Vừa gặp nhau hàn huyên một lát lưỡi mới bảo Răng : Ở đời những ai khôn khéo,sống biết uốn éo,chịu nhẫn nhục dẻo quẹo... như tôi thì bao giờ cũng sung sướng.Còn lúc nào cũng cứng rắn ,thẳng thắn không biết lắt léo như anh thì sẽ suốt đời không ngóc đầu lên nổi . Răng đáp lại: Anh nói mới đúng một nhẽ ,có điều quan trọng nhất anh không đề cập đến . Điều gì? Những người cứng rắn như tôi sẽ được trường tồn ,còn những kẻ lèo lá như anh thì sớm chết yếu .Làm gì có chuyện ấy!.Hôm nào anh nên đi xem người ta bốc mộ thì biết ,lưỡi thì đã tan nát vào bùn đen trong khi đó thì răng vẫn cứng muôn đời .Nghe vậy mặt mày lưỡi tái dại. Nhưng rồi lưỡi lại cất tiếng cười ha hả .Nhưng anh Răng ơi mưa lúc nào thì mát mặt lúc đó.
Ca trù Cổ Đạm
Chuyện xưa kể rằng : Thuở ấy dưới chân núi Hồng Lĩnh có một chàng trai tên ĐINH LỄ học rộng tài cao nhưng không màng đến công danh khoa cử.Có một lần đi chơi vào Ngàn Hống chàng gặp hai vị tiên là Lý Thiết Quái và Lã Đồng Tân cho một mẫu gỗ và mảnh giấy trên đó có vẽ mẫu một cây đàn.Về nhà chàng đẽo mẫu gỗ thành cây đàn đặt tên là ĐÀN ĐÁY,khi gẩy đàn lên chim ,cá cũng ngơ ngác lắng nghe .Với cây đàn này chàng đã đi khắp nơi dạy cho nhân gian những điệu hát say đắm lòng người mà ngày nay gọi là CA TRÙ. Ở châu Thường Xuân Thanh Hóa viên quan châu Bạch Đình Sa có nàng con gái là Bạch Đình Hoa tuổi tròn mười tám mà chưa biết nói ,nghe tiếng đàn Đinh Lễ ,cô gái gõ đũa vào mâm theo đúng nhịp đàn , khi tiếng đàn Đinh Lễ dứt Bạch Hoa cất tiếng nói ngợi khen chàng ,cho là duyên kỳ ngộ Bạch Đình Sa tác hợp cho hai người nên đôi lứa.Đinh Lễ đưa Bạch Hoa về làng Phú Vinh xã Cổ Đạm dạy đàn hát cho trai ,gái trong vùng từ đó đất này thịnh hành lối hát ca trù .Về sau cả hai người không bệnh tật gì đi về trời dân làng lập đền thờ và phong làm tổ sư của lối hát ca trù hiện nay.Ca trù còn gọi là hát ả đào,hát nhà trò,hát cô đầu,hát cửa đình hay hát cửa quyền.Tất cả là do tính chất và không gian diễn xướng,diễn ca mà gọi tên cho phù hợp,khi hát trong cung vua,phủ chúa dinh thự quan lại thì gọi là hát cửa quyền.Hát ở đình làng,nông thôn gọi là hát cửa đình,hát ở lầu xanh thì gọi là hát cô đầu...Ca trù được biên chế rất tinh gọn chỉ có một người đánh đàn đáy,phách thì do ca nương vừa hát vừa gõ ,trống chầu thường do quan viên gõ trong khi biểu diễn vừa để khen khích lệ những đoạn ca nương phách ngọt hát hay và trọng thưởng bằng một thẻ tre. Sau cuộc hát cứ theo số thẻ tre đã được thưởng để lĩnh tiền.Ca trù Cổ Đạm tự xa xưa đã có lệ làng là con gái lớn lên trước khi đi lấy chồng phải đi học hát ca trù vài năm theo sự quản lý chặt chẽ của trùm phường ,không có sự chim chuột lăng nhăng như ca trù vào chốn thanh lâu ,làm đào nương chứ không làm đào rượu ,làm ca nương chứ không làm kỹ nữ ( bà Khánh, bà Mơn,bà Nga ...Cổ Đạm có bà đã từng vào Huế hát ca trù cho Vua nghe những lúc này các bà được gọi là đào ngự). Theo các nghệ nhân thì ca trù Cổ Đạm có khi lập ra hàng chục nhóm phường đi hát giao lưu khắp nơi ,hàng năm tại đình thờ Đinh Lễ thường hay tổ chức lễ hội giáo phường khắp các nơi trong nước về tham gia hội thi tài hát ca trù rất vui.
( Theo Vi Phong Người Nghi Xuân NXBVH hà nội 2002)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét