Nguyễn Khắc Mai
Cùng với việc xử những anh vô trách nhiệm đầu tư sai làm mất tài sản nhà nước, ra nghị quyết sai trái, thì phải xử cả những cấp to hơn, những người đề ra chủ trương, phê duyệt những dự án, như bô-xít, Formosa biết rõ mười mươi thua lỗ và nguy cơ tai hại vẫn cứ làm. Hơn nữa, từ mấy chục năm nay, các đời Bộ chính trị đã để mất đất, mất đảo, tạo ra một thể chế khiến tham nhũng triền miên, bố trí cán bộ bất tài khiến bộ máy phình ra, tiêu tốn nhiều tiền của mà rối loạn kéo dài, lãng phí khắp nơi, mọi lĩnh vực đều trì trệ, lạc hậu, khiến nhiều chục năm nữa may ra mới đuổi kịp thiên hạ hôm nay. Có một nhà nghiên cứu từng là thành viên Ban nghiên cứu Chính phủ, nói với tôi rằng, so với Hàn quốc, họ chỉ đầu tư bằng phân nửa nước ta, thời gian cũng chỉ bằng nửa, thế mà 4 lĩnh vực cơ bản của một đất nước hiện đại, đã đâu vào đấy. Hạ tầng giao thông (thủy, lục, không, đường sắt) đều hiện đại. Nền kinh tế xếp thứ 10 thế giới. Hệ thống luật pháp đâu vào đấy, khiến Tổng thống phạm lỗi cũng bị đưa ra tòa xử phạt. Nền khoa học, giáo dục tiên tiến sánh ngang với thế giới. Trong khi đó ở nước ta thời gian gấp đôi, tổng đầu tư cũng gấp đôi, mà cả bốn lĩnh vực đều ngổn ngang, lạc hậu!
Khi kỷ niệm 199 năm ngày sinh Các Mác, báo Hà Nội mới đăng chân dung ông, với một câu nói, đọc xong lại thấy ngậm ngùi, khó chịu: “Không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân, mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”. Họ cố đổ riệt hết tội lỗi lên đầu nhân dân chăng? Liệu ban lãnh đạo của đảng có dám bàn cho ra lẽ, đến nơi đến chốn, dám nhận trách nhiệm, dám chịu hình phạt và để được tha thứ giảm khinh tội lỗi, đới tội lập công? Nhân dân Việt Nam đâu có muốn có một đảng độc quyền toàn trị, chuyên quyền, tham nhũng, hành dân, kéo dài sự lạc hậu trì trệ, đến nỗi cả ba tiêu chí Độc lập-Tự do-Hạnh phúc đều không cái gì trọn vẹn!
|
Hội nghị TW 5 chắc chắn là vất vả, mệt mỏi, rất rất là đằng khác. Tôi muốn giúp các anh chị thư giãn để chống sự mệt mỏi. Tôi kể mấy câu chuyện ngụ ngôn hoặc chuyện vui để các anh chị nghe.
Chuyện thứ nhất: Thả mồi bắt bóng. Hồi nhỏ tôi thường học câu chuyện ngụ ngôn này. Có một con chó cắp được miếng thịt ở chợ. Chó ta chạy qua một cây cầu, đứng lại thở. Nhìn xuống dòng sông nó thấy một con chó rất to lại ngoạm một miếng thịt cũng rất to. Nó liền nhả ngay miếng thịt đang ngậm, nhảy ùm xuống sông định đánh nhau giành lấy miếng thịt to của con chó kia đang ngọam. Cái gì xảy ra thế! Đó chẳng qua chỉ là cái bóng của chính nó và miếng thịt nó đang ngoạm.
Người ta bảo đấy là chuyện thả mồi bắt bóng.
Chuyện thứ hai: Dã tràng xe cát Biển Đông. Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì. Chuyện kể rằng xưa có người tên là Công Dã Tràng, đánh rơi viên ngọc quý ở biển. Ông ta đêm ngày đào bới biển để tìm. Chết hóa thành con dã tràng. Cứ đến đêm thì viên những hạt cát tròn tròn dọc bờ biển, rồi sóng lại khỏa lấp đi. Người Việt có bờ biển dài đến cả 5.000km, trải hàng vạn năm chiêm nghiệm thành ngụ ngôn về những việc hoài công vô tích sự!
Châu Âu cũng có chuyện tương tự. Chuyện Sisyphus vần đá. Thần thoại La Mã kể rằng Sisyphus bị “trời hành”, cả đời cứ phải làm một công việc rất nặng nhọc. Ông lăn một tảng đá to lên đỉnh núi. Lên đến đỉnh, không giữ được tảng đá. Phải buông tay. Đá lăn xuống chân núi. Ông lại phải xuông chân núi hì hục lăn lên. Cứ thế suốt đời. Người ta bảo Công Dã Tràng và Sisyphus bị trời hành, suốt đời phải làm những việc vô tích sự. Tuy nhiên người đời nay lại bảo, tuy biết vô tích sự, nhưng chiếm được ngôi, có tiền của giàu có, biết thế vẫn cứ làm!
Chuyện thứ ba: Chuyện Con Nhặng và Cỗ Xe Ngựa. Có một con nhặng vo ve hai bên hông một con ngựa đang toát mồ hôi, rướn người kéo cỗ xe leo lên dốc. Lên đến đỉnh dốc đứng lại thở. Riêng con nhặng thì cứ vo ve bên con ngựa và nghĩ rằng nhờ có tiếng vo ve của nó mà con ngựa mới kéo được xe lên dốc.
Chuyện thư tư: Con Ếch muốn hóa thành Con Bò. Có một con ếch nhìn thấy con bò trên cánh đồng. Nó liền nghĩ phải hóa thành con bò mới được. Nó bèn phồng mang trợn mắt, phình bụng. Cố gắng, cố gắng nữa, to bằng trái cam, rồi quả bưởi nhỏ... Rồi bùm một phát, tan xác.
Đó là những chuyện tôi được học từ bé, trong kho tàng truyện cổ tích của nước ta, trong Fable De La Fontaine... Nay nhớ đến đâu xin kể hầu quý vị.
Tôi thấy thật tội nghiệp cho các BCH TW. Suốt mấy chục năm nay liên tục họp để gỡ cho ra cái cắt nghĩa kinh tế Nhà nước và Doanh nghiệp nhà nước có phải là đặc trưng của xã hội chủ nghĩa hay không. Đọc bài của một cựu UVTU uyên bác thấy có một câu như sau: “trong CNXH, kinh tế thị trường có gì giống, khác với kinh tế thị trường TBCN?” Ô hay, cái gọi là kinh tế CNXH đã có mô mồ. Đem cái chưa có hoặc không có đi so sánh với cái đã có. Không Sísyphus hoặc Dã tràng thì là cái giống gì? Ông Nguyễn phú Trọng còn đặt ra những câu hỏi còn “uyên và thâm” hơn cả ông TS cựu TƯ: DNNN nó là cái gì, tại sao không quản lý được, cần phải làm những gì để cho nó (DNNN) phát triển được?! V.v... Đem cái không có để quản lý cái đã có. Lại đem những thể thức của cái chưa có, hay không có để quản lý cái đã có, hoặc lại đem thể thức của cái đã có là CNTB để quản lý [và làm] cho phát triển cái chưa có hoặc không bao giờ có. Cách làm luẩn quẩn ấy chỉ có trong đầu óc người tiền sử vô học, hoặc chỉ là hoạt động bản năng của một loài sinh vật không có hệ thần kinh như con dã tràng. Hành động của chúng chỉ đáng làm biểu tượng cho một bài học về sự vô bổ mà thôi.
Doanh nghiệp Nhà nước chỉ là đặc trưng kinh tế của những xã hội Trung cổ. Ngay Nhà nước của thời đại Hùng Vương, của An Dương Vương cũng làm kinh tế nhà nước, lập xưởng đúc tên đồng thau ngay bên cạnh kinh đô (thành Cổ loa). Các Nhà nước phong kiến ở châu Âu, châu Á, châu Phi đều có kinh tế nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước. Và họ không vận hành theo phương thức tư bản, nghĩa là biến vàng bạc, tài nguyên và cả lao động, lao động cơ bắp, lao động sáng tạo và lao động quản lý thành tư bản. Ngoài ra lại còn phải có một hệ thống luật lệ, tập tục mới, lại còn phải không ngừng tạo ra văn hóa mới, dân trí quan trí mới. Đem cái thực vào cái thực với biết bao tài năng, tâm huyết vẫn chửa ăn thua, huống là đem cái có cộng với cái không, đem cái không nhét vào cái có. Ở châu Âu vì họ từng có thuật giả kim cho họ bài học lịch sử nên họ khôn và tránh được việc lặp đi lặp lai cả trăm năm cái ảo tưởng có thể dùng thuật giả kim tạo ra vàng hôm nay!
Ở các nhà nước TBCN hiện đại, người ta cũng có DNNN. Nhưng người ta biết đem cái có thật để quản lý cái có thật. Nếu có lãi càng tốt, nếu không hòa vốn thì cũng phải tạo cho được hiệu quả công ích, không để mất vốn, không để bị ăn cắp ăn chặn, ăn xén như ở Việt Nam hiện nay.
Vì ngộ nhận Kinh tế nhà nước, DNNN là đặc trưng của CNXH, nên BCH TƯ các đời đã tốn thời gian của Dân tộc lại tốn quá nhiều kinh phí của Nhà nước, biến mình thành con dã tràng, một sự luân hồi ngược. Như: để đi ngược về [quá khứ] thành súc sinh, thành thú vật, mặc dầu Phật có nói con vật cũng có tánh Phật!
Nhân có cuộc kỷ niệm sinh nhật của ông Mã khắc Tư (ông Các Mác, trước đây ở nước ta, người ta phiên âm tên ông ta như vậy), tôi kể tiếp vài câu chuyện vui vui hầu quý anh chị. Trong Tuyên ngôn Cộng sản hai ông Mác và Ăng-ghen công bố năm 1848 có lời khuyên, các đảng cộng sản phải viết lên ngọn cờ của mình khẩu hiệu “Xóa bỏ Tư hữu”. Nhưng cuối đời, vào đầu những năm 80 của tk XIX, chính Mác lại tuyên bố: “Những nhà sản xuất chỉ được tự do khi họ có quyền sở hữu: đất đai, nhà xưởng, tàu thuyền, ngân hàng, tín dụng...” (câu tiếng Pháp là: Que les producteurs ne saurait être libres qu’autant qu’ils seront en possession des moyens de production (terre, usines, navires, banques, crédits, etc... - Dẫn theo Marx sa vie et son œuvre. Jean Elleinstein. Fayard). Như thế là chúng ta đã tốn cả ngót thế kỷ để thảo luận, tranh luận, cấm kỵ và đồng thời tàn hại nhau, tàn hại xã hội, tàn hại dân tộc về chính cái điều mà Mác đã nhận ra là mình đã sai lầm.
Chúng ta nói làm theo ông Mác. Thật sự thì chúng ta không hề biết tư duy của Mác là gì. Đến cả cái Chủ nghĩa Cộng sản thì chính Ăng-ghen đã thú nhận trong bài tựa quyển La lutte des classes en France (Cuôc đấu tranh giai cấp ở Pháp) rằng: “Lịch sử chứng tỏ chúng tôi đã mắc sai lầm. Quan điểm của chúng tôi hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều việc hơn thế, không những đã xóa bỏ mê muội của chúng tôi hồi đó mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 (thời công bố Tuyên ngôn Cộng sản) nay đã lỗi thời mọi mặt; chẳng có mục tiêu lớn Chủ nghĩa cộng sản gì cả. Đó chỉ là một điều của Mác đề xuất lúc trẻ, nhưng đã vứt bỏ nó trong cuối đời”.
Cái mà ông Mác đã vứt bỏ thì hàng trăm năm sau, chúng ta lại làm mất thì giờ, tiền của, mồ hôi, máu và nước mắt của Dân tộc ngót cả trăm năm để đi tìm “cái lá diêu bông” vô vọng ảo tưởng! Điều này làm tôi nhớ lại lời của A. Einstein: “Cái ngu dốt của nhân loại cũng vô cùng như vũ trụ vô cùng vậy”. Có điều chúng ta lại tự mình vỗ ngực xưng là “đỉnh cao vô địch, là dân chủ triệu lần hơn”. Kiêu ngạo mà còn ỷ quyền bắt mọi người cũng phải như mình.
Nhân đây tôi cũng xin nói luôn về chủ trương chấn chỉnh kỷ luật trong đảng. Đây là việc nội bộ của đảng. Nhưng không thể tùy tiện, muốn làm gì thì làm. Bởi vẫn còn dư luận xã hội, làm thế nào để người ta còn đánh giá là đảng cũng còn biết thế nào là văn hóa, là nghiêm với minh. Xã hội cho rằng những ông Cự, ông Thăng, ông Quang, ông Hoàng... đều có lỗi lầm, có tội. Và còn nhiều ông khác nữa, phải lần lượt đem ra xử. Tôi nhớ trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn nhan đề “Mông to vú mẫy”, mà Trần Đình Hiến chuyển ngữ là “Báu vật của đời”, có một nhân vật, tên là Cao Đại Đởm (thằng Gan To) đã ra giữa chợ hét toáng lên: “Lũ chúng nó ư, từ trên xuống dưới phải đem chém trước rồi lập tòa án xử sau”. Cho biết quan lại cộng sản Tàu cũng như Việt không anh nào vô tội. Nhưng để có nghiêm và minh thì tội nào ra tội ấy. Cùng với việc xử những anh vô trách nhiệm đầu tư sai làm mất tài sản nhà nước, ra nghị quyết sai trái, thì phải xử cả những cấp to hơn, những người đề ra chủ trương, phê duyệt những dự án, như bô-xít, Formosa biết rõ mười mươi thua lỗ và nguy cơ tai hại vẫn cứ làm. Hơn nữa, từ mấy chục năm nay, các đời Bộ chính trị đã để mất đất, mất đảo, tạo ra một thể chế khiến tham nhũng triền miên, bố trí cán bộ bất tài khiến bộ máy phình ra, tiêu tốn nhiều tiền của mà rối loạn kéo dài, lãng phí khắp nơi, mọi lĩnh vực đều trì trệ, lạc hậu, khiến nhiều chục năm nữa may ra mới đuổi kịp thiên hạ hôm nay. Có một nhà nghiên cứu từng là thành viên Ban nghiên cứu Chính phủ, nói với tôi rằng, so với Hàn quốc, họ chỉ đầu tư bằng phân nửa nước ta, thời gian cũng chỉ bằng nửa, thế mà 4 lĩnh vực cơ bản của một đất nước hiện đại, đã đâu vào đấy. Hạ tầng giao thông (thủy, lục, không, đường sắt) đều hiện đại. Nền kinh tế xếp thứ 10 thế giới. Hệ thống luật pháp đâu vào đấy, khiến Tổng thống phạm lỗi cũng bị đưa ra tòa xử phạt. Nền khoa học, giáo dục tiên tiến sánh ngang với thế giới. Trong khi đó ở nước ta thời gian gấp đôi, tổng đầu tư cũng gấp đôi, mà cả bốn lĩnh vực đều ngổn ngang, lạc hậu!
Khi kỷ niệm 199 năm ngày sinh Các Mác, báo Hà Nội mới đăng chân dung ông, với một câu nói, đọc xong lại thấy ngậm ngùi, khó chịu: “Không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân, mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”. Họ cố đổ riệt hết tội lỗi lên đầu nhân dân chăng? Liệu ban lãnh đạo của đảng có dám bàn cho ra lẽ, đến nơi đến chốn, dám nhận trách nhiệm, dám chịu hình phạt và để được tha thứ giảm khinh tội lỗi, đới tội lập công? Nhân dân Việt Nam đâu có muốn có một đảng độc quyền toàn trị, chuyên quyền, tham nhũng, hành dân, kéo dài sự lạc hậu trì trệ, đến nỗi cả ba tiêu chí Độc lập-Tự do-Hạnh phúc đều không cái gì trọn vẹn!
Dân tộc và xã hội đã có sự trưởng thành mới, đang ý thức rõ hơn và mãnh liệt hơn về đòi hỏi đổi mới vòng hai, về Độc lập, về Dân quyền, Nhân quyền, về một chế độ nhà nước tương thích với phát triển và thời đại. Càng chậm trễ, càng thiệt thòi, càng rối loạn từng phần (trouble partielle) khiến cho Đất nước không thể nào ổn định và phát triển bình thường được.
Hồ chí Minh từng nói: “Chỉ sợ lòng dân không yên”. Lẽ nào cả Ban N.K.M.chấp hành lại ở trong trạng thái như một câu thơ của Nguyễn Duy: AI? Không AI?./.
Chuyện thứ nhất: Thả mồi bắt bóng. Hồi nhỏ tôi thường học câu chuyện ngụ ngôn này. Có một con chó cắp được miếng thịt ở chợ. Chó ta chạy qua một cây cầu, đứng lại thở. Nhìn xuống dòng sông nó thấy một con chó rất to lại ngoạm một miếng thịt cũng rất to. Nó liền nhả ngay miếng thịt đang ngậm, nhảy ùm xuống sông định đánh nhau giành lấy miếng thịt to của con chó kia đang ngọam. Cái gì xảy ra thế! Đó chẳng qua chỉ là cái bóng của chính nó và miếng thịt nó đang ngoạm.
Người ta bảo đấy là chuyện thả mồi bắt bóng.
Chuyện thứ hai: Dã tràng xe cát Biển Đông. Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì. Chuyện kể rằng xưa có người tên là Công Dã Tràng, đánh rơi viên ngọc quý ở biển. Ông ta đêm ngày đào bới biển để tìm. Chết hóa thành con dã tràng. Cứ đến đêm thì viên những hạt cát tròn tròn dọc bờ biển, rồi sóng lại khỏa lấp đi. Người Việt có bờ biển dài đến cả 5.000km, trải hàng vạn năm chiêm nghiệm thành ngụ ngôn về những việc hoài công vô tích sự!
Châu Âu cũng có chuyện tương tự. Chuyện Sisyphus vần đá. Thần thoại La Mã kể rằng Sisyphus bị “trời hành”, cả đời cứ phải làm một công việc rất nặng nhọc. Ông lăn một tảng đá to lên đỉnh núi. Lên đến đỉnh, không giữ được tảng đá. Phải buông tay. Đá lăn xuống chân núi. Ông lại phải xuông chân núi hì hục lăn lên. Cứ thế suốt đời. Người ta bảo Công Dã Tràng và Sisyphus bị trời hành, suốt đời phải làm những việc vô tích sự. Tuy nhiên người đời nay lại bảo, tuy biết vô tích sự, nhưng chiếm được ngôi, có tiền của giàu có, biết thế vẫn cứ làm!
Chuyện thứ ba: Chuyện Con Nhặng và Cỗ Xe Ngựa. Có một con nhặng vo ve hai bên hông một con ngựa đang toát mồ hôi, rướn người kéo cỗ xe leo lên dốc. Lên đến đỉnh dốc đứng lại thở. Riêng con nhặng thì cứ vo ve bên con ngựa và nghĩ rằng nhờ có tiếng vo ve của nó mà con ngựa mới kéo được xe lên dốc.
Chuyện thư tư: Con Ếch muốn hóa thành Con Bò. Có một con ếch nhìn thấy con bò trên cánh đồng. Nó liền nghĩ phải hóa thành con bò mới được. Nó bèn phồng mang trợn mắt, phình bụng. Cố gắng, cố gắng nữa, to bằng trái cam, rồi quả bưởi nhỏ... Rồi bùm một phát, tan xác.
Đó là những chuyện tôi được học từ bé, trong kho tàng truyện cổ tích của nước ta, trong Fable De La Fontaine... Nay nhớ đến đâu xin kể hầu quý vị.
Tôi thấy thật tội nghiệp cho các BCH TW. Suốt mấy chục năm nay liên tục họp để gỡ cho ra cái cắt nghĩa kinh tế Nhà nước và Doanh nghiệp nhà nước có phải là đặc trưng của xã hội chủ nghĩa hay không. Đọc bài của một cựu UVTU uyên bác thấy có một câu như sau: “trong CNXH, kinh tế thị trường có gì giống, khác với kinh tế thị trường TBCN?” Ô hay, cái gọi là kinh tế CNXH đã có mô mồ. Đem cái chưa có hoặc không có đi so sánh với cái đã có. Không Sísyphus hoặc Dã tràng thì là cái giống gì? Ông Nguyễn phú Trọng còn đặt ra những câu hỏi còn “uyên và thâm” hơn cả ông TS cựu TƯ: DNNN nó là cái gì, tại sao không quản lý được, cần phải làm những gì để cho nó (DNNN) phát triển được?! V.v... Đem cái không có để quản lý cái đã có. Lại đem những thể thức của cái chưa có, hay không có để quản lý cái đã có, hoặc lại đem thể thức của cái đã có là CNTB để quản lý [và làm] cho phát triển cái chưa có hoặc không bao giờ có. Cách làm luẩn quẩn ấy chỉ có trong đầu óc người tiền sử vô học, hoặc chỉ là hoạt động bản năng của một loài sinh vật không có hệ thần kinh như con dã tràng. Hành động của chúng chỉ đáng làm biểu tượng cho một bài học về sự vô bổ mà thôi.
Doanh nghiệp Nhà nước chỉ là đặc trưng kinh tế của những xã hội Trung cổ. Ngay Nhà nước của thời đại Hùng Vương, của An Dương Vương cũng làm kinh tế nhà nước, lập xưởng đúc tên đồng thau ngay bên cạnh kinh đô (thành Cổ loa). Các Nhà nước phong kiến ở châu Âu, châu Á, châu Phi đều có kinh tế nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước. Và họ không vận hành theo phương thức tư bản, nghĩa là biến vàng bạc, tài nguyên và cả lao động, lao động cơ bắp, lao động sáng tạo và lao động quản lý thành tư bản. Ngoài ra lại còn phải có một hệ thống luật lệ, tập tục mới, lại còn phải không ngừng tạo ra văn hóa mới, dân trí quan trí mới. Đem cái thực vào cái thực với biết bao tài năng, tâm huyết vẫn chửa ăn thua, huống là đem cái có cộng với cái không, đem cái không nhét vào cái có. Ở châu Âu vì họ từng có thuật giả kim cho họ bài học lịch sử nên họ khôn và tránh được việc lặp đi lặp lai cả trăm năm cái ảo tưởng có thể dùng thuật giả kim tạo ra vàng hôm nay!
Ở các nhà nước TBCN hiện đại, người ta cũng có DNNN. Nhưng người ta biết đem cái có thật để quản lý cái có thật. Nếu có lãi càng tốt, nếu không hòa vốn thì cũng phải tạo cho được hiệu quả công ích, không để mất vốn, không để bị ăn cắp ăn chặn, ăn xén như ở Việt Nam hiện nay.
Vì ngộ nhận Kinh tế nhà nước, DNNN là đặc trưng của CNXH, nên BCH TƯ các đời đã tốn thời gian của Dân tộc lại tốn quá nhiều kinh phí của Nhà nước, biến mình thành con dã tràng, một sự luân hồi ngược. Như: để đi ngược về [quá khứ] thành súc sinh, thành thú vật, mặc dầu Phật có nói con vật cũng có tánh Phật!
Nhân có cuộc kỷ niệm sinh nhật của ông Mã khắc Tư (ông Các Mác, trước đây ở nước ta, người ta phiên âm tên ông ta như vậy), tôi kể tiếp vài câu chuyện vui vui hầu quý anh chị. Trong Tuyên ngôn Cộng sản hai ông Mác và Ăng-ghen công bố năm 1848 có lời khuyên, các đảng cộng sản phải viết lên ngọn cờ của mình khẩu hiệu “Xóa bỏ Tư hữu”. Nhưng cuối đời, vào đầu những năm 80 của tk XIX, chính Mác lại tuyên bố: “Những nhà sản xuất chỉ được tự do khi họ có quyền sở hữu: đất đai, nhà xưởng, tàu thuyền, ngân hàng, tín dụng...” (câu tiếng Pháp là: Que les producteurs ne saurait être libres qu’autant qu’ils seront en possession des moyens de production (terre, usines, navires, banques, crédits, etc... - Dẫn theo Marx sa vie et son œuvre. Jean Elleinstein. Fayard). Như thế là chúng ta đã tốn cả ngót thế kỷ để thảo luận, tranh luận, cấm kỵ và đồng thời tàn hại nhau, tàn hại xã hội, tàn hại dân tộc về chính cái điều mà Mác đã nhận ra là mình đã sai lầm.
Chúng ta nói làm theo ông Mác. Thật sự thì chúng ta không hề biết tư duy của Mác là gì. Đến cả cái Chủ nghĩa Cộng sản thì chính Ăng-ghen đã thú nhận trong bài tựa quyển La lutte des classes en France (Cuôc đấu tranh giai cấp ở Pháp) rằng: “Lịch sử chứng tỏ chúng tôi đã mắc sai lầm. Quan điểm của chúng tôi hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều việc hơn thế, không những đã xóa bỏ mê muội của chúng tôi hồi đó mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 (thời công bố Tuyên ngôn Cộng sản) nay đã lỗi thời mọi mặt; chẳng có mục tiêu lớn Chủ nghĩa cộng sản gì cả. Đó chỉ là một điều của Mác đề xuất lúc trẻ, nhưng đã vứt bỏ nó trong cuối đời”.
Cái mà ông Mác đã vứt bỏ thì hàng trăm năm sau, chúng ta lại làm mất thì giờ, tiền của, mồ hôi, máu và nước mắt của Dân tộc ngót cả trăm năm để đi tìm “cái lá diêu bông” vô vọng ảo tưởng! Điều này làm tôi nhớ lại lời của A. Einstein: “Cái ngu dốt của nhân loại cũng vô cùng như vũ trụ vô cùng vậy”. Có điều chúng ta lại tự mình vỗ ngực xưng là “đỉnh cao vô địch, là dân chủ triệu lần hơn”. Kiêu ngạo mà còn ỷ quyền bắt mọi người cũng phải như mình.
Nhân đây tôi cũng xin nói luôn về chủ trương chấn chỉnh kỷ luật trong đảng. Đây là việc nội bộ của đảng. Nhưng không thể tùy tiện, muốn làm gì thì làm. Bởi vẫn còn dư luận xã hội, làm thế nào để người ta còn đánh giá là đảng cũng còn biết thế nào là văn hóa, là nghiêm với minh. Xã hội cho rằng những ông Cự, ông Thăng, ông Quang, ông Hoàng... đều có lỗi lầm, có tội. Và còn nhiều ông khác nữa, phải lần lượt đem ra xử. Tôi nhớ trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn nhan đề “Mông to vú mẫy”, mà Trần Đình Hiến chuyển ngữ là “Báu vật của đời”, có một nhân vật, tên là Cao Đại Đởm (thằng Gan To) đã ra giữa chợ hét toáng lên: “Lũ chúng nó ư, từ trên xuống dưới phải đem chém trước rồi lập tòa án xử sau”. Cho biết quan lại cộng sản Tàu cũng như Việt không anh nào vô tội. Nhưng để có nghiêm và minh thì tội nào ra tội ấy. Cùng với việc xử những anh vô trách nhiệm đầu tư sai làm mất tài sản nhà nước, ra nghị quyết sai trái, thì phải xử cả những cấp to hơn, những người đề ra chủ trương, phê duyệt những dự án, như bô-xít, Formosa biết rõ mười mươi thua lỗ và nguy cơ tai hại vẫn cứ làm. Hơn nữa, từ mấy chục năm nay, các đời Bộ chính trị đã để mất đất, mất đảo, tạo ra một thể chế khiến tham nhũng triền miên, bố trí cán bộ bất tài khiến bộ máy phình ra, tiêu tốn nhiều tiền của mà rối loạn kéo dài, lãng phí khắp nơi, mọi lĩnh vực đều trì trệ, lạc hậu, khiến nhiều chục năm nữa may ra mới đuổi kịp thiên hạ hôm nay. Có một nhà nghiên cứu từng là thành viên Ban nghiên cứu Chính phủ, nói với tôi rằng, so với Hàn quốc, họ chỉ đầu tư bằng phân nửa nước ta, thời gian cũng chỉ bằng nửa, thế mà 4 lĩnh vực cơ bản của một đất nước hiện đại, đã đâu vào đấy. Hạ tầng giao thông (thủy, lục, không, đường sắt) đều hiện đại. Nền kinh tế xếp thứ 10 thế giới. Hệ thống luật pháp đâu vào đấy, khiến Tổng thống phạm lỗi cũng bị đưa ra tòa xử phạt. Nền khoa học, giáo dục tiên tiến sánh ngang với thế giới. Trong khi đó ở nước ta thời gian gấp đôi, tổng đầu tư cũng gấp đôi, mà cả bốn lĩnh vực đều ngổn ngang, lạc hậu!
Khi kỷ niệm 199 năm ngày sinh Các Mác, báo Hà Nội mới đăng chân dung ông, với một câu nói, đọc xong lại thấy ngậm ngùi, khó chịu: “Không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân, mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”. Họ cố đổ riệt hết tội lỗi lên đầu nhân dân chăng? Liệu ban lãnh đạo của đảng có dám bàn cho ra lẽ, đến nơi đến chốn, dám nhận trách nhiệm, dám chịu hình phạt và để được tha thứ giảm khinh tội lỗi, đới tội lập công? Nhân dân Việt Nam đâu có muốn có một đảng độc quyền toàn trị, chuyên quyền, tham nhũng, hành dân, kéo dài sự lạc hậu trì trệ, đến nỗi cả ba tiêu chí Độc lập-Tự do-Hạnh phúc đều không cái gì trọn vẹn!
Dân tộc và xã hội đã có sự trưởng thành mới, đang ý thức rõ hơn và mãnh liệt hơn về đòi hỏi đổi mới vòng hai, về Độc lập, về Dân quyền, Nhân quyền, về một chế độ nhà nước tương thích với phát triển và thời đại. Càng chậm trễ, càng thiệt thòi, càng rối loạn từng phần (trouble partielle) khiến cho Đất nước không thể nào ổn định và phát triển bình thường được.
Hồ chí Minh từng nói: “Chỉ sợ lòng dân không yên”. Lẽ nào cả Ban N.K.M.chấp hành lại ở trong trạng thái như một câu thơ của Nguyễn Duy: AI? Không AI?./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét