23 tháng 6, 2017

Bị từ chối ‘cảnh vệ’: Nhiều lãnh đạo tỉnh, bộ hẳn đang mất ngủ !

Hiện nay, việc phân công “bảo vệ an ninh tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ” là trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục An ninh quân đội. Nếu các đầu não tỉnh thành và bộ ngành đều được “cảnh vệ” thì quân của của hai cơ quan trên sẽ không thể đủ để bố trí bảo vệ, cho dù có được trả thù lao bằng tiền ngân sách địa phương hay thậm chí tiền túi cá nhân lãnh đạo.
Sau những tranh cãi nghe chừng khá quyết liệt, rốt cuộc vào chiều 20/6, Quốc hội Việt Nam đã “không đồng ý đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo các Bộ, ngành, Bí thư, Chủ tịch tỉnh có cảnh vệ” khi thông qua Luật Cảnh vệ.
Có thông tin cho biết không ít quan chức lãnh đạo đầu tỉnh thành và bộ ngành đã tỏ ra thất vọng khi trước đó vẫn hy vọng họ sẽ được bổ sung vào “đối tượng cảnh vệ”.
Ngay cả những quan chức đầu tỉnh ngỏ ý “tỉnh chỉ dùng ngân sách tỉnh để chi cho công tác cảnh vệ chứ không cần xin ngân sách trung ương” cũng không được toại nguyện.
Nhưng ngân sách nào cũng từ tiền đóng thuế của dân mà ra.
Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc ở An Giang đã làm một phép tính lẫn phân tích:
“Quốc hội đang bàn tăng cường cảnh vệ cho các quan chức đầu tỉnh (63 tỉnh thành). Số lượng cần bao nhiêu ? Nhẩm tính: số vị cần bảo vệ: 63 x 20 vị = 1260 vị. Nhiều lãnh đạo đầu ngành tỉnh sẽ ganh tị, con số này hàng chục người mỗi tỉnh thành. Lại hỏi thêm, còn cán bộ trung cấp thì sao ? Đừng tưởng đấy là cán bộ hạng “ruồi muỗi” thì khỏi lo. Số lượng này nhiều lắm. Cán bộ đứng đầu huyện và tương đương (khoảng 700 đơn vị). Số lượng cán bộ đầu ngành huyện ước chừng 20 người/đơn vị. Tổng cộng ước: 700 x 20 = 1400 vị cần được bảo vệ.
Số này sống gần dân, thực ra lại càng cần “cảnh vệ” vì Dân ngày nay có vẻ ngày càng manh động, điên tiết, không chịu mất thì giờ đi khiếu nại vòng vo (tình hình dân chúng manh động tự mình “thế thiên hành đạo” đã xảy ra ở Trung Quốc)”.
Thực thế, đề xuất “bí thư, chủ tịch vào đối tượng được cảnh vệ” chắc chắn đã xuất phát từ nỗi sợ hãi khôn nguôi của dàn lãnh đạo địa phương trước sự phẫn nộ của nhiều người dân bị cướp đất, nạn nhân ô nhiễm môi trường, nạn nhân bạo hành của công an trị…, lẫn sợ hãi lẫn nhau trong nội bộ “đồng chí.”
Tại sao họ lo sợ đến thế? Lẽ ra người lãnh đạo phải gần nhau, thật sự gần dân, óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, nhưng lại xây dựng một hàng rào ngăn cách với dân.
Họ sợ dân hay sợ cái gì khác? Nếu là cái gì khác, có phải họ sợ chính nhau hay không? Có phải sợ trong chính nội bộ họ hay không?
Sợ dân đã nhiều, sợ nhau còn nhiều hơn.
Sau những xung đột trầm kha trước đại hội 12 và vài cái chết không mấy rõ ràng trước đó, bầu không khí xung đột trong nội bộ đảng đã được “nâng lên một tầm cao mới.” Vụ bắn nhau của quan chức Yên Bái cho thấy tình đồng đội và từ cửa miệng “đồng chí” xưng hô với nhau đã bị đẩy vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng, loại trừ và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân.
Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí ủy viên bộ chính trị,” phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị – tương đương với nhu cầu ăn uống.
Vào đầu năm 2017, Sài Gòn là địa chỉ đầu tiên công khai cơ chế kiểm tra người vào cổng theo sắc màu “xanh – vàng – cam – đỏ,” trong khi các trụ sở hành chính địa phương khác có thể đã âm thầm tiến hành việc này nhưng không công bố.
Hiện nay, việc phân công “bảo vệ an ninh tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ” là trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục An ninh quân đội. Nếu các đầu não tỉnh thành và bộ ngành đều được “cảnh vệ” thì quân của của hai cơ quan trên sẽ không thể đủ để bố trí bảo vệ, cho dù có được trả thù lao bằng tiền ngân sách địa phương hay thậm chí tiền túi cá nhân lãnh đạo.
Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác - nhân gian đã có câu… Trong một xã hội ngày càng bị áp bức và càng sinh hỗn loạn, ai sẽ “cảnh vệ” cho giới quan tỉnh và bộ ngành?
Thiền Lâm/(VNTB)

Không có nhận xét nào:

Trang