3 tháng 7, 2019

Ngọng

Tác giả: theo FB Song Hà
Đồng chí Hoành bảo, dạ thì như cái trong đầu anh đang nghĩ chứ còn cái gì nữa. Sếp nghiêm mặt quát “Thế là cái… cái…loz à? Bọn này gớm thật. Chú biết ai là tác giả không?”. Hoành nói dạ không, để em đọc tiếp câu này nữa cho anh nghe…” Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo. Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo”. Anh thấy thơ với thẩn mất dạy chưa, hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo, nói lái lại là “đéo nơi nao”. Đề nghị anh cho chấn chỉnh lại ngay kẻo ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của nhân dân. Sếp bảo ừ nhưng đã biết thằng nào là tác giả đâu, chú cho gọi thằng Đoành bảo vệ lên đây, nó tốt nghiệp khoa Văn, đại học Khoa học Thủy lợi và Nhân văn nên có thể biết đấy (Song Hà) 
KD: Bạn bè trên FB gửi cho stt này. Đọc cười khùng khục. Công của đồng chí Hương “lon” đây (Biệt danh này, do Fbker Kỳ Trịnh đặt) 
Phen này, cả Bộ VHTTDL, từ đ/c Bộ trưởng trở xuống đến anh Đoành, bảo vệ cơ quan phải nói ngọng rùi 
Vừa đọc được stt này trên FB của nhà báo Phạm Việt Thắng. Phen này, Bộ VHTTDL cần thăng chức cho đ/c Hương “lon” làm Thứ trưởng, bởi khiến cả làng Phây Vũ Đại dậy sóng, chả chịu làm việc gì, toàn… nghĩ bậy. Xin đăng nguyên văn: 
CẤM ĐU
Hôm qua làng tôi họp bàn lễ hội. Các cụ bàn tán hăng lắm, ai nấy mặt đỏ tía tai, cãi nhau như mổ bò. 
Người thì bảo tết này vẫn các trò chơi như các tết trước, người lại nói, theo quy định là phải bớt đi một trò…
Không ai chịu ai, thế là hệ thống chính trị phải vào cuộc để nắm bắt tâm tư.
Các cụ bức xúc vì có tin đồn là lễ hội năm nay làng không được chơi ĐU nữa. 
Hỏi ra thì được mấy đứa trẻ trâu “trên thông phây búc dưới rành báo mạng” mách bảo: chơi Đu là văn hoá, mà đã là văn hoá thì không được tục tĩu. Do vậy chơi ĐU mà bị thêm dấu vào thì thành ra nước ta rất không văn hoá.
Các cụ bực lắm, điên lắm: “Cả nước này chơi Đu từ mấy nghìn năm nay rồi, giờ lại định cấm ĐU hử.
Tiên sư cái con mặt mẹt, tiên sư cái thằng sùi bọt mép. Chúng mày cấm ĐU thì chúng tao lấy gì mà ĐU.
Mẹ kếp bọn khốn, chúng mày có cấm, có đoán thì chúng tao vẫn cứ ĐU”.
———————–
Buổi sáng, sếp đang vừa xỉa răng vừa len lén mở phim mát xem, chợt có tiếng gõ cửa dồn dập. Nhanh như cắt, sếp vội vàng dí chuột bật ngay sang táp tạp chí Tuyên giáo để nghiên cứu về nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa trong đội ngũ cán bộ hiện nay.
Hóa ra là đồng chí Hoành, nhân viên hợp đồng thử việc ở bộ phận quản lý sách báo. Trên tay Hoành là mấy mẩu giấy bé bằng bàn tay, lem nhem vết mỡ và còn dính mấy hạt xôi. Đồng chí Hoành nói báo cáo anh, em vừa bắt được quả tang một ổ nhóm chuyên tuyên truyền văn hóa phẩm có tính chất dâm ô, đồi trụy. Sếp bỏ tăm trong mồm ra, trợn mắt nói “Ở đâu, ở đâu? Chết thật, đưa tài liệu anh xem nào!”.
Đồng chí Hoành đưa mấy mẩu giấy cho sếp, giọng nghiêm trọng như sắp phá một vụ trọng án về ma túy.
– Đây nha, anh xem chúng nó viết này… “Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa. Duyên em dính dáng tự bao giờ. Chành ra ba góc da còn thiếu. Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”. Báo cáo anh, chành ra ba góc da còn thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa…bậy, bậy quá đi mất!
Sếp thở hổn hển, nuốt nước bọt ực một cái, đoạn chép miệng “Cơ mà thơ thằng nào dâm nhỉ, chú đọc mà làm cái thằng mất dạy của anh nó cứng hết cả lên”. Hoành nói dạ thì em biết đâu đấy, đang ăn xôi của con mụ béo dưới cổng cơ quan ta thì vô tình phát hiện chúng nó trà trộn vào mớ giấy gói xôi nhằm đánh lạc hướng quần chúng. Sếp nói theo chú thì nội dung bài thơ đề cập đến cái gì, nếu bậy quá thì để ta gửi công văn sang công an đề nghị khởi tố.
Đồng chí Hoành bảo, dạ thì như cái trong đầu anh đang nghĩ chứ còn cái gì nữa. Sếp nghiêm mặt quát “Thế là cái… cái…loz à? Bọn này gớm thật. Chú biết ai là tác giả không?”. Hoành nói dạ không, để em đọc tiếp câu này nữa cho anh nghe…” Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo. Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo”. Anh thấy thơ với thẩn mất dạy chưa, hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo, nói lái lại là “đéo nơi nao”. Đề nghị anh cho chấn chỉnh lại ngay kẻo ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của nhân dân. Sếp bảo ừ nhưng đã biết thằng nào là tác giả đâu, chú cho gọi thằng Đoành bảo vệ lên đây, nó tốt nghiệp khoa Văn, đại học Khoa học Thủy lợi và Nhân văn nên có thể biết đấy.
Đồng chí Đoành bảo vệ cơ quan cầm điếu cày chạy lên, sếp đưa cho mấy bài thơ lúc nãy rồi hỏi cậu có biết tay nào là tác giả không? Đoành đọc qua mấy khổ thơ, xong gật gật đầu bảo dạ, hình như của Hồ Xuân Hương anh ạ! Sếp đập bàn nói “Thằng ôn ấy con cái nhà ai? Ở xã nào cậu biết không?” Đoành nói dạ là đàn bà và mất lâu rồi anh ạ, em chỉ nhớ quê đâu đó tít trong Nghệ An thôi. Sếp giận dữ hỏi “Thế nó mất lâu chưa?”.
Đồng chí Đoành nói dạ mất cũng được hai thế kỷ rồi. Sếp nghe xong tẽn tò gãi gãi quả trán hói, lẩm nhẩm nói ừ, mất lâu quá rồi thì thôi. Tại vì anh lên chức cũng hơn 3 tháng rồi mà chưa xử phạt được phát nào cho ra hồn nên ức chế. Gì chứ quản lý văn hóa mà không tuýt còi với cả xử phạt là chúng nó đéo sợ đâu!”.
Thì sáng nay có một việc mới xảy đến. Đó là đồng chí Bành lái xe trong lúc đi uống cà phê vô tình phát hiện ra mấy chữ rất nhạy cảm được in trên băng rôn quảng cáo của Coca- cola. Dòng chữ nhìn qua cũng không có gì: “Mở lon Việt Nam”. Nhưng với tinh thần luôn đề cao cảnh giác, phối kết hợp với bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng chí Bành đã rút ngay điện thoại ra chụp ảnh lia lịa để gửi cho sếp làm bằng chứng.
Sau khi xem xong, sếp vỗ đùi đen đét nói “Hay rồi đây! Mở “lon” là mở gì? Viết mập mờ không dấu như thế chẳng phải để hướng người khác đến bộ phận cực kỳ tinh tế và nhạy cảm không?”.
Một cuộc hội thảo được tổ chức ngay lập tức và sau hai giờ tranh luận sôi nổi, gay gắt nhưng sau đó tất cả đều đồng thuận khi cho rằng Coca viết thế là cố tình chơi chữ kiểu mụ gì tên Hương làm thơ đã mất hai thế kỷ trước. Lon là lon gì? Nhất là nếu các đồng chí Tây balo sang chơi hoặc bà con Nghi Xuân, Nghi Lộc đọc lên thì thành ra thứ gì?
Cuối cùng cuộc hội thảo về lon cũng đã khép lại. Nghe nói kể từ đó cả cơ quan đều bị ngọng chữ “l” ví dụ “cuối tuần này đi ăn mừng chú Hoạch lên lon trung tá không?” thì từ “lên lon” sẽ đổi thành “nên non”, ăn lòng lợn thành “ăn nòng nợn”.
Chỉ vì cả cơ quan ai cũng sợ nhắc đến chữ loz.

Không có nhận xét nào:

Trang