28 tháng 2, 2012

Lòng mẹ

                                        
Thức dậy, mẹ đã ra đồng
Nồi cơm nóng hổi, vùi trong trấu rồi*
Tảo tần, hiền hậu mẹ tôi
Một đời vất vả, suốt đời thương con
Con hư, bị bố đánh đòn
Mẹ còn bênh vực,cho con bao lần
Nghe bài " Phụ Tử tình thâm"
Đêm nằm nghĩ lại, con thầm nhớ thương.

* Mùa đông sợ con dậy ăn bị nguội lạnh mẹ đã
cho cả nồi vào thùng trấu vùi lại cơm nóng được rất lâu.





                                 Bến quê

Biển quê, đẹp quá em ơi!
Thuyền, bè tấp nập xa khơi đã về
Cá, tôm đầy ắp biển quê
Tình người neo đậu, bến quê đợi chờ
Thuyền đi chẳng kể ngày giờ
Bến quê đưa tiễn, mong chờ sớm hôm
Thuyền về đầy cá, mực, tôm
Bõ công bến đợi, đêm hôm một mình
Bàu, Ao, Trộ lội, Cửa đình
Bến quê, neo đậu có mình có ta.



           NGHĨA ÂN TÌNH



Đi, về ai đón đưa cha?
Một đời lam lũ, cửa nhà rộng thênh
Bước chân, lên xuống bậc thềm
Cài then, mở cửa ngày đêm một mình
Ai người, có nghĩa ân tình
Cảm thông cảnh ngộ, một mình cha tôi
Về đây! Chung kết bạn đời
Vui, buồn san sẻ việc thời gánh chung
Già nhân nghĩa, non vợ chồng
Ông bà hạnh phúc, thật lòng thương yêu
Cháu, con an phận sớm chiều
Cha, ông đã có người yêu chung tình.

27 tháng 2, 2012

HOA ĐỒNG NỘI

         HOA ĐỒNG NỘI

Hoa nhà
Năm ấy tháng ba, gặp nhau bỡ ngỡ
Gần trọn cuộc đời nỗi nhớ vẫn y nguyên
Cô sinh viên, yểu điệu rất có duyên
Đồng hương tỉnh, bạn học cùng em gái
Hoa đồng nội, giúp chúng mình gần lại
Chút quà quê, tặng bạn tại Hà Thành
Mồng Tám tháng ba, phòng vách đất nứa tranh
Vô tư quá, đời sinh viên đẹp thế
Mấy chục năm qua, giờ đã làm cha, mẹ
Đủ các loại hoa nhân ngày lễ, tết về
Có bao giờ em nhớ món quà quê
Hoa đồng nội, chàng sinh viên xứ Nghệ?
Kỷ niệm một thời, ôi sao nhớ thế
Đồng nội ơi! Thổn thức mãi không nguôi.


TỰ HÀO CON LẠC CHÁU HỒNG

Sân bay Nội Bài

Từ thủ đô Sing, con về đất Việt
Trời Sài Gòn  yêu thương, thân thiết
Vào nhà chờ chuyển tiếp đường bay
Hà Nội thủ đô, con ao ước bấy nay
Nội Bài, Thăng Long, Ba Đình, Hoàn Kiếm
Con đến Viếng lăng Bác Hồ kính mến
Ngôi nhà sàn, giản dị đơn sơ
Cá đầy ao, nổi quẫy đúng giờ
Hàng dâm bụt, vẫn hai màu xanh,đỏ
Con ra thăm tượng đài Vua Thái Tổ
Kỷ niệm ngàn năm, ngày sinh nhật Thăng Long
Tự hào ta con lạc, cháu hồng.

24 tháng 2, 2012

Chút thăng hoa

May mà ước nguyện không thành
Giấc mơ xưa! Mãi vẫn giành để mơ
Giá như sự thật bất ngờ
Anh yêu em, đến bây giờ tính sao?
Tình yêu anh, mãi dâng trào
Nên em mới bảo: Anh sao dở người
Xin đừng buồn nữa em ơi
Chút thăng hoa của những người đang yêu
Xuân Thành, em biết quá nhiều
Còn anh Cổ Đạm, sớm chiều bình an.



                Đường về
 Đường về của mỗi con người
Quê cha, đất tổ một thời nuôi ta
Đói nghèo, nhân hậu thật thà
Tình người chân thật, trong ta suốt đời
Tự hào, thương lắm quê ơi
Đường về! Chỉ một của người đi xa.



                                             Biển ơi


Biển vẫn đẹp như tình người Vân Hải
Giận mà thương, sống mãi đến muôn đời
Cổ  Đạm, ca trù, Hồng Lĩnh quê tôi
Đến một lần, đều muốn quay trở lại 
Khách viễn du, nặng tình người Vân Hải
Chân Thật, mặn mà lưu luyến mãi không rời
Xa quê rồi! Thương nhớ lắm Biển ơi. 


Ngon quá Biển ơi

23 tháng 2, 2012

Một số hình ảnh về quê 2012







Cửa Đình




Cửa Đình nhìn sang Trộ Lội

Đình Làng nhìn từ Cửa Đinh lên

Cửa Đình cũ ngày xưa


Cây Từ bi trong vườn Đình

Trước cửa đình cũ ngày xưa ảnh chụp 8-2012


Trong khuôn viên đình làng Vân hải 8-2012


Con cháu đi xa về thăm Đình 8-2012


Đình Trung đang được trùng tu xây dựng 8-2012

Tất cả dân làng rất quan tâm đến việc trùng tu Đình


Đình trung đã được xây dựng đến phần nóc 8-2012

Mộ Ô Trần Oanh ,bà Nguyễn Thị Yên và các con dâu 8-2012
Bà Trần Thị Khiêm về quê 8-2012


Biển quê 8-2012
Khu trang trại ở cầu Bòng Bọng 8-2012


Bạn cũ gặp nhau ở quê 8-2012


Ngơời làng ,anh em bạn bè hội ngộ 8-2012


Trưởng ban xây dựng trùng tu đình làng Hoàng Tùng Mậu,
Ô Trì và anh Kháng ở Buôn ma Thuột về 8-2012


Nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Xuân 8-2012


Khu mộ 10 cô gái thanh niên  ngã ba Đồng Lộc 8-2012


Tháp chuông Đồng Lộc



Đèo Lò xo trường Sơn( Đường Hồ Chí Minh)









21 tháng 2, 2012

XÃ HỘI THẦN TIÊN

Làm gì giữa trung tâm Sài Gòn
Hãy quay về cùng chân thiện mỹ
Để chữ NGƯỜI đích thực là VĂN
Cha , ông dạy: Luân thường đạo lý
Học lễ rồi mới đến học văn
Biết là vậy! Nhưng xin hỏi nhẹ
Giờ muốn làm người tốt học ở đâu?
Trường nào dạy, ai trên bục giảng,
Ai kiểm tra bài, ai chấm điểm thi?
Hỡi tất cả những gì sai trái
Hãy quay về thân ái với tổ tiên.
Đạo lý làm người, chân thiện mỹ
Có ở mọi người, một xã hội thần tiên.



              Đêm Sài Gòn




Đêm Sài Gòn, khách sạn ba sao
Phòng điều hòa, không tài nào ngủ nổi
Bao kỷ niệm vui, buồn ập về trong đêm tối
Hiển hiện rõ ràng trước mắt của tôi
Bạn bè gần, xa chung sống một thời
Kẻ ở quê nhà, người làm ăn xa xứ
Tất cả đều như là duyên ,nợ
Kỷ niệm một thời, đâu dễ gì quên.

20 tháng 2, 2012

CHÀO ĐỒNG CHÍ

                                      Tặng đồng đội và các cựu chiến binh.

Chúng ta lại ca bài lính năm nào
 Cười, nói, bắt tay... Chào đồng chí
Ôi đồng đội đã gần một phần hai thế kỷ
Vẫn vẹn tình, trọn nghĩa với nhau
Cựu chiến binh, kẻ trước người sau
Tất cả đều trưởng thành từ anh bộ đội
Lính vệ quốc quân hay thời đổi mới
Bộ đội Cụ Hồ, niềm tự hào của nhân dân
Đồng đội với nhau không phân biệt xa gần
Quê miền Trung, miền Nam hay ngoài Bắc
Trong chiến tranh một lòng đánh giặc
Đất nước hòa bình, làm kinh tế bảo vệ dân
Thật đáng tự hào người vệ quốc quân
Hạnh diện biết bao ta là người lính
Thời chiến, thời bình đều tuân theo điều lệnh
Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh.

HỘI ĐỒNG HƯƠNG

Đồng hương cũng lắm chuyện phiền
Có chức, lắm tiền vào hội đồng hương
Xa quê bốn chục năm trường
Những mong gặp được đồng hương nhà mình
Tiền tài, quyền lực, mưu sinh
Đã làm ảnh hưởng đến tình đồng hương
Nhìn vào khắp cả hội trường
Toàn thấy trọc phú với phường xấu chơi
Nghi Xuân quê mẹ mình ơi!
Là cây một cội cùng người Nghi Xuân
Hội xa cho đến hội gần
Tình người xa xứ, ân cần với nhau
Hội trước nói với hội sau
Ở đời ai muốn nghèo đâu hả trời.
  * Ở một tỉnh nọ phía nam chỉ có những người có chức quyền, có nhiều tiền
mới được mời vào hội đồng hương thật vô lý.


            Gặp em trong mơ


                              Gửi H
Vẫn nhìn anh đằm thắm
Như buổi gặp lần đầu
Anh ngắm em, thật lâu
Mắt chạm vào đôi mắt
Buổi đầu tiên gặp mặt
Em hút mất hồn tôi
Trông em thật buồn cười
Má tự nhiên ứng đỏ
Trái tim anh vô cớ
Nhịp đập loạn cả lên
Yêu em rất tự nhiên
Ngay lần đầu gặp mặt
Trời cao không chấp bút
Mắt ta rơi lệ sầu
Chia tay nhau vì đâu?
Một đời anh mơ mãi.


        Thiếp mời




Em ơi lại có thiếp mời
Anh đây lòng dạ, rối bời như tơ
Từ đầu mùa cưới tới giờ
Mấy lần huyết áp, bất ngờ tăng cao
Ngậm ngùi nhớ lại năm nao
Tân gia, sinh nhật ai nào mời nhau
Giờ đây dân mạnh, nước giàu
Việc to, việc nhỏ thấy nhau là mời
Ai ơi thương lấy chúng tôi
Lương hưu, trợ cấp gặp thời khó khăn.

16 tháng 2, 2012

Chuyện vui kể lại

                                

                                    NGÔN NGỮ BẤT ĐỒNG

Một cô gái  xinh xắn ,giỏi giang từ miền trung ra Hà Nội  theo học ngành y .Chăm chỉ như mọt sách suốt ngày ngoài ăn là học  ,ít để ý đến những biến động ngoài xã hội kể cả phong tục,tập quán và lời ăn tiếng nói của người Tràng An. Một lần đi thực tập ở khoa ngoại bệnh viện Việt Đức vào thăm bệnh cho một nam trung niên người Hà Thành ở phòng VIP vừa được mổ dạ dày xong cách đó vài ngày .Cô sinh viên nhớ lại những lời dạy  của thầy khi học lý thuyết ở giảng đường " Thông thường  bệnh nhân  khi phẫu thuật ở khoang bụng , sau một thời gian ngắn mà tiểu tiện, trung tiện được là ca phẩu thuật coi như thành công ". Vận dụng điều đã học lý thuyết vào thực tiễn cô sinh viên trường y  nhẹ nhàng lịch lãm :
        -Xin lỗi hôm nay chú thấy sức khỏe thế nào rồi ạ?
        -Hôm nay cũng đỡ đau rồi bác sỹ ạ.
        -Thế chú đã đi đái được chưa ạ? cô gái hỏi tiếp
        -Được nhưng ít thôi người bệnh trả lời .
        -Vậy chơ chú đã địt được chưa ạ? 
       -Ông bệnh nhân quay mặt đi  không nói gì,tưởng ông lại đau cô bác sỹ sinh viên thực tập để ông nghỉ một chút rồi hỏi lại:
       -Dạ thưa bây giờ chú đã địt được chưa ạ?
      -Bệnh nhân nổi giận đùng đùng quát lớn : Tiên sư nhà mày  đồ dâm đãng ,đồ ngu mới mổ được mấy ngày ăn còn chưa được địt gì mà địt ... cút đi !
 Cô gái sinh viên thực tập mặt tái xanh ,tái ngắt đi ra khỏi phòng bệnh nhân ,miệng lẩm bẩm:Thầy giáo lý thuyết dạy sai rồi. 

Lưỡi và Răng

                                                                                                                  Lê Phương Khánh

Vừa gặp nhau hàn huyên  một lát lưỡi mới bảo Răng : Ở đời những ai khôn khéo,sống biết uốn éo,chịu nhẫn nhục dẻo quẹo... như tôi  thì bao giờ cũng sung sướng.Còn lúc nào cũng cứng rắn ,thẳng thắn  không biết lắt léo như anh thì sẽ suốt đời không ngóc đầu lên nổi . Răng đáp lại: Anh nói mới đúng một nhẽ ,có điều quan trọng nhất anh không đề cập đến . Điều gì? Những người cứng rắn  như tôi sẽ được trường tồn ,còn những kẻ lèo lá như anh thì sớm chết yếu .Làm gì có chuyện ấy!.Hôm nào anh nên đi xem người ta bốc mộ thì biết ,lưỡi thì đã tan nát vào bùn đen trong khi đó thì răng vẫn cứng muôn đời .Nghe vậy mặt mày lưỡi tái dại. Nhưng rồi lưỡi lại cất tiếng cười ha hả .Nhưng anh Răng ơi  mưa lúc nào thì mát mặt lúc đó.


                                  Ca trù Cổ Đạm


Chuyện xưa kể rằng : Thuở ấy dưới chân núi Hồng Lĩnh có một chàng trai tên ĐINH LỄ học rộng tài cao nhưng không màng đến công danh khoa cử.Có một lần đi chơi vào Ngàn Hống  chàng gặp hai vị tiên là Lý Thiết Quái và Lã Đồng Tân  cho một mẫu gỗ  và mảnh giấy trên đó có vẽ mẫu một cây đàn.Về nhà chàng đẽo  mẫu gỗ thành cây đàn đặt tên là ĐÀN ĐÁY,khi gẩy đàn lên chim ,cá cũng ngơ ngác lắng nghe .Với cây đàn này chàng đã đi khắp nơi  dạy cho nhân gian  những điệu hát say đắm lòng người mà ngày nay gọi là CA TRÙ. Ở châu Thường Xuân Thanh Hóa viên quan châu Bạch Đình Sa  có nàng con gái là Bạch Đình Hoa  tuổi tròn mười tám mà chưa biết nói ,nghe tiếng đàn Đinh Lễ ,cô gái gõ đũa vào mâm  theo đúng nhịp đàn , khi tiếng đàn Đinh Lễ dứt Bạch Hoa cất tiếng nói ngợi khen chàng ,cho là duyên kỳ ngộ Bạch Đình Sa tác hợp cho hai người  nên đôi lứa.Đinh Lễ đưa Bạch Hoa về làng Phú Vinh xã Cổ Đạm  dạy đàn hát cho trai ,gái trong vùng từ đó đất này thịnh hành lối hát ca trù .Về sau cả hai người không bệnh tật gì  đi về trời dân làng lập đền  thờ và phong làm tổ sư của lối hát ca trù hiện nay.Ca trù còn gọi là hát ả đào,hát nhà trò,hát cô đầu,hát cửa đình hay hát cửa quyền.Tất cả là do tính chất và không gian diễn xướng,diễn ca mà gọi tên cho phù hợp,khi hát trong cung vua,phủ chúa dinh thự quan lại thì gọi là hát cửa quyền.Hát ở đình làng,nông thôn gọi là hát cửa đình,hát ở lầu xanh thì gọi là hát cô đầu...Ca trù được biên chế rất tinh gọn chỉ có một người đánh đàn đáy,phách thì do ca nương vừa hát vừa gõ ,trống chầu thường do quan viên gõ  trong khi biểu diễn vừa để khen khích lệ những đoạn ca nương phách ngọt hát hay và trọng thưởng bằng một thẻ tre. Sau cuộc hát cứ theo số thẻ tre đã được thưởng để lĩnh tiền.Ca trù Cổ Đạm tự xa xưa đã có lệ làng là con gái lớn lên trước khi đi lấy chồng  phải đi học hát ca trù vài năm theo sự quản lý chặt chẽ của trùm phường ,không có sự chim chuột lăng nhăng  như ca trù vào chốn thanh lâu ,làm đào nương chứ không làm  đào rượu ,làm ca nương chứ không làm kỹ nữ ( bà Khánh, bà Mơn,bà Nga ...Cổ Đạm có bà đã từng  vào Huế hát ca trù  cho Vua nghe  những lúc này các bà được gọi là đào ngự). Theo các nghệ nhân thì ca trù Cổ Đạm  có khi lập ra hàng chục  nhóm phường đi hát giao lưu khắp nơi ,hàng năm tại đình thờ Đinh Lễ  thường hay tổ chức lễ hội giáo phường  khắp các nơi trong nước  về tham gia  hội thi tài hát ca trù rất vui.
                                                                  ( Theo Vi Phong Người Nghi Xuân NXBVH hà nội 2002)

15 tháng 2, 2012

Chuyện quê góp nhặt

Cụ Phan Thư, Phan Cự  người  làng Vân Hải 
 Một thời nuôi  Cả Huynh con trai Phan Bội Châu.


Rú mồng Gà Núi Hồng Lĩnh thuộc Cổ Đạm


              Cụ Phan Bội Châu cưới bà Thái Thị Huyên  con ông Thái văn Giai người Yên Thành năm 1888 ,hơn tám năm sống cùng nhau  bà chưa sinh cho ông được đứa con nào .Năm đời nhà họ Phan của cụ đều độc đinh do đó đến năm 1896 cụ Phan cưới bà vợ hai người Nam Đàn tên là Phan Thị Em  .Năm 1901 bà Em sinh được một  người con trai  đặt tên là Phan Nghi Đệ *  ,bốn năm tiếp theo  1904 bà Huyên cũng sinh cho ông một người con trai nữa  là  :Phan Nghi Huynh **.Dù sinh sau nhưng vì Nghi Huynh là con bà vợ cả  theo nề nếp gia phong Nghi Huynh vẫn  được làm anh của Nghi Đệ  và mọi người thường gọi là CẢ HUYNH. Năm  1905 sau khi thành lập hội Duy Tân,trước lúc xuất dương sang Nhật,cụ Phan  lo lắng đề phòng tai biến có thể xảy đến cho gia đình mình  nên cụ đã làm đơn ly dị đưa cho hai bà vợ  để chính quyền sở tại khỏi làm phiền  hai bà đồng thời ông cũng đưa cả Huynh sang Tả Ao  huyện Nghi Xuân Hà Tĩnh  nhờ bạn là Hồ Thức Tự  che dấu ,cưu mang ,trước lúc chia tay cụ Phan đã tặng bạn mình mấy câu thơ:
Thế sự như nay đã rõ rồi
Đá ,vàng âu cũng đổ mồ hôi
Trông lên Hồng Lĩnh ,mây tuôn ngược
Ngó xuống Lam Giang nước chảy xuôi
Còn đất ,còn trời còn vũ trụ
Còn tình,còn nghĩa hãy còn tôi
Ai về nhắn với phường trung nghĩa
Cuộc thế chờ ta,nỡ lẽ ngồi.
Ông bà Tự nuôi cả Huynh được hai năm sợ bị lộ đưa xuống nhà tiến sĩ Nguyễn Mai ở Tiên Điền gửi cho yên tâm vì uy tín đức độ của cụ Nghè sẽ không cho phép quan chức ,lý dịch  xoi mói nhưng cũng thời gian này  các quan lại Nam Triều đang để mắt và ra sức lôi kéo  cụ Nghè Mai ra làm quan.Cụ Nghè Mai lực bất tòng tâm không thể cùng cụ Phan đi cứu nước  đành phải ở lại nên cụ cự tuyệt chốn quan trường  ở nhà dạy học.Môn sinh của cụ  rất đông ,thời kỳ này cụ cũng cải tên cho cả Huynh  là Nam,con trai thứ của mình là Đàn ,trong lúc  cả Huynh đang háo hức học chữ thì cũng là lúc quan huyện Nghi Xuân bắt đầu bóng gió  cụ Nghè ,sợ nguy hiểm đến tính mạng của cả Huynh cụ Nghè Mai đã bí mật trao cậu cả Huynh cho một học trò thân tín của mình là : PHAN THƯ người làng Vân Hải xã Cổ Đạm ở một vùng vắng vẻ gần chân núi Hồng Lĩnh xa huyện lỵ, con mắt dòm ngó của bọn tay sai. Ô Phan Thư là người trọng nghĩa được thầy học ủy thác  nên đã nuôi dấu cậu cả Huynh  rất chu đáo.Ông biết đây là việc quốc sự  trọng trách này chẳng khác bề tôi phò ấu chúa.Nuôi cậu Huynh được 5 năm ông Thư phải làm Bang tá nên lại giao cậu Huynh cho  người em trai của mình là PHAN THỤY  chịu trách nhiệm nuôi dạy vì vậy mà cậu Huynh  đã thực sự trưởng thành ,khỏe mạnh  và hoạt bát .Do công  của ông Thư đối với gia đình mình nên sau này vào năm 1931 tại Huế cụ Phan đã xin cho  con trai của ông Thư là Phan Thức Tao vào học ở trường Quốc Tử Giám  tốt nghiệp năm 1936 được làm thừa phán .Tháng 8 năm 1945 chính quyền về tay nhân dân ông Bang Cự tức là Phan Thụy bị bắt ,con trai ông đã sang thành phố Vinh  gặp cậu cả Huynh  lúc này đang là ủy viên lâm thời tỉnh Nghệ An để cầu cứu .Cậu Huynh nhớ ơn nghĩa  nuôi dạy mình ngày trước của hai anh em ông bang Thư ,bang Cự đã không ngần ngại viết thư cho chủ tịch UBND lâm thời  tỉnh Hà Tĩnh  lúc đó là : Trần Hữu Duyệt  đề nghị tha cho ân nhân của mình .Ông Duyệt thông cảm với tấm lòng nhân hậu  của cậu Huynh  đã xem xét rồi tha  cho ông bang Cự . Như vậy hai anh em Phan Thư ,Phan Cự  đã nuôi con trai cả  Huynh  của cụ Phan Bội Châu mãi đến tận năm 1923 mới đưa lên nhà cụ Lê Duy Hy là anh trai của  của ông Lê Duy Đại nguyên bí thư huyện Nghi Xuân  để học quốc ngữ  và năm 1925 vợ cụ Phan Bội Châu  mới từ Nam Đàn sang Nghi Xuân đưa cậu Huynh về thành phố Vinh. ( Theo Internet).

*   Ông Nghi Đệ .Có một con Trai tên : Phan Thiệu Cơ là Đại tá quân đội về hưu sống ở sài gòn.
** Ông Nghi Huynh  có hai vợ 6 người con .Hiện nay Ô Phan Viết Hồ đang sống ở Tôn Thất Tùng Hà Nội.



11 tháng 2, 2012

Thương ai

                                   Tặng ông Đoàn văn Vươn
Sống ở dương gian với mọi người
Nghĩa tình mặn nhạt lúc đầy vơi
Vui buồn, hờn giận cùng chia sẻ
Chất chứa nghĩa nhân  một đời người
Nhớ lắm, thương ai cùng cảnh ngộ.
Bầm gan, tím ruột kẻ hại người
Ước được phép tiên như Đại Thánh.
Diệt trừ bọn ác hết mới nguôi.

10 tháng 2, 2012

Phép Nhiệm màu

Trông chờ Đại hội từng ngày
Để xem quyền lực về tay người nào?
Lâu rồi Đảng hứa ra sao
Niềm tin vào Đảng  thuở nào còn đâu!
Bao giờ có phép nhiệm màu?
Dân tin Đảng,đảng ngày nào trọng dân.



               Phòng nhì

Tuổi mình giờ đã sang chiều
Nghĩ nhiều ,làm ít những điều ước mong
Thương thầm ,kính trọng Cha  Ông
Luân thường ,đạo lý ,gia phong rõ ràng
Thời nay chỉ có bạc  vàng
Mua quan ,bán chức sẵn sàng Ô kê
Nhà cao,cửa rộng đề huề
Con khôn ,vợ đẹp vẫn mê phòng nhì.


Thơ vui


Bãi tắm -Xuân Thành


Trước khi về quê cũ
Vợ dặn đủ mọi điều
Không được gặp người yêu
Nhớ đừng ra bãi tắm.
Quên hết lời vợ dặn
Khi gặp lại bạn bè
Lâu rồi không về quê
Đi chơi cho thỏa thích .
Thấy  hay mình cũng nghịch
Còn hơn cả của nhà
Chẳng sợ gì SIDA
Đã có đồ bảo hiểm
Mấy khi về tắm biển
Cứ bơi lặn vô tư
Tiền đã có vợ lo
Chết thì do tướng  số
Nghĩ ngày xưa cũng khổ
Yêu chẳng giám đến gần
Thích cũng nỏ được mần
Mắt nhìn nhau thèm khát
Rõ là đồ nhút nhát.
Giờ ân hận muộn màng
Hỡi trai ,gái thế gian
Yêu nhau đừng có sợ
Xin mọi người hãy nhớ
Yêu ai cũng giống nhau.

Rồi kẻ trước ,người sau
Tiếp bước về Tiên giới
Có mấy lời gửi lại
Cho thế hệ mai sau
Mỗi lần có rủ nhau.
Về thăm quê ,tắm biển
Xuân Thành cùng nhau đến
Đi vài cuốc tàu nhanh
Giảm đói cho dân lành
Đừng xem thường bệnh tật
Ta đây!
             Hay nói thật
Chốn đó nhiều SIDA
Mong má lại thịt da
Lừa những thằng dại gái
Rùng mình ! Ta nhớ lại
Bãi tắm -Biển Xuân Thành.

8 tháng 2, 2012

ĐẸP MÃI TUỔI HỌC TRÒ

Bạn học cùng làng

Gặp nhau giữa Sài gòn

Đẹp mãi tuổi học trò


Học sinh Khóa 1974 Trường Nguyễn Du tại Sài gòn
Gặp bạn bè , thuở học phổ thông
Người  Đại tá ,kẻ chờ hưu
Có ông quân hàm tướng.
Bắt tay nhau ,mừng vui sung sướng
Mới đó mà ,gần bốn chục năm rồi!
Tóc bạc,da mồi môi vẫn cười tươi
Hỏi chuyện gia đình ,vui đùa thoái mái
Sung sướng hồn nhiên,đời như trẻ lại !
Có rể dâu ,mấy cháu nội ngoại rồi?
Cuộc sống riêng tư  mỗi đứa một nơi
Vũng Tàu-Long An-Đồng Nai -Đak lak...
Cùng về bên nhau-Sài Gòn gặp mặt
Tình cảm vẹn nguyên -đẹp mãi tuổi học trò.


            Ngày xưa


Ngày xưa! câu nói đầu môi
Mọi người hay nhắc quanh tôi rất nhiều
Quê hương ,chòm xóm thân yêu
Những năm bom đạn ,bao chiều chiến tranh
Cơm độn khoai  với rau canh
Nhà tre  vách đất mái tranh ,hầm kèo
Bao cấp- Kinh tế gieo neo
Tình người chân thật, đói nghèo thương nhau
Bây giờ cửa rộng, nhà cao
Xe sang  ,vợ đẹp  ai nào quý đâu?
Tiền tài  tràn ngập cả đầu
Bạc vàng trên hết, còn đâu tình người
 Mai sau đọc lại ai ơi!
Xin đừng nhắc đến cái thời...Ngày xưa.


DÂN NGOAN -QUAN SẠCH


Các loại toán dân gian ,sơ cao cấp
Đều có lời giải đáp cuối cùng
Đáp số đúng,đó là chân lý
Cả loài người ,phải sử dụng chung
Trong cuộc sống, luân thường đạo lý
Cần kiệm,liêm minh nói phải làm
Một xã hội yên bình ,hạnh phúc
Dân ngoan-Quan sạch vững giang san.

7 tháng 2, 2012

CỐM MẬT QUÊ TÔI

Ngày còn ở quê năm nào cũng vậy,cứ vào độ tháng mười âm lịch khi vụ thu hoạch lúa mùa gần kết thúc là mỗi gia đình trong quê tôi chuẩn bị cúng Tết Cơm mới.Nhằm dâng lên tổ tiên ,ông bà và thần linh  những hạt nếp ,hạt gạo và cả những sản phẩm thu được trong năm .Mục đích là báo cáo, tổng kết  tình  hình làm ăn của con,cháu  trong năm , để các vị còn phù hộ độ trì cho những vụ mùa trong năm tới.
Thông thường trong mâm cỗ cúng Tết Cơm mới  ngoài Cơm,xôi ,Thịt  cá ,cau trầu  và hương  Rượu  thì gần như ai cũng  phải có món CỐM MẬT được làm bằng các loại nếp dẻo  ,ngon nhất ,trong thời gian tôi đang ở nhà  hay dùng nếp TRỊ. Nếp được chọn lựa rất kỹ càng ,vừa mới chắc xanh đã đưa về luộc qua ,sau đó đem  phơi thật khô đưa vào xay, giã cho hết vỏ lúa (Vỏ trấu) và dùng nồi đất Cổ Đạm loại to miệng  còn gọi là nồi rang ,đun nhỏ lửa  tay khuấy nhẹ  ,đến khi hạt nếp  nở đều tăm tắp  không được cháy đen thế là công đoạn rang đã hoàn tất .Nước gừng vừa phải trộn với mật mía đun sôi ,đổ gạo nếp vừa rang xong  vào trộn đều ta được một hỗn hợp  không nhão ,không quá khô thơm mùi gừng ,ngọt của mật mía ngon dẻo giòn của nếp  thật tuyệt.Quê tôi gọi đó là CỐM MẬT,cho hỗn hợp này vào bát úp ngược lên đĩa  để cúng ông bà tổ tiên  nhân ngày lễ TẾT CƠM MỚI hàng năm ,mùa gió rét về ăn món này thật  là ấm chống được cả gió độc nữa CỐM MẬT quê tôi thật là tuyệt vời.

3 tháng 2, 2012

Hạnh phúc

Hạnh phúc gia đình

 Ôi! cuộc đời mới phong phú làm sao?
Trước những vui buồn ,lòng dạ nôn nao
Muốn ghi lại những gì đã gặp
Chỉ tiếc ngôn từ anh quá ít
Không làm sao,tả hết nỗi lòng
Những năm trời học ở phổ thông
Điểm bảy văn cực kỳ khan hiếm
Để ghi lại những gì kỷ niệm
Phải xoay trần tìm ý nọ,từ kia
Nhưng nàng thơ cũng có lúc diệu kỳ!
Lả lướt,bông đùa ập vào lòng thi sỹ
Đời là thế ,con người là thế
Có buồn vui,hờn giận ,nghèo sang
Đến hôm nay thật sự bàng hoàng
Kinh tế thị trường ,dạy ta bao thứ
Đời sinh viên,buồn vui lãnh đủ
Sống vô tư,chân thật thương nhau
Tình bạn,niềm tin, trung thực hàng đầu
Địa vị, tham ô,giả dối là thù địch!
Mãi tận bây giờ ,điều ta yêu thích
Hạnh phúc có được, phải đấu tranh.



                       NHỚ HOÀNG HIỆU




                                                                Thân thương nhớ người anh yêu quý

Đưa anh về nghĩa trang làng
Mà lòng nẵng trĩu muôn vàn nhớ thương
Đoàn người đưa tiễn trên đường
Nắng như đổ lửa, tình thương tràn đầy
Anh nằm tạm ở nơi đây!
Quê người vất vả ,chất đầy thương đau
Bây giờ anh ở nơi đâu?
Có nghe ai khóc,ai sầu nhớ thương
Hỡi ai  ,an phận thủ thường
Cho hồn anh ,đỡ vấn vương cõi trần
Đưa anh về ,cứ bần thần
Dân gian cõi tạm ,xin đừng bon chen.




                         Dì hai




Thế mà đã mấy năm rồi
Một mình cha ,phải đơn côi một mình
Nếu như có kẻ chung tình
Con đây, nhất định đồng tình cùng cha
Ai nuôi ông được như bà?
Ai chăm ông tốt hơn bà chăm ông
Ông thương bà cũng thật lòng!
Mấy năm bà ốm ,ông không kêu gì
Bây giờ ,bà đã ra đi
Bà cho ông được "kiếm dì" bà nghe
Trong kia ,anh cả điện về
Các em ,dâu rể một bề tuân theo
Họ hàng,nội ngoại thế nào?
Tất cả ,gật đầu cha cứ mần thôi
Chị hai ,đã báo mẹ rồi
Mẹ cứ cười cười ,rồi lại lặng im*
 Coi như mẹ đã đồng tình
"THƯƠNG CHA MỘT MÌNH ,CHO LẤY DÌ HAI."

* Em gái thắp hương cho mẹ ,Di ảnh mẹ cứ nhìn em gái  mỉm cười .Con gái thấy vậy coi như  mẹ đồng tình với các con "Thương cha một mình ,nên tao mới cho  lấy dì Hai đó ."


                        Phố cổ HỘI AN


                                  Tặng Trần Thành


Bạn bè một thuở Hà Thành
Hội An ,phố cổ đồng hành dạo chơi
Dọc đường mờ mịt mưa rơi
Chung nhau chiếc áo cánh dơi che người
Giận gì? Mưa mãi trời ơi!
Gần mười năm ,mới gặp người anh em
Hội An ,khắp phố chăng đèn
Chùa cầu ,Phúc kiến,Long tuyền ,cầu Tre
Bờ sông tấp nập thuyền bè
Đường bộ ,vỉa hè nhộn nhịp tây ,ta
Hội An phố cổ đậm đà
Xa rồi ,nhớ những căn nhà thuở xưa.



                      Cửa Đại


Con sóng bạc đầu ,bãi cát trắng phau
Hàng dương đứng ,thì thầm cùng gió biển
Cát lưu luyến ,chân người đi kẻ đến
Nước mặn ,chung tình với du khách về đây!
Anh đã về cửa Đại sáng nay
Lại ngắm,lại nhìn,lại say nơi Cửa Đại
Mai xa rồi ,nhớ thương em biết mấy
Cửa Đại mênh mông ...Ai thấy cũng xao lòng.


                       Nhớ bà nội



Trục lúa ,không ốm chẳng đau đầu
Áo tơi bà khoác ,mưa đâu thấm vào
Nắng hè ,cùng với gió lào
Đứng trơ như đá ,trục nào sợ chi?
Từ ngày bà nội ra đi
Trục buồn! đứng đó làm chi một mình?
Cúi đầu ,trục vẫn lặng thinh
Hình như ,trục nhớ bà mình hay sao?
Bồi hồi nhớ lại năm nao
Nắng ,mưa bà nội ra vào chắn che*
Mỗi lần ,về lại thăm quê
Trục còn,bà nội đã về nơi đâu?

*Những lần về quê ,sang thăm bà ,lúc trời nắng
bà thường lấy nón lá,áo tơi che cho trục  sợ bị nắng nẻ ,hỏng mất.

Tết-Chuyện vui buồn đầu năm

Bộ bàn ghế hơn năm trăm triệu đồng
Năm nào cũng vậy ,cứ trưa ngày mồng một  là hai vợ chồng mình  sắp xếp lên thăm ,mừng tuổi  Dì Dưỡng khi các cụ còn sống.Những năm trước đây anh con trai của dì đang làm sếp,chỗ tiếp đón chúng mình là chiếc bàn ăn thường ngày trong bếp ,còn phòng khách thì lúc nào cũng chật chội ,bận rộn  kẻ vào người ra  nườm nượp,nơi đó không phải là chỗ giành cho Dì ,cháu chúng mình .Năm nay anh con trai Dì Dưỡng đã về hưu ,không khí trong nhà ngày mồng một tết cũng đìu hiu không kém,nhà rộng thoái mái ,ai muốn ngồi đâu thì ngồi.Dì mời vợ chồng mình ra phòng khách uống nước. Bây giờ chỗ nào cũng trống trải ,bộ bàn ghế cao cấp trị giá hơn năm trăm triệu đồng  cũng bỏ trống chẳng ai ngồi ,ngoài sân không một bóng dáng chiếc xe nào ...Đúng là chuyện vui,buồn đầu năm Nhâm Thìn : Vui là loại người  xu nịnh,đút lót lợi dụng mua quan ,bán chức từ đây đã cao chạy xa bay khỏi cái nhà này,buồn là ngày tết cổ truyền mà nhà vắng vẻ như chùa Bà Đanh .Thật đúng như Ngô Thì Nhậm thay lời Vua Quang Trung nói:
        Gió giữ không hết buổi
        Mưa lớn chẳng trọn ngày.
Hỡi ai đang có quyền cao, chức trọng,tiền nhiều  bạc lắm  .Hãy coi đây là một sự thật cần lưu ý. Bà con ,anh em và họ hàng là máu mủ ,ruột thịt của tổ tiên,ông bà ,cha mẹ sinh ra .Không có tiền bạc nào mua nổi ,khi đang sống lúc vui cũng như buồn  đều phải có mặt để san sẻ ,giúp đỡ lẫn nhau .Đó mới thật sự là anh em,họ hàng bạn hữu của nhau.


Chuyện vui đầu xuân


                                        






                                                  Đồ mất dạy 
Thằng bạn mình vừa rồi đứa con gái lớn  mới đi lấy chồng Tây.Một hôm nghe tin mẹ về quê thăm ông bà ngoại,sợ bố ở lại một mình buồn ,một buổi chiều hai vợ chồng về thăm bố .Vừa vào đến cửa con gái đã nũng nĩu : Bố có khỏe không? Nhớ con không? Bố gật đầu mỉm cười  trìu mến,đang vui vẻ nghe tiếng thằng con rể vang lên "BƠ VƠ ĐA ĂN BUÔI TÔI CHƯA?". Vừa nghe ông bố vợ toát mồ hôi hột trợn tròn mắt quát lớn :  Đồ  ...Mất ...Dạy ,Đồ ...Vô...Hậu.
Tao đường đường là một giáo sư,tiến sỹ ,TWUV .Tổng biên tập một tờ báo lớn lại còn là đại biểu quốc hội mà mày giám bảo tao ăn  buồi....mi.....à?
Thằng con rể tây mặt tái xanh tái ngắt , miệng như bị chuột rút cứng đơ. Dù đã hiểu tính bố ,vợ thằng tây mặt cũng biến sắc .Biết bố mình hiểu nhầm câu nói của chồng nên nhanh nhảu  giải thích lại:
  Kìa sao bố lại nóng tính vậy? Chồng con  là người ngoại quốc nói và thể hiện tiếng Việt chưa giỏi  nên bố hiểu nhầm  cũng phải.Anh ấy Hỏi là:" BỐ VỢ ĐÃ ĂN BUỔI TỐI CHƯA?" sao bố còn nạt anh ấy. EXCUSE  ME!   ông bố ngưỡng ngùng nói nhỏ,thằng rể tây nhoẻn miệng cười  ,đưa tay ra nắm chặt tay bố vợ là giáo sư tiến sỹ người Việt.


Trang