Mai Anh Tuấn
Nhìn lại những thành tựu nổi bật của sự nghiệp Đổi mới đất nước trong 30 năm qua, có lẽ không sợ sai khi khẳng định rằng năm 1987 đóng vai trò rất đặc biệt. Năm 1987 chính xác là thời điểm của tiếng nói trí thức-nghệ sĩ đã được lắng nghe, cộng hưởng và phần nào được hiện thực hóa, không chỉ mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy sự phát triển đời sống văn hóa văn nghệ, mà còn góp phần tạo đà đi lên của các lĩnh vực khác.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (thứ tư từ trái qua) trò chuyện với Nguyễn Văn Hạnh, Lưu Quang Vũ, Trần Văn Thủy (từ trái qua) và một số văn nghệ sĩ khác - Ảnh tư liệu tại cuộc gặp gỡ với văn nghệ sĩ trí thức ngày 7-10-1987.
Trước hết, ta hãy điểm qua một số sự kiện văn hóa văn nghệ đã diễn ra trong năm 1987, hoặc đáng nói hơn, phải chờ đến năm này, nghĩa là sau Đại hội Đảng VI (12/1986) mới được thuận buồm xuôi gió. Trường hợp đáng kể đầu tiên chính là bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai của đạo diễn Trần Văn Thủy. Bộ phim này làm xong từ năm 1982. Trong những thước phim nhựa Orwo color 35mm màu sắc phai nhạt ấy, Hà Nội hiện lên thực sự nghèo khó, hưu tàn. Phim quay chùa Huy Văn (có ít nhất từ đời vua Lê Thái Tông, sau được Lê Thánh Tông sửa sang và xây thêm điện Dục Khánh) đã mất hẳn vẻ thâm nghiêm cổ kính, trơ vơ đổ nát, ngói vỡ, lộ rõ những vạt nắng mờ nhạt hắt trên bậc thềm xưa cũ. Xe bò, xe xích lô, quang gánh, những thân người gầy gò trong bộ quần áo cũ kĩ và xám xịt vì rét, nháo nhác đi qua cửa ô Quan Chưởng. Trên đường Nguyễn Trãi, người dân lao động nối hàng dài, lầm lũi, cắm cúi mua bán những thức dụng lặt vặt, buồng chuối, mớ rau, cái áo. Café, nước giải khát, bánh ngọt, vài ba nhãn hiệu mới dường như cuống cuồng trưng ra để khỏa lấp những thiếu hụt sinh kế đã kéo dài. Một Hà Nội vốn tự tin vào nền văn hiến của mình, như lời bình có tiếng vọng trong phim, tỏ ra rất e ngại vì kiểu làm ăn thị trường. Hơn một năm sau, ngày 18/10/1983, Thủ tướng Phạm Văn Đồng mới được xem Hà Nội trong mắt ai. Nhưng lời nhắc nhở như mệnh lệnh của ông rằng phải tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt đã không được lưu tâm thực hiện. Tiếp đó, tháng 5/1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trực tiếp xem phim này. Đến đây, mọi kịch tính, tựa con lắc đơn, giữa cho phép và cấm, chỉ chấm dứt khi ngày 26/9/1987, Văn phòng Trung ương ra văn bản yêu cầu Ban Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên huấn, Bộ Văn hóa công chiếu Hà Nội trong mắt ai.
Vậy là suốt năm năm, bộ phim liên tục bị ách lại vì bị cho là “có vấn đề”, mượn xưa nói nay, không cùng Đảng giải quyết những khó khăn hiện tại mà nuối tiếc quá khứ phong kiến và gieo rắc vào quần chúng đảng viên những bi quan, hoài nghi, tiêu cực”1. “Ai cấm Hà Nội trong mắt ai?”, Lã Nguyên, người sau này sẽ rất tích cực nhìn nhận nhiều trường hợp văn nghệ khác, đặt câu hỏi và tự trả lời: “chính là những người rất hiểu văn nghệ”2.
Ngày 1-2/1/1987, đoàn Quốc hội Mỹ vừa kịp rời Việt Nam thì Báo Văn nghệ số 1, ra ngày 3/1, nêu hai câu hỏi mà sự thẳng thắn trong đó sẽ kích thích những đề đạt táo bạo: 1. Văn học nghệ thuật phải đổi mới những gì? Làm thế nào để thực hiện những đổi mới ấy?; 2.Vì sao chưa có tác phẩm hay? Cần giải quyết những gì để đạt được mục đích có nhiều tác phẩm hay? “Tác phẩm hay”, nỗi kì vọng khắc khoải ấy, sẽ khó lòng xác thực nếu không có cây bút nào dám gạt đi những tác phẩm dở đã chất đầy ở giai đoạn trước đó. Mấy ngày sau, 17/1, Hà Nội vừa rộn ràng ăn Tết Đinh Mão vừa gật gù nhấm nháp những trả lời xông xáo đầu tiên, của Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Minh Châu… Nguyễn Tuân thúc giục “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật sẽ có nhiều tác phẩm hay”. Theo ông, xã hội đang đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã đấu tranh thì phải có người tốt đấu tranh với người xấu mới làm bật lên cái tốt được. Vậy mà thơ văn đều nói toàn người tốt. Ông nghĩ “ngay đến năm 2000 và xa hơn nữa, vẫn còn người chưa tốt”. Nguyên Ngọc tỏ ra trầm lắng hơn khi cho rằng một trong những điều quan trọng nhất của đổi mới lúc đó là sự tỉnh táo. Bởi, tỉnh táo là “một đặc điểm mới của tư duy thời đại”, là “dấu hiệu của trưởng thành- của từng trải, chín chắn”. Trong khi đó, Hoàng Ngọc Hiến, gần mười năm sau vụ “hiện thực phải đạo” thì nhấn mạnh vào “đổi mới cách nhìn”3…
“…Cuộc chiến đấu còn phức tạp, lâu dài và quyết liệt. Chính vì vậy mà lời chúc của đồng chí [Nguyễn Văn Linh] với anh chị em là: “Tôi chúc các đồng chí mạnh khỏe, kiên trì và dũng cảm”. Lời chúc, mà cũng là một lời kêu gọi lớn.” (Báo Văn nghệ cảm nhận về lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại “sự kiện lịch sử” ngày 6-7/10/1987)
Ngày 25/5, một bài báo như để gây chú ý, đã phải in đậm tiêu đề, “Những việc cần làm ngay”, mạnh mẽ và thoáng chút sắc lệnh, đóng khung xuất hiện trên Nhân Dân. N.V. L không phải là cái tên chỉ kí dưới bài cho xong. Nhưng ngay tức thì, “Những việc cần làm ngay” đã tạo một hiệu ứng bàn luận sôi nổi hiếm thấy, một cú hích dư luận vượt qua mọi rào cản, để nhìn thẳng nói thật nhiều vấn đề xã hội nóng hổi. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hoặc đăng lại bài báo của N.V.L trên tờ báo khác, hoặc viết bài bày tỏ thái độ đồng tình, tán dương, “Nói và Làm” nhanh chóng đi vào tâm tư, kì vọng, hành động của cả cộng đồng. Đầu tháng Bảy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra hẳn Thông tri về việc Mặt trận hưởng ứng “Những việc cần làm ngay” của tác giả N.V.L. Từ Lạng Sơn đến thị xã Minh Hải, các tỉnh ủy, các ban ngành, đoàn thể đều nhất tề xắn tay giải quyết một cách cụ thể, nhanh chóng, chính xác và triệt để những việc bất cập, tiêu cực trong đời sống thường ngày mà lâu nay, vì muôn vàn lí do, đã không được giải quyết, giải quyết nửa vời hoặc bỏ mặc. Đã có 20 trên tổng số 31 bài báo “Những việc cần làm ngay” kí tên N.V.L xuất hiện trong năm 1987 (bài cuối cùng ra ngày 28/9/1990). 1987, vì thế, lưu lại khá chồng chất lớp ngôn từ đặc tả thực trạng xã hội, những thực trạng nhức nhối, đau lòng và phẫn nộ bậc nhất. Về việc có hàng vạn đơn xin thôi việc trong ngành giáo dục chẳng hạn, ngày 7/8/1987, N.V.L chỉ thẳng nguyên nhân là do cuộc sống nhà giáo quá chật vật, đồng lương ít ỏi, phương tiện làm việc thiếu thốn, sức khỏe giảm sút, trường lớp dột nát, bàn ghế xiêu vẹo, thiếu bảng, thiếu giấy, thiếu mực… Rõ ràng, không một mĩ từ nào ở đây.
Tháng Sáu năm đó, Nguyên Ngọc có quyết định về làm Tổng biên tập Văn nghệ. Một trong những dấu ấn đầu tiên của ông là cho đăng truyện ngắn Tướng về hưu (vốn được gửi đến bàn biên tập từ tháng 4/1987) của Nguyễn Huy Thiệp. Mặc dù Nguyên Ngọc chưa hề nghe tên Nguyễn Huy Thiệp nhưng ông nhận thấy trong Tướng về hưu có năng lượng đối đầu trực diện với các vấn đề nóng bỏng của đời sống và tin rằng sau truyện ngắn này, dù nói ra hay không, giới cầm bút từ nay sẽ không thể viết như trước được nữa4. 24 trang, giấy trắng, hụt khổ của Văn nghệ bốn số gộp, 20/6, chào đón Tướng về hưu. Như chúng ta đều biết, kể từ đây, Nguyễn Huy Thiệp được coi là tác giả văn chương nổi bật nhất của văn học Việt Nam hơn ba thập niên qua.
Ở một diễn biến đáng chú ý khác là hiện tượng kịch Lưu Quang Vũ. Hai năm trước, 1985, Lưu Quang Vũ còn là “tác giả trẻ”, nhưng đã biến Hội diễn nghệ thuật Sân khấu toàn quốc thành hội diễn của riêng mình. Nguồn sáng trong đời, Tôi và chúng ta, Người trong cõi nhớ, Người tốt nhà số 5, Vách đá nóng bỏng, Chuyện tình bên dòng sông Thu… chiếm hầu hết các suất diễn trong năm đợt của Hội diễn đó. Nghiễm nhiên, ông nằm trong tầm ngắm của nhiều phía, từ khán giả, các đoàn kịch, đến chính giới. Những bàn tay kiểm duyệt vô hình chưa hạ xuống. Truyền thống lãnh đạo “xem trước” vẫn còn đó. Để Tôi và Chúng ta đến với khán giả trong Hội diễn 1985 ấy, đạo diễn Hoàng Quân Tạo của Nhà hát kịch Hà Nội phải trải qua 12 lần kiểm duyệt. Buổi diễn cho lãnh đạo xem có Tố Hữu và Hoàng Tùng dự. Tố Hữu nhận xét “Hay! Tuyệt vời”5. Không dễ để những sáng tạo nghệ thuật mà trong đó “sự thật” chiếm chỗ, được tự do cất lên. Những mong muốn chính đáng và đau đáu, như của Lưu Quang Vũ, “muốn nói hết sự thật/Về đất nước của mình”, vẫn phải trượt vào quĩ đạo kìm nén, hoặc, mất công mất sức, mất thời gian chờ đợi, mới đi qua những lỗ kim khuôn mẫu. Đã hơn ba năm, Hồn Trương Ba da Hàng Thịt nằm im trong ngăn kéo. Nó thử thách lòng kiên nhẫn. Nó cần đúng lúc để gây choáng váng và trở thành mẫu mực. Phải vào cuối năm 1987, Hồn Trương Ba da Hàng Thịt mới được Nhà hát kịch Việt Nam dàn dựng và chính thức ra mắt công chúng.
Đầu tháng 10/1987 diễn ra sự kiện cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ, trí thức. Cuộc gặp gỡ gần như là “hội nghị Diên Hồng” này đã trực tiếp đề cập đến nhiều vấn đề “nóng bỏng của đất nước, của xã hội, của thời đại”, chứ không chỉ của nghệ thuật. Bởi, như nhận định của báo Văn nghệ, “suy cho cùng, những trăn trở sâu xa nhất về nghệ thuật bao giờ cũng bắt nguồn từ những suy tư, quằn quại về xã hội, về dân tộc và thời đại”6. Có thể nói, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh, giới “tinh hoa” của đất nước đã thể hiện đúng, hiệu quả vai trò phản biện, đề đạt và tích cực xây dựng quan điểm một cách thẳng thắn, nồng nhiệt đến thế. Nhưng đồng thời, đây cũng là dịp mà người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã “bắt mạch” chính xác tâm tư, nguyện vọng của số đông trí thức, nghệ sĩ. Từ “cởi trói” vang lên trong cuộc gặp này, cho đến nay, vẫn liên tục được nhắc lại như là một từ khóa then chốt nhằm lí giải sự thăng hoa độc đáo của văn học nghệ thuật, ít nhất từ 1987-1991.
Sự kiện trên tiếp tục được tiếp nối và cụ thể hóa trong Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (ra ngày 28/11/1987) về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới. Nghị quyết yêu cầu văn học nghệ thuật cần góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để mở rộng và làm sâu sắc thêm quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống đất nước. Tinh thần “dân chủ hóa” ở đây, trên thực tế, đã được rất nhiều nhà văn nỗ lực theo đuổi và thường xuyên làm cho sáng rõ. Chỉ cần nhìn vào các tranh luận, đối thoại, các phóng sự/bút kí trên báo chí lúc bấy giờ, những hoạt động như Nguyên Ngọc đánh giá là “lập lại trật tự, lập lại công bằng xã hội”7, cũng đã thấy phần nào đà dân chủ hóa, dân sự hóa trên phương tiện truyền thông.
Khép lại năm 1987 có thể nhắc đến tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa của Nguyễn Minh Châu. Cho dù gần với bản tự thú, nhưng các nhận định, phân tích của Nguyễn Minh Châu đã khía rất sâu vào thái độ nín nhịn làm “cán bộ truyền đạt đường lối” quá lâu của lớp người vốn được coi có cá tính, có lương tri như giới cầm bút. Lời ai điếu hẳn đã làm ngượng chín mặt số đông nhà văn nhưng sẽ là cần thiết, thậm chí, là phương thuốc liều cao để ngăn ngừa thói tính “bảo hoàng hơn vua” vẫn hay tái lặp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở ta. Trong sổ tay của ông mà gần đây mới công bố, người ta giật mình vì thấy ông không bận tâm gì đến Tết, chỉ một mực tự nhắc nhở: “chỉ có cái ác thì phải nhớ lấy, chỉ có mưu mô trả giá trong bóng tối là phải nhìn cho rõ. Những cái viết lách của mình vẫn còn lành quá đi mất. Chưa đau. Giữa một cuộc đời đầy oan khiên oan khuất và đầy dối trá, sự lộng hành của cái ác đóng vai trò quyền lực”8. Có lẽ, bất kì lúc nào, cũng đều cần phẩm chất của kiểu trí thức trượng phu như Nguyễn Minh Châu, dám tự nhận lỗi, tự phán xét và thức tỉnh.
Năm 1987, như thế, cho chúng ta những cứ liệu phong phú về quá trình tìm kiếm, trăn trở, suy tư làm sao để có sự thay đổi, đổi mới đích đáng. Những khát vọng, hi vọng bị che khuất hoặc kìm nén từ lâu đã bắt đầu được công khai. Chúng ta có thể nhắc lại ở đây một băn khoăn đã chiếm chỗ hầu hết các luận bàn của trí thức lúc đó: sự thật. Tuy chưa có ai trả lời thế nào là sự thật nhưng hễ có cơ hội, “sự thật”, giống mũi tên được gài dây cung quả cảm, phóng thẳng lên mặt báo. Ngô Thảo thì đinh ninh rằng “đối với nhà văn không có gì cần thiết hơn là được nói lên sự thật”; Nguyễn Văn Hạnh, phó Ban Văn hóa-Tư tưởng Trung ương, thì so sánh: “Nói đến khoa học là nói đến qui luật. Nói đến sáng tác văn học thì trước hết phải nói đến sự thật”. Nguyễn Khải, người mà chiếu theo góc nào cũng thấy sự kín kẽ, tỉnh táo và biết xoay xở, trong lúc thổ lộ quan điểm, đã để trọng âm lệch hẳn như một lời hịch: “Chỉ viết có sự thật, những sự thật đã được kiểm tra từ nhiều phía, từ nhiều nguồn, dẫu có bị chẹt xe, bị dao đâm, bị súng bắn, thậm chí bị đưa ra tòa hoặc bị vu là điên là dại cũng không rời bỏ cái vị trí là một nhà báo cộng sản của mình”. Có lí do để không phải giấu mình quá lâu, sự quyết chí của Nguyễn Khải đã mở thêm vài ngả đường cho các kiểu “sự thật” xuất hiện trong tác phẩm của ông9. Còn Lưu Quang Vũ, trong Tôi và Chúng ta, thì nhấn mạnh: “các đồng chí không muốn hoặc không dám nhìn thẳng vào sự thật. Sự thật là chúng ta đang bị lún trong đầm lầy, không khéo sẽ chết chìm”. Như vậy, “sự thật”, điều tưởng như khó định lượng và cũng khó thốt thành lời ấy, đã trở thành mối bận tâm thường trực, là tiêu chí để nhận diện, đánh giá khả năng trung thực tận đáy trong ngòi bút nhà văn. Bởi thúc ép này mà bản thân họ, thay vì im lặng, đã liên tục lên tiếng trước những điều chướng tai gai mắt. Nếu hiểu việc nói cho bằng hết, cho cạn lí lẽ và trách nhiệm là một phẩm tính quan trọng của trí thức thì quả thật, thời điểm 1987 xuất hiện rất nhiều “cả giọng” mà độ vang đập, lay chuyển, dư âm của nó đã mang lại nhiều biến chuyển cần kíp, từ nghệ thuật đến đời sống. Câu hỏi “vì sao chưa có tác phẩm đỉnh cao” mà báo chí hay đặt ra gần đây, có lẽ, nên đổi theo hướng sát gần với thực tế hơn, rằng “vì sao rất ít tiếng nói trí thức sáng giá trong văn chương nghệ thuật”.
Trong tâm thế hôm nay luôn sốt ruột chờ đợi, kì vọng vào tầng lớp “tinh hoa” tiên phong hoặc ít ra là gợi dẫn bước đi lí tưởng cho đông đảo nhân quần, chúng ta hẳn phải cổ vũ cho thái độ dám nói thật, nhìn thấu và yêu chuộng sự thật. Dĩ nhiên, bối cảnh giờ đây đã khác xa ba mươi năm trước. Song hồi ức 1987 vẫn còn nguyên vẻ đẹp khó phai về những thân danh đã vì công nghiệp chung mà bền bỉ dấn thân, đôi khi phải chấp nhận thua thiệt, tai bay vạ gió. Riêng điều này, tôi nghĩ, đủ để lấy làm sự chia sẻ chung, không cứ phân biệt xưa hay nay.
2 Thảo luận “Bàn tròn” tại Tuần báo Văn nghệ, số 9 (27/2/1988) và số 10 (5/3/1988)
3 Xem thêm các bài: Nguyễn Tuân, “Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật sẽ có nhiều tác phẩm hay”; Nguyên Ngọc, “Đổi mới trước hết là sự tỉnh táo”; Hoàng Ngọc Hiến, “Trước hết là đổi mới cách nhìn”, trên Văn nghệ, số 3+4, 17/1/1987.
4 Nguyên Ngọc (2009), Tuyển tập tác phẩm, Tập 2, NXB Hội nhà văn, H., tr.257-258.
5 Hà Linh (2014), “Ký ức về những lần kiểm duyệt kịch Lưu Quang Vũ”, Nguồn: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/san-khau-my-thuat/san-khau/ky-uc-ve-nhung-lan-kiem-duyet-kich-luu-quang-vu-3044211.html
6 Xem thêm: “Hai ngày đáng ghi nhớ mãi” (Tường thuật cuộc gặp gỡ của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ trong hai ngày 6 và 7 tháng 10 năm 1987), Văn nghệ, số 42, 17/10/1987
7 Nguyên Ngọc (1987), “Về cái tiêu cực và cái tích cực”, Văn nghệ, số 29, 18/7.
8 Nguyễn Minh Châu (2009), Di cảo, NXB Hà Nội, H., tr.412
9 Xem thêm các bài: Ngô Thảo, “Khi thực tiễn lên tiếng”, Văn nghệ, số 27, 4/7/1987; Nguyễn Văn Hạnh , “Đổi mới tư duy, khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật”, Văn nghệ, số 33, 15/8/1987; Nguyễn Khải, “Nhà báo” Văn nghệ, số 27, 4/7/1987.
Trước hết, ta hãy điểm qua một số sự kiện văn hóa văn nghệ đã diễn ra trong năm 1987, hoặc đáng nói hơn, phải chờ đến năm này, nghĩa là sau Đại hội Đảng VI (12/1986) mới được thuận buồm xuôi gió. Trường hợp đáng kể đầu tiên chính là bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai của đạo diễn Trần Văn Thủy. Bộ phim này làm xong từ năm 1982. Trong những thước phim nhựa Orwo color 35mm màu sắc phai nhạt ấy, Hà Nội hiện lên thực sự nghèo khó, hưu tàn. Phim quay chùa Huy Văn (có ít nhất từ đời vua Lê Thái Tông, sau được Lê Thánh Tông sửa sang và xây thêm điện Dục Khánh) đã mất hẳn vẻ thâm nghiêm cổ kính, trơ vơ đổ nát, ngói vỡ, lộ rõ những vạt nắng mờ nhạt hắt trên bậc thềm xưa cũ. Xe bò, xe xích lô, quang gánh, những thân người gầy gò trong bộ quần áo cũ kĩ và xám xịt vì rét, nháo nhác đi qua cửa ô Quan Chưởng. Trên đường Nguyễn Trãi, người dân lao động nối hàng dài, lầm lũi, cắm cúi mua bán những thức dụng lặt vặt, buồng chuối, mớ rau, cái áo. Café, nước giải khát, bánh ngọt, vài ba nhãn hiệu mới dường như cuống cuồng trưng ra để khỏa lấp những thiếu hụt sinh kế đã kéo dài. Một Hà Nội vốn tự tin vào nền văn hiến của mình, như lời bình có tiếng vọng trong phim, tỏ ra rất e ngại vì kiểu làm ăn thị trường. Hơn một năm sau, ngày 18/10/1983, Thủ tướng Phạm Văn Đồng mới được xem Hà Nội trong mắt ai. Nhưng lời nhắc nhở như mệnh lệnh của ông rằng phải tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt đã không được lưu tâm thực hiện. Tiếp đó, tháng 5/1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trực tiếp xem phim này. Đến đây, mọi kịch tính, tựa con lắc đơn, giữa cho phép và cấm, chỉ chấm dứt khi ngày 26/9/1987, Văn phòng Trung ương ra văn bản yêu cầu Ban Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên huấn, Bộ Văn hóa công chiếu Hà Nội trong mắt ai.
Vậy là suốt năm năm, bộ phim liên tục bị ách lại vì bị cho là “có vấn đề”, mượn xưa nói nay, không cùng Đảng giải quyết những khó khăn hiện tại mà nuối tiếc quá khứ phong kiến và gieo rắc vào quần chúng đảng viên những bi quan, hoài nghi, tiêu cực”1. “Ai cấm Hà Nội trong mắt ai?”, Lã Nguyên, người sau này sẽ rất tích cực nhìn nhận nhiều trường hợp văn nghệ khác, đặt câu hỏi và tự trả lời: “chính là những người rất hiểu văn nghệ”2.
Ngày 1-2/1/1987, đoàn Quốc hội Mỹ vừa kịp rời Việt Nam thì Báo Văn nghệ số 1, ra ngày 3/1, nêu hai câu hỏi mà sự thẳng thắn trong đó sẽ kích thích những đề đạt táo bạo: 1. Văn học nghệ thuật phải đổi mới những gì? Làm thế nào để thực hiện những đổi mới ấy?; 2.Vì sao chưa có tác phẩm hay? Cần giải quyết những gì để đạt được mục đích có nhiều tác phẩm hay? “Tác phẩm hay”, nỗi kì vọng khắc khoải ấy, sẽ khó lòng xác thực nếu không có cây bút nào dám gạt đi những tác phẩm dở đã chất đầy ở giai đoạn trước đó. Mấy ngày sau, 17/1, Hà Nội vừa rộn ràng ăn Tết Đinh Mão vừa gật gù nhấm nháp những trả lời xông xáo đầu tiên, của Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Minh Châu… Nguyễn Tuân thúc giục “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật sẽ có nhiều tác phẩm hay”. Theo ông, xã hội đang đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã đấu tranh thì phải có người tốt đấu tranh với người xấu mới làm bật lên cái tốt được. Vậy mà thơ văn đều nói toàn người tốt. Ông nghĩ “ngay đến năm 2000 và xa hơn nữa, vẫn còn người chưa tốt”. Nguyên Ngọc tỏ ra trầm lắng hơn khi cho rằng một trong những điều quan trọng nhất của đổi mới lúc đó là sự tỉnh táo. Bởi, tỉnh táo là “một đặc điểm mới của tư duy thời đại”, là “dấu hiệu của trưởng thành- của từng trải, chín chắn”. Trong khi đó, Hoàng Ngọc Hiến, gần mười năm sau vụ “hiện thực phải đạo” thì nhấn mạnh vào “đổi mới cách nhìn”3…
“…Cuộc chiến đấu còn phức tạp, lâu dài và quyết liệt. Chính vì vậy mà lời chúc của đồng chí [Nguyễn Văn Linh] với anh chị em là: “Tôi chúc các đồng chí mạnh khỏe, kiên trì và dũng cảm”. Lời chúc, mà cũng là một lời kêu gọi lớn.” (Báo Văn nghệ cảm nhận về lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại “sự kiện lịch sử” ngày 6-7/10/1987)
Ngày 25/5, một bài báo như để gây chú ý, đã phải in đậm tiêu đề, “Những việc cần làm ngay”, mạnh mẽ và thoáng chút sắc lệnh, đóng khung xuất hiện trên Nhân Dân. N.V. L không phải là cái tên chỉ kí dưới bài cho xong. Nhưng ngay tức thì, “Những việc cần làm ngay” đã tạo một hiệu ứng bàn luận sôi nổi hiếm thấy, một cú hích dư luận vượt qua mọi rào cản, để nhìn thẳng nói thật nhiều vấn đề xã hội nóng hổi. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hoặc đăng lại bài báo của N.V.L trên tờ báo khác, hoặc viết bài bày tỏ thái độ đồng tình, tán dương, “Nói và Làm” nhanh chóng đi vào tâm tư, kì vọng, hành động của cả cộng đồng. Đầu tháng Bảy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra hẳn Thông tri về việc Mặt trận hưởng ứng “Những việc cần làm ngay” của tác giả N.V.L. Từ Lạng Sơn đến thị xã Minh Hải, các tỉnh ủy, các ban ngành, đoàn thể đều nhất tề xắn tay giải quyết một cách cụ thể, nhanh chóng, chính xác và triệt để những việc bất cập, tiêu cực trong đời sống thường ngày mà lâu nay, vì muôn vàn lí do, đã không được giải quyết, giải quyết nửa vời hoặc bỏ mặc. Đã có 20 trên tổng số 31 bài báo “Những việc cần làm ngay” kí tên N.V.L xuất hiện trong năm 1987 (bài cuối cùng ra ngày 28/9/1990). 1987, vì thế, lưu lại khá chồng chất lớp ngôn từ đặc tả thực trạng xã hội, những thực trạng nhức nhối, đau lòng và phẫn nộ bậc nhất. Về việc có hàng vạn đơn xin thôi việc trong ngành giáo dục chẳng hạn, ngày 7/8/1987, N.V.L chỉ thẳng nguyên nhân là do cuộc sống nhà giáo quá chật vật, đồng lương ít ỏi, phương tiện làm việc thiếu thốn, sức khỏe giảm sút, trường lớp dột nát, bàn ghế xiêu vẹo, thiếu bảng, thiếu giấy, thiếu mực… Rõ ràng, không một mĩ từ nào ở đây.
Tháng Sáu năm đó, Nguyên Ngọc có quyết định về làm Tổng biên tập Văn nghệ. Một trong những dấu ấn đầu tiên của ông là cho đăng truyện ngắn Tướng về hưu (vốn được gửi đến bàn biên tập từ tháng 4/1987) của Nguyễn Huy Thiệp. Mặc dù Nguyên Ngọc chưa hề nghe tên Nguyễn Huy Thiệp nhưng ông nhận thấy trong Tướng về hưu có năng lượng đối đầu trực diện với các vấn đề nóng bỏng của đời sống và tin rằng sau truyện ngắn này, dù nói ra hay không, giới cầm bút từ nay sẽ không thể viết như trước được nữa4. 24 trang, giấy trắng, hụt khổ của Văn nghệ bốn số gộp, 20/6, chào đón Tướng về hưu. Như chúng ta đều biết, kể từ đây, Nguyễn Huy Thiệp được coi là tác giả văn chương nổi bật nhất của văn học Việt Nam hơn ba thập niên qua.
Ở một diễn biến đáng chú ý khác là hiện tượng kịch Lưu Quang Vũ. Hai năm trước, 1985, Lưu Quang Vũ còn là “tác giả trẻ”, nhưng đã biến Hội diễn nghệ thuật Sân khấu toàn quốc thành hội diễn của riêng mình. Nguồn sáng trong đời, Tôi và chúng ta, Người trong cõi nhớ, Người tốt nhà số 5, Vách đá nóng bỏng, Chuyện tình bên dòng sông Thu… chiếm hầu hết các suất diễn trong năm đợt của Hội diễn đó. Nghiễm nhiên, ông nằm trong tầm ngắm của nhiều phía, từ khán giả, các đoàn kịch, đến chính giới. Những bàn tay kiểm duyệt vô hình chưa hạ xuống. Truyền thống lãnh đạo “xem trước” vẫn còn đó. Để Tôi và Chúng ta đến với khán giả trong Hội diễn 1985 ấy, đạo diễn Hoàng Quân Tạo của Nhà hát kịch Hà Nội phải trải qua 12 lần kiểm duyệt. Buổi diễn cho lãnh đạo xem có Tố Hữu và Hoàng Tùng dự. Tố Hữu nhận xét “Hay! Tuyệt vời”5. Không dễ để những sáng tạo nghệ thuật mà trong đó “sự thật” chiếm chỗ, được tự do cất lên. Những mong muốn chính đáng và đau đáu, như của Lưu Quang Vũ, “muốn nói hết sự thật/Về đất nước của mình”, vẫn phải trượt vào quĩ đạo kìm nén, hoặc, mất công mất sức, mất thời gian chờ đợi, mới đi qua những lỗ kim khuôn mẫu. Đã hơn ba năm, Hồn Trương Ba da Hàng Thịt nằm im trong ngăn kéo. Nó thử thách lòng kiên nhẫn. Nó cần đúng lúc để gây choáng váng và trở thành mẫu mực. Phải vào cuối năm 1987, Hồn Trương Ba da Hàng Thịt mới được Nhà hát kịch Việt Nam dàn dựng và chính thức ra mắt công chúng.
Đầu tháng 10/1987 diễn ra sự kiện cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ, trí thức. Cuộc gặp gỡ gần như là “hội nghị Diên Hồng” này đã trực tiếp đề cập đến nhiều vấn đề “nóng bỏng của đất nước, của xã hội, của thời đại”, chứ không chỉ của nghệ thuật. Bởi, như nhận định của báo Văn nghệ, “suy cho cùng, những trăn trở sâu xa nhất về nghệ thuật bao giờ cũng bắt nguồn từ những suy tư, quằn quại về xã hội, về dân tộc và thời đại”6. Có thể nói, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh, giới “tinh hoa” của đất nước đã thể hiện đúng, hiệu quả vai trò phản biện, đề đạt và tích cực xây dựng quan điểm một cách thẳng thắn, nồng nhiệt đến thế. Nhưng đồng thời, đây cũng là dịp mà người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã “bắt mạch” chính xác tâm tư, nguyện vọng của số đông trí thức, nghệ sĩ. Từ “cởi trói” vang lên trong cuộc gặp này, cho đến nay, vẫn liên tục được nhắc lại như là một từ khóa then chốt nhằm lí giải sự thăng hoa độc đáo của văn học nghệ thuật, ít nhất từ 1987-1991.
Sự kiện trên tiếp tục được tiếp nối và cụ thể hóa trong Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (ra ngày 28/11/1987) về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới. Nghị quyết yêu cầu văn học nghệ thuật cần góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để mở rộng và làm sâu sắc thêm quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống đất nước. Tinh thần “dân chủ hóa” ở đây, trên thực tế, đã được rất nhiều nhà văn nỗ lực theo đuổi và thường xuyên làm cho sáng rõ. Chỉ cần nhìn vào các tranh luận, đối thoại, các phóng sự/bút kí trên báo chí lúc bấy giờ, những hoạt động như Nguyên Ngọc đánh giá là “lập lại trật tự, lập lại công bằng xã hội”7, cũng đã thấy phần nào đà dân chủ hóa, dân sự hóa trên phương tiện truyền thông.
Khép lại năm 1987 có thể nhắc đến tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa của Nguyễn Minh Châu. Cho dù gần với bản tự thú, nhưng các nhận định, phân tích của Nguyễn Minh Châu đã khía rất sâu vào thái độ nín nhịn làm “cán bộ truyền đạt đường lối” quá lâu của lớp người vốn được coi có cá tính, có lương tri như giới cầm bút. Lời ai điếu hẳn đã làm ngượng chín mặt số đông nhà văn nhưng sẽ là cần thiết, thậm chí, là phương thuốc liều cao để ngăn ngừa thói tính “bảo hoàng hơn vua” vẫn hay tái lặp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở ta. Trong sổ tay của ông mà gần đây mới công bố, người ta giật mình vì thấy ông không bận tâm gì đến Tết, chỉ một mực tự nhắc nhở: “chỉ có cái ác thì phải nhớ lấy, chỉ có mưu mô trả giá trong bóng tối là phải nhìn cho rõ. Những cái viết lách của mình vẫn còn lành quá đi mất. Chưa đau. Giữa một cuộc đời đầy oan khiên oan khuất và đầy dối trá, sự lộng hành của cái ác đóng vai trò quyền lực”8. Có lẽ, bất kì lúc nào, cũng đều cần phẩm chất của kiểu trí thức trượng phu như Nguyễn Minh Châu, dám tự nhận lỗi, tự phán xét và thức tỉnh.
Năm 1987, như thế, cho chúng ta những cứ liệu phong phú về quá trình tìm kiếm, trăn trở, suy tư làm sao để có sự thay đổi, đổi mới đích đáng. Những khát vọng, hi vọng bị che khuất hoặc kìm nén từ lâu đã bắt đầu được công khai. Chúng ta có thể nhắc lại ở đây một băn khoăn đã chiếm chỗ hầu hết các luận bàn của trí thức lúc đó: sự thật. Tuy chưa có ai trả lời thế nào là sự thật nhưng hễ có cơ hội, “sự thật”, giống mũi tên được gài dây cung quả cảm, phóng thẳng lên mặt báo. Ngô Thảo thì đinh ninh rằng “đối với nhà văn không có gì cần thiết hơn là được nói lên sự thật”; Nguyễn Văn Hạnh, phó Ban Văn hóa-Tư tưởng Trung ương, thì so sánh: “Nói đến khoa học là nói đến qui luật. Nói đến sáng tác văn học thì trước hết phải nói đến sự thật”. Nguyễn Khải, người mà chiếu theo góc nào cũng thấy sự kín kẽ, tỉnh táo và biết xoay xở, trong lúc thổ lộ quan điểm, đã để trọng âm lệch hẳn như một lời hịch: “Chỉ viết có sự thật, những sự thật đã được kiểm tra từ nhiều phía, từ nhiều nguồn, dẫu có bị chẹt xe, bị dao đâm, bị súng bắn, thậm chí bị đưa ra tòa hoặc bị vu là điên là dại cũng không rời bỏ cái vị trí là một nhà báo cộng sản của mình”. Có lí do để không phải giấu mình quá lâu, sự quyết chí của Nguyễn Khải đã mở thêm vài ngả đường cho các kiểu “sự thật” xuất hiện trong tác phẩm của ông9. Còn Lưu Quang Vũ, trong Tôi và Chúng ta, thì nhấn mạnh: “các đồng chí không muốn hoặc không dám nhìn thẳng vào sự thật. Sự thật là chúng ta đang bị lún trong đầm lầy, không khéo sẽ chết chìm”. Như vậy, “sự thật”, điều tưởng như khó định lượng và cũng khó thốt thành lời ấy, đã trở thành mối bận tâm thường trực, là tiêu chí để nhận diện, đánh giá khả năng trung thực tận đáy trong ngòi bút nhà văn. Bởi thúc ép này mà bản thân họ, thay vì im lặng, đã liên tục lên tiếng trước những điều chướng tai gai mắt. Nếu hiểu việc nói cho bằng hết, cho cạn lí lẽ và trách nhiệm là một phẩm tính quan trọng của trí thức thì quả thật, thời điểm 1987 xuất hiện rất nhiều “cả giọng” mà độ vang đập, lay chuyển, dư âm của nó đã mang lại nhiều biến chuyển cần kíp, từ nghệ thuật đến đời sống. Câu hỏi “vì sao chưa có tác phẩm đỉnh cao” mà báo chí hay đặt ra gần đây, có lẽ, nên đổi theo hướng sát gần với thực tế hơn, rằng “vì sao rất ít tiếng nói trí thức sáng giá trong văn chương nghệ thuật”.
Trong tâm thế hôm nay luôn sốt ruột chờ đợi, kì vọng vào tầng lớp “tinh hoa” tiên phong hoặc ít ra là gợi dẫn bước đi lí tưởng cho đông đảo nhân quần, chúng ta hẳn phải cổ vũ cho thái độ dám nói thật, nhìn thấu và yêu chuộng sự thật. Dĩ nhiên, bối cảnh giờ đây đã khác xa ba mươi năm trước. Song hồi ức 1987 vẫn còn nguyên vẻ đẹp khó phai về những thân danh đã vì công nghiệp chung mà bền bỉ dấn thân, đôi khi phải chấp nhận thua thiệt, tai bay vạ gió. Riêng điều này, tôi nghĩ, đủ để lấy làm sự chia sẻ chung, không cứ phân biệt xưa hay nay.
-----------
1 Xem thêm: Trần Văn Thủy, Lê Thanh Dũng (2013), Chuyện nghề của Thủy, NXB Hội nhà văn, H., tr.1702 Thảo luận “Bàn tròn” tại Tuần báo Văn nghệ, số 9 (27/2/1988) và số 10 (5/3/1988)
3 Xem thêm các bài: Nguyễn Tuân, “Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật sẽ có nhiều tác phẩm hay”; Nguyên Ngọc, “Đổi mới trước hết là sự tỉnh táo”; Hoàng Ngọc Hiến, “Trước hết là đổi mới cách nhìn”, trên Văn nghệ, số 3+4, 17/1/1987.
4 Nguyên Ngọc (2009), Tuyển tập tác phẩm, Tập 2, NXB Hội nhà văn, H., tr.257-258.
5 Hà Linh (2014), “Ký ức về những lần kiểm duyệt kịch Lưu Quang Vũ”, Nguồn: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/san-khau-my-thuat/san-khau/ky-uc-ve-nhung-lan-kiem-duyet-kich-luu-quang-vu-3044211.html
6 Xem thêm: “Hai ngày đáng ghi nhớ mãi” (Tường thuật cuộc gặp gỡ của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ trong hai ngày 6 và 7 tháng 10 năm 1987), Văn nghệ, số 42, 17/10/1987
7 Nguyên Ngọc (1987), “Về cái tiêu cực và cái tích cực”, Văn nghệ, số 29, 18/7.
8 Nguyễn Minh Châu (2009), Di cảo, NXB Hà Nội, H., tr.412
9 Xem thêm các bài: Ngô Thảo, “Khi thực tiễn lên tiếng”, Văn nghệ, số 27, 4/7/1987; Nguyễn Văn Hạnh , “Đổi mới tư duy, khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật”, Văn nghệ, số 33, 15/8/1987; Nguyễn Khải, “Nhà báo” Văn nghệ, số 27, 4/7/1987.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét