9 tháng 7, 2019

BỊT NGAY LỖ HỔNG RƯỚC "NGƯỜI NGOÀI" VÀO XÂY CAO TỐC BẮC NAM

Tô Văn Trường

- Dự án trọng điểm đường cao tốc Bắc-Nam thời gian gần đây gây nên “cơn bão” tranh luận về việc lựa chọn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ít người để ý đến các lỗ hổng pháp lý và một số người viện dẫn Luật Đầu thầu có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Trung Quốc.
Tôi cho rằng, những lỗ hổng pháp lý này phải được bịt lại sớm và về lâu dài, phải tiếp tục bịt các lỗ hổng to hơn mang tính hệ thống trong nhiều luật liên quan.
Luật Đấu thầu Việt Nam chủ yếu là nhằm bảo đảm tuyển chọn công bằng, tìm ra những nhà thầu cho Việt Nam có chất lượng cao nhất và giá thầu thấp nhất. 
Tuy nhiên, Luật có hai điều khoản liên quan đến vai trò của đầu tư nước ngoài: đó là Điều 3 và Điều 15. Hai điều này đã được một số người có trách nhiệm sử dụng để cho rằng Việt Nam không có quyền hạn chế nước ngoài tranh thầu trong các dự án hợp tác công tư (PPP).
Bài viết này sẽ tập trung phân tích Điều 3 Áp dụng Luật đấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (1) và Điều 15 Đấu thầu quốc tế (2) trong Luật Đấu thầu của Việt Nam để chỉ ra rằng, đây là những lỗ hổng chết người.
Bịt ngay lỗ hổng rước ‘người ngoài’ vào xây cao tốc Bắc Nam
Những lỗ hổng chết người
Điều 3, khoản 3 chỉ ra là cần có đầu thầu quốc tế ở những dự án đầu tư có vay vốn ODA mà hợp đồng vay vốn có qui định nước cho vay có quyền đấu thầu. Điều 15 khoản 1 (a) nhấn mạnh thêm điểm này.
Điều 3, khoản 4: Việt Nam phải thực hiện điều ước quốc tế nếu điều ước quốc tế đòi hỏi đấu thấu quốc tế. Như vậy, quy định này có thể hiểu Việt Nam có toàn quyền dành riêng đấu thầu cho nhà thầu Việt Nam, trừ khi Việt Nam ký mượn vốn ODA và chấp thuận quyền đấu thầu của chủ nợ.
Điều 3 khoản 4 không áp dụng hoặc bị quan chức Việt Nam hiểu sai, vì cho đến nay thỏa ước thương mại quốc tế WTO không có điều khoản mở rộng đấu thầu cho mọi nước (điểm này sẽ bàn rõ hơn ở phần dưới đây khi diễn giải về cam kết WTO).
Nhưng một số quan chức Việt Nam lại hiểu sai về thỏa ước thương mại quốc tế WTO khi cho rằng WTO đòi hỏi mở rộng đấu thầu cho quốc tế, và cho rằng ngay Luật Đấu thầu Việt Nam ở Điều 15 khoản 2 cũng đòi hỏi phải mở rộng mọi dự án đầu tư dưới hình thức đối tác công tư phải mở cho người nước ngoài (nếu như phía người Việt Nam không có khả năng đáp ứng). Lý do là Luật Đấu thầu viết là đấu thầu quốc tế áp dụng cho: Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Đúng là Điều 15 Khoản 2 có thể hiểu là bất cứ dự án đầu tư có sử dụng đất thì đều phải mở ra cho đấu thầu quốc tế, nếu như phía Việt Nam không có khả năng đáp ứng.
Ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác dự án nào mà chẳng sử dụng đất? Và hiểu như thế thì rõ ràng là nước ngoài có quyền đấu thầu ở bất cứ dự án theo hình thức dự án có đối tác công tư. Không lẽ nếu đối tác người Việt Nam chưa đủ khả năng thầu, thì đất nước Việt Nam phải nhượng lại quyền này cho nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt cần hạn chế, mà hạn chế này lại phải có qui định? Như hiện nay chưa có qui định thì Việt Nam phải mở cho đấu thầu quốc tế ư? Tôi chưa thấy nước nào viết luật như vậy vì luật quốc gia lại bảo đảm “ưu tiên” quyền hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài!?
Nếu đọc kỹ, thấy đúng là Điều 15 khoản 2 không hề có nội dung nào quy định rằng chỉ dành cho việc lựa chọn nhà đầu tư. Giả sử, Điều 15 khoản 2 cũng áp dụng cho việc lựa chọn nhà thầu thì lúc này lại quay trở lại việc áp dụng quy định tại Điều 15 khoản 1 Luật Đấu thầu. Điều này, dẫn đến việc không cần thiết áp dụng Điều 15 khoản 2 cho việc lựa chọn nhà thầu nữa. Thật ra, thì Điều 15 khoản 2 Luật Đấu thầu đã quy định không rõ ràng nên người ta dễ suy luận khi áp dụng có lợi cho quan điểm của mình.
Xin lưu ý: Ngay ở Mỹ mọi đầu tư với nước ngoài, Bộ Tài chính vẫn có quyền can thiệp, cấm, khi thấy có liên quan đến an ninh quốc gia. Các dự án đầu tư hay hợp tác với nước ngoài (kể cả ở nước ngoài) phải được doanh nghiệp nộp xin ý kiến của Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ - Committee on Foreign Investment in the United States (CFIUS or the Committee).
Diễn giải khác nhau về cam kết WTO
Trả lời câu hỏi về việc dư luận đang quan ngại về việc có rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến dự án cao tốc Bắc - Nam, ông Nguyễn Danh Huy Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, chúng ta đang sống trong một đất nước pháp quyền và chúng ta phải làm theo luật. Theo ông Huy, Việt Nam có Luật Điều ước quốc tế, trong đó quy định nếu Việt Nam là thành viên của bất kể một tổ chức quốc tế nào thì phải làm theo quy định điều ước quốc tế đã ký. (3)
Tôi cho rằng, giải thích trên của ông Huy có chỗ nhầm lẫn vì Việt Nam không có luật bắt buộc phải mở ra mọi dự án cho mọi nước, và luật quốc tế cũng không bắt buộc. Luật quốc tế về nhà thầu liên quan đến mua sắm chính phủ của WTO thì chỉ áp dụng cho một số nước ký kết, Việt Nam lại chưa phải là thành viên của hiệp định này.
Cho nên, đơn giản là Việt Nam dù có đưa dự án PPP thì vẫn có thể loại một số nước không cho phép tham gia nếu dự án đó có liên quan đến an ninh quốc phòng. Mặt khác, nếu thấy có nước nào đáng tin cậy, muốn tham gia, thì chúng ta vay vốn ngân hàng nước đó, hoặc vay ODA có ưu đãi hơn.
Nếu chúng ta không vay ODA và tự làm dự án cơ sở hạ tầng bằng cách phát hành trái phiếu trong khi chưa đủ năng lực chuyên môn, thì vẫn có thể thuê những công ty nước ngoài nào mà mình đánh giá là tốt. Ở đây, vấn đề chính là hệ thống có trong sạch đủ để chọn nhà thầu tốt không. Lên một danh sách các nhà thầu về nhiều ngành, có thể nhờ tổ chức quốc tế có ý kiến cũng là một cách làm.
WTO là hiệp ước đa phương đòi hỏi không phân biệt đối xử với các pháp nhân là thành viên trong thương mại quốc tế. WTO cũng cho phép các nước có biện pháp đặc biệt với hàng hóa cũng như pháp nhân (đánh thuế cao, cấm) nếu liên quan đến an ninh quốc gia.
WTO chưa có hiệp ước đa phương về đầu tư nước ngoài hay mua sắm chính phủ GPA (Government Procurement Agreement) có liên quan đến đầu thầu các dự án hợp tác công tư.
Việt Nam cũng chưa ký GPA nên hoàn toàn có quyền phân biệt đối xử. GPA là hiệp ước chỉ ràng buộc những thành viên nào đồng ý tham gia chứ không phải là một hiệp ước đa phương ràng buộc tất cả mọi thành viên. Cho nên có quan chức nói "các quốc gia đều có một bộ quy chế ..." là sai. Hiện GPA chỉ qui tụ 20 thành viên của WTO, trong đó có Mỹ và EU được tính là một thành viên nên số quốc gia tham gia chỉ là 48 trên tổng số 164.
Tất nhiên, không phân biệt đối xử là quy tắc căn bản của WTO nhưng cả WTO và GPA cũng như các hiệp ước khác có những qui định cho phép ngoại lệ (waiver).
Điều III của GPA "Security and General Exceptions" liệt kê những ngoại lệ cho phép nước tham gia không áp dụng các quy tắc của GPA. Ngoài những ngoại lệ thường thấy như an ninh quốc phòng, bảo vệ thuần phong mỹ tục, an ninh xã hội, bảo vệ sức khoẻ và đời sống của người, súc vật và cây cỏ, bảo vệ quyền sở hữu tri tuệ, còn có qui định về hàng hoá hay dịch vụ liên quan đến người khuyết tật, cơ quan từ thiện hay lao động trong tù.
Lời kết
Lâu nay Bộ Giao thông Vận tải viện dẫn do Luật Đấu thầu quy định nên phải mời các nhà đầu tư quốc tế kể cả Trung Quốc tham gia Dự án đường cao tốc Bắc Nam là không chuẩn xác. Bất cứ thứ luật nào “trói tay” chính phủ, có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài hơn là nhà đầu tư trong nước cần phải xem xét lại.
Trong gọi thầu, mọi quốc gia đều có một nguyên tắc tối thượng: Nước chủ nhà có quyền không cho các công ty nước ngoài tham gia đầu thầu, nếu chính phủ hay nước họ có tranh chấp lãnh thổ hay có những mâu thuẫn liên quan đến an ninh quốc gia của bên có dự án gọi thầu. Thiết nghĩ chỉ cần vận dụng một điều này là đủ để bảo vệ lợi ích quốc gia và yên lòng dân.
Tô Văn Trường 
(1) Điều 3. Áp dụng Luật đấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
1. Hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
3. Đối với việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nhà tài trợ thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đó.
4. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
(2) Điều 15. Đấu thầu quốc tế
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
2. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất, trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Trân trọng kinh mời quý vị độc giả gửi bài cho Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” theo địa chỉ email: tuanvietnam@vietnamnet.vn
Nguồn: Tuần Việt Nam

Vi phạm của Ban giám đốc công an Đồng Nai là rất nghiêm trọng

Trong nhiều nội dung, thông cáo báo chí Kỳ họp 37 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nội dung Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai.
Từ ngày 2 đến 4-7 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 37. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.
Trong nhiều nội dung, thông cáo báo chí Kỳ họp 37 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nội dung Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc; trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, đất đai, tài chính, tài sản và công tác cán bộ; để nhiều cán bộ, chiến sĩ bị xử lý hình sự.
Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công an tỉnh, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh.
Đại tá Trần Thị Ngọc Thuận, Phó Bí thư Đảng ủy và những Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc, gồm: Đại tá Ngô Minh Đức, Đại tá Lý Quang Dũng, Đại tá Nguyễn Văn Kim, Đại tá Nguyễn Xuân Kim cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Qua kiểm tra đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh, UBKT Trung ương nhận thấy ông Hồ Văn Năm, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong thời gian giữ cương vị Bí thư ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai, ông Hồ Văn Năm chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong việc giải quyết một số vụ án hình sự.
Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai và các cá nhân nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Với kết luận này, quy trình kiểm điểm, tự đề xuất hình thức kỷ luật sẽ được khởi động theo quy định của Đảng để sau đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ tiếp tục họp, quyết định hình thức kỷ luật cũng như đề nghị cấp trên xem xét thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.
Theo ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
N.NHÂN

Đôi điều về thanh tra ở Thủ Thiêm

Thiện Tùng

Còn nỗi đau nào hơn khi nhà bị ủi sập, không nơi nương tựa!
Qua thời gian dài tiếp cận, ngày 26/06/2019, Thanh tra Chánh phủ thông báo kết luận thanh tra ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, tóm gọn: Lãnh đạo và các ban ngành có liên quan TP HCM vi phạm 2 điều 357 và 360 bộ luật Hình sự “Lạm quyền trong thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, làm thất thoát công quỷ 26.315 tỷ VND, tương đương khoảng 1,1 tỷ USD. Sau khi chỉ ra những sai phạm, Thanh tra Chánh phủ đưa ra yêu cầu: "Nếu không khắc phục được vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12 (1) thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra" (Khởi tố). 
Sau khi đọc toàn văn kết luận của Thanh tra Chánh phủ về vụ án Thủ Thiêm, chẳng những tôi mà nhiều người khác thắc mắc:
1 /Thanh tra không vì dân?
Nếu không có dân oan Thủ Thiêm khiếu kiện lâu dài, ngày một gay gắt chắc gì có cuộc thanh tra nầy? Thế thì tại sao trong bản kết luận của TTCP không đá động gì đến việc hơn 15.000 hộ dân Thủ Thiêm bị đuổi nhà, cướp đất và cướp cả 160 ha đất tái định cư theo quy hoạch ban đầu?.
Người dân, đặc biệt là nông dân, không thể sống thiếu đất. Suốt chiều dài lịch sử, hết thế hệ nầy sang thế hệ khác, người dân thay phiên nhau, sẵn sàng đổ máu bảo vệ đất nước để làm gì chẳng lẽ đảng CSVN không biết?!
Người ta trụ được nhờ có đất. Mất đất là mất chỗ trụ để ở và mưu sinh khi còn sống, mất chỗ cất mớ xương tàn khi chết.
Vì nước trước hết phải vì dân: Vì sự sinh tồn của dân tộc ta mới ra sức giữ nước? Nếu dân tộc không còn thì giữ nước để làm gì ? – Thủ Thiêm là một trong những hình ảnh đất nước thu hẹp, tại sao Thanh tra Chính phủ lại không quan tâm nổi thống khổ của dân?!.
“Đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý”. Nhà nước là ai – quá trừu tượng?. Nói nghe ngon lắm: Thời chiến đưa ra khẩu hiệu: “người cày có ruộng” để huy động sức người sức của cho cuộc kháng chiến. Thời bình rao giảng: “Người dân có quyền có chỗ ở”.
Thực tế thì sao ? – người dân muốn có đất canh tác hay chỗ ở, nếu không có đất ông cha để lại, thì phải bỏ tiền ra mua hoặc sang nhượng quyền sử dụng đất với giá thị trường. Nhưng nào đã yên, người có quyền “nhơn danh gì có thể nhơn danh, lợi dụng gì có thể lợi dụng”, muốn đuổi ai thì đuổi, đào mồ cuốc mã người ta, bồi thường với giá rẻ mạt. Ai “cứng đầu” dùng bạo lực cưỡng chế, cho vào tù. Còn quan chức cấp cao, cũng chỉ là một công dân, thì lại được hưởng “đặc ân”: dùng đất công xây biệt phủ, xây cất từ đường, làm mã mồ, làm tượng đài, trồng cây lưu niệm.v.v…, thử hỏi còn bất công nào hơn?.
Từ khi lên cầm quyền (1954 ở miền Bắc, năm 1975 trên cả nước), Đảng CSVN đưa ra luật đất đai với nội dung “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý”, tạo ra sự bất an thường trực đối với bất cứ người dân ở nông thôn cũng như thành thị.
An sao được, đất ở, đất canh tác từ lâu thuộc sở hữu của mỗi hộ, giờ đây luật đất đai tước đi quyền sở hữu tư nhân, chỉ cho họ quyền sử dụng có thời hạn và phải nộp thuế. Nhà cầm quyền quy định như vậy, phận làm dân, dầu có uống hàng xâu mật gấu cũng không dám cưỡng lại, mặc cho số phận đẩy đưa ! .
Cái gì đến đã đến, khi nắm quyền đất trong tay, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, chính quyền các cấp thấy chỗ nào đất tốt, tiện lợi khoanh những vùng quy hoạch, chẳng cần tham khảo ý kiến người dân tại chỗ. Quy hoạch làm ngay thì áp tới đền bù, giải tỏa. Quy hoạch treo thì không được xây/sửa nhà, không được trồng cây lâu năm, không được chôn xác người chết ở đây. Nhà nước đã là chủ đất, đền bù chỉ tính giá trị sản vật hiện có trên mặt đất. Nhà nước nói giá nào người bị giải tỏa phải chấp nhận giá đó và phải lập tức di nhà cửa, mã mồ người thân ra khỏi vùng quy hoạch. Nếu ai bất tuân thượng lịnh, nhà cầm quyền dùng bạo lực cưỡng chế - hành hạ người, san bằng sản vật.
2/ Thanh tra để tìm ra thủ phạm hay để chia tiền?
Dường như ngân sách nhà nước được liệt vào loại “bí mật quốc gia”, việc thu - chi ngân sách chưa một lần được công bố trước dân. Cũng như đất đai, cho đến nay, ngân sách nhà nước – tiền thuế của dân, được xem như “của chùa”, người có quyền tùy tiện trong thu-chi, kể cả những khoản chi mờ ám cho cá nhân và băng nhóm. Thế mà luôn lẽo mép: “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.
Đã quả quyết quan chức TP HCM phạm nhiều tội lỗi trong vụ Thủ Thiêm, sao không khởi tố ngay để điều tra xác định cụ thể từng vụ việc, đưa ra tòa luận tội từng kẻ gian tham, Thanh tra Chánh phủ lại đưa ra yêu cầu: "Nếu không khắc phục được vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra" (khởi tố).
Chỉ tính từ thời tổng thanh tra Trần văn Truyền cho đến nay, việc “bầy hầy” của ngành Thanh tra còn che giấu được ai?!
Kết luận và yêu cầu của Thanh tra Chính phủ trong vụ án Thủ Thiêm như vừa nói trên, dầu có cấm, người ta cũng đã thì thầm với nhau để xả bực:
Họ Cứu bồ: Cho thời gian hơn 6 tháng (26/6/2019 - 31/12/2019) hãy tìm cách tẩu thoát ra nước ngoài đi, chàn ràn ở đó sẽ bị còng đầu biết chưa ?!.
Họ chia của: Muốn ở lại trong nước và được miễn tố hãy “ói ra” 26.315 tỷ VND, tương đương 1,1 tỷ USD. Bằng không, buộc chúng tau phải cho cả bọn vào tù vì tội“ăn không biết kính trên, nhường dưới” biết chưa ?!.
.v.v…
Một đất nước bất kỳ, suy vong khi hội tụ đủ 2 yếu tố:
- Chế độ đang suy, biểu hiện chính yếu ở 3 phương diện: “Nội bộ xào xáo / quan chức hư ráo / nhân dân nhốn nháo”.
- Kẻ thù đang thịnh: kẻ thù bên ngoài đang hăm he thôn tính đất nước bằng nhiều hình thức, mọi chiêu trò.
Việt Nam ta đang trong hoàn cảnh nào, mọi người tùy hỉ định đoán. Người viết chỉ dám khẳng định một điều là: “Nếu có giặc ngoại xâm, người dân không nhiệt tình góp phần giữ nước như trước nữa đâu”. -/-
Chú thích
(1) Tháng 6/2018, khi tiếp xúc cư tri Thủ Thiệm, một quan chức quyền lực nhứt trong cuộc họp hứa đến tháng 11 giải quyết xong vụ kiện cáo ở Thủ Thiêm. Đến tháng 12/2018, dân oan Thủ Thiêm nhắc lại lời ông ta đã hứa , quan chức ấy nói rằng: “Tôi nói tháng 11 chớ đâu có nói năm nào?”. Trong thông báo kết quả của Thanh tra Chính phủ về vụ Thủ Thiêm có ghi đến trước 31/12 chớ không nói năm nào - coi chừng thời gian dây thun ?!.

Vinh quang họ Lê

Tác giả: theo FB Chu Mộng Long
Nhiều người còn lôi chuyện đất đai ở Thủ Thiêm ra bôi nhọ cả nhà họ Lê, xem đồng chí Lê Thanh Hải khả kính của chúng ta như là trùm tướng cướp vậy.
Theo tôi, sự thật không phải như vậy. Lẽ nào một ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố mang tên Bác đã từng được tôi luyện thành thép trong lịch sử cách mạng thành phố mà lại dễ dàng tự chuyển hóa và suy thoái đến mức thành tướng cướp? (CML)
KD: Nếu không có áp lực XH, và báo chí chính thống đồng thanh lên tiếng (chắc là được bật đèn xanh), thì cướp “mịa” nó rùi còn giề? 
Có người nói Nhân- Quả thời kinh tế thị trường cũng “quay vòng” nhanh lắm! Có lẽ vậy. Chỉ mong Lò của ông Tổng- Chủ tiếp tục đượm, thiêu cháy bọn sâu bự, sâu chúa
Nước mắt người dân Thủ Thiêm, nỗi bất bình của người dân trong XH này may ra mới vơi được
—————
Dân mạng hàm hồ xỉa xói, sỉ mắng đồng chí Lê Thanh Hải kính mến khi em ruột đồng chí là Lê Tấn Hùng vừa bị bắt về tội tham nhũng. Trước đó, vợ đồng chí bị kỷ luật, con trai của đồng chí, tài tử Lê Trương Hải Hiếu hủ hóa cũng bị kỷ luật, điều này đã từng làm cư dân mạng hả hê. Nhiều người rủa sả rằng nhà Lê uy trấn Sài Gòn – Gia Định một thời đã tàn và đang phải ăn bùn.

Nhiều người còn lôi chuyện đất đai ở Thủ Thiêm ra bôi nhọ cả nhà họ Lê, xem đồng chí Lê Thanh Hải khả kính của chúng ta như là trùm tướng cướp vậy.
Theo tôi, sự thật không phải như vậy. Lẽ nào một ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố mang tên Bác đã từng được tôi luyện thành thép trong lịch sử cách mạng thành phố mà lại dễ dàng tự chuyển hóa và suy thoái đến mức thành tướng cướp?
Trong Hội thảo khoa học 50 năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết thúc bản tổng kết thành tích vẻ vang của mình, đồng chí Lê Thanh Hải viết rõ:
“Một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc phục; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gây bất ổn.
Công tác xây dựng Đảng trên một số mặt còn hạn chế, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên dao động về phẩm chất chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái, sa sút về phẩm chất đạo đức; công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và xây dựng hệ thống chính trị chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.” (hết trích).
Ai đã làm chậm khắc phục những bức xúc xã hội, ai đã tự diễn biến, tự chuyển hóa và suy thoái? Chắc chắn không phải đồng chí Lê Thanh Hải. Thép đã tôi không dễ hóa bùn!
Đồng chí Lê Thanh Hải viết như vậy là đã dũng cảm nhận ra sự thật vợ, con và em của đồng chí ấy đã suy thoái, biến chất ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng của đồng chí và sự nghiệp cách mạng của cả đảng bộ thành phố. Tự tố cáo người thân và chấp nhận đưa người thân vào lò không là chuyện dễ dàng. Luật bất vị thân nhưng không phải ai cũng làm được. Những người xỉa xói, rủa sả đồng chí chỉ có thể là bọn vô tâm, bất lương, thù địch, phản động cố tình đánh bùn sang ao để bôi nhọ đồng chí!
Việc đồng chí Lê Thanh Hải tự tố cáo vợ, con, em ruột của mình là kế tục truyền thống anh hùng từ thời cải cách ruộng đất. Nhìn gương mặt thấm đẫm nước mắt của đồng chí mà có thể hiểu đồng chí đang ruột đau như cắt. Người cách mạng không chỉ là lý mà còn là tình.
Vinh quang cho họ Lê! Non sông đất nước ta tự hào đã sinh ra đồng chí Lê Thanh Hải và đồng chí Lê Thanh Hải đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước ta. Ý chí, hành động vĩ đại của đồng chí sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

Cán bộ, đảng viên suy thoái là thế lực thù địch rất khó đấu tranh

Tác giả: Lê Hiệp
Theo Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Cán bộ, đảng viên suy thoái là thế lực thù địch rất khó đấu tranh.
Nhận diện 3 nhóm đối tượng được gọi là “thế lực thù địch”, ông Thưởng chỉ rõ, chính những cán bộ, đảng viên, kể cả những đảng viên từng giữ chức vụ cao trong bộ máy nhưng suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa là nhóm không khó để nhận ra nhưng rất khó để đấu tranh vì là lực lượng “len lỏi và phức tạp”. … Trong khi đó, những người làm công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lại thụ động hơn, rơi vào tình trạng phải chờ định hướng, thậm chí là chờ chế độ chính sách và đây là vấn đề cần lưu ý khắc phục sớm.
KD: Còn theo mình, không khó. Với điều kiện: Đảng, C/q tiêu diệt bọn tham nhũng, bọn lợi ích nhóm tàn phá đất nước. Ngăn chặn hiện tương COCC bất tài nhưng lại được bế ẵm lên ghế quyền lực. Xóa bỏ tư duy kinh tế Xin- cho, o bế các DNNN và làm mảnh đất mầu mỡ cho tham nhũng. Pháp luật được độc lập, mạnh tay xử lý bọn quan chức tha hóa về phẩm cách ở mọi phương diện: Chạy chức chạy quyền, sa đọa lối sống, có nhiều tài sản bất minh, đạo đức giả… khiến XH mất hết lòng tin, tâm lý bất an v.v… và v..v… Tin rằng, bọn “thế lực thù địch” đó ngã dúi ngã dụi, tâm phục, khẩu phục hoàn toàn 
————————
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị ngày 5.7
Ảnh: Lê Hiệp
Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng, những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong bộ máy chính trị là nhóm thế lực thù địch không khó để nhận ra nhưng rất khó đấu tranh.
Trong bài nói chuyện 75 phút với nội dung quán triệt Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, tại Hội nghị báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc T.Ư tháng 7, diễn ra ngày 5.7, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng là vấn đề có tính quy luật và mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay.
Thủ đoạn chống phá “muôn hình vạn trạng”
Nhận diện 3 nhóm đối tượng được gọi là “thế lực thù địch”, ông Thưởng chỉ rõ, chính những cán bộ, đảng viên, kể cả những đảng viên từng giữ chức vụ cao trong bộ máy nhưng suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa là nhóm không khó để nhận ra nhưng rất khó để đấu tranh vì là lực lượng “len lỏi và phức tạp”. Theo Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, các thế lực thù địch sử dụng các thủ đoạn, phương thức chống phá rất muôn hình vạn trạng, đặc biệt là sử dụng truyền thông đại chúng, sử dụng internet và truyền thông xã hội. Trong khi đó, những người làm công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lại thụ động hơn, rơi vào tình trạng phải chờ định hướng, thậm chí là chờ chế độ chính sách và đây là vấn đề cần lưu ý khắc phục sớm.
TIN LIÊN QUAN
Nhấn mạnh về các nhóm giải pháp trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ông Thưởng chỉ rõ, đầu tiên là phải đổi mới nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta trong tình hình mới.
Theo ông Thưởng, trong thời gian qua, chúng ta đã có sự phát triển lớn về lý luận, như việc chúng ta đã xác định các đặc trưng của xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng; xác định được những mối quan hệ lớn trong quá trình phát triển mà chúng ta cần phải giải quyết trong quá trình quá độ đi lên CNXH; xác định được mô hình tổng thể về kinh tế đó là kinh tế thị trường, định hướng XHCN…
“Tổng bí thư hiện nay thực sự là nhà lý luận có tầm tư tưởng. Tuy nhiên, Đảng ta với tinh thần khiêm tốn, không muốn sùng bái cá nhân mà đề cao vai trò tập thể của Đảng cho nên đôi khi không tuyên truyền một cách đầy đủ làm cho chúng ta không thấy đủ, thấy hết những thành tựu về mặt lý luận mà chúng ta đã đạt được”, ông Thưởng khẳng định.
Báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Một nhóm giải pháp khác, theo ông Thưởng là cần phải đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước. “Trong đánh giá các nghị quyết vẫn có một câu là tổ chức thực hiện nghị quyết là khâu yếu. Tôi cho rằng, quán triệt nghị quyết cũng là khâu yếu. Nhiều cuộc học nghị quyết tôi quan sát được tỷ lệ không nhỏ ngồi dưới xem iPad, iPhone, đọc tin, nhắn tin”, ông Thưởng nói. Bên cạnh đó, ông Thưởng cũng đề nghị phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng mà trọng tâm trước mắt là phải bổ sung những quy định pháp luật về quản lý báo chí hiện nay còn rất lỏng lẻo.
Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư chỉ rõ, ngay cả việc đơn giản là phân biệt giữa báo và tạp chí hiện cũng chưa có quy định. Trong khi đó, xử phạt báo chí thì mới như “gãi ghẻ”, không đủ sức răn đe. “Báo chí mà xử phạt 5, 10, 15 triệu thì không đủ sức răn đe. Thậm chí, quy định xử phạt cũng không có quy định tước giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động”, ông Thưởng nói, đồng thời cũng cho rằng, hiện nay chúng ta không thừa nhận báo chí tư nhân song thực tế lại cho doanh nghiệp tư nhân hợp tác với các cơ quan báo chí trong một số khâu, dẫn đến tình trạng các cá nhân, tổ chức có thể tác động vào các cơ quan báo chí.
“Tình trạng này phải được chấn chỉnh, xử lý một cách mạnh mẽ hơn”, ông Thưởng nói và dẫn chứng: “Nhiều khi ông muốn đánh doanh nghiệp hay ông cán bộ nào đó thì ông làm một cái tin, đăng một tờ báo, tạp chí rất trời ơi rồi dùng công nghệ thảy lên các trang tổng hợp như Báo mới, đưa lên mạng xã hội để tạo ra dư luận. Đây là đường đi của nó và hiện đang chỉ đạo khắc phục, xử lý cái này”.
Đừng lo tự do internet ảnh hưởng tới nhân quyền, ngôn luận
Bên cạnh đó, ông Thưởng cũng cho rằng cần phải nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý, sử dụng internet và mạng xã hội. Theo Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị trước đây đã đưa ra quan điểm rất hay là khả năng quản lý tới đâu thì phát triển tới đó nhưng thời gian qua chúng ta đã để cho internet và mạng xã hội phát triển quá đà trong khi văn bản pháp luật chưa có, dẫn đến việc quản lý hiện nay gặp nhiều khó khăn. Ông Thưởng phân tích, thị trường mạng xã hội ở VN khoảng 1 tỉ đô la Mỹ (hơn 23.000 tỉ đồng) trong đó Google, Facebook chiếm 13.000 tỉ đồng mà chưa thu thuế được.
TIN LIÊN QUAN
“Họ chi lại cho thị trường VN khoảng 2.000 tỉ cho mấy ông làm video như Khá “Bảnh”, Dương Minh Tuyền hay một số kênh khác… Tuy nhiên, các nhà mạng cũng hưởng lợi hơn 250 triệu đô la Mỹ, chừng 6.000 – 7.000 tỉ đồng. Cái này phải tính toán, phải xử lý”, ông Thưởng nêu quan điểm.
Theo Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, cần phải có các biện pháp kỹ thuật để xử lý vấn đề này. “Nếu internet là một xa lộ thông tin thì cho 4 làn, 6 làn hay 20 làn xe chạy, cho xe 4 bánh, 6 bánh hay 8 bánh chạy là quyền của chúng ta. Đừng lo tự do internet là ảnh hưởng nhân quyền, tự do ngôn luận. Cả thế giới đều lo lắng trước sự phát triển của mạng xã hội, truyền thông xã hội”, ông Thưởng nói. Từ đó, ông Thưởng yêu cầu, từ nay tới Đại hội Đảng XIII, mỗi địa phương chắt lọc đối tượng trên địa bàn, xử lý một vài đảng viên, cá nhân, công dân sử dụng internet, mạng xã hội vi phạm luật An ninh mạng để xử lý thì tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều.

Lợi ích ở Thủ Thiêm

Tác giả: Đặng Hùng Võ
… Tôi đã áy náy khá lâu về chuyện bản đồ thể hiện quy hoạch biến mất tại tất cả mọi nơi lưu trữ. Kết luận của Thanh tra Chính phủ có đủ căn cứ cho là có lưu trữ, nhưng chỉ phê bình về công tác lưu trữ không tốt tại các cơ quan liên quan nên bị mất. Vậy nên tôi buộc phải chuyển tư duy sang nền màu xám: không thể có việc lưu trữ không tốt tại tất cả các nơi, phải điều tra theo hướng có ý đồ làm mất đồng loạt bản đồ.
Vậy thì những sai phạm khác mang tính chủ quan chỉ là năng lực quản lý yếu kém hay cũng có ý đồ chủ động lách qua kẽ hở luật pháp? Việt Nam có một “rừng luật”. Cành của các cây rừng đan xem chằng chịt nhưng cây nào cũng rất cô đơn, giữa sự cô đơn ấy là những khoảng trống đáng kể. Người thật thà đi vào “rừng” này dễ bị lạc, người tinh quái đi trong “rừng” lại như dạo chơi.
Sự chênh lệch giá trị do định giá đất gây ra trong phương thức BT, cũng như trong cách Nhà nước giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất với nhà đầu tư được chỉ định sẽ mang lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư đó. Mọi diễn biến như trên cho thấy người có thẩm quyền của thành phố đã vận dụng pháp luật có lợi cho nhà đầu tư, không vì lợi ích của Nhà nước, của toàn dân và của người dân tại chỗ. Liệu lợi ích này có được chia sẻ với ai không? (ĐHV)
KD: Bác Đặng Hùng Võ rõ ràng rất biết vụ Thủ Thiêm với những xảo thuật ma giáo. Chỉ tiếc, đến bây giờ, Thủ Thiêm vỡ tung ra, bác mới nói. Người không biết khen bác có tâm, có tầm. Người biết bác thì… không thích. Vẫn đúng “chất” Đặng Hùng Võ- khôn ngoan, gió chiều nào che chiều nấy, nhất là khi bác “đá trách nhiệm” lại cho t/p.
Nhưng dẫu sao, có thêm một tiếng nói làm sáng tỏ những thủ đoạn, cáo già của “lợi ích nhóm” cũng tốt
——————— 
Ảnh Lao động
Tôi có một bận tâm riêng với Thủ Thiêm. Năm 2005, TP HCM có công văn kèm theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Thủ Thiêm gửi tới Bộ Tài nguyên và Môi trường với đề nghị cho ý kiến. Với tư cách Thứ trưởng, tôi đã ký một công văn không đồng ý vì thấy người dân thiệt thòi quá.
Mươi ngày sau, Bộ trưởng trao đổi với tôi: “Lãnh đạo TP HCM muốn tôi giao cho thứ trưởng khác ký công văn tán thành họ, nhưng tôi không đồng ý. Tôi muốn anh ký công văn khác theo tinh thần Thành phố cứ thực hiện như thẩm quyền”.
Cuối cùng, tôi ký một công văn có nội dung đại ý rằng, Bộ không đồng ý với phương án đưa ra, nhưng Thành phố có thể quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Bán đảo Thủ Thiêm gắn với Dự án Phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm trở nên nổi tiếng từ năm 2002, khi TP HCM ban hành quyết định thu hồi đất (ngày 10/5/2002) và quy định vể đền bù, hỗ trợ, tái định cư (ngày 21/11/2002, được sửa đổi, bổ sung năm 2006 và 2009). Người Thủ Thiêm bức xúc đã đành, nhân dân các nơi cũng rất quan tâm. Thủ Thiêm, sau gần hai chục năm, vẫn như một vết thương chưa khép miệng.
Thanh tra Chính phủ năm 2018-2019 đã kiểm tra, rồi sau đó thanh tra toàn diện và ban hành các kết luận. Trong Kết luận thanh tra số 1041/TB-TTCP ngày 26/6/2019, phần “kết quả đạt được” chỉ nửa trang giấy, nhưng phần “khuyết điểm, vi phạm” dài tới 7 trang, đều có nguyên nhân chủ quan là chính.
Tháng 4 năm ngoái, công luận lại xôn xao về việc các bản đồ quy hoạch 1/5.000 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm đồng loạt biến mất khỏi mọi nơi lưu trữ như Văn phòng UBND Thành phố, Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, Lưu trữ Quốc gia. Tình huống được báo chí miêu tả li kỳ như trong truyện trinh thám, với nhiều suy luận theo kiểu “thuyết âm mưu”.
Trả lời phỏng vấn báo chí khi đó, tôi đã nói rằng cần thận trọng tiệm cận vấn đề, đừng vội kết luận về một dàn dựng có ý đồ thủ tiêu bản đồ quy hoạch. Tôi đã phân tích pháp luật trước năm 2004 và thấy rằng không có quy định nào về bản đồ quy hoạch mà chỉ có đồ án quy hoạch được thể hiện trên các loại bản đồ địa hình, địa chính.
Quy định lưu trữ cũng chỉ nói về hồ sơ đồ án quy hoạch phải được lưu trữ, không nói cụ thể về các bản đồ kèm theo. Vậy nên tôi tư duy trên nền màu hồng rằng vì quy định không cụ thể nên có thể bản đồ kèm theo không nộp lưu trữ.
Nhưng tôi đã áy náy khá lâu về chuyện bản đồ thể hiện quy hoạch biến mất tại tất cả mọi nơi lưu trữ. Kết luận của Thanh tra Chính phủ có đủ căn cứ cho là có lưu trữ, nhưng chỉ phê bình về công tác lưu trữ không tốt tại các cơ quan liên quan nên bị mất. Vậy nên tôi buộc phải chuyển tư duy sang nền màu xám: không thể có việc lưu trữ không tốt tại tất cả các nơi, phải điều tra theo hướng có ý đồ làm mất đồng loạt bản đồ.
Vậy thì những sai phạm khác mang tính chủ quan chỉ là năng lực quản lý yếu kém hay cũng có ý đồ chủ động lách qua kẽ hở luật pháp? Việt Nam có một “rừng luật”. Cành của các cây rừng đan xem chằng chịt nhưng cây nào cũng rất cô đơn, giữa sự cô đơn ấy là những khoảng trống đáng kể. Người thật thà đi vào “rừng” này dễ bị lạc, người tinh quái đi trong “rừng” lại như dạo chơi.
Trở lại câu chuyện thẩm quyền thu hồi đất, theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ban hành năm 2001, Chính phủ chỉ thu hồi đất, giao đất đối với đất quốc phòng, an ninh và đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án (nay gọi là BT). Còn đối với các loại dự án khác đều thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
Như vậy, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, pháp luật đã quy định thẩm quyền thu hồi đất rất rõ ràng. Việc gì Thành phố phải trình lên Chính phủ thu hồi đất, rồi Thủ tướng Chính phủ lại có ý kiến chỉ đạo giao thẩm quyền cho thành phố? Phải chăng ở đây có ẩn phía sau ý định đổi đất lấy hạ tầng (BT) nên thẩm quyền mới bị “đá lên, thả xuống” như vậy?
Sau khi đất đã được giải phóng mặt bằng (gọi là có “đất sạch”) phương thức BT được áp dụng rộng khắp ở Thủ Thiêm từ 2012. Các địa phương thường đề nghị phải áp dụng BT đổi bằng đất vì không có kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng để có “đất sạch”. Tại Thủ Thiêm, thành phố đã chi ngân sách để có “đất sạch” mà vẫn dùng BT đổi bằng đất là một nghịch lý. Thuận lý phải là đem “đất sạch” ra đấu giá để lấy tiền trả cho việc xây dựng hạ tầng. Dự án xây dựng hạ tầng, thuộc phạm vi mua sắm công, cũng phải tổ chức đấu thầu.
Đi sâu vào việc thực hiện phương thức BT ở Thủ Thiêm, một xảo thuật về kỹ thuật định giá đất đem đổi lấy hạ tầng đã xuất hiện. Giá đất được thuyết minh là thẩm định theo phương pháp thặng dư.
Giá đất được xác định bình quân cho toàn Khu đô thị mới Thủ Thiêm đúng bằng giá trị bình quân đầu tư trên đất. Lúc đầu xác định giá trị đầu tư trên đất bình quân là 52 triệu đồng mỗi m2; sau đó giảm trừ đi một số hạng mục đầu tư trên đất nên giá trị bình quân này giảm còn 26 triệu đồng mỗi m2. Một kỹ xảo nhỏ, nhưng “hô biến” giá đất giảm mất một nửa.
Trước hết, cách định giá đất nói trên cho toàn khu vực là cách định giá hàng loạt, không phải cách định giá cho từng khu vực đất cụ thể sẽ đem đổi. Đó là sai.
Tiếp theo, việc định giá đất theo phương pháp thặng dư chỉ được sử dụng để định giá đất khi giao đất để tạo lập một bất động sản đưa vào kinh doanh dựa trên kịch bản kinh doanh giả định về doanh thu và chi phí trong tương lai. Giá đất đối với đất để xây dựng một rạp chiếu phim khác với giá đất đối với đất xây dựng một khách sạn. Đạo diễn giá đất theo cách định giá như trên cũng là một cái sai nữa. Những cái sai này làm giảm rất lớn giá trị đất đai đem đổi lấy hạ tầng so với giá trị thị trường.
Sự chênh lệch giá trị do định giá đất gây ra trong phương thức BT, cũng như trong cách Nhà nước giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất với nhà đầu tư được chỉ định sẽ mang lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư đó. Mọi diễn biến như trên cho thấy người có thẩm quyền của thành phố đã vận dụng pháp luật có lợi cho nhà đầu tư, không vì lợi ích của Nhà nước, của toàn dân và của người dân tại chỗ. Liệu lợi ích này có được chia sẻ với ai không?

3 tháng 7, 2019

Ngọng

Tác giả: theo FB Song Hà
Đồng chí Hoành bảo, dạ thì như cái trong đầu anh đang nghĩ chứ còn cái gì nữa. Sếp nghiêm mặt quát “Thế là cái… cái…loz à? Bọn này gớm thật. Chú biết ai là tác giả không?”. Hoành nói dạ không, để em đọc tiếp câu này nữa cho anh nghe…” Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo. Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo”. Anh thấy thơ với thẩn mất dạy chưa, hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo, nói lái lại là “đéo nơi nao”. Đề nghị anh cho chấn chỉnh lại ngay kẻo ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của nhân dân. Sếp bảo ừ nhưng đã biết thằng nào là tác giả đâu, chú cho gọi thằng Đoành bảo vệ lên đây, nó tốt nghiệp khoa Văn, đại học Khoa học Thủy lợi và Nhân văn nên có thể biết đấy (Song Hà) 
KD: Bạn bè trên FB gửi cho stt này. Đọc cười khùng khục. Công của đồng chí Hương “lon” đây (Biệt danh này, do Fbker Kỳ Trịnh đặt) 
Phen này, cả Bộ VHTTDL, từ đ/c Bộ trưởng trở xuống đến anh Đoành, bảo vệ cơ quan phải nói ngọng rùi 
Vừa đọc được stt này trên FB của nhà báo Phạm Việt Thắng. Phen này, Bộ VHTTDL cần thăng chức cho đ/c Hương “lon” làm Thứ trưởng, bởi khiến cả làng Phây Vũ Đại dậy sóng, chả chịu làm việc gì, toàn… nghĩ bậy. Xin đăng nguyên văn: 
CẤM ĐU
Hôm qua làng tôi họp bàn lễ hội. Các cụ bàn tán hăng lắm, ai nấy mặt đỏ tía tai, cãi nhau như mổ bò. 
Người thì bảo tết này vẫn các trò chơi như các tết trước, người lại nói, theo quy định là phải bớt đi một trò…
Không ai chịu ai, thế là hệ thống chính trị phải vào cuộc để nắm bắt tâm tư.
Các cụ bức xúc vì có tin đồn là lễ hội năm nay làng không được chơi ĐU nữa. 
Hỏi ra thì được mấy đứa trẻ trâu “trên thông phây búc dưới rành báo mạng” mách bảo: chơi Đu là văn hoá, mà đã là văn hoá thì không được tục tĩu. Do vậy chơi ĐU mà bị thêm dấu vào thì thành ra nước ta rất không văn hoá.
Các cụ bực lắm, điên lắm: “Cả nước này chơi Đu từ mấy nghìn năm nay rồi, giờ lại định cấm ĐU hử.
Tiên sư cái con mặt mẹt, tiên sư cái thằng sùi bọt mép. Chúng mày cấm ĐU thì chúng tao lấy gì mà ĐU.
Mẹ kếp bọn khốn, chúng mày có cấm, có đoán thì chúng tao vẫn cứ ĐU”.
———————–
Buổi sáng, sếp đang vừa xỉa răng vừa len lén mở phim mát xem, chợt có tiếng gõ cửa dồn dập. Nhanh như cắt, sếp vội vàng dí chuột bật ngay sang táp tạp chí Tuyên giáo để nghiên cứu về nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa trong đội ngũ cán bộ hiện nay.
Hóa ra là đồng chí Hoành, nhân viên hợp đồng thử việc ở bộ phận quản lý sách báo. Trên tay Hoành là mấy mẩu giấy bé bằng bàn tay, lem nhem vết mỡ và còn dính mấy hạt xôi. Đồng chí Hoành nói báo cáo anh, em vừa bắt được quả tang một ổ nhóm chuyên tuyên truyền văn hóa phẩm có tính chất dâm ô, đồi trụy. Sếp bỏ tăm trong mồm ra, trợn mắt nói “Ở đâu, ở đâu? Chết thật, đưa tài liệu anh xem nào!”.
Đồng chí Hoành đưa mấy mẩu giấy cho sếp, giọng nghiêm trọng như sắp phá một vụ trọng án về ma túy.
– Đây nha, anh xem chúng nó viết này… “Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa. Duyên em dính dáng tự bao giờ. Chành ra ba góc da còn thiếu. Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”. Báo cáo anh, chành ra ba góc da còn thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa…bậy, bậy quá đi mất!
Sếp thở hổn hển, nuốt nước bọt ực một cái, đoạn chép miệng “Cơ mà thơ thằng nào dâm nhỉ, chú đọc mà làm cái thằng mất dạy của anh nó cứng hết cả lên”. Hoành nói dạ thì em biết đâu đấy, đang ăn xôi của con mụ béo dưới cổng cơ quan ta thì vô tình phát hiện chúng nó trà trộn vào mớ giấy gói xôi nhằm đánh lạc hướng quần chúng. Sếp nói theo chú thì nội dung bài thơ đề cập đến cái gì, nếu bậy quá thì để ta gửi công văn sang công an đề nghị khởi tố.
Đồng chí Hoành bảo, dạ thì như cái trong đầu anh đang nghĩ chứ còn cái gì nữa. Sếp nghiêm mặt quát “Thế là cái… cái…loz à? Bọn này gớm thật. Chú biết ai là tác giả không?”. Hoành nói dạ không, để em đọc tiếp câu này nữa cho anh nghe…” Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo. Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo”. Anh thấy thơ với thẩn mất dạy chưa, hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo, nói lái lại là “đéo nơi nao”. Đề nghị anh cho chấn chỉnh lại ngay kẻo ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của nhân dân. Sếp bảo ừ nhưng đã biết thằng nào là tác giả đâu, chú cho gọi thằng Đoành bảo vệ lên đây, nó tốt nghiệp khoa Văn, đại học Khoa học Thủy lợi và Nhân văn nên có thể biết đấy.
Đồng chí Đoành bảo vệ cơ quan cầm điếu cày chạy lên, sếp đưa cho mấy bài thơ lúc nãy rồi hỏi cậu có biết tay nào là tác giả không? Đoành đọc qua mấy khổ thơ, xong gật gật đầu bảo dạ, hình như của Hồ Xuân Hương anh ạ! Sếp đập bàn nói “Thằng ôn ấy con cái nhà ai? Ở xã nào cậu biết không?” Đoành nói dạ là đàn bà và mất lâu rồi anh ạ, em chỉ nhớ quê đâu đó tít trong Nghệ An thôi. Sếp giận dữ hỏi “Thế nó mất lâu chưa?”.
Đồng chí Đoành nói dạ mất cũng được hai thế kỷ rồi. Sếp nghe xong tẽn tò gãi gãi quả trán hói, lẩm nhẩm nói ừ, mất lâu quá rồi thì thôi. Tại vì anh lên chức cũng hơn 3 tháng rồi mà chưa xử phạt được phát nào cho ra hồn nên ức chế. Gì chứ quản lý văn hóa mà không tuýt còi với cả xử phạt là chúng nó đéo sợ đâu!”.
Thì sáng nay có một việc mới xảy đến. Đó là đồng chí Bành lái xe trong lúc đi uống cà phê vô tình phát hiện ra mấy chữ rất nhạy cảm được in trên băng rôn quảng cáo của Coca- cola. Dòng chữ nhìn qua cũng không có gì: “Mở lon Việt Nam”. Nhưng với tinh thần luôn đề cao cảnh giác, phối kết hợp với bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng chí Bành đã rút ngay điện thoại ra chụp ảnh lia lịa để gửi cho sếp làm bằng chứng.
Sau khi xem xong, sếp vỗ đùi đen đét nói “Hay rồi đây! Mở “lon” là mở gì? Viết mập mờ không dấu như thế chẳng phải để hướng người khác đến bộ phận cực kỳ tinh tế và nhạy cảm không?”.
Một cuộc hội thảo được tổ chức ngay lập tức và sau hai giờ tranh luận sôi nổi, gay gắt nhưng sau đó tất cả đều đồng thuận khi cho rằng Coca viết thế là cố tình chơi chữ kiểu mụ gì tên Hương làm thơ đã mất hai thế kỷ trước. Lon là lon gì? Nhất là nếu các đồng chí Tây balo sang chơi hoặc bà con Nghi Xuân, Nghi Lộc đọc lên thì thành ra thứ gì?
Cuối cùng cuộc hội thảo về lon cũng đã khép lại. Nghe nói kể từ đó cả cơ quan đều bị ngọng chữ “l” ví dụ “cuối tuần này đi ăn mừng chú Hoạch lên lon trung tá không?” thì từ “lên lon” sẽ đổi thành “nên non”, ăn lòng lợn thành “ăn nòng nợn”.
Chỉ vì cả cơ quan ai cũng sợ nhắc đến chữ loz.

Một Quy trình chính trị đúng là phải rất chính trị

Tác giả: theo FB Truong Huy San
Đành rằng, xử lý cán bộ nằm trong các cấp ủy của Đảng là phải đúng quy trình. Nhưng, cái cách các UV BCT vẫn phải ôm hoa tặng những kẻ sắp sửa vào tù như Đinh La Thăng (khi từ TP ra Ban Kinh tế); như Trương Minh Tuấn (từ bộ 4T sang Ban Tuyên Giáo)… là chẳng ra thể thống gì. Một quy trình xử lý cán bộ muốn được coi là đúng không thể vô chính trị, bất chấp thái độ của dân như thế.
Thường thì trước khi xử lý kỷ luật, UBKT TW Đảng đã biết rõ các hành vi vi phạm của các đảng viên cấp cao. Cứ cho là, Đảng không thể ra lệnh bắt bớ ai, nhưng, với những kẻ mà hành vi phạm tội đã hai năm rõ mười như Tất Thành Cang… (hay Trương Minh Tuấn, Đinh La Thăng… trước đây) thì nên đình chỉ ngay.
…. Để những kẻ như Ba Đua, Hai Nhật… tiếp tục rao giảng đạo đức trong khuôn khổ một chương trình mà quý vị đang tính nhân bản “tấm gương” thì quý vị dường như đang muốn gửi thông điệp với mọi người là chính quý vị cũng đang không tin vào “tấm gương” nào cả.
KD: Một bài viết rất hay và đúng. Nhưng những hiện tượng mà tác giả nêu ra, thực chất nó cũng phản ánh- đó là sản phẩm của một nền chính trị thiếu chuyên nghiệp, thiếu minh bạch với dân, khiến dân mất sạch niềm tin. Hãy đọc các trang mạng XH, sẽ thấy được điều đó
Mà như thế thì mất nhiều hơn được!
————– 
Tôi đã không để ý đến những cái links ông Lê Thanh Hải phát biểu về “đạo đức Hồ Chí Minh” vì nghĩ chắc links cũ từ nhiều năm trước. Thành ủy không thể vô chính trị khi để cho một người mà dân chúng đang muốn tùng xẻo dạy dỗ đạo đức; ông Hải không thể trơ trẽn đến mức bất chấp cách người ta đang soi từng milimet mặt mình.
Thế nhưng, cái sự kiện đó mới xảy ra vài ngày sau khi công bố kết luận Thanh tra Thủ Thiêm chứ không phải là chuyện cũ.
Rất nhiều người ngồi ở những chiếc ghế trang trọng hôm ông Hải nói, từng nắm giữ quyền bính ở Sài Gòn và từng đưa ra những quyết định mang nhiều yếu tố tội phạm [liên quan đến Trầm Bê, liên quan đến Khu Công nghệ cao… chứ không chỉ liên quan đến Thủ Thiêm]. Lẽ ra, cách ứng xử khôn ngoan của họ phải là ngồi nhà chờ nghe tiếng còi xe; nhưng, bất chấp thái độ của dân chúng, bất chấp pháp luật… họ mặt trơ trán bóng xuất hiện, cứ như dân không biết họ là ai.
Đành rằng, xử lý cán bộ nằm trong các cấp ủy của Đảng là phải đúng quy trình. Nhưng, cái cách các UV BCT vẫn phải ôm hoa tặng những kẻ sắp sửa vào tù như Đinh La Thăng (khi từ TP ra Ban Kinh tế); như Trương Minh Tuấn (từ bộ 4T sang Ban Tuyên Giáo)… là chẳng ra thể thống gì. Một quy trình xử lý cán bộ muốn được coi là đúng không thể vô chính trị, bất chấp thái độ của dân như thế.
Thường thì trước khi xử lý kỷ luật, UBKT TW Đảng đã biết rõ các hành vi vi phạm của các đảng viên cấp cao. Cứ cho là, Đảng không thể ra lệnh bắt bớ ai, nhưng, với những kẻ mà hành vi phạm tội đã hai năm rõ mười như Tất Thành Cang… (hay Trương Minh Tuấn, Đinh La Thăng… trước đây) thì nên đình chỉ ngay.
Cứ máy móc bố trí những kẻ như Cang vào bất cứ cương vị nào tương đương với Thành ủy viên đều là sự xúc phạm đến hệ thống chính trị và coi thường dân chúng. Để những kẻ như Ba Đua, Hai Nhật… tiếp tục rao giảng đạo đức trong khuôn khổ một chương trình mà quý vị đang tính nhân bản “tấm gương” thì quý vị dường như đang muốn gửi thông điệp với mọi người là chính quý vị cũng đang không tin vào “tấm gương” nào cả.

Sự thật

Tác giả: Lê Thanh Dũng
Năm nay đã ngoài tám mươi, lớn lên và bơi lội, ngụp lặn, sặc sụa, ngoi ngóp trong cái biển tuyên truyền mới NGỘ ra rằng SỰ THẬT có hai yếu tố như thế. Câu nói đó của Göbbels có 50% chân lý. Chỉ có 50% thôi bởi vì ông ta bảo TẤT CẢ sự thật đều là dối trá. Mao Trạch Đông thì bảo: “Nhân dân là tờ giấy trắng” hàm ý là “muốn viết gì vào thì viết” và Mao “viết” lia lịa, Tập cũng đang “viết” lia lịa những “sự thật CỦA MÌNH”. Các cụ ta bảo “Mồm nhà quan có gang có thép” (Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm). Ngày xưa quan chỉ có cái mồm và cái Mõ của “thằng Mõ” mà đã là gang là thép rồi; bây giờ mồm quan có đài có báo, có Ban có Bộ.
KD: Tác giả Lê Thanh Dũng vừa gửi bài viết này- về Sự thật. Một định nghĩa Sự thật đắng chát, thâm thúy, sâu cay, nửa cười nửa khóc. 
Nhưng đó cũng là… sự thật mà 
—————– 
Ảnh chỉ mang tính minh họa (Internet)
Người ta hay nói đến hai chữ “Sự thật”. Vậy Sự thật là gì ? 
1- Sự thật là sự vật tồn tại trên thực tế, trong đó có vật thể, hiện tượng (thiên nhiên, xã hội), có cả quan niệm, cảm giác, ý tưởng, tâm lý vv. có thật.
2- Sự thật là những điều dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần” -( câu nói của bộ trưởng bộ tuyên truyền của Đức quốc xã – Paul Joseph Göbbels)
Người ta hay nhạo báng, mỉa mai câu nói đó của Göbbels. Nhưng hình như chưa ai bác bỏ, chưa ai nói đó “không phải là sự thật”.
Năm nay đã ngoài tám mươi, lớn lên và bơi lội, ngụp lặn, sặc sụa, ngoi ngóp trong cái biển tuyên truyền mới NGỘ ra rằng SỰ THẬT có hai yếu tố như thế. Câu nói đó của Göbbels có 50% chân lý. Chỉ có 50% thôi bởi vì ông ta bảo TẤT CẢ sự thật đều là dối trá. Mao Trạch Đông thì bảo: “Nhân dân là tờ giấy trắng” hàm ý là “muốn viết gì vào thì viết” và Mao “viết” lia lịa, Tập cũng đang “viết” lia lịa những “sự thật CỦA MÌNH”. Các cụ ta bảo “Mồm nhà quan có gang có thép” (Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm). Ngày xưa quan chỉ có cái mồm và cái Mõ của “thằng Mõ” mà đã là gang là thép rồi; bây giờ mồm quan có đài có báo, có Ban có Bộ.
Người Pháp thì bảo: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật là sự dối trá”. Ta hay được nghe sự thật, nhưng một nửa thôi.
Một thí dụ rất gần gũi đến mức hài hước: Bạn khoe bạn có cái gương đắt tiền đặt ở phòng khách. Nó không nịnh mặt (làm bạn xinh hay trẻ) cũng không làm bẽ mặt bạn ( làm bạn xấu hay già ). Ai cũng khen nó rất THẬT.
Và thực tế là đâu đâu ta cũng gặp những cái gương THẬT như thế. Quen quá, lặp lại nhiều quá (như Göbbels nói) cho nên nó là THẬT, mặc dù bạn giơ tay trái lên, nó giơ tay phải; bạn có nốt ruồi bên mép trái, nó lại bảo nốt ruồi của bạn bên mép phải (!) Một sự dối trá đến “trắng trợn” như thế mà ai cũng nghĩ nó là THẬT.
Ta vẫn đang soi những cái gương như thế và đang sống trong những sự thật như thế đó.

Trang