựa.
Ngựa : Sáng mai, thằng
Chăn vào quăng cỏ cho anh, anh giả bệnh đừng ăn, nó lôi anh đứng dậy, anh giả bộ
đứng dậy không nổi, như thế là ngày mai anh khỏi phải đi cày.
Bò : Hay quá ! mai tôi
nghe theo lời anh .
Sáng sớm, Trần Sinh nghe
tiếng thằng chăn gọi : Ông chủ ơi, con bò bị bệnh rồi, mà đất đã lãnh cày cho
nhà thằng Đậu, để kịp xuống giống, phải làm sao ?
Trần Sinh : Bò đau, thì
bắt ngựa cày thế chứ sao !
Thế là ngày hôm ấy công
việc của con bò được con ngựa làm thế, Bò ở nhà nhởn nhơ nhai cỏ, lấy làm khoái
chí.
Trần Sinh để ý theo dõi,
chiều tối khi ngựa ta về tới chuồng, mặt mày bơ phờ, trông thật là thê thảm.
Trần Sinh cười thầm :" Cho đáng đời, rõ vẽ chuyện ,đồ tào
lao”.
Tối đến , Trần Sinh chờ
nghe tiếp câu chuyện của bò và ngựa.
Ngựa : Anh Bò ơi ! nghe
tin gì chưa ?
Bò : Tin chi vậy anh
ngựa ?
Ngựa : Anh tiêu đời rồi,
ngày mai ông chủ sẽ làm thịt anh .
Bò : Trời ơi ! tại sao
lại giết tôi ?
Ngựa : Thì tại anh bệnh,
không cày bừa được nữa, chẳng lẽ nuôi anh tốn cơm à !
Bò : Cứu tôi với anh
ngựa ơi ! tôi chưa muốn chết, tôi chưa có vợ mà !
Ngựa : Vậy thì sáng mai
thằng Chăn quăng cỏ vào, anh ăn cho thật mạnh, tự đứng dậy chứng tỏ hết bệnh và
đi cày.
Nghe đến đây, Trần Sinh
thán phục trí khôn ngoan của con ngựa, khoái chí quá bật cười lớn, vỗ tay vào
đùi đánh đét 1 cái, rủi thay cái tay lại đánh lộn vào đùi của bà Hai nằm cạnh.
Giật mình thức giấc, lại thấy ông xã cười khan một mình .
Bà Hai : Chuyện chi vui
vậy mình ?
Trần Sinh : Đâu có chi
!
Bà Hai không chịu lối
giải thích đâu có chi, truy đến cùng, Trần Sinh thú thật là không thể kể chuyện
nầy được, vì kể lại là chết ngay.
Lý do chỉ kể lại một câu
chuyện xong thì lăn đùng ra chết, không thuyết phục được bà Hai, thế là hôm sau
bà bỏ ăn, bà khóc lóc ỉ ôi, ngày hôm sau nữa, nếu ông chồng không chịu kể, thì
trong vòng 3 ngày bà sẽ tự vẫn.
Trần Sinh ruột rối như
tơ vò, bà Hai không tự vẫn mà vẫn bỏ ăn, mà vẫn khóc lóc om sòm thì cũng không
chịu nổi, thôi thà chết đi còn sướng hơn sống. Trần Sinh đồng ý với bà Hai : 3
ngày nữa sẽ kể cho bà Hai nghe, đồng thời ông viết thơ mời các bằng hữu, quyến
thuộc xa gần đến nhà để gặp mặt, trối trăng, chia tay lần cuối. Cho gia nhân hỏa
tốc đi mời ngay, nội dung thơ : Vào ngày X, lúc 10 giờ, đến dự tiệc rượu thân
mật, lý do : cho biết sau .
Ngày X, trời hửng sáng,
sau khi liệng cho đàn gà mấy nắm thóc , Trần Sinh ngồi uống trà, lòng buồn rười
rượi, ngắm đàn gà đang ăn, nhìn cảnh :
Con gà trống đang rượt
mấy con gà mái để đạp mái, có con gà mái sau cùng không đồng ý, còn mắng mỏ nặng
lời với gà trống.
Gà mái : Anh là đồ vô
lương tâm, vô đạo đức, anh không thấy, không biết ngày hôm nay ông chủ từ giã
cõi đời nầy à ? Lòng dạ nào mà còn đòi làm chuyện nầy được ? không biết xấu hổ à
?
Gà trống : Ông chủ ngu
quá thì chết ráng chịu, sống chi chật đất, chỉ vì bà Hai mà phải chịu chết cũng
đáng đời, như tôi đây 4,5 bà vợ, bà có thấy ai dám hó hé, dám ho với tôi không
?
Gà mái thỏ thẻ : Nếu anh
là ông chủ, thì anh xử lý việc nầy thế nào ?
Gà trống : Dễ ợt, khó
chi, ra sau vườn, chặt 1 nhánh tre bằng ngón tay cái làm cây roi, vào đánh cho
bà Hai 1 trận, hỏi xem bả còn đòi nghe kể chuyện nữa hay không ? Sẵn dịp trị
luôn cái bệnh chảnh và nhõng nhẽo của bà luôn.
Trần Sinh bừng tỉnh,
thực hiện lời con gà trống vừa nói với vợ của nó ngay.
Vừa thức dậy, bới tóc,
chải chuốt xong, bà Hai mặt mày hí hửng, vài giờ nữa thôi, mình sẽ được nghe kể
câu chuyện bí mật nầy, không ngờ Trần Sinh từ ngoài bước vào, cầm roi tre quất
thẳng vào người, chỉ trừ đi cái mặt, phần còn lại : ngực, bụng vai, lưng … tiếng
roi trót ! trót ! trót ! Bà Hai đau quá, khóc thét lên. Định hỏi tại sao vô cớ
bị đánh đòn, nhưng :
Trần Sinh hỏi trước :
Còn đòi nghe kể chuyện nữa không ? còn đòi nghe kể chuyện nữa không ?
……..
Đau quá, bà Hai trả lời
ngay : Không dám đòi, không dám đòi nữa …..
Liệng cây roi tre, Trần
Sinh khoan khoái trong lòng tiếp tục vào bàn uống trà. Bà Hai vào phòng lấy dầu
xoa vào các lằn roi vừa rồi, vừa khóc rã rít.
Khách đến,
Trần Sinh vui vẽ tiếp đón, có người thắc mắc.
Hỏi : Thông thường phải có giỗ hay cưới mới có tiệc, sao hôm nay tiệc tùng bất ngờ thế ?
Hỏi : Thông thường phải có giỗ hay cưới mới có tiệc, sao hôm nay tiệc tùng bất ngờ thế ?
Trần Sinh : Bạn bè lâu
ngày không gặp. nhớ quá bày tiệc để có dịp hàn huyên vậy thôi
!
Hôm ấy, Trần Sinh vui
quá, uống rượu nhiều. Người được xem là chết rồi, nay được sống lại mà
.
Hôm sau, Trần Sinh đến
hiệu Kim Hoàn đặt đúc 1 con gà trống bằng vàng y rất tinh xảo, đem về thờ trong
nhà. Trần Sinh căn dặn : Từ nay về sau có tiệc tùng chi thì làm thịt vịt, heo,
cá …chớ tuyệt đối không được giết gà làm thịt . Căn dặn thằng Chăn đối xử với
con bò tử tế hơn, không được đánh đập vô cớ nữa, đồng thời giảm bớt giờ làm cho
nó.
Người thân và gia nhân
trong nhà, ai nấy đều làm lạ và thắc mắc, nhưng không ai dám hỏi, nếu ai
dám hỏi thì chắc chắn Trần Sinh cũng không nói đâu phải không quí vị ?
Nhờ trận đòn roi tre hôm
nào, bà Hai hãi quá, bỏ đứt luôn cái tật chảnh và nhõng nhẽo, từ đó không khí
trong gia đình trở nên dễ chịu và ấm áp, hạnh phúc.
Trần Sinh sống thêm được
30 năm nữa. Đến năm 80 tuổi thì mất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét