Ông giám đốc sở văn hoá một tỉnh nọ ngồi lẩn mẩn nghĩ ngợi. Ông nhìn sang các sở bạn thấy anh nào cũng thành lập các trung tâm. Anh Giáo dục thì có trung tâm ngoại ngữ, trung tâm luyện thi…Chị Phụ nữ thì có trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em, trung tâm kế hoạch hoá gia đình, trung tâm chăm sóc trẻ vị thành niên. Đến bác Nông nghiệp phát triển nông thôn cũng có trung tâm khuyến nông, trung tâm giống cây trồng, trung tâm thụ tinh bò giống…Chỉ có ngành Văn hoá của mình là có vài cái như trung tâm nhảy đầm, thể dục thẩm mỹ. Mấy trung tâm này chả nước mẹ gì, vặt mũi không đủ đút miệng. Mà không có dự án trung tâm này nọ thì kiếm đâu ra mầu mè. Các bố sở bạn khôn như ranh xây dựng đề án vừa xin được kinh phí nhà nước vừa thu được học viên nên sống rất tươm.
Ông nghĩ ngợi mãi rồi nó cũng ló cái khôn, mà ông cũng là người thông minh. Ông quyết định xây dựng dự án Trung tâm bồi dưỡng viết văn Con hươu. Bởi vì ông thấy cái này nhiều người rất ưa chuộng, ai cũng thích có tý văn chương. Chả thế mà khắp hang cùng ngõ hẻm đâu cũng câu lạc bộ thơ ca. Nhiều cụ già mõ ra cũng huy động con cháu cho tiền in tập thơ cho oách. Có ông láu cá đứng ra lập cái Câu lạc bộ Thơ quốc gia thu hút hàng ngàn các thi hữu phường xã. Mỗi tập thơ in cả ngàn người, in một cái ảnh và bài thơ như cái lưỡi mèo, ấn cho các cụ mỗi người dăm cuốn là có tiền tỷ. Đánh vào thị hiếu ấy thì nhất định Trung tâm viết văn Con hươu gạt ra không hết học viên. Ai muốn học bất kể nam phụ lão ấu, có tiền là chơi. Cuối khoá Sở cấp cho cái giấy chứng nhận tốt nghiệp trung tâm bồi dưỡng viết văn, dấu đỏ choét, ép platic cứ gọi là hơn bằng tiến sỹ, giáo sư. Học viên mang bằng về làng xã cứ là lác mắt, có anh còn mở tiệc khao ba họ, rước sách linh đình bái lậy tổ đường vì bao đời nay họ mới có một nhà văn! Trong tay mình nào báo chí, nào truyền hình cứ tung lên thì “rắc thính” thơm lừng là cá lớn cá bé kéo nhau vào nộp mạng. Ông triệu tập bậu sậu làm ngay đề án trình uỷ ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch tỉnh vốn yêu thơ, ông là thành viên câu lạc bộ thơ Núi Con voi. Thơ ông báo tỉnh, truyền hình tỉnh giới thiều đều đều. Nghe thấy dự án mở Trung tâm bồi dưỡng viết văn Con Hươu ông khoái quá. Đúng là phải lấy văn chương như một biệt dược chữa trị cái thiếu lòng tin ở lãnh đạo, lấy văn chương đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội. Hồi chống Mỹ chúng ta chả có “Tiếng hát át tiếng bom” đấy thôi. Nhất định phải làm, phải nâng cao dân trí cho tỉnh nhà. Chả mấy mà ta mở một trường đại học đào tạo nhà văn tiêu chuẩn quốc tế, học sinh toàn thế giới kéo sang học cứ ném đô la vào túi tỉnh nhà.
Ông nhận được đề án của Sở văn hoá bèn triệu tập một cuộc họp liên tịch đủ các ngành trong tỉnh. Ông là người dân chủ, tìm tiếng nói đồng thuận, tội gì mình quyết ngay nhỡ sau này be bét thì mình chịu tiếng oan. Cứ là chơi con bài tập thể, đã là tập thể chịu trách nhiệm thì gõ đầu ai bây giờ. Cái tập thể nó hay kỳ lạ, lợi lộc thì cá nhân hưởng, đổ bể thì tập thể chịu. Không biết cụ nào nghĩ ra cái tinh thần tập thể cực kỳ hay, cực kỳ mầu nhiệm. Tất cả các ngành bàn nó còn mang tính đồng bộ, thể hiện tình đoàn kết gắn bó. Thật là nhất cử lưỡng tiện.
Tại cuộc họp tất cả các ngành trong tỉnh, sau khi nghe giám đốc Sở Văn hoá thuyết trình các ngành tham gia ý kiến ầm ầm. Chủ tịch nghe sướng cái bụng, có khi cú này tỉnh mình lại nổi tiếng như cồn, lại làm cái điển hình toàn quốc thì tha hồ lơ vê, vênh tông đơ cái mặt cả tỉnh. Lấy văn hoá là động lực phát triển thì tuyệt cú mèo ! Mình mà thắng vụ này biết đâu trên lại chả chú ý đến nhấc lên làm chân phó…phụ trách văn xã quốc gia…
Đầu tiên là là anh Sở Kế hoạch đầu tư phát biểu:
- Tôi đề nghị ta nên xây dựng một tổ hợp, bên cạnh Trung tâm viết văn, ta xây dựng một nhà xuất bản để in các tác phẩm của nhà văn tỉnh nhà.
Chủ tịch tỉnh khoái quá :
- Rất tuyệt, rất thông minh, giống như một dây chuyền khép kín. Các đồng chí có biết không tôi sang tây đến thăm một nhà máy đầu vào là con bò đầu ra là xúc xích. Ta làm thế này không kém gì tây.
- Tôi đề nghị - đại biểu Sở Công nghiệp lên tiếng - ta nên xây một nhà máy làm bột giấy, sản xuất giấy. Thứ nhất là cung cấp giấy cho nhà văn, cung cấp cho xuất bản tác phẩm. Còn một điều nữa tôi nghĩ mà chưa dám nói ra…
Chủ tịch tỉnh khuyến khích:
- Đừng ngại, đây là cuộc thảo luận dân chủ, các đồng chí thấy thế nào cứ nói, không gì bằng nói thật. Bây giờ chúng ta phải tập nói thật. Nào mời anh Công nghiệp nói tiếp.
Giám đốc Sở Công nghiệp lúng túng một lát:
- Tôi đề nghị xây nhà máy giấy ngoài các ích lợi như trên đã nói còn một tác dụng nữa là nếu sách không bán hết ta lại cho vào nghiền thành bột tái sản xuất, giải quyết công ăn việc làm.
- Được lắm - Chủ tịch tỉnh khẳng định.
Rồi một giọng phụ nữ cất lên làm cả phòng họp đổ dồn con mắt vào đó.
- Tôi đề nghị bên cạnh Trung tâm viết văn Con Hươu ta nên thành lập một trung tâm phục hồi nhân phẩm…
Chủ tịch tỉnh tái mặt. Ơ hay cái bà Phụ nữ này ăn nói mới lạ làm sao.
- Sao lại phục hồi nhân phẩm ?- Chủ tịch gắt.
- Dạ thưa Chủ tịch với văn nghệ sỹ thì cái này ta nên chu đáo dự phòng. Tôi có kinh nghiệm, mấy ông bà nhà văn kiểu nửa mùa là rất hay léng phéng. Vâng tôi nói thật các vị này chuột chưa hay nhưng ỉa bếp rất giỏi.
Cả phòng họp ồn ào, có nhiều ý kiến phản đối. Bà phụ nữ nói to:
- Chủ tịch bảo nói thật thì tôi nói thật. Tôi còn đề nghị thành lập trung tâm nuôi dậy trẻ cho khép kín…
Chủ tịch tỉnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Cứ cho ý kiến bên Phụ nữ là xây dựng đi. Các vị có biết tại sao nước Trung Hoa còn gọi là Trung Quốc không ? Ấy là vì họ muốn là nước trung tâm của thế giới. Vậy thì tỉnh ta nhiều trung tâm biết đâu chả là trung tâm của quốc gia ! Hoan hô trung tâm, hoan hô sự đồng bộ. Tỉnh nhà ta muôn năm ! Duyệt !
Các người dự họp thấy chủ tịch vỗ tay đầu tiên thế là đồng loạt vỗ tay, tiếng vang lên như sấm. Không biết bao nhiêu đề - xi - ben mà kính vỡ toang toác…
Ông nghĩ ngợi mãi rồi nó cũng ló cái khôn, mà ông cũng là người thông minh. Ông quyết định xây dựng dự án Trung tâm bồi dưỡng viết văn Con hươu. Bởi vì ông thấy cái này nhiều người rất ưa chuộng, ai cũng thích có tý văn chương. Chả thế mà khắp hang cùng ngõ hẻm đâu cũng câu lạc bộ thơ ca. Nhiều cụ già mõ ra cũng huy động con cháu cho tiền in tập thơ cho oách. Có ông láu cá đứng ra lập cái Câu lạc bộ Thơ quốc gia thu hút hàng ngàn các thi hữu phường xã. Mỗi tập thơ in cả ngàn người, in một cái ảnh và bài thơ như cái lưỡi mèo, ấn cho các cụ mỗi người dăm cuốn là có tiền tỷ. Đánh vào thị hiếu ấy thì nhất định Trung tâm viết văn Con hươu gạt ra không hết học viên. Ai muốn học bất kể nam phụ lão ấu, có tiền là chơi. Cuối khoá Sở cấp cho cái giấy chứng nhận tốt nghiệp trung tâm bồi dưỡng viết văn, dấu đỏ choét, ép platic cứ gọi là hơn bằng tiến sỹ, giáo sư. Học viên mang bằng về làng xã cứ là lác mắt, có anh còn mở tiệc khao ba họ, rước sách linh đình bái lậy tổ đường vì bao đời nay họ mới có một nhà văn! Trong tay mình nào báo chí, nào truyền hình cứ tung lên thì “rắc thính” thơm lừng là cá lớn cá bé kéo nhau vào nộp mạng. Ông triệu tập bậu sậu làm ngay đề án trình uỷ ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch tỉnh vốn yêu thơ, ông là thành viên câu lạc bộ thơ Núi Con voi. Thơ ông báo tỉnh, truyền hình tỉnh giới thiều đều đều. Nghe thấy dự án mở Trung tâm bồi dưỡng viết văn Con Hươu ông khoái quá. Đúng là phải lấy văn chương như một biệt dược chữa trị cái thiếu lòng tin ở lãnh đạo, lấy văn chương đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội. Hồi chống Mỹ chúng ta chả có “Tiếng hát át tiếng bom” đấy thôi. Nhất định phải làm, phải nâng cao dân trí cho tỉnh nhà. Chả mấy mà ta mở một trường đại học đào tạo nhà văn tiêu chuẩn quốc tế, học sinh toàn thế giới kéo sang học cứ ném đô la vào túi tỉnh nhà.
Ông nhận được đề án của Sở văn hoá bèn triệu tập một cuộc họp liên tịch đủ các ngành trong tỉnh. Ông là người dân chủ, tìm tiếng nói đồng thuận, tội gì mình quyết ngay nhỡ sau này be bét thì mình chịu tiếng oan. Cứ là chơi con bài tập thể, đã là tập thể chịu trách nhiệm thì gõ đầu ai bây giờ. Cái tập thể nó hay kỳ lạ, lợi lộc thì cá nhân hưởng, đổ bể thì tập thể chịu. Không biết cụ nào nghĩ ra cái tinh thần tập thể cực kỳ hay, cực kỳ mầu nhiệm. Tất cả các ngành bàn nó còn mang tính đồng bộ, thể hiện tình đoàn kết gắn bó. Thật là nhất cử lưỡng tiện.
Tại cuộc họp tất cả các ngành trong tỉnh, sau khi nghe giám đốc Sở Văn hoá thuyết trình các ngành tham gia ý kiến ầm ầm. Chủ tịch nghe sướng cái bụng, có khi cú này tỉnh mình lại nổi tiếng như cồn, lại làm cái điển hình toàn quốc thì tha hồ lơ vê, vênh tông đơ cái mặt cả tỉnh. Lấy văn hoá là động lực phát triển thì tuyệt cú mèo ! Mình mà thắng vụ này biết đâu trên lại chả chú ý đến nhấc lên làm chân phó…phụ trách văn xã quốc gia…
Đầu tiên là là anh Sở Kế hoạch đầu tư phát biểu:
- Tôi đề nghị ta nên xây dựng một tổ hợp, bên cạnh Trung tâm viết văn, ta xây dựng một nhà xuất bản để in các tác phẩm của nhà văn tỉnh nhà.
Chủ tịch tỉnh khoái quá :
- Rất tuyệt, rất thông minh, giống như một dây chuyền khép kín. Các đồng chí có biết không tôi sang tây đến thăm một nhà máy đầu vào là con bò đầu ra là xúc xích. Ta làm thế này không kém gì tây.
- Tôi đề nghị - đại biểu Sở Công nghiệp lên tiếng - ta nên xây một nhà máy làm bột giấy, sản xuất giấy. Thứ nhất là cung cấp giấy cho nhà văn, cung cấp cho xuất bản tác phẩm. Còn một điều nữa tôi nghĩ mà chưa dám nói ra…
Chủ tịch tỉnh khuyến khích:
- Đừng ngại, đây là cuộc thảo luận dân chủ, các đồng chí thấy thế nào cứ nói, không gì bằng nói thật. Bây giờ chúng ta phải tập nói thật. Nào mời anh Công nghiệp nói tiếp.
Giám đốc Sở Công nghiệp lúng túng một lát:
- Tôi đề nghị xây nhà máy giấy ngoài các ích lợi như trên đã nói còn một tác dụng nữa là nếu sách không bán hết ta lại cho vào nghiền thành bột tái sản xuất, giải quyết công ăn việc làm.
- Được lắm - Chủ tịch tỉnh khẳng định.
Rồi một giọng phụ nữ cất lên làm cả phòng họp đổ dồn con mắt vào đó.
- Tôi đề nghị bên cạnh Trung tâm viết văn Con Hươu ta nên thành lập một trung tâm phục hồi nhân phẩm…
Chủ tịch tỉnh tái mặt. Ơ hay cái bà Phụ nữ này ăn nói mới lạ làm sao.
- Sao lại phục hồi nhân phẩm ?- Chủ tịch gắt.
- Dạ thưa Chủ tịch với văn nghệ sỹ thì cái này ta nên chu đáo dự phòng. Tôi có kinh nghiệm, mấy ông bà nhà văn kiểu nửa mùa là rất hay léng phéng. Vâng tôi nói thật các vị này chuột chưa hay nhưng ỉa bếp rất giỏi.
Cả phòng họp ồn ào, có nhiều ý kiến phản đối. Bà phụ nữ nói to:
- Chủ tịch bảo nói thật thì tôi nói thật. Tôi còn đề nghị thành lập trung tâm nuôi dậy trẻ cho khép kín…
Chủ tịch tỉnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Cứ cho ý kiến bên Phụ nữ là xây dựng đi. Các vị có biết tại sao nước Trung Hoa còn gọi là Trung Quốc không ? Ấy là vì họ muốn là nước trung tâm của thế giới. Vậy thì tỉnh ta nhiều trung tâm biết đâu chả là trung tâm của quốc gia ! Hoan hô trung tâm, hoan hô sự đồng bộ. Tỉnh nhà ta muôn năm ! Duyệt !
Các người dự họp thấy chủ tịch vỗ tay đầu tiên thế là đồng loạt vỗ tay, tiếng vang lên như sấm. Không biết bao nhiêu đề - xi - ben mà kính vỡ toang toác…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét