6X đời chót
bây giờ mới ngoài 40, cũng chưa xa thời thanh niên trai tráng là mấy. Thế nhưng
so với đám thanh niên thời @, phương pháp cưa gái của họ thật "cổ kính".
Gái Hà Thành tiếp khách |
Những chàng trai thế hệ 6X bước vào tuổi yêu đương trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Đó là những năm cuối thời bao cấp và đầu thời kỳ đổi mới, khi người dân còn nghèo, nhịp sống còn chậm, và chuyện tán tỉnh, yêu đương cũng phải “trường kỳ kháng chiến” chứ không ào ạt “đánh nhanh thắng nhanh” như bây giờ.
Còng lưng bóc lạc nhà nàng.
Hễ bị vợ chê lười là anh Phạm Văn Trực, sinh năm 1964, hiện sống ở Kim Giang, Hà Nội, lại hài hước kể công rằng, hồi xưa để cưa được chị, anh đã lao động khổ sai không công cho nhà chị mấy năm ròng, giờ thi thoảng phải cho lười một chút chứ.
Chị Thịnh vợ anh hồi con gái rất đẹp, lại còn học khá, hát hay nên nhiều anh theo lắm. Bố anh nghiện thuốc lá nặng, ngày hút gần hai bao thuốc mà không bao giờ phải mua một điếu nào, toàn đám trai đến tán chị Thịnh đua nhau biếu. Trực chẳng có tiền mua thuốc lá, vả lại
anh nghĩ cả ông già được biếu cả nắm thuốc, chắc chẳng nhớ hết của những đứa
nào. Thế là anh xoay cách khác.
Hồi đó người dân ở thành phố Vinh quê
anh thường nhận bóc lạc cho cơ quan thương nghiệp. Mỗi nhà, tùy sức, nhận từ
vài tạ đến cả tấn lạc vỏ về bóc trong thời gian quy định. Tùy chất lượng lạc mà
bên thương nghiệp quy định mỗi tạ lạc vỏ phải nộp lại bao nhiêu kg lạc nhân,
nếu thừa thì được hưởng chỗ dôi ra đó, còn thiếu thì phải bù vào. Nhà chị Thịnh
cũng nhận lạc về bóc để kiếm ít lạc nhân dự trữ cho ngày mưa gió. Nhà gồm có bố
mẹ, bà nội và ba chị em Thịnh, ai nấy làm việc, học hành, cơm nước xong là vùi
đầu vào bóc.
Anh Trực quyết định “tấn công” người
đẹp và gia đình nàng bằng chuyện bóc lạc. Tối nào cũng vậy, cứ ăn tối xong là
anh đến “thăm bà và hai bác” rồi cặm cụi bóc giúp “cho vui”. Anh cứ hai tay cầm
hai củ lạc chọi thẳng xuống nền nhà xi măng, nhanh thoăn thoắt. Chỉ nghe
“choách, choách” một hồi, lạc bóc rồi đã vun cả đống, người lớn trong nhà khen
lấy khen để.
Nhưng biểu diễn được chừng một tiếng
đồng hồ thì rát ngón tay, anh đành phải dùng cái kẹp (gồm 2 thanh bản tre hoặc
gỗ có khía, buộc một đầu với nhau bằng dây cao su). Thấy kẹp nhà chị Thịnh vừa
khó bóc vừa dễ làm củ lạc trượt ra, khiến hai thanh gỗ kẹp phải tay đau điếng,
Trực hì hụi cải tiến đám kẹp, cái nào cũng "ngon", khiến bà nội thích
lắm. Chưa hết, Trực còn nhờ vả bạn, bạn anh nhờ vả bà cô làm bên thương nghiệp
can thiệp để nhà chị Thịnh toàn được nhận loại lạc tốt nhất, nên lần nào cũng
thừa ra được khá nhiều lạc nhân, chẳng những đủ ăn mà còn đem bán.
Tóm lại, người lớn trong nhà coi như
đã “duyệt”, chỉ riêng chị Thịnh không thích anh. Anh bóc lạc cứ bóc, chị mặc
kệ. Nhiều khi anh đang còng lưng bóc lạc thì chị ăn mặc đẹp đi chơi với chàng
trai khác. Ấy thế mà rồi mưa dầm thấm lâu, dần dần anh cũng lấy được chị làm
vợ.
Nhắc lại chuyện tình của hai anh chị,
cô em gái Trực “tố cáo”: “Trong khi mẹ và em phải thức suốt đêm bóc lạc cho kịp
ngày nhập thì anh ấy chả đụng một ngón tay, hóa ra là bận đi bóc cho nhà người
ta. Lại còn xin lạc tốt cho nhà người ta nữa chứ, mẹ thì thỉnh thoảng vẫn vớ
phải lạc xấu, phải bù lỗ suốt, hi hi”.
Những món quà của “thời xa vắng”
“Ngày xưa đi cưa gái làm gì có chuyện
đưa đi ăn nhà hàng, đi uống cà phê hay shopping như bây giờ. Tiền không có,
hàng quán cũng ít, mới cả hồi đó con gái nhà tử tế cũng không tùy tiện ra ngoài
với ‘trai lạ’. Thế nên nói đi tán tức là đến nhà người ta mà ngồi thiền, phải
thân thân rồi mới rủ được ra ngoài chơi”, anh Lê Hải, sinh năm 1965, nhớ lại.
Ngồi ám quẻ lâu chỉ khiến người nhà
đâm ghét, nên các chàng rồi cũng phải liệu đường mà về, rồi tìm cách nối dài
cuộc trò chuyện qua những lá thư. Hải viết thư mỗi ngày, đến nỗi nhiều
khi hết cả giấy, phải xé trộm từ vở của em gái út. Viết xong, anh còn cầu kỳ
gấp thư theo những kiểu điệu đà, rắc rối đến nỗi bạn gái mở mãi không ra, có
khi sốt ruột giật rách cả thư. Sợ bị bố nàng ngăn cản, anh gửi thư về địa chỉ
của nàng ở trường. Viết chừng 10 lá thì anh nhận được một lá hồi âm, thế cũng
đủ sướng cả chục ngày, đọc đi đọc lại đến nhầu cả giấy, đi ngủ cũng ấp vào tim.
“Đừng có bảo tôi sến. Bạn tôi đầy
thằng còn sến hơn. Có đứa viết thư tỏ tình lâm ly, thảm thiết, lại còn nhỏ mấy
giọt nước cho nhòe mực, ra vẻ là mình vừa viết thư vừa khóc vì nhớ nàng, vì
chưa được nàng để mắt. Thế mà cũng có cô tin, cảm động đến rụng rời”, Hải nói.
Hải cho biết, anh không có tài lẻ gì
nên hồi đó rất ghen với những cậu biết đàn, hát, biết làm thơ, vẽ tranh:“Bọn
đấy mới là sát thủ. Con gái thời đó cứ được chàng ôm đàn ghi-ta hát tặng mấy
tình khúc thay lời trái tim, tặng cho mấy vần thơ con cóc là đổ ràn rạt, lại
còn khoe khắp bạn bè là anh ấy làm thơ hay còn hơn... Tố Hữu. Nhìn mấy thằng
cha đấy, vừa xấu trai vừa nghèo rớt, ấy thế mà tán em nào chết em đấy, ức thật.
Mình đọc thơ chúng thấy dở òm, nhiều bài mình biết thừa là thuổng trong sách
ra, nhưng chả nhẽ lại bảo với nàng là em ơi em nhầm rồi, hê hê”.
Quà tặng lấy lòng bạn gái hồi đó của
Lê Hải và các bạn vô cùng giản dị và ít mang tính vật chất: chiếc khăn mùi xoa,
chiếc kẹp tóc, cục xà phòng thơm, cây bút máy, đôi quai nón, thậm chí là những
món đồ chơi làm tử vỏ lon bia…
Những sự cố của “thợ cưa”
Anh Nguyễn Văn Hưng, sinh năm 1962,
quê ở Thanh Hóa, cho biết hồi chinh phục người yêu đầu, anh không phải nịnh
nàng hay bố mẹ nàng nhiều lắm, mà chủ yếu nịnh hai thằng em tai quái của nàng.
Hai cậu này biết Hưng đến “cầu cạnh” chị mình nên được thể “hành hạ”,
hoặc phá đám cho vui. Khi thì chúng xì lốp xe của anh, lúc lại nhân lúc anh
đang say sưa “chém gió”, dán vào lưng anh mảnh giấy ghi những câu buồn cười,
hoặc giấu mũ, giấu dép…
Hưng chỉ có cách là nịnh. Anh vẽ bích
báo hộ chúng, dán diều cho chúng mang đi thả, gần Tết thì làm pháo cho chúng
đốt. Hồi đó trẻ con rất thích sưu tập vòng thun (dây nịt cao su dùng để buộc
đồ), rồi mang ra thi bắn vòng thun để “ăn” của nhau. Hai cậu em này cũng thế.
Vậy là Hưng đi mua một túi bự, thỉnh thoảng lại cho các em nàng vài chục chiếc,
khiến chúng sướng rơn.
Thấy bọn trẻ thích chơi con quay, Hưng
cũng về chặt cây ổi nhà mình, lấy phần gốc tiện cho hai cậu “em vợ” mấy con
quay rất đẹp, đóng đinh ở chân để “tăng sức chiến đấu”. Hôm đầu tiên mang tặng,
hai cậu bé hớn hở mời “anh rể” ra xem chúng “chọi” nhau. Cậu em cuốn dây vào
con quay, giơ thật cao tay rồi bổ xuống, không hiểu thế nào con quay lao ngay
vào đầu Hưng, máu chảy đầy mặt. Cũng may, vì áy náy và thương xót cho Hưng, sau
vụ đó tình cảm của chị gái chúng dành cho anh tăng vượt bậc.
Còn anh Minh, ở Cầu Giấy, Hà Nội, từng
phải đi bệnh viện vì tội bày tỏ tình yêu theo cách quá lãng mạn. Đêm đó lúc ai
nấy đã đi ngủ, anh mang một bông hồng tuyệt đẹp lặng lẽ đến trước nhà bạn gái.
Miệng ngậm bông hồng, anh trèo hàng rào lên cửa sổ nhà nàng, vốn không hề biết
về cuộc đột nhập này nên vẫn ngủ tít trong chăn. Anh định bụng sẽ mở cửa sổ vào
đặt bông hồng lên tủ, hôn nàng một cái rồi đi ra, không để phụ huynh biết.
Không ngờ trèo gần đến nơi thì trượt tay, cả thân hình nặng 60 kg rơi thịch
xuống đất, khiến bố nàng hớt hải hô “trộm, trộm” rồi vác gậy xông ra, may là
còn kịp nhận mặt “cây si” của con gái.
Hôm đó Hưng chẳng những gãy tay mà còn
bị rách mắt, mặt sưng tướng, phải đi bệnh viện; đó là chưa kể được phen xấu hổ
với bố mẹ nàng và mấy nhà xung quanh.
Sự cố của anh Hoàn (Đống Đa, Hà Nội)
thì chắc là thuộc loại hi hữu, vì cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của
anh quá “độc”: Cô gái mà anh đang tán ở ký túc xá nên chịu cảnh thiếu nước
thường xuyên, khiến anh rất ái ngại. Có mấy hôm để ý việc nàng gãi gãi tay,
nhìn trộm ở kẽ ngón tay thấy có mấy nốt ghẻ, Hoàn thương lắm. Anh lập tức đi
mua mấy lọ thuốc Dep đưa cho nàng, ân cần dặn dò cách dùng. Chẳng ngờ mặt nàng
đỏ bừng, rồi lại tái đi vì giận, ném trả lọ thuốc vào ngực Hoàn rồi đuổi về, từ
đó về sau không chịu tiếp nữa.
Lúc đó Toàn nhận ra mình đã bóc mẽ
“đối tượng”, làm nàng xấu hổ, nhưng vẫn cố vớt vát: “Ghẻ thì có gì đâu em? Bọn
anh đứa nào chả bị?’, nhưng chưa hết câu đã bị nàng đẩy ra khỏi cửa. Anh chàng
chỉ còn biết tự chửi mình ngu.
Mà cái “ngu” kiểu đó, chắc chắn các
chàng trai 9X chẳng bao giờ mắc phải, cho dù các cô gái bây giờ có mắc cái bệnh
ghẻ cổ lỗ sĩ kia đi nữa.
Tần Chung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét