Tố Hữu
Bạn hỏi vì sao đất nước này
Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
Tóc tang lòng vẫn không cay đắng
Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay ?
Có lẽ nghìn năm đã dạn dày
Anh hùng xưa để giống hôm nay
Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm
Quen vượt trùng dương lái vững tay.
- Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ?
Chợ trời thật giả đâu chân lý ?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...
Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
"Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!"
Chân lý, mặt trời soi sáng mãi
Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
Lương tâm đều vẫn trong như ngọc
Tình nghĩa anh em lại một nhà.
(2-1967)
Bài thơ này có thể có nhiều người biết đến, nó được Tố Hữu in trong tập thơ “Ra trận” vì nó gần như đánh dấu một khoảng thời gian trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Mỹ tại nước ta. Tôi nhớ vào xuân năm 1968 cha tôi có đọc cho tôi nghe bài thơ này và kể lại một số tình tiết như sau.
Thời gian đó, hai nước đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc đều chi viện cho nhân dân ta vũ khí, lương thực, thuốc men để tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nhưng do đường lối của hai nước này thay đổi, Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng Văn hoá, còn Liên Xô theo đường lối của chủ nghĩa xét lại. Hai nước này đều muốn tạo ảnh hưởng của mình và muốn lôi kéo Việt nam. Nhưng đường lối của chúng ta muốn nhận được sự ủng hộ của cả hai ông anh là Liên Xô và Trung Quốc cho cuộc chiến tranh chống Mỹ. Lúc này Liên Xô cũng đang vướng vào hệ thống tên lửa phòng thủ cho Cu Ba, họ không muốn sa lầy vào cuộc chiến tại Việt Nam và vì vậy vũ khí đạn dược cũng hạn chế và cắt giảm. Về phía Trung Quốc cũng cho là Việt Nam đi theo Liên Xô nên hầu như ngưng viện trợ cho nước ta. Chúng ta cứ hình dung xem từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 Mỹ bắt đầu dùng máy bay leo thang ra tấn công ném bom miền Bắc, nếu không có tên lửa và máy bay của Liên Xô thì chúng ta làm sao có thể đương đầu với lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ. Trung Quốc thì ngưng viện trợ vũ khí và lương thực thực phẩm cho Việt nam lúc bấy giờ, tôi nghe kể lại chiến trường đang thắng lớn nhưng thiếu đạn dược thì làm sao bắn quân thù. khi đọc thơ chúng ta mới thấm thía từng câu từng chữ: -Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ?
Chợ trời thật giả đâu chân lý ?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?
Lúc đầu Tố Hữu viết : Nghĩa tình “như” sớm nắng chiều mưa ? nhưng sau khi đọc Bác Hồ đã sửa lại nếu dùng chữ như thì nó hơi nặng quá và sự thật đã mười mươi rồi, Bác đã thay chữ “như” bằng chữ “e” để cho vần thơ nó được nhẹ nhàng hơn, nghĩa là ta mới chỉ lo ngại nghĩa tình anh em sẽ thay đổi như sớm nắng chiều mưa.
Còn khổ thơ sau:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...
Trong internet có nhiều nhà bình luận về thơ của Tố Hữu, cũng như nói về chuyện Mỵ Châu- Trọng Thuỷ thì cho rằng tác giả muốn nêu cao vai trò cảnh giác đối với mỗi người dân Việt Nam ta. Nhưng thực tế thì nội dung bài thơ này đang nói về vấn đề khác đấy nhé. Lúc đó tại Trung Quốc, chủ tịch Mao Trạch Đông lấy một cô diễn viên Giang Thanh làm vợ thứ 3. Đây là người phụ nữ với tham vọng chính trường to lớn. Người này đã lợi dụng chức quyền lập nên “ Bè lũ bốn tên” cùng với bà ta là ba nhân vật khác gồm Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên.
Ngày 6/10/1976, các thành viên của "Bè lũ bốn tên" bị bắt, khi đó họ là một nhóm cấp tiến đã có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn ở Trung Quốc trong cả một thập kỷ, kể từ khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966.
Hầu hết người dân gắn 'Bè lũ bốn tên' với thời kỳ kinh khủng và khốc liệt nhất trong lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"
Tất cả những nhân vật này đều đã bị kết án tù chung thân và đã chết trong tù. Khi đọc lại bài thơ của Tố Hữu đã viết từ năm 1967 thì ta có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của bài thơ.
Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
Tóc tang lòng vẫn không cay đắng
Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay ?
Có lẽ nghìn năm đã dạn dày
Anh hùng xưa để giống hôm nay
Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm
Quen vượt trùng dương lái vững tay.
- Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ?
Chợ trời thật giả đâu chân lý ?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...
Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
"Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!"
Chân lý, mặt trời soi sáng mãi
Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
Lương tâm đều vẫn trong như ngọc
Tình nghĩa anh em lại một nhà.
(2-1967)
Bài thơ này có thể có nhiều người biết đến, nó được Tố Hữu in trong tập thơ “Ra trận” vì nó gần như đánh dấu một khoảng thời gian trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Mỹ tại nước ta. Tôi nhớ vào xuân năm 1968 cha tôi có đọc cho tôi nghe bài thơ này và kể lại một số tình tiết như sau.
Thời gian đó, hai nước đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc đều chi viện cho nhân dân ta vũ khí, lương thực, thuốc men để tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nhưng do đường lối của hai nước này thay đổi, Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng Văn hoá, còn Liên Xô theo đường lối của chủ nghĩa xét lại. Hai nước này đều muốn tạo ảnh hưởng của mình và muốn lôi kéo Việt nam. Nhưng đường lối của chúng ta muốn nhận được sự ủng hộ của cả hai ông anh là Liên Xô và Trung Quốc cho cuộc chiến tranh chống Mỹ. Lúc này Liên Xô cũng đang vướng vào hệ thống tên lửa phòng thủ cho Cu Ba, họ không muốn sa lầy vào cuộc chiến tại Việt Nam và vì vậy vũ khí đạn dược cũng hạn chế và cắt giảm. Về phía Trung Quốc cũng cho là Việt Nam đi theo Liên Xô nên hầu như ngưng viện trợ cho nước ta. Chúng ta cứ hình dung xem từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 Mỹ bắt đầu dùng máy bay leo thang ra tấn công ném bom miền Bắc, nếu không có tên lửa và máy bay của Liên Xô thì chúng ta làm sao có thể đương đầu với lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ. Trung Quốc thì ngưng viện trợ vũ khí và lương thực thực phẩm cho Việt nam lúc bấy giờ, tôi nghe kể lại chiến trường đang thắng lớn nhưng thiếu đạn dược thì làm sao bắn quân thù. khi đọc thơ chúng ta mới thấm thía từng câu từng chữ: -Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ?
Chợ trời thật giả đâu chân lý ?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?
Lúc đầu Tố Hữu viết : Nghĩa tình “như” sớm nắng chiều mưa ? nhưng sau khi đọc Bác Hồ đã sửa lại nếu dùng chữ như thì nó hơi nặng quá và sự thật đã mười mươi rồi, Bác đã thay chữ “như” bằng chữ “e” để cho vần thơ nó được nhẹ nhàng hơn, nghĩa là ta mới chỉ lo ngại nghĩa tình anh em sẽ thay đổi như sớm nắng chiều mưa.
Còn khổ thơ sau:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...
Trong internet có nhiều nhà bình luận về thơ của Tố Hữu, cũng như nói về chuyện Mỵ Châu- Trọng Thuỷ thì cho rằng tác giả muốn nêu cao vai trò cảnh giác đối với mỗi người dân Việt Nam ta. Nhưng thực tế thì nội dung bài thơ này đang nói về vấn đề khác đấy nhé. Lúc đó tại Trung Quốc, chủ tịch Mao Trạch Đông lấy một cô diễn viên Giang Thanh làm vợ thứ 3. Đây là người phụ nữ với tham vọng chính trường to lớn. Người này đã lợi dụng chức quyền lập nên “ Bè lũ bốn tên” cùng với bà ta là ba nhân vật khác gồm Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên.
Ngày 6/10/1976, các thành viên của "Bè lũ bốn tên" bị bắt, khi đó họ là một nhóm cấp tiến đã có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn ở Trung Quốc trong cả một thập kỷ, kể từ khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966.
Hầu hết người dân gắn 'Bè lũ bốn tên' với thời kỳ kinh khủng và khốc liệt nhất trong lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"
Tất cả những nhân vật này đều đã bị kết án tù chung thân và đã chết trong tù. Khi đọc lại bài thơ của Tố Hữu đã viết từ năm 1967 thì ta có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của bài thơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét