Trần Tuấn Phương
TNc: Bạn trẻ Trần Tuấn Phương từ thành Nam vừa gửi cho trang nhà bài phản biện ý kiến của ông Lã Trọng Long in trên báo Văn Nghệ, Thư bạn Phương có đoạn: " Cháu rất cảm ơn cụ Trần Nhương đăng ý kiến của cháu, để góp thêm tiếng nói của một người trẻ tuổi gửi tới các bậc tiền bối rằng đừng làm chúng cháu hiểu sai lịch sử và chán lịch sử hơn nữa.". Xin giới thiệu ý kiến của bạn trẻ Trần Tuấn Phương.
(Phản hồi bài viết của tác giả Lã Trọng Long trên báo Văn nghệ số 12 ngày 25/3/2017)
Đọc bài “Ở ngôi mộ cổ Vĩnh Bảo” của tác giả Lã Trọng Long, cháu rất ngạc nhiên rằng sao một người đọc chưa hiểu đã phán bừa về học vị của cụ Trạng Trình như vậy. Ngạc nhiên hơn là báo Văn nghệ không ai hiểu biết để kiểm duyệt cho chính xác?
Cháu tuy còn là học sinh cũng xin ý kiến thế này:
Từ thời Lê đã chia học vị các vị đỗ đại khoa làm 3 giáp là Đệ nhất giáp, Đệ nhị giáp và Đệ tam giáp. Đệ nhất giáp được ban “cập đệ”, Đệ nhị giáp và Đệ tam giáp được ban “xuất thân”. Đệ nhất giáp lại chia theo thứ tự cao xuống thấp là đệ nhất danh (Trạng nguyên), đệ nhị danh (Bảng nhãn) và đệ tam danh (Thám hoa).
Về cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có rất nhiều tài liệu như Đỉnh khiết lịch triều đăng khoa lục, Đại Việt lịch đại đăng khoa, Liệt huyện đăng khoa bị khảo, Tam khôi lục, Tam khôi bị lục, Đại Việt lịch đại Tiến sĩ khoa thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí v.v... đã nói rõ cụ đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Ất Mùi niên hiệu Đại Chính 6 (1535) đời Mạc Đăng Doanh.
Tác giả Lã Trọng Long, chắc do kiến văn thiếu hụt nên phán bừa. Với lại chính tác giả nói cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm “chỉ đỗ Tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh”. Đã đỗ Tiến sĩ cập đệ thì hiển nhiên là đỗ Đệ nhất giáp, mà lại là Đệ nhất danh trong nhất giáp thì hiển nhiên là Trạng nguyên rồi. Đã viết vậy mà lại bảo không phải trạng nguyên thì rõ ràng ông Lã Trọng Long viết mà chẳng hiểu điều mình viết.
Nói thêm để ông Lã Trọng Long rõ: Có những khoa không lấy Trạng nguyên như khoa 1851 chỉ lấy Bảng nhãn, nhưng danh hiệu học vị ghi rõ như Phạm Thanh “đỗ Đình nguyên, đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh” (Bảng nhãn)... Như vậy mặc dù Phạm Thanh đỗ đầu thi Đình nhưng do không được lấy Trạng nguyên (đệ nhất danh trong Đệ nhất giáp) nên không được ghi là “đệ nhất danh”.
Để hiểu rõ thêm vấn đề này, ông Lã Trọng Long có thể tham khảo bài “Vài nét về học vị thời phong kiến nước ta” của ông Trần Mỹ Giống tại địa chỉ http://tranmygiong.blogspot.com/2016/06/vai-net-ve-hoc-vi-thoi-phong-kien-o.html
Cháu rất cảm ơn cụ Trần Nhương đăng ý kiến của cháu, để góp thêm tiếng nói của một người trẻ tuổi gửi tới các bậc tiền bối rằng đừng làm chúng cháu hiểu sai lịch sử và chán lịch sử hơn nữa.
(Phản hồi bài viết của tác giả Lã Trọng Long trên báo Văn nghệ số 12 ngày 25/3/2017)
Đọc bài “Ở ngôi mộ cổ Vĩnh Bảo” của tác giả Lã Trọng Long, cháu rất ngạc nhiên rằng sao một người đọc chưa hiểu đã phán bừa về học vị của cụ Trạng Trình như vậy. Ngạc nhiên hơn là báo Văn nghệ không ai hiểu biết để kiểm duyệt cho chính xác?
Cháu tuy còn là học sinh cũng xin ý kiến thế này:
Từ thời Lê đã chia học vị các vị đỗ đại khoa làm 3 giáp là Đệ nhất giáp, Đệ nhị giáp và Đệ tam giáp. Đệ nhất giáp được ban “cập đệ”, Đệ nhị giáp và Đệ tam giáp được ban “xuất thân”. Đệ nhất giáp lại chia theo thứ tự cao xuống thấp là đệ nhất danh (Trạng nguyên), đệ nhị danh (Bảng nhãn) và đệ tam danh (Thám hoa).
Về cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có rất nhiều tài liệu như Đỉnh khiết lịch triều đăng khoa lục, Đại Việt lịch đại đăng khoa, Liệt huyện đăng khoa bị khảo, Tam khôi lục, Tam khôi bị lục, Đại Việt lịch đại Tiến sĩ khoa thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí v.v... đã nói rõ cụ đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Ất Mùi niên hiệu Đại Chính 6 (1535) đời Mạc Đăng Doanh.
Tác giả Lã Trọng Long, chắc do kiến văn thiếu hụt nên phán bừa. Với lại chính tác giả nói cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm “chỉ đỗ Tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh”. Đã đỗ Tiến sĩ cập đệ thì hiển nhiên là đỗ Đệ nhất giáp, mà lại là Đệ nhất danh trong nhất giáp thì hiển nhiên là Trạng nguyên rồi. Đã viết vậy mà lại bảo không phải trạng nguyên thì rõ ràng ông Lã Trọng Long viết mà chẳng hiểu điều mình viết.
Nói thêm để ông Lã Trọng Long rõ: Có những khoa không lấy Trạng nguyên như khoa 1851 chỉ lấy Bảng nhãn, nhưng danh hiệu học vị ghi rõ như Phạm Thanh “đỗ Đình nguyên, đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh” (Bảng nhãn)... Như vậy mặc dù Phạm Thanh đỗ đầu thi Đình nhưng do không được lấy Trạng nguyên (đệ nhất danh trong Đệ nhất giáp) nên không được ghi là “đệ nhất danh”.
Để hiểu rõ thêm vấn đề này, ông Lã Trọng Long có thể tham khảo bài “Vài nét về học vị thời phong kiến nước ta” của ông Trần Mỹ Giống tại địa chỉ http://tranmygiong.blogspot.com/2016/06/vai-net-ve-hoc-vi-thoi-phong-kien-o.html
Cháu rất cảm ơn cụ Trần Nhương đăng ý kiến của cháu, để góp thêm tiếng nói của một người trẻ tuổi gửi tới các bậc tiền bối rằng đừng làm chúng cháu hiểu sai lịch sử và chán lịch sử hơn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét