Cừu Thị Đan Len.
Một người bạn mình,giờ đã định cư ở Mỹ ,nhưng vẫn có nhiều liên lạc với Việt Nam ,mỗi khi dính chuyện không hay lắm với người ở quê nhà hay người Việt "ở bển" bèn kết luận một câu"Thôi đành tha thứ cho nó ,người Việt thuần chủng í mà".Cứ là người Việt thì chẳng sớm thì muộn ,dù có sống ở phương trời nào ,bao năm ăn bơ sữa Tây phương thì rồi cũng sẽ có lúc "Bản chất nông dân trỗi dậy!"
Và hãy suy nghĩ về lớp trí thức Việt,tại sao họ lại "sống mòn" như vậy,dù nhiều người đã hăng hái "lên miền tây",đi thực tế ,đi Tây học ,rồi cũng ít người thành đạt nếu ở lại Tây ,còn rất đông "hạt giống tốt" ở Đông Âu thì nhu nhược,thối rữa lụi tàn ,không thành tầng lớp ,không xây được động lực khoa học công nghệ ,chỉ thành một mớ hỗn độn kiểu như" Ngô bảo Trâu và trâu cãi Ngô"...
Có thể mạn phép lý giải ,rằng do người Việt được ưu đãi quá nhiều từ thiên nhiên nên giống một đứa trẻ con nhà giàu ,nó ỷ lại,ăn sẵn và không muốn suy nghĩ vươn lên nữa .Nó thờ ơ với những thứ có sẵn đầy ra đấy ,chẳng phải khó khăn phấn đấu gian khổ mới giành được ,nó đơn giản đến mức chỉ với tay là lấy .Nó sẽ ăn và nó sẽ phá.
Cũng còn do đầu óc người Việt ,nặng định kiến ,sợ sự thay đổi ,dùng dằng thiếu quyết đoán,không muốn rời cái ổ rơm,nên mãi mãi không có sự bứt phá vượt lên mạnh mẽ .Có nhiều người có tài ,nhưng cái tài đó bị ràng kéo ,bị buộc chặt trong một mớ bòng bong của quan niệm,định kiến xã hội .Trong lúc thế giới người ta đã chế tạo được tàu vũ trụ ,thì người Việt nam không chế tạo nổi cái xe đạp .Trong lúc người ta nghĩ cách chinh phục vũ trụ,sống trong không gian ,thì người Việt còn lo rằng không biết hàng xóm nghĩ gì về hành động của mình ,thay đổi cái chuồng tiêu che lá chuối phất phơ nơi góc vườn thành xí bệt và để ngay trong nhà!.
Do địa thế ở cửa biển ,cửa sông nhiều ,đã hình thành nên tâm lý cổ thủ ,sợ mất mát ,chỉ nghĩ ngắn ,không nghĩ dài ,chỉ cần được trước mắt ,không cần nghĩ đường trường .Hình sông ,thế núi tạo nên thế hở sườn ,không chỉ thiên tai bất thình lình mà giặc giã ,đạo tặc cũng rình rập ,thế nên hôm nay biết hôm nay , ngày mai không thể biết .Vậy tội gì lo cho ngày mai? Ai cũng lo vươn ra mặt đường làm kinh tế kiểu chộp giật .
Người Việt nam tâm lý bầy đàn .Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào .Bởi người Việt không dùng đến não mà chỉ sử dụng tai,mắt. Tính hóng hớt ( hóng+hớt) nhiễm vào máu ,khi ta hóng được tin gì đó lập tức xô nhau đi hớt.
Ta lười học và thiếu kiến thức .Cũng có nguyên do của nó .Do chúng ta ca tụng quá nhiều những thứ cần cù lao động chân tay và thực tế coi lao động chân tay ngang bằng với lao động trí óc ,thậm chí còn cao hơn lao động trí óc .Chi phí học đại học ,rồi cao học vân vân tốn tiền tỷ ,mà khi ra trường đi làm lại được trả công lao động bằng với một thợ dệt chỉ cần học việc ba tháng mà không phải chi trả một đồng học phí nào .Phân bố vị trí xã hội thì đưa người lao động chân tay lên làm lãnh đạo và coi thường ,kỳ thị trí thức nên dân ta không muốn học nhiều .Sự thiếu kiến thức lâu dài hình thành nên bản chất nông dân cả lũ ,bằng lòng trong cái ổ rơm chấy rận với nhau,ứ thèm phát triển ,mặc kệ các loại khoa học công nghệ cao và thế giới tăng tốc vũ bão ngoài kia .Chỉ cần đầy cái dạ dày là ngáy kho kho.Xong phim.
Còn người Việt nam ở nước ngoài cũng có người tài ba ,thành danh như nhà toán học Ngô Bảo Châu ,chính trị gia Phi lipp Rosler ,vua đầu bếp Christine Hà ,giáo sư Đàm Thanh Sơn ,người dẫn chương trình truyền hình Betty Nguyễn ,luật sư Joseph Cao ,ca sỹ Alice Cecilia Linh Svensson... Nhưng nếu để được coi là có tầm ảnh hưởng lớn ,góp phần trong nhóm người tinh tú chủ chốt đang xoay chuyển thế giới và được cả thế giới công nhận là số 1 trong lĩnh vực mình hoạt động thì chưa một ai.Có một loại GENE ,như một cái chốt chặn khiến người Việt khó vươn tới đỉnh cao nhất của nhân loại .Tạm gọi đó là GENE "NÔNG DÂN" .Cái gene này nó giằng kéo ,giam giữ người Việt trong một "lũy tre làng" rậm rịt và bảo thủ ,đồng thời nó cũng chia rẽ và phân tán năng lực của người Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét