Thu Hằng
PGS.TS Trần Đình Thiên |
Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên: "Có tình trạng trên trải thảm đẹp lắm nhưng dưới lại rải đinh nhiều. Đến tỉnh nào cũng nói kiên quyết phải nhổ từng cái đinh một, nhổ đến cái đinh cuối cùng, nhưng đinh đóng rồi khó nhổ lắm. Chúng ta cứ hì hục gỡ những cái do chúng ta tạo ra và coi đó là thành tích vĩ đại thì không được!".
Sáng nay, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các bộ ngành về thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
Chúng ta bắt đầu động đậy
PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế nhìn nhận “chúng ta bắt đầu động đậy”, có đột phá vào thủ tục, các điều kiện đăng ký kinh doanh đang được làm rất tốt, tạo niềm tin mạnh trong DN.
Tuy nhiên ông cho rằng, các bộ đề xuất để bãi bỏ nhiều, nhưng thực sự bỏ và triển khai trên thực tế thế nào để cho DN được hưởng lợi là cả một vấn đề. Ông nhắc lại lời của Thủ tướng nói từ lời nói, kết luận tới hành động thực tiễn; từ hành động thực tiễn ra được lợi ích thực sự của phát triển là cả một đoạn đường dài. Do vậy, ông lưu ý, ngoài việc các bộ tự đề xuất phải chuyển sang cắt giảm thực sự; từ cắt giảm thực sự chuyển sang ban hành các điều kiện thực thi để xã hội có thể chuyển hóa được.
“Chúng ta có vẻ đã thấy phấn khởi rồi, nhưng phấn khởi sướng râm ran lâu lắm. Nếu chúng ta dừng lại thì việc lấy lại đà sẽ rất khó. Như Thủ tướng nói, nếu cỗ xe phát triển đã bắt đầu chuyển động mà dừng lại thì rất nguy hiểm”, ông nhắn nhủ và cho rằng cú đột phá nặng trong năm nay là ở chỗ đó.
Theo ông, không còn gì quan trọng hơn là tháo gỡ cho DN, làm chậm là chết. Đây mới là bước tạo ra những nền tảng cơ bản chứ chưa phải cái gì ghê gớm cả.
“Chúng ta còn phải đuổi kịp thế giới. Năm 2018 phải thanh lý được, nếu không thì chậm lắm. Nhìn sang Trung Quốc sẽ thấy áp lực cải cách thế nào”, ông dẫn chứng và cho rằng việc cắt giảm thủ tục hành chính còn rất chậm.
“Tại sao lại chậm, ở đây có vấn đề gì về lợi ích không? Có câu chuyện thủ tục hành chính không tốt vẫn được duy trì hay không?”, ông băn khoăn.
Viện trưởng Viện Kinh tế cũng lưu ý tình trạng xin phép, xin - cho hiện nay vẫn còn nhiều và khuyên: Xin - cho thế nào để địa phương không thể trì hoãn được cải cách của họ, tránh việc đá bóng lên đá bóng xuống.
“Tôi đi địa phương nhiều có tình trạng trên trải thảm đẹp lắm nhưng dưới lại rải đinh nhiều. Đến tỉnh nào cũng nói kiên quyết phải nhổ từng cái đinh một, nhổ đến cái đinh cuối cùng, nhưng đinh đóng rồi khó nhổ lắm, và còn phụ thuộc trên có cho nhổ hay không. Chúng ta cứ hì hục gỡ những cái do chúng ta tạo ra và coi đó là thành tích vĩ đại thì không được”, TS Trần Đình Thiên nói.
Các bộ trưởng vào cuộc chưa đồng đều
Sáng nay, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các bộ ngành về thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
Chúng ta bắt đầu động đậy
PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế nhìn nhận “chúng ta bắt đầu động đậy”, có đột phá vào thủ tục, các điều kiện đăng ký kinh doanh đang được làm rất tốt, tạo niềm tin mạnh trong DN.
Tuy nhiên ông cho rằng, các bộ đề xuất để bãi bỏ nhiều, nhưng thực sự bỏ và triển khai trên thực tế thế nào để cho DN được hưởng lợi là cả một vấn đề. Ông nhắc lại lời của Thủ tướng nói từ lời nói, kết luận tới hành động thực tiễn; từ hành động thực tiễn ra được lợi ích thực sự của phát triển là cả một đoạn đường dài. Do vậy, ông lưu ý, ngoài việc các bộ tự đề xuất phải chuyển sang cắt giảm thực sự; từ cắt giảm thực sự chuyển sang ban hành các điều kiện thực thi để xã hội có thể chuyển hóa được.
“Chúng ta có vẻ đã thấy phấn khởi rồi, nhưng phấn khởi sướng râm ran lâu lắm. Nếu chúng ta dừng lại thì việc lấy lại đà sẽ rất khó. Như Thủ tướng nói, nếu cỗ xe phát triển đã bắt đầu chuyển động mà dừng lại thì rất nguy hiểm”, ông nhắn nhủ và cho rằng cú đột phá nặng trong năm nay là ở chỗ đó.
Theo ông, không còn gì quan trọng hơn là tháo gỡ cho DN, làm chậm là chết. Đây mới là bước tạo ra những nền tảng cơ bản chứ chưa phải cái gì ghê gớm cả.
“Chúng ta còn phải đuổi kịp thế giới. Năm 2018 phải thanh lý được, nếu không thì chậm lắm. Nhìn sang Trung Quốc sẽ thấy áp lực cải cách thế nào”, ông dẫn chứng và cho rằng việc cắt giảm thủ tục hành chính còn rất chậm.
“Tại sao lại chậm, ở đây có vấn đề gì về lợi ích không? Có câu chuyện thủ tục hành chính không tốt vẫn được duy trì hay không?”, ông băn khoăn.
Viện trưởng Viện Kinh tế cũng lưu ý tình trạng xin phép, xin - cho hiện nay vẫn còn nhiều và khuyên: Xin - cho thế nào để địa phương không thể trì hoãn được cải cách của họ, tránh việc đá bóng lên đá bóng xuống.
“Tôi đi địa phương nhiều có tình trạng trên trải thảm đẹp lắm nhưng dưới lại rải đinh nhiều. Đến tỉnh nào cũng nói kiên quyết phải nhổ từng cái đinh một, nhổ đến cái đinh cuối cùng, nhưng đinh đóng rồi khó nhổ lắm, và còn phụ thuộc trên có cho nhổ hay không. Chúng ta cứ hì hục gỡ những cái do chúng ta tạo ra và coi đó là thành tích vĩ đại thì không được”, TS Trần Đình Thiên nói.
Các bộ trưởng vào cuộc chưa đồng đều
TS Nguyễn Đình Cung |
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ - CIEM nhìn nhận đợt cải cách lần này có một số khác biệt. Rõ nét nhất là từ chỉ đạo rất quyết liệt, trực tiếp và cụ thể của Thủ tướng và Chính phủ thì các bộ bắt đầu tự cải cách.
“Điều này rất quan trọng. Tôi rất lạc quan và kỳ vọng nhiều vào cải cách”, ông Cung nhấn mạnh.
Tuy nhiên theo ông, đến nay, kết quả chưa đều, có bộ rất nhanh, rất tốt, như Bộ Công thương chuyển động từ khoảng tháng 9 đến nay, đã có 1 nghị định sửa đổi, bãi bỏ hơn 600 điều kiện kinh doanh. Nhưng phần lớn đang dừng lại ở “có phương án”, bộ phận khác dừng lại “ý tưởng”...
“Ở đâu lãnh đạo bộ, đặc biệt là bộ trưởng quyết liệt, sát sao thì ở đó có kết quả rõ ràng, rất nhanh. Có nghĩa là các bộ trưởng vào cuộc cũng chưa đồng đều. Tôi quan sát thấy, ngồi đây thảo luận thì thế thôi nhưng trong nội bộ các bộ thảo luận cũng rất gay gắt”, Viện trưởng CIEM nói.
Ông cho rằng, sự chần chừ trong cải cách, thay đổi ở nội bộ các bộ còn rất lớn. Có những chính sách, khi thay đổi người chỉ đạo là thay đổi cả về tốc độ, nội dung.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, việc điểm lại để biết bộ nào đang ở đâu, ngành nào đang ở đâu. Bộ nào quyết liệt, quyết tâm thực sự như Bộ Công thương, thì cũng phải mất 4-5 tháng mới ra được nghị định.
“Chỉ khi nào có nghị định thì xã hội mới được hưởng. Nếu không làm nhanh, đến cuối năm cũng chỉ có một vài bộ làm được”, ông Cung lưu ý và đề nghị cần có một thời điểm các bộ đưa ra phương án trình Chính phủ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cũng nêu thực tế, có điều kiện đăng ký kinh doanh trong cái to có nhiều cái nhỏ và chính cái nhỏ mới là cái phức tạp. Chẳng hạn cái to có 10 cái nhỏ, cái to chưa cắt được nhưng có thể cắt 3,5,7 nhánh nhỏ.
“Những điều kiện kinh doanh yêu cầu phải sạch, phải đẹp, phải mới, phải xinh, chính cái đó là cái chết”, ông lưu ý và nhắc các bộ ngành những quy định nhỏ bên trong nhưng trừu tượng, không lượng hóa được sẽ hành DN.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc lại mục tiêu của Thủ tướng là giao tổ công tác làm sao cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để thúc đẩy tăng trưởng thu hút nhiều vốn từ các DN và tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội tốt hơn.
Ông cho biết, sau cuộc họp hôm nay, Tổ công tác sẽ báo cáo Thủ tướng đưa ra giải pháp, xử lý chồng chéo giữa các bộ và báo cáo cho chủ trương 1 nghị định sửa nhiều nghị định. Phương án xử lý là tránh việc gom các điều kiện kinh doanh lại thành 1 để giảm, rồi cắt điều kiện này đẻ điều kiện khác, cài cắm núp bóng dưới các hình thức khác nhau.
“Điều này rất quan trọng. Tôi rất lạc quan và kỳ vọng nhiều vào cải cách”, ông Cung nhấn mạnh.
Tuy nhiên theo ông, đến nay, kết quả chưa đều, có bộ rất nhanh, rất tốt, như Bộ Công thương chuyển động từ khoảng tháng 9 đến nay, đã có 1 nghị định sửa đổi, bãi bỏ hơn 600 điều kiện kinh doanh. Nhưng phần lớn đang dừng lại ở “có phương án”, bộ phận khác dừng lại “ý tưởng”...
“Ở đâu lãnh đạo bộ, đặc biệt là bộ trưởng quyết liệt, sát sao thì ở đó có kết quả rõ ràng, rất nhanh. Có nghĩa là các bộ trưởng vào cuộc cũng chưa đồng đều. Tôi quan sát thấy, ngồi đây thảo luận thì thế thôi nhưng trong nội bộ các bộ thảo luận cũng rất gay gắt”, Viện trưởng CIEM nói.
Ông cho rằng, sự chần chừ trong cải cách, thay đổi ở nội bộ các bộ còn rất lớn. Có những chính sách, khi thay đổi người chỉ đạo là thay đổi cả về tốc độ, nội dung.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, việc điểm lại để biết bộ nào đang ở đâu, ngành nào đang ở đâu. Bộ nào quyết liệt, quyết tâm thực sự như Bộ Công thương, thì cũng phải mất 4-5 tháng mới ra được nghị định.
“Chỉ khi nào có nghị định thì xã hội mới được hưởng. Nếu không làm nhanh, đến cuối năm cũng chỉ có một vài bộ làm được”, ông Cung lưu ý và đề nghị cần có một thời điểm các bộ đưa ra phương án trình Chính phủ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cũng nêu thực tế, có điều kiện đăng ký kinh doanh trong cái to có nhiều cái nhỏ và chính cái nhỏ mới là cái phức tạp. Chẳng hạn cái to có 10 cái nhỏ, cái to chưa cắt được nhưng có thể cắt 3,5,7 nhánh nhỏ.
“Những điều kiện kinh doanh yêu cầu phải sạch, phải đẹp, phải mới, phải xinh, chính cái đó là cái chết”, ông lưu ý và nhắc các bộ ngành những quy định nhỏ bên trong nhưng trừu tượng, không lượng hóa được sẽ hành DN.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc lại mục tiêu của Thủ tướng là giao tổ công tác làm sao cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để thúc đẩy tăng trưởng thu hút nhiều vốn từ các DN và tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội tốt hơn.
Ông cho biết, sau cuộc họp hôm nay, Tổ công tác sẽ báo cáo Thủ tướng đưa ra giải pháp, xử lý chồng chéo giữa các bộ và báo cáo cho chủ trương 1 nghị định sửa nhiều nghị định. Phương án xử lý là tránh việc gom các điều kiện kinh doanh lại thành 1 để giảm, rồi cắt điều kiện này đẻ điều kiện khác, cài cắm núp bóng dưới các hình thức khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét