(Dân trí) - Tôi đã mạo muội nói với ông đại để rằng trong nghề báo, “không có hoa báo, không có lá báo nhưng lại có quả báo”. Ông nhìn tôi một lát rồi trầm giọng: “Tám hãy nhớ lấy điều đó”. Hai mươi năm qua, hai suy nghĩ về nghề vẫn day dứt tôi mỗi khi cầm bút…
>> “Người hay cãi” Hữu Thọ đã “về giời” cãi với… trời xanh!
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam năm nay, người viết bài này tự dưng nghĩ nhiều về quan niệm thành công cũng như thất bại của bài báo và sự kinh ngạc của ngôn ngữ Việt Nam với hai từ: Quả báo!
Về ý thứ nhất, quan niệm về sự thành công hay thất bại của một tác phẩm báo chí thuộc về cố Nhà báo Hữu Thọ. Nguyên văn lời ông Thọ như sau:
"Tôi chưa biết nên viết như thế nào cho thành công vì mỗi bài báo là một sự thử thách. Nhưng tôi biết chắc chắn bài báo sẽ thất bại nếu đưa ra câu trả lời mà vừa lòng tất cả mọi người".
Có lẽ trước khi nói lên cảm nghĩ của mình, người viết bài này xin nói đôi nét về Nhà báo Hữu Thọ, một “người bạn vong niên – lời ông Thọ” và cũng là người anh, người thầy mà tôi hằng yêu mến, kính trọng.
Lần đầu tôi được gặp ông là tại một quán bún ngan đường Quan Thánh cách đây hơn 20 năm. Hôm đó, tôi với Nhà văn Lê Lựu đi thăm một người bạn rồi ghé về đó ăn trưa.
Khi rượu đã rót, bún ngan đã được đem ra, tôi chợt thấy Lê Lựu đứng lên đi tới một đám đông người ngồi vừa xì xụp, vừa chuyện trò đến mười lăm phút mới quay lại.
Trái với bản tính ồn ã, bỗ bã ngày thường, anh trầm hẳn xuống. Tôi ngạc nhiên hỏi: "Bác vừa đến chỗ ai đấy?", "À, anh Thọ, anh Hữu Thọ". Lại im lặng một lát, Lê Lựu mới nói tiếp: "Anh ấy là một người tử tế".
Lê Lựu vốn là người khá "hào phóng" lời khen ngút ngát trời xanh, khiến những người khó tính nhất cũng cảm thấy lòng dạ mát rười rượi. Thế nhưng, chữ "tử tế" thì hình như tôi chỉ thấy anh nhắc đến hai lần.
Một là với nhà văn Từ Bích Hoàng, người được anh em trong Tạp chí Văn nghệ Quân đội gọi là "ông Bụt" và lần này với Nhà báo Hữu Thọ. Tôi muốn nhìn tận mặt xem ông chuyên viết "Chuyện nhỏ" ra sao nhưng lúc đó, đoàn người đã ra đi. Chỉ thấy nhấp nhô mái đầu bạc trắng giữa một đám lố nhố đầu xanh.
Sau này, tôi được gặp ông nhiều lần, khi tại nhà riêng, khi thì ở Văn phòng Nguyễn Cảnh Chân, hơn một lần ông gọi đến ăn trưa cùng… Những cuộc gặp gỡ đó, bao giờ tôi cũng rút cho mình một bài học khi về nghề, khi về chuyện đời và cả cách đối nhân xử thế.
Ông đã từng có những quan niệm rất hay về chức tước “Chức tước như chiếc áo khoác hờ trên vai ghế”, rất sâu sắc về cuộc đời “Ai cũng muốn dùng dao sắc nhưng đều sợ đứt tay” hay “Hãy rửa tai để nghe lời nói thật”…
Đối với nghề báo, ông nổi tiếng bởi những câu trả lời phỏng vấn hóm hỉnh và sâu sắc. Ví như khi có nhà báo gọi ông là nhà báo lớn, ông không ngần ngại gật đầu và khẳng định “Tôi là nhà báo lớn... tuổi”.
Và câu nói về sự thành công hay thất bại của một bài báo đã trích dẫn ở phần mở bài trên chính là quan niệm nghiêm túc của ông, một nhà báo, một nhà tư tưởng và cũng là nhà văn hóa.
Vâng, bài báo viết về cái tốt thì đương nhiên, cái xấu không thích, viết về cái hay thì cái dở ghét, viết về ánh sáng thì tất nhiên, là kẻ thù của bóng tối… Đó là chưa kể “9 người 10 ý”, mỗi người có cách nhìn nhận, tiếp cận khác nhau.
Về ý thứ hai với hai từ “quả báo” cũng trong một lần ngồi hầu chuyện Nhà báo Hữu Thọ, khi ông Thọ nói về khái niệm của các cụm từ “quyền hạn” và “tin cậy” trong tiếng Việt.
Ông Thọ nói rằng các cụ đã rất tinh tế khi đặt “quyền” đi cùng với “hạn” bởi quyền lực không thể tuyệt đối mà phải có giới hạn.
Với “tin cậy”, ông Thọ cho rằng phải “tin” đến mức nào đó, người ta mới “cậy”. “Làm thằng nhà báo, được dân tin đã khó, được dân cậy nhờ thì đừng phụ người ta”. Ông Thọ nói.
Tôi đã mạo muội nói với ông đại để rằng trong nghề báo, “không có hoa báo, không có lá báo nhưng lại có quả báo”. Ông nhìn tôi một lát rồi trầm giọng: “Tám hãy nhớ lấy điều đó”.
Hai mươi năm qua, hai suy nghĩ về nghề vẫn day dứt tôi mỗi khi cầm bút…
Nhân Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, xin gửi tới các bạn, những người thân thiết của BLOG Dân trí lời cảm tạ sâu sắc. Xin hãy đồng hành cùng chúng tôi trên con đường đầy gian nan, thách thức…
Về phần mình, tôi “chưa biết nên viết như thế nào cho thành công…” và luôn khiếp sợ trước hai từ: “Quả báo”!
Bùi Hoàng Tám
>> “Người hay cãi” Hữu Thọ đã “về giời” cãi với… trời xanh!
Về ý thứ nhất, quan niệm về sự thành công hay thất bại của một tác phẩm báo chí thuộc về cố Nhà báo Hữu Thọ. Nguyên văn lời ông Thọ như sau:
"Tôi chưa biết nên viết như thế nào cho thành công vì mỗi bài báo là một sự thử thách. Nhưng tôi biết chắc chắn bài báo sẽ thất bại nếu đưa ra câu trả lời mà vừa lòng tất cả mọi người".
Có lẽ trước khi nói lên cảm nghĩ của mình, người viết bài này xin nói đôi nét về Nhà báo Hữu Thọ, một “người bạn vong niên – lời ông Thọ” và cũng là người anh, người thầy mà tôi hằng yêu mến, kính trọng.
Lần đầu tôi được gặp ông là tại một quán bún ngan đường Quan Thánh cách đây hơn 20 năm. Hôm đó, tôi với Nhà văn Lê Lựu đi thăm một người bạn rồi ghé về đó ăn trưa.
Khi rượu đã rót, bún ngan đã được đem ra, tôi chợt thấy Lê Lựu đứng lên đi tới một đám đông người ngồi vừa xì xụp, vừa chuyện trò đến mười lăm phút mới quay lại.
Trái với bản tính ồn ã, bỗ bã ngày thường, anh trầm hẳn xuống. Tôi ngạc nhiên hỏi: "Bác vừa đến chỗ ai đấy?", "À, anh Thọ, anh Hữu Thọ". Lại im lặng một lát, Lê Lựu mới nói tiếp: "Anh ấy là một người tử tế".
Lê Lựu vốn là người khá "hào phóng" lời khen ngút ngát trời xanh, khiến những người khó tính nhất cũng cảm thấy lòng dạ mát rười rượi. Thế nhưng, chữ "tử tế" thì hình như tôi chỉ thấy anh nhắc đến hai lần.
Một là với nhà văn Từ Bích Hoàng, người được anh em trong Tạp chí Văn nghệ Quân đội gọi là "ông Bụt" và lần này với Nhà báo Hữu Thọ. Tôi muốn nhìn tận mặt xem ông chuyên viết "Chuyện nhỏ" ra sao nhưng lúc đó, đoàn người đã ra đi. Chỉ thấy nhấp nhô mái đầu bạc trắng giữa một đám lố nhố đầu xanh.
Sau này, tôi được gặp ông nhiều lần, khi tại nhà riêng, khi thì ở Văn phòng Nguyễn Cảnh Chân, hơn một lần ông gọi đến ăn trưa cùng… Những cuộc gặp gỡ đó, bao giờ tôi cũng rút cho mình một bài học khi về nghề, khi về chuyện đời và cả cách đối nhân xử thế.
Ông đã từng có những quan niệm rất hay về chức tước “Chức tước như chiếc áo khoác hờ trên vai ghế”, rất sâu sắc về cuộc đời “Ai cũng muốn dùng dao sắc nhưng đều sợ đứt tay” hay “Hãy rửa tai để nghe lời nói thật”…
Đối với nghề báo, ông nổi tiếng bởi những câu trả lời phỏng vấn hóm hỉnh và sâu sắc. Ví như khi có nhà báo gọi ông là nhà báo lớn, ông không ngần ngại gật đầu và khẳng định “Tôi là nhà báo lớn... tuổi”.
Và câu nói về sự thành công hay thất bại của một bài báo đã trích dẫn ở phần mở bài trên chính là quan niệm nghiêm túc của ông, một nhà báo, một nhà tư tưởng và cũng là nhà văn hóa.
Vâng, bài báo viết về cái tốt thì đương nhiên, cái xấu không thích, viết về cái hay thì cái dở ghét, viết về ánh sáng thì tất nhiên, là kẻ thù của bóng tối… Đó là chưa kể “9 người 10 ý”, mỗi người có cách nhìn nhận, tiếp cận khác nhau.
Về ý thứ hai với hai từ “quả báo” cũng trong một lần ngồi hầu chuyện Nhà báo Hữu Thọ, khi ông Thọ nói về khái niệm của các cụm từ “quyền hạn” và “tin cậy” trong tiếng Việt.
Ông Thọ nói rằng các cụ đã rất tinh tế khi đặt “quyền” đi cùng với “hạn” bởi quyền lực không thể tuyệt đối mà phải có giới hạn.
Với “tin cậy”, ông Thọ cho rằng phải “tin” đến mức nào đó, người ta mới “cậy”. “Làm thằng nhà báo, được dân tin đã khó, được dân cậy nhờ thì đừng phụ người ta”. Ông Thọ nói.
Tôi đã mạo muội nói với ông đại để rằng trong nghề báo, “không có hoa báo, không có lá báo nhưng lại có quả báo”. Ông nhìn tôi một lát rồi trầm giọng: “Tám hãy nhớ lấy điều đó”.
Hai mươi năm qua, hai suy nghĩ về nghề vẫn day dứt tôi mỗi khi cầm bút…
Nhân Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, xin gửi tới các bạn, những người thân thiết của BLOG Dân trí lời cảm tạ sâu sắc. Xin hãy đồng hành cùng chúng tôi trên con đường đầy gian nan, thách thức…
Về phần mình, tôi “chưa biết nên viết như thế nào cho thành công…” và luôn khiếp sợ trước hai từ: “Quả báo”!
Bùi Hoàng Tám
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét