Khánh An
VOA – Ông Nguyễn Mạnh Cầm, Ủy viên Bộ Chính trị (1994 – 2001), giữ chức Phó Thủ tướng (1997 – 2002) kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1991 – 2000) trong thời gian diễn ra vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Ở cương vị đứng đầu cơ quan đối ngoại Việt Nam, ông đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm thiểu những thiệt hại trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hà Lan vì vụ việc này.
Trong bài phỏng vấn đặc biệt với VOA, ông cho biết vì sao những nỗ lực dàn xếp giữa ông Trịnh Vĩnh Bình và chính phủ Việt Nam bất thành, đồng thời đưa ra nhận định của một người trong cuộc. Mời quý vị theo dõi sau đây. VOA: Vào thời điểm diễn ra vụ án Trịnh Vĩnh Bình, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, ông cùng một số giới chức cấp cao Việt Nam nỗ lực dàn xếp êm thắm vụ việc. Vậy, lý do tại sao và điều gì cản trở khiến vụ việc không được giải quyết dứt điểm như mong muốn?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Vâng, nhớ lại thì hồi bấy giờ không chỉ cá nhân tôi mà còn có nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao khác, đã có nhiều nỗ lực và nhiều lần cố gắng dàn xếp êm thắm vụ việc này.
Ở đây phải kể đến ý kiến chỉ đạo quan trọng là từ thủ tướng lúc bấy giờ là Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bản thân tôi là một Bộ trưởng, một thành viên Chính phủ cũng đã kết nối và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, chỉ đạo Đại sứ ở Hà Lan, và các ngành liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng. Tinh thần chung hồi bấy giờ là Thủ tướng muốn dàn xếp sao cho vụ việc không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước Việt Nam — Hà Lan, cũng như giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu. Muốn thế thì phải tổ chức Giám đốc thẩm.
Nhưng rồi vì nhiều lý do. Sau nhiều năm nay nhớ lại, tôi cho rằng đã có hàng loạt nguyên nhân, liên quan đến các vấn đề pháp lý, liên quan đến con người cụ thể, tức là các cán bộ cấp địa phương hồi bấy giờ tham gia vào giải quyết vụ việc, nên sự việc ngày càng phức tạp, vượt khỏi phạm vi một cơ quan xử lý.
Ngoài ra, cũng phải thấy vụ việc không chỉ liên quan đến các cơ quan chức năng ở Vũng Tàu, mà còn liên quan đến một số cơ quan trung ương khác. Đặc biệt hồi đó, theo anh em báo cáo lại, liên quan đến cả một số bộ phận bên an ninh.
VOA: Tại sao chính phủ Việt Nam và ông Trịnh Vĩnh Bình đã đạt được thỏa thuận ngoài tòa vào năm 2006, mà sự việc vẫn không được giải quyết rốt ráo, khiến dẫn đến những hệ lụy tiếp diễn đến hôm nay?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Theo tôi biết, thỏa thuận ngoài tòa là một nỗ lực tiếp theo từ chính phủ Việt Nam nhằm chấm dứt vụ án. Để kéo dài cũng không tốt.
Lúc bấy giờ, vì vụ án kéo quá dài và rõ ràng nó tác động tiêu cực tới quan hệ Việt Nam — Hà Lan nói riêng, với EU và thế giới nói chung, nên vào năm 2005, Việt Nam đã có một thỏa thuận ngoài tòa.
Tuy nhiên việc trả lại các tài sản cho nguyên đơn đã không thực hiện được, theo tôi, vì một phần các tài sản của nguyên đơn bị tẩu tán, thay đổi chủ sở hữu nên cũng khó khăn. Chứ còn về phía chính phủ, chúng tôi cũng muốn giải quyết vụ đó cho gọn đi để bồi thường cho phía nguyên đơn bị thiệt hại và để quan hệ hai nước không bị ảnh hưởng.
VOA: Ông có tiên liệu gì về kết quả của vụ kiện lần này không?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Tôi không muốn đưa ra bất cứ dự đoán nào về phiên tòa chưa diễn ra. Đôi bên đã có sự chuẩn bị khá công phu. Mọi chuyện bây giờ tùy thuộc theo cán cân công lý. Không có cách nào khác hơn.
Bất luận phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài như thế nào thì đây sẽ là một vụ kiện để lại nhiều bài học kinh nghiệm cần phải rút ra. Đất nước đang trên đường hội nhập vào đời sống mọi mặt của quốc tế. Chúng ta phải tuân thủ những hiệp định, những thỏa thuận đã ký với quốc tế. Chỉ có cách đó mới bảo vệ được hình ảnh một Việt Nam đổi mới và cải cách, không chỉ vì lợi ích của chính mình, của Việt Nam, mà còn vì lợi ích của các đối tác quốc tế khác, bất luận đó là cá nhân hay quốc gia.
https://projects.voanews.com/…/nguyen-manh-cam-vu-an-keo-qu…
VOA – Ông Nguyễn Mạnh Cầm, Ủy viên Bộ Chính trị (1994 – 2001), giữ chức Phó Thủ tướng (1997 – 2002) kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1991 – 2000) trong thời gian diễn ra vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Ở cương vị đứng đầu cơ quan đối ngoại Việt Nam, ông đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm thiểu những thiệt hại trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hà Lan vì vụ việc này.
Trong bài phỏng vấn đặc biệt với VOA, ông cho biết vì sao những nỗ lực dàn xếp giữa ông Trịnh Vĩnh Bình và chính phủ Việt Nam bất thành, đồng thời đưa ra nhận định của một người trong cuộc. Mời quý vị theo dõi sau đây. VOA: Vào thời điểm diễn ra vụ án Trịnh Vĩnh Bình, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, ông cùng một số giới chức cấp cao Việt Nam nỗ lực dàn xếp êm thắm vụ việc. Vậy, lý do tại sao và điều gì cản trở khiến vụ việc không được giải quyết dứt điểm như mong muốn?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Vâng, nhớ lại thì hồi bấy giờ không chỉ cá nhân tôi mà còn có nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao khác, đã có nhiều nỗ lực và nhiều lần cố gắng dàn xếp êm thắm vụ việc này.
Ở đây phải kể đến ý kiến chỉ đạo quan trọng là từ thủ tướng lúc bấy giờ là Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bản thân tôi là một Bộ trưởng, một thành viên Chính phủ cũng đã kết nối và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, chỉ đạo Đại sứ ở Hà Lan, và các ngành liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng. Tinh thần chung hồi bấy giờ là Thủ tướng muốn dàn xếp sao cho vụ việc không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước Việt Nam — Hà Lan, cũng như giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu. Muốn thế thì phải tổ chức Giám đốc thẩm.
Nhưng rồi vì nhiều lý do. Sau nhiều năm nay nhớ lại, tôi cho rằng đã có hàng loạt nguyên nhân, liên quan đến các vấn đề pháp lý, liên quan đến con người cụ thể, tức là các cán bộ cấp địa phương hồi bấy giờ tham gia vào giải quyết vụ việc, nên sự việc ngày càng phức tạp, vượt khỏi phạm vi một cơ quan xử lý.
Ngoài ra, cũng phải thấy vụ việc không chỉ liên quan đến các cơ quan chức năng ở Vũng Tàu, mà còn liên quan đến một số cơ quan trung ương khác. Đặc biệt hồi đó, theo anh em báo cáo lại, liên quan đến cả một số bộ phận bên an ninh.
VOA: Tại sao chính phủ Việt Nam và ông Trịnh Vĩnh Bình đã đạt được thỏa thuận ngoài tòa vào năm 2006, mà sự việc vẫn không được giải quyết rốt ráo, khiến dẫn đến những hệ lụy tiếp diễn đến hôm nay?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Theo tôi biết, thỏa thuận ngoài tòa là một nỗ lực tiếp theo từ chính phủ Việt Nam nhằm chấm dứt vụ án. Để kéo dài cũng không tốt.
Lúc bấy giờ, vì vụ án kéo quá dài và rõ ràng nó tác động tiêu cực tới quan hệ Việt Nam — Hà Lan nói riêng, với EU và thế giới nói chung, nên vào năm 2005, Việt Nam đã có một thỏa thuận ngoài tòa.
Tuy nhiên việc trả lại các tài sản cho nguyên đơn đã không thực hiện được, theo tôi, vì một phần các tài sản của nguyên đơn bị tẩu tán, thay đổi chủ sở hữu nên cũng khó khăn. Chứ còn về phía chính phủ, chúng tôi cũng muốn giải quyết vụ đó cho gọn đi để bồi thường cho phía nguyên đơn bị thiệt hại và để quan hệ hai nước không bị ảnh hưởng.
VOA: Ông có tiên liệu gì về kết quả của vụ kiện lần này không?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Tôi không muốn đưa ra bất cứ dự đoán nào về phiên tòa chưa diễn ra. Đôi bên đã có sự chuẩn bị khá công phu. Mọi chuyện bây giờ tùy thuộc theo cán cân công lý. Không có cách nào khác hơn.
Bất luận phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài như thế nào thì đây sẽ là một vụ kiện để lại nhiều bài học kinh nghiệm cần phải rút ra. Đất nước đang trên đường hội nhập vào đời sống mọi mặt của quốc tế. Chúng ta phải tuân thủ những hiệp định, những thỏa thuận đã ký với quốc tế. Chỉ có cách đó mới bảo vệ được hình ảnh một Việt Nam đổi mới và cải cách, không chỉ vì lợi ích của chính mình, của Việt Nam, mà còn vì lợi ích của các đối tác quốc tế khác, bất luận đó là cá nhân hay quốc gia.
https://projects.voanews.com/…/nguyen-manh-cam-vu-an-keo-qu…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét