29 tháng 4, 2017

5 NGHỊCH LÝ NGƯỢC ĐỜI CỦA NGƯỜI VIỆT

cachsong info

1.Cần nhà hơn là tổ ấm
Người Việt chúng ta với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên luôn muốn sở hữu một căn nhà. Vì vậy, ai cũng phấn đấu kiếm tiền tậu được ngôi nhà mơ ước. Có người vay nợ để mua cho được căn nhà rồi ráng làm lụng kiếm tiền trả dần.
Có nhà rồi, chúng ta vẫn dành phần lớn thời gian ở ngoài đường chứ không phải ở nhà. Chúng ta vẫn tiếp tục ra đường “cày bừa” vất vả ngoài đường để có thể đổi nhà khác to hơn, mua sắm cho nhà nhiều vật dụng tiện nghi hơn. Lẽ nào chúng ta cần một “căn nhà” hơn là một “tổ ấm”?
2. Đẻ con cho người giúp việc
Vợ chồng ở với nhau chỉ mong có đứa con cho vui cửa vui nhà. Cặp vợ chồng nào chẳng may vô sinh hiếm muộn thì quáng quàng đi bác sĩ Đông Tây đủ thể loại mong kiếm được mụn con. Trông mong vậy nhưng đến khi có con, chúng ta mặc nhiên giao con của mình cho người giúp việc trông nom, chăm sóc
Việc dạy dỗ con cái cũng khoán luôn cho người giúp việc. Còn chúng ta – những người đã sinh ra những đứa trẻ thiên thần ấy thì mải mê đi làm kiếm tiền. Mỗi ngày gặp con chưa được 1, 2 tiếng đồng hồ. Vậy, chúng ta đẻ con để người giúp việc có được niềm vui nâng niu ẵm bồng chớ đâu phải cho ta?
3. Người nghèo sang hơn người giàu
Chúng ta ở thành phố, mức sống cao, thu nhập cao nhưng mấy khi chúng ta sắm được cho cha mẹ ở quê những thứ tốt nhất. Hầu hết những gì chúng ta gửi về nông thôn là những thứ đồ cũ chúng ta không xài nữa, đã hư hỏng hoặc không hợp thời.
Ngược lại, những người “nghèo khó” ở nông thôn luôn chọn những thứ tốt nhất gửi lên cho người thành phố. Con gà béo nhất, buồng chuối to nhất, trái mít ngọt nhất… Chẳng phải dân nhà quê “chơi sang” hơn người thành phố sao?
4. Kiếm tiền mua sức khỏe
Chúng ta muốn kiếm thật nhiều tiền, vì thế chúng ta phải làm việc thật nhiều. Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, tuần làm 40 giờ không đủ tranh thủ thêm cuối tuần. Hậu quả là cơ thể không một phút nghỉ ngơi khiến cho mắt mờ chân run, đầu óc mụ mị, lục phủ ngũ tạng rệu rã… phải vào bệnh viện.
Lúc đó, bao nhiêu tiền do làm lụng vất vả mà có lại đưa hết cho thầy thuốc để mua sức khoẻ. Liệu có mua được không?
5. Thế giới ảo “thực” hơn thế giới thực
Công nghệ càng phát triển, chúng ta càng kết nối được nhiều người, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề nữa. Ngồi một chỗ, chúng ta có thể trò chuyện với bạn bè khắp thế giới, kết nối mọi thông tin thông qua cái điện thoại bé xíu cầm trên tay. Nhiều quan hệ quá, nhiều thông tin quá nên chúng ta không còn thời gian cho quan hệ thật, đời sống thật nữa. Bữa cơm gia đình mỗi người bưng một tô ăn với một cái điện thoại.Gặp gỡ cà phê cũng mỗi người cầm một điện thoại hí hoáy chấm quẹt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn nhau gượng gạo cười lấy lệ rồi lại cắm cúi chấm quẹt. Thế giới ảo hấp dẫn hơn thế giới thật mất rồi!

Chuyện người Việt trong nước có lẽ ít biết về Petro VN sau hiệu ứng Đinh La Thăng bị khiển trách

Tác giả: FB Thơ Phương 
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Mình không biết Thơ Phương là ai, nhưng bài phân tích kinh tế sắc sảo, chặt chẽ và đáng sợ quá vì sự phiêu lưu của người trong cuộc. Tuy nhiên, đây là quan điểm cá nhân của người viết. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ 
Đời người có vay- có trả. Biết làm sao được. Xét cho cùng, ông ĐLT cũng là “sản phẩm chính danh’ của guồng máy chính trị, và của cuộc đấu tranh quyền lực luôn khốc liệt. Kẻ thắng kẻ thua. 
Người dân luôn thua thiệt thì chỉ biết đứng ngắm nhìn 
————— 
Petro Vietnam, cái tập đoàn nhiều tai tiếng và nổi tiếng hiện đang mắc nợ nước ngoài với món nợ đáng ghê tởm, và chỉ biết đào bới hút tài nguyên quốc gia đem bán chứ chẳng làm lên tích sự gì cả. Thực tế ông Đinh La Thăng cũng chưa phải là nạn nhân của sự kỷ luật này mà nếu kỷ luật là kỷ luật cả tập thể đảng và cả Bộ Chính trị VN nữa. Trong nghiệp vụ đầu tư ra nước ngoài nó không đơn giản và không dành cho những kẻ có cái đầu không hiểu về phân tích tài chính nhưng hay mơ chuyện vĩ cuồng. Đó là trước đấy thì thời ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lạc quan tếu với tham vọng “Petro Vietnam dự kiến doanh thu hàng tỷ USD khi đầu tư vào dầu khí và khí đốt ở Algeria” với vốn hùn Việt Nam 75% và Algeria 25% liên doanh với Công ty Dầu khí Quốc gia Algeria (Sonatrach). Ôi thôi thời đó tôi chả hiểu làm sao mà quan chức VN thống kê ước lượng 38 tỷ thùng dầu xếp trên cả xứ Qatar, đúng đầu óc không chứa bất cứ cái gì bên trong nhưng hay mơ chuyện tham vọng quá lớn. Thực tế OPEC ước lượng Algeria chỉ có 12,2 tỷ thùng dầu thô. 
Trữ lượng khí đốt tự nhiên là 4.504 tỷ m3 (OPEC ước lượng). Tôi thì chả hiểu sao cái tập đoàn Petro Vietnam và quan chức chính phủ VN thời đó lại ước lượng trữ lượng khai thác khi liên doanh với Algeria là hai bên sẽ tham vọng vét lên 1 tỷ thùng dầu thô. Nếu cộng các dự án khai thác dầu thô của VN liên doanh với xứ Venezuela thì Petrovietnam sẽ khai thác dầu khi lớn lớn hơn cả Indonesia, họ chỉ có 3,23 tỷ thùng dầu thô mà thôi. 
Tôi thì không hiểu những kẻ bệnh hoạn đó từ cấp lãnh đạo điều hành Petrovietnam cho đến những ông bà lãnh đạo đất nước VN theo hệ phái Marx-Lenin kết thân với Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela của Hugo Chávez và Nicolas Maduro đi theo mô hình kinh tế Chavismo mà giới chức lãnh đạo cấp cao VN ca ngợi xưa kia phải chịu trách nhiệm khoản thua lỗ tốn kém khi mang USD của ngân khố dự trữ quốc gia đi đầu tư ra nước ngoài. Bây giờ cả hai xứ này trái phiếu bị rách, nền kinh tế trôi vào khủng hoảng thì không hiểu những dự án vĩ cuồng của VN ở nước lỗ nặng bao nhiêu tỷ $ thì không ai tính ra và không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Đinh La Thăng thì lãnh đòn thay, đúng là bó tay. Nếu truy trách nhiemeh thì có ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cấp trên của Đinh La Thăng thời đó là người đứng ra dự lễ có lẽ ký kết dự án đầu tư dầu khí của VN sang Venezuela trị giá nhiều tỷ $…. 
Ta nên nhớ Tập đoàn Petro VN (PVN) từng đã trở thành đối tác của Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà, ngoài ra Tập đoàn PetroVietnam (PVN) cũng là cổ đông chiến lược của Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) mà ông tổng giám đốc ngân hàng GP.Bank – Phạm Quyết Thắng đã bị bắt,….trong đó có những ngân hàng bị mua lại với giá 0 VND, thì thật đáng ngại cho đại gia PVN, chỉ biết đào đất, hút tài nguyên đem bán,….đầu tư dàn trải, miễn là vét được ngoại tệ cho ngân sách là được, còn vốn liếng niêm yết bằng VND không đáng lo. 
Kinh nghiệm trước đó là PetroVietnam bị lãnh đòn “lạm phát và tỷ giá hối đoái” khi tưởng khôn mà đòi làm đối tác chiến lược của công ty dầu khí nhà nước Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) của Venezuela. Các dự án đối tác vĩ cuồng này của PVN tại Venezuela khi đó còn nhân vật cao cấp Phó Giám đốc PVN – Nguyễn Xuân Sơn, và ông Nguyễn Xuân Sơn sau đấy leo lên chức CEO Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN – PetroVietnam, và ông này đã bị bắt,… 
Tại xứ Venezuela này trước ấy cũng có đại gia dầu khí Malaysia Petronas cũng co cẳng chạy trước khỏi dự án Petrocarabobo trong tháng 09/2013. Đấy là thời điểm giá dầu lửa tăng cao $ 90 – 100 / thùng, còn bây giờ nó chỉ còn 1/3 giá trị, thứ nữa dầu thô của Venezuela là loại chua nặng rất khó lọc và thường bán với giá thấp hơn thị trường thì PetroVietnam có gì tưởng khôn hơn người khác. 
Hãy nhớ rằng trong kinh tế, phân tích rủi ro tài chính là tối quan trọng đặt lên hàng đầu, đó là các xứ sản xuất và xuất khẩu dầu lửa, họ duy trì tỷ giá hối đoái cố định để bảo hiểm rủi ro cho các nhà đầu tư, thì hiện nay chỉ duy nhất Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh giàu có mới đủ khả năng duy trì nó. Cụ thể Saudi Arabia giữ tỷ giá cố định 1 USD = 3,75 Saudi Riyal, trong khi Venezuela giữ tỷ giá của họ theo đồng Venezuelan Bolívar của họ kể từ năm 2000 cho tới nay thì quốc gia này đã 14 lần bị bứt neo nặng nhẹ khác nhau khi đơn vị tiền tệ sụt giá tan tành, và bây giờ 1 $ = 9,97 VEF, trước đấy VN đầu tư vào xứ này thì vào năm 2011-2012 chỉ có 4,2893 VEF = 1 $ (ta xem như 4,28 VFF), rồi tháng 2 năm 2013 thì 1 $ = 6,28 VEF = 1 $, sang năm 2016 thì trên 9,97 VEF = 1 $ và cứ thế tuột dây neo. 
Đối với Venezuela khi đầu tư thì rất rủi ro về tài chính là họ không có gì để giữ được tỷ giá ngoài vàng đen nhưng đi vay nợ nước ngoài toàn là vàng, USD, EUR, dự trữ ngoại tệ mỏng, tuy có dự trữ vàng lớn nhưng không đủ nội lực để giữ tỷ giá thì khi giá dầu sụt mạnh thì tiền tệ cũng sụt mạnh, đó là khí cụ đầu tư cần chú ý mà tính toán khi đầu tư ra nước ngoài. 
Thứ nữa tại Venezuela còn có các đại gia, đại công ty dầu khí khổng lồ của Mỹ là Exxon Mobil (Dow Jones, NYSE: XOM), Chevron Corp (Dow Jones, NYSE: CVX), ConocoPhillips (NYSE: COP), PetroChina, tức CNPC (NYSE: PTR), Sinopec (NYSE: SNP), CNOOC (NYSE: CEO), tức là các công ty dầu khí TQ đều đang niêm yết giá chứng khoán tại sàn NYSE, và có dự án làm ăn mờ ảo và mờ ám, là khai thác dầu xứ Venezuela rồi bán lại cho các đại công ty Mỹ Exxon Mobil, Chevron,… có công nghệ cao để lọc dầu thành phẩm nhằm giảm chi phí, rồi bán ra thị trường kiếm lời thay vì chở về TQ tiêu thụ không có lời. 
Rồi các dịch vụ tư vấn tài chính và chuyển đổi tỷ giá cho các công ty TQ thì có cả cái tổ hợp ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS) cũng mờ ảo và mờ ám tham gia gọi là “rửa tiền hợp pháp” và tư vấn rủi ro tỷ giá hối đoái. 
Trong chiến lược đầu tư vào dầu khí tại xứ Venezuela chẳng hạn, nếu Morgan Stanley (NYSE: MS) rót 5 tỷ $ đầu tư chiến lược vào dầu khí xứ Venezuela thì cấp cao nhất họ sẽ phân công họp bàn, chẳng hạn họ cử tôi phân tích mảng chiến lược vể rủi ro ngoại hối, cũng như nền kinh tế Venezuela, cùng các cổ đông và chiến lược gia khác khi đầu tư trong kỳ hạn bao nhiêu thời gian đó thì chốt lời. 
Công việc quan trọng trước tiên của tôi là tôi phải phân tích nền kinh tế Venezuela, và dự báo tỷ giá hối đoái đồng Venezuelan Bolívar (VEF) khi đó đang bảo hiểm cố định 1 $ = 6,3 VEF chẳng hạn, sau khi phân tích kỹ, tôi thấy rằng Venezuela đang có khoản nợ đáo hạn dồn dập gần 100 tỷ $ từ cuối năm 2015 và kéo dài đến quý 2 năm 2017. Và tôi kết luận nếu đầu tư theo thỏa thuận tỷ giá đồng Bolívar thì chúng tôi sẽ lỗ nặng nề, kể cả đồng EUR. Cho nên hoặc tôi tìm kiếm bảo hiểm tỷ giá hối đoái qua các khí cụ đầu tư khác, hoặc thỏa thuận với chính quyền Venezuela là chuyển qua tỷ giá hối đoái trả ra bằng dầu thô không neo vào đồng Venezuela, hoặc chúng tôi hoãn đầu tư vào xứ này. 
Đó là bởi vì chúng tôi biết chắc rằng trước sau gì đồng bạc Bolívar sẽ bị bứt neo và rơi giá tan tành nếu lao vào đầu tư là lỗ nặng nề. Cho nên không dễ gì mà chúng tôi dễ bị thua lỗ về đầu tư kiểu này. 
Riêng kinh nghiệm đối với VN năm xưa tôi nhắc lại là khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hay Petrovietnam (PVN) cũng nhảy vào đầu tư sát các mỏ dầu của Chevron (Dow Jones: CVX), Công ty Cổ phần Murphy Oil (NYSE, S & P 500: MUR), khi đó tôi đang làm tư vấn do Chevron thuê, họ đang khai thác mua bán qua trung gian do PetroChina Trung Quốc bán rẻ lại, vì PetroChina cũng đang lỗ nặng nề về tỷ giá hối đoái và nạn lạm phát. 
Điều mỉa mai là Petrovietnam sau đó co cẳng bỏ chạy về VN, không biết là bị lỗ lã bao nhiêu do tỷ giá hối đoái đồng Bolívar bị bứt neo sụt giá, nhưng có lẽ một mớ lãnh đạo Petrovietnam bị vô tù oan vì kinh doanh thua lỗ. Thực tế việc kinh doanh bỏ tiền đầu tư của Petrovietnam tại Venezuela thua lỗ họ không có trách nhiệm mà trách nhiệm thuộc về cái ông tóc bạc gì đó năm nay 72 tuổi mê không hiểu kinh doanh và kinh tế, mê muội kinh tế thị trường định hướng XHCN kiểu “kinh tế XHCN Chavismo” của Hugo Chavez, khi họ được chỉ định phải đầu tư vào Venezuela. Vì đó là chủ trương lớn của đảng và nhà nước. 
Ngẫm lại PetroVietnam với cái đầu bé hạt tiêu mà không sạch vốn là may rồi, nếu là công ty tư nhân thì chắc chả còn cái quần mặc trên người để về nước. Nên nhớ PetroChina, CNPC, Sinopec, Exxon Mobil,… là chủ nợ hàng tỷ USD của Venezuela, ngay cả đại gia dầu khí Malaysia Petronas, Gazprom (MCX: GAZP) của Nga còn bỏ chạy thì nói gì PVN này nhỉ ?

28 tháng 4, 2017

Bản yêu sách cải cách chính sách đất đai

Bản yêu sách đòi hỏi:
1. Khẩn cấp cải cách chính sách đất đai. Công nhận và bảo hộ quyền tư hữu đất đai, nhà ở như mọi tài sản, tư liệu sản xuất - sinh hoạt khác.
2. Việc lấy đất để xây dựng các cơ sở an ninh, quốc phòng, hạ tầng công cộng quan trọng, phải bồi thường đúng giá trị. Mọi tranh chấp, nếu không thỏa hiệp được, phải giải quyết bởi giám định độc lập, tòa án.
3. Các dự án vì mục đích sinh lợi của bất kỳ doanh doanh nghiệp trong hay ngoài nước, thuộc mọi thành phần, đều phải thoả thuận với người dân có đất.
4. Các dự án kinh tế xã hội vì lợi ích công cộng như trường học, bệnh viện, chợ, công viên, truyền tải điện, nước… phải thiết thực, cân nhắc lợi ích mang lại có đủ lớn hơn mức bù thỏa đáng cho dân phải di dời? Phải công khai minh bạch và được đa số dân đồng thuận.
5. Thu hồi khẩn trương đất đã giao cho các dự án quá thời hạn ấn định, chưa hoặc chậm triển khai, bỏ hoang hóa.
6. Nghiêm cấm các lực lượng vũ trang nhân dân tham gia thu hồi đất.
7. Xử lý nghiêm minh công chức vi phạm chính sách đất đai.

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Kính gửi: 
- Toàn thể Nhân dân Việt Nam
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
- Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
- Bộ Chính trị Đảng CSVN
- Các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế
- Các cơ quan truyền thông
Thực tế nhiều thập kỷ qua, chính sách đất đai của Nhà nước CHXHCNVN đã bộc lộ sự lạc hậu, bất cập, xa lạ với hầu hết các quốc gia văn minh, tiên tiến và hùng cường trên thế giới, là lực cản lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc lớn trong Nhân dân, tạo ra tầng lớp “dân oan” ngày càng đông đảo ở mọi miền đất nước, gây bất ổn an sinh xã hội, gia tăng bất công, chênh lệch giàu – nghèo quá phi lý, xuất hiện nguy cơ bùng nổ xung đột, bạo lực xã hội không thể kiểm soát.
Chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53 – Hiến pháp 2013), Luật Đất đai và các quy định liên quan không những không tạo điều kiện sử dụng hiệu quả đất đai, phát triển kinh tế bền vững, mà lại là tấm bình phong, là cơ hội vàng cho giới chức quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, vô cảm đi đêm với chủ dự án tước đoạt tàn bạo nhà ở, trang trại, ruộng đất – tư liệu sản xuất và là nguồn sống duy nhất của hàng chục triệu hộ nông dân trong một quốc gia đất hẹp, dân đông, nông nghiệp chiếm tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế. 
Chính sách ấy có nguồn gốc từ học thuyết đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác và thực tiễn CNXH ở Liên Xô, Trung Quốc: xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất quan trọng nông nghiệp cũng như mọi ngành nghề, lĩnh vực, mọi hoạt động và cơ sở kinh tế xã hội khác, áp đặt cơ chế kinh tế chỉ huy, duy ý chí, tập trung, quan liêu, bao cấp.
Từ giữa thập niên 1980, Đảng CS và Nhà nước Việt Nam nhận ra nhiều sai lầm căn bản và trầm trọng trong cơ chế kinh tế, nên đã dần tháo gỡ, xác định kinh tế thị trường. Do đó, đất nước phần nào thoát khỏi khủng hoảng toàn diện và sâu sắc, kinh tế có phần chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chủ trương kinh tế thị trường buộc phải “định hướng XHCN” vốn tự mâu thuẫn, cùng duy trì công hữu toàn bộ đất đai dẫn đến khủng hoảng đất đai sâu rộng, kìm hãm đà phát triển kinh tế - xã hội, làm Việt Nam ngày càng tụt hậu so với khu vực và thế giới. Càng tụt hậu, càng bất lợi, thua thiệt trong buôn bán giao thương quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành sai lầm trong chính sách kinh tế là chính sách quản lý đất đai hiện hành.
Nhiều năm qua, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể bởi Nhà nước thu hồi tùy tiện, đền bù rẻ mạt để lấy đất cho sân golf, du lịch sinh thái, dự án kinh doanh bất động sản, khu quy hoạch treo, các khu, dự án công nghiệp - kinh tế bỏ hoang, đình đốn… Hàng trăm nghìn nông hộ và dân thành thị mất nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả… lâm hoàn cảnh bi đát khốn cùng, màn trời chiếu đất, không tấc đất cắm dùi. Điều đó đi ngược với chính sách thuở ban đầu: “người cày có ruộng”, trái tinh thần Hiến pháp 2013 (Điều 14: “Ở nhà nước CHXHCNVN, các quyền con người, quyền công dân về kinh tế được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm”, “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh…”. Điều 15: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Điều 16: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế…”. Điều 22: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”), trái tinh thần Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị (điều 17: “Không ai bị can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở…”; điều 26: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào…”), mà Việt Nam là một quốc gia thành viên, và đặc biệt, đi ngược lòng dân, gây bất ổn xã hội, thêm khó khăn cho chính Nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý xã hội. Những bất ổn, xáo trộn xã hội và hệ lụy trong thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp, và gần đây là những Tiên Lãng, Thái Bình, Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản, Kỳ Anh, Lai Châu, Phú Quốc, Đồng Tâm, Bắc Ninh… cho nhiều bài học đau xót.
Chính sách đất đai hiện hành gây bao tai ương cho Nhân dân, kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội đất nước, và có lẽ Nhà nước cũng không mong muốn.
Vì những lẽ trên, chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân đứng tên trong bản yêu sách này, ở vị thế Nhân dân – chủ thể cao nhất của xã hội, chủ nhân đất nước (Điều 2 – Hiến pháp 2013: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”; “Nước CHXHCNVN do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”), mạnh mẽ và khẩn cấp yêu cầu Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Đảng CSVN:
1. Khẩn cấp cải cách chính sách đất đai. Công nhận và bảo hộ quyền tư hữu đất đai, nhà ở như mọi tài sản, tư liệu sản xuất - sinh hoạt khác.
2. Việc lấy đất để xây dựng các cơ sở an ninh, quốc phòng, hạ tầng công cộng quan trọng, phải bồi thường đúng giá trị. Mọi tranh chấp, nếu không thỏa hiệp được, phải giải quyết bởi giám định độc lập, tòa án.
3. Các dự án vì mục đích sinh lợi của bất kỳ doanh doanh nghiệp trong hay ngoài nước, thuộc mọi thành phần, đều phải thoả thuận với người dân có đất.
4. Các dự án kinh tế xã hội vì lợi ích công cộng như trường học, bệnh viện, chợ, công viên, truyền tải điện, nước… phải thiết thực, cân nhắc lợi ích mang lại có đủ lớn hơn mức bù thỏa đáng cho dân phải di dời? Phải công khai minh bạch và được đa số dân đồng thuận.
5. Thu hồi khẩn trương đất đã giao cho các dự án quá thời hạn ấn định, chưa hoặc chậm triển khai, bỏ hoang hóa.
6. Nghiêm cấm các lực lượng vũ trang nhân dân tham gia thu hồi đất.
7. Xử lý nghiêm minh công chức vi phạm chính sách đất đai.
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi mọi tổ chức xã hội dân sự, mọi người dân ủng hộ bản yêu sách này bằng việc ký tên tiếp theo và các hoạt động phong phú khác.
Chúng tôi kêu gọi dư luận quốc tế và Chính phủ các nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng và có biện pháp hữu hiệu hậu thuẫn yêu sách chính đáng này của người dân Việt Nam.
Trân trọng!
Các tổ chức, cá nhân đứng tên (đợt 1):
A. Tổ chức
1. Diễn đàn Xã hội dân sự, TS Nguyễn Quang A đại diện.
2. CLB Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân đại diện.
3. Ban Vận động Văn đoàn độc lập, nhà văn Nguyên Ngọc đại diện.
4. CLB Phan Tây Hồ (Đoàn Nhật Hồng, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Trần Minh Thảo, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Nguyễn Quang Nhàn).
5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, GS Phạm Xuân Yêm và GS Nguyễn Huệ Chi đại diện.
6. Dân oan Dương Nội, Trịnh Bá Phương đại diện.
7. Giáo xứ Phú Yên (Giáo phận Vinh), lm Đặng Hữu Nam đại diện.
8. Người bảo vệ nhân quyền, ThS Vũ Quốc Ngữ đại diện.
9. Hội cựu Tù nhân lương tâm, BS Nguyễn Đan Quế và linh mục Phan Văn Lợi đại diện.
10. Hội Dân oan 3 miền, bà Trần Thị Hài và ông Nguyễn Trường Chinh đại diện.
B. Cá nhân:
1. Nguyên Ngọc, nhà văn, Quảng Nam.
2. Lê Xuân Khoa, cựu GS thỉnh giảng Đại học JHU Hoa Kỳ.
3. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội.
4. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang.
5. Nguyễn Sĩ Phương, TS, CHLB Đức.
6. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège (Bỉ), TP HCM.
7. Phạm Xuân Yêm, GS, Paris.
8. Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận trung ương, Hà Nội
9. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Kim Chi, đạo diễn, NSƯT, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
11. Trần Văn Thủy, đạo diễn, NSND, Hà Nội.
12. Tống Văn Công, cựu TBT báo Lao Động, TP HCM.
13. Chu Hảo, TS, cựu thứ trưởng Bộ KHCN, Đà Nẵng.
14. Tuấn Khanh, nhạc sĩ, Sài Gòn.
15. Nguyễn Đan Quế, BS, chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
16. Phan Văn Lợi, linh mục, chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm, Huế.
17. Nguyễn Gia Kiểng, thường trực Tập hợp dân chủ đa nguyên, Paris.
18. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Quảng Nam
19. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội.
20. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt.
21. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán – Nôm, Hà Nội.
22. Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên (Giáo phận Vinh), Quỳnh Lưu, Nghệ An.
23. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
24. Kha Lương Ngãi, cựu phó TBT Báo SGGP, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
25. Võ Văn Thôn, cựu GĐ Sở Tư Pháp TP HCM, cựu tù chính trị Côn Đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
26. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
27. Lê Phú Khải, nhà báo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
28. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
29. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
30. Nguyễn Đăng Quang, đại tá, CB Bộ C.A hưu trí, Hà Nội.
31. Hà Sĩ Phu, TS, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
32. Đoàn Nhật Hồng, cựu GĐ Sở GDĐT Lâm Đồng, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
33. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
34. Huỳnh Nhật Hải, cựu PCT UBND TP Đà Lạt, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
35. Huỳnh Nhật Tấn, cựu PGĐ Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
36. Nguyễn Quang Nhàn, nhà báo, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt. 
37. Lê Công Định, LS, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
38. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn.
39. Hoàng Hưng, nhà thơ, Sài Gòn.
40. Nguyễn Thế Hùng, GS, PCT Hội Cơ học thủy – khí VN, Đà Nẵng
41. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Paris.
42. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Paris.
43. Nguyễn Thu Giang, LS, cựu phó GĐ Sở Tư Pháp TP HCM, Sài Gòn.
44. Trần Tiến Đức, đạo diễn, nhà báo độc lập, Hà Nội.
45. Phạm Nguyên Trường (Phạm Duy Hiển), dịch giả, Vũng Tàu.
46. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội.
47. Hoàng Dũng, PGS – TS, TP HCM.
48. Song Chi, nhà báo độc lập, Oslo, Na Uy.
49. Doãn Mạnh Dũng, Kỹ sư, Sài Gòn.
50. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội.
51. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Úc.
52. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp.
53. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp.
54. Lã Việt Dũng, kỹ sư, CLB NoU Hà Nội.
55. Vũ Quốc Ngữ, ThS, Hà Nội.
56. Trần Đức Quế, chuyên viên, hưu trí, Hà Nội.
57. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt.
58. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada.
59. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội.
60. Trần Minh Thảo, viết văn, Lâm Đồng.
61. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, hưu trí, Hà Nội.
62. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn.
63. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa.
64. Nguyễn Thị Khánh Trâm, CB hưu trí, TP HCM.
65. Phan Haỉ Cương, Kỹ sư về hưu Buôn Ma Thuột Đak Lak.
Danh sách tiếp tục cập nhật. Kính mời quý vị tiếp tục đứng tên ủng hộ Bản Yêu sách theo cách gửi email về hộp thư điện tử: sualuatdatdai@gmail.com.

Làm sao tẩy sạch chi phí đen dưới bàn?

Thổ Ngọa
Các doanh nghiệp luôn ghét và sợ, luôn khinh và chán chuyện luồn lách, hối lộ, dù là tham nhũng vặt hay tham nhũng kiểu tội phạm có tổ chức. Nhưng họ không làm như thế thì ách tắc, khó khăn trăm bề. Chỉ riêng chuyện chậm thông quan hàng hóa, chuyện đôi co về chi phí và thuế, chuyện đủ loại giấy phép là đã sống dở chết dở rồi.
Nguồn: https://transparency.org/cpi
Nguồn: https://towardstransparency.vn/vi/chi-so-cam-nhan-tham-nhung
Đề tài tham nhũng được xếp vào loại nhạy cảm. Ít khi được mổ xẻ, phân tích, nói thẳng, nói thật, nói hết vì nguy cơ bị đì, bị ám hại là rất lớn.
Thậm chí “người tham nhũng sẽ xét xử người tố tham nhũng” và kết quả báo cáo thành tích “cả năm qua không phát hiện được một vụ tham nhũng nào để đưa ra tòa cả” thật sự là một điều đáng buồn.
Thế nhưng nhan nhản khắp nơi đều thấy bóng dáng tham nhũng, từ thế giới bên ngoài của doanh nghiệp - mà phổ biến ở trên đường là chuyện cảnh sát giao thông chặn phạt xe mà không ghi biên lai, ở chốn công quyền thì bị nhân viên nhận hồ sơ hay cô thư ký đóng dấu làm khó - cho đến chuyện bên trong của doanh nghiệp là chị kế toán làm khổ đối tác để chậm giải ngân, mua mía mà hẹn nông dân một tuần sau quay lại lấy tiền...
Dĩ nhiên ta không thể vơ đũa cả nắm, nhưng kết quả điều tra đã cho thấy thứ bậc của bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất ở Việt Nam là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng (1). Các doanh nhân còn có thể làm dài thêm danh sách với các ngành như quản lý thị trường, thanh tra, quản lý tài nguyên, thuế... Đã từng có quan chức để quên trên máy bay một chiếc cặp còn nguyên hàng chục bao thư đựng tiền mà đến giờ thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhắc lại.
Tuần trước, tại hội thảo Thúc đẩy môi trường kinh doanh liêm chính tại Việt Nam do VCCI tổ chức, bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quản trị xã hội cho biết có đến 61,5% doanh nghiệp có hành vi biếu tiền và hầu như tất cả doanh nghiệp đều có hành vi lại quả cho đối tác... Theo bà Viễn hình ảnh lãnh đạo doanh nghiệp đang bị đi xuống trong con mắt của người dân, có đến 38% người dân Việt Nam được hỏi đánh giá các lãnh đạo doanh nghiệp là một trong ba nhóm đối tượng tham nhũng nhiều nhất, bên cạnh nhóm cán bộ thuế và cảnh sát (Tuổi Trẻ, 13-4).
Doanh nghiệp hối lộ, chuyện thường ngày để bôi trơn
Theo kết quả khảo sát về vấn đề tham nhũng do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới thực hiện cách nay vài năm, có khoảng 5% trong số trên 1.000 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ bị các công chức yêu cầu bán tài sản giá rẻ hoặc thuê tài sản, chi trả chi phí nghiên cứu, tham quan hoặc chi tiêu cá nhân của cán bộ. Hơn 15% doanh nghiệp tham gia khảo sát bị cán bộ “vòi vĩnh” tiền, quà tặng.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, chi phí không chính thức khá tốn kém song lợi ích mà doanh nghiệp nhận được lớn hơn chi phí bỏ ra. Gần 63% doanh nghiệp tin rằng, chi phí không chính thức “tạo ra cơ chế ngầm giải quyết công việc một cách nhanh chóng” và hơn 50% ý kiến cho rằng nó khiến cán bộ tích cực làm việc. 70% trường hợp trả phí ngoài quy định là do doanh nghiệp chủ động đề nghị, còn 30% trường hợp là cán bộ yêu cầu (1).
Còn theo kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2015, tỷ lệ doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức trong năm 2015 là 66%, cao hơn cùng kỳ các năm trước, 64% năm 2014 và 50% năm 2013. Có 11% doanh nghiệp được khảo sát cho biết phải chi hơn 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức, 65% doanh nghiệp cho biết tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến (2). Hơn 70% doanh nghiệp FDI khẳng định phải dành trên 5% quỹ thời gian trong năm giải quyết các thủ tục hành chính (3).
Thật đáng buồn là việc bị ép đút lót, bị “xin đểu” đã phổ biến thành sự “tự nguyện”, đã trở thành “kỹ năng khôn khéo”, là “biết làm việc”, là “lệ”... Ra luật kiểu nào cũng có ngõ ngách để những kẻ có quyền lạm quyền và tìm cách đa dạng hóa hình thức tham nhũng. Cho phép cũng kiếm được tiền bỏ túi riêng, cấm cản cũng bỏ riêng được khoản tiền phạt “cưa đôi”. Công thức này đã thành luật bất thành văn rồi!
Cách đây 13 năm, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp tại một hội nghị, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói “đại diện của Phòng Thương mại Mỹ nói tham nhũng ở nước ta tràn lan, làm vô hiệu hóa bộ máy nhà nước, có pháp quyền nhưng hóa ra là lại vô pháp quyền. Chúng ta nghe thì có thể cảm thấy khó chịu nhưng đó là thực tế và chúng ta phải thấy đó là điều rất đau lòng. Không biết các đồng chí nghĩ sao nhưng tôi thấy đó là sự thật... Ta cứ nói là lo cho dân nhưng đâu cũng có tiêu cực thì người ta đâu có tin mình. Trong nhiều năm làm thủ tướng, tôi canh cánh một điều trong lòng, và chắc là cả đến lúc nghỉ hưu, là bộ máy chúng ta hư hỏng, làm sao đẩy lùi được”. (4)
Một trong những phát hiện chính của PCI 2015 là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ngại lớn vì “càng lớn càng bị thanh tra nhiều”. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra từ ba lần trở lên trong năm 2015 đối với doanh nghiệp siêu nhỏ là 18%, doanh nghiệp nhỏ là 24%, doanh nghiệp vừa là 43%, và doanh nghiệp lớn là 50% (3).
Để môi trường kinh doanh trong sạch
Chi phí “đen” dưới bàn thường gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, làm mất thời gian, căng thẳng, không hạch toán được chi phí để trừ thuế (bởi chưa có hóa đơn VAT nào ghi là tiền hối lộ cả!) đó là còn chưa nói đến sự phập phồng lo sợ bị truy tố tội đút lót, “làm hư” công chức và bộ máy nhà nước.
Ở góc độ doanh nghiệp, xin được đề xuất một số giải pháp để môi trường kinh doanh được trong lành.
Thứ nhất là luật hóa sâu rộng và rõ ràng như có thể, đi đôi với thẩm quyền độc lập của lĩnh vực tư pháp.
Chuyện này không mới cũng chẳng lạ bởi ở các nước, tòa án xử mọi mâu thuẫn giữa người dân và Nhà nước một cách công minh và công bằng, xử cả chuyện tranh cãi sai sót vài xu của một hóa đơn điện.
Thứ hai là phạt thật nặng, kể cả truất quyền công chức suốt đời của cán bộ, viên chức mọi cấp khi vi phạm tội nhận hối lộ. Nhìn câu chuyện mà Hàn Quốc đã và đang làm với các tổng thống vi phạm tội nhận hối lộ hay lạm quyền thì rõ. Vấn đề đạo đức của người công chức, cán bộ và chính khách phải được xử lý nghiêm.
Thứ ba là chế tài người hối lộ, nhưng trong trường hợp vì bị ép buộc, bị vòi vĩnh, bị đòi tiền hối lộ thì người đưa tiền chỉ nên bị phạt hành chính thay vì hình sự hóa bởi lỗi chính nằm ở người nhận của đút.
Thứ tư là hạn chế việc thanh tra mà không có lý do chính đáng; không được xét duyệt theo một quy tắc ứng xử công minh; không hà hiếp, nhũng nhiễu và làm khó doanh nghiệp dưới mọi hình thức (kể cả “khủng bố tinh thần” và lạm dụng sự vào cuộc của công an kinh tế mà không có cơ chế độc lập giám sát).
Các hiệp hội nghề nghiệp phải bảo vệ doanh nghiệp mạnh mẽ, dựa theo luật và quyền giám sát việc làm của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp.
Chỉ số tham nhũng luôn là một chỉ số quan trọng nói lên uy tín và trình độ văn mình xã hội của một quốc gia, là sự tôn trọng đối với một dân tộc. Việt Nam xếp vị trí 113 trên tổng số 176 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng toàn cầu 2016, là một nỗi nhục phải rửa! Hy vọng nước ta sẽ từng bước xây dựng sự liêm chính, sự trong suốt của luật pháp và thực thi luật pháp, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, sa thải sạch sành sanh mọi cá nhân vòi vĩnh hối lộ. Đến lúc đó cái thực tế trần trụi là luân thường đạo lý và tinh thần phục vụ nhân dân bị thui chột, xói mòn và thậm chí bị nhuộm đen chỉ là một đêm tối được xua tan bằng ánh sáng luật pháp!

Ruồi bay mất, hổ bị đả

Tác giả: theo FB Chu Mộng Long
Đến lúc lãnh đạo cộng sản và dư luận xã hội nên làm quen với lập trường ai làm nấy chịu. Không vì một cá nhân nào vi phạm mà đổ vấy tội lỗi cho cả tổ chức. Chuột là chuột mà bình là bình. Bà Park ra tòa không đồng nghĩa với đảng của bà ta bị giải thể hay nhà nước Hàn Quốc bị sụp đổ theo. Phải giải tỏa vướng mắc tâm lí này thì chống tham nhũng mới triệt để và xã hội mới phát triển lành mạnh.
Sự thật dân mất niềm tin không phải ở các cá nhân tham nhũng mà ở cách chống tham nhũng đến “thối cả móng tay” đấy, cụ cả ạ! (Chu Mộng Long)
—————————
Tôi từng thích Thăng, hoan hô Thăng trong nhiều sự kiện, nhưng từ sau vụ Trịnh Xuân Thanh, tôi bắt đầu ngờ ngợ. Đến khi đọc bài của Huy Đức với từng chi tiết mồn một về sự thua lỗ của PVN thì chắc như đinh đóng cột về một Tào Tháo tái sinh.
Một số bạn tôi nói Thăng sẽ tiến xa đến chức Thủ tướng hay Tổng bí thư khi Thăng đắc cử UV Bộ Chính trị và được điều động làm Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh. Tôi nói sự nghiệp Thăng chấm dứt tại mảnh đất Sài Gòn.
Xem Kết luận của UBKTTW thì mới hiểu vì sao Thăng hăng hái đòi có cơ chế tự trị cho thành phố HCM. Thăng muốn thoát khỏi mọi kiểm soát để làm điều đã từng làm khi thống trị PVN.
UBKTTW nói về sự “thiếu trách nhiệm” là nói nhẹ để bảo vệ chiếc bình quý chứ tầm của Thăng mà để cỡ như Trịnh Xuân Thanh qua mặt thì tệ quá.
Tôi chưa bao giờ tin tiền hàng trăm tỉ có thể bị “thất thoát”, trừ phi là tiền âm phủ. Tiền chỉ có thể chuyển từ nơi này sang nơi khác theo định luật bảo toàn và sinh lãi.
Ruồi Trịnh Xuân Thanh đã bay mất, còn lại hổ Đinh La Thăng.
Thăng là hổ. Nhưng còn có hổ khác to hơn. Bởi Thăng nào dám qua mặt hổ phụ trên Thăng, dù hổ phụ có tuyên bố làm người tử tế?
Trước khi về làm người tử tế, hổ phụ có tặng các nhà văn họ Bồi mỗi người một cây bút, đây là lúc các nhà văn có thể múa bút để đền ơn đáp nghĩa chăng?
Cùng với Thăng, trong cái list của UBKTTW có những nhân vật cộm cán từng đến chùa cúng bái để cầu may cùng hổ phụ tử tế.
Phen này thì cái món âm binh của Thích Đồng Ngộ đã mất hiệu lực. Trò nhân danh Phật lũng đoạn cả chính trị đến lúc sẽ bị giải tán!
Quan điểm cá nhân tôi, cứ thấy chống tham nhũng là hoan hô cái đã, dù vẫn biết trong cơ chế hiện nay khó diệt được tham nhũng, đôi khi làm không khéo chỉ có thể gia tăng tham nhũng, bởi tài sản có thể di chuyển từ nhóm lợi ích này sang nhóm lợi ích khác mà đất nước và nhân dân thì chẳng có lợi ích gì.
Đến lúc lãnh đạo cộng sản và dư luận xã hội nên làm quen với lập trường ai làm nấy chịu. Không vì một cá nhân nào vi phạm mà đổ vấy tội lỗi cho cả tổ chức. Chuột là chuột mà bình là bình. Bà Park ra tòa không đồng nghĩa với đảng của bà ta bị giải thể hay nhà nước Hàn Quốc bị sụp đổ theo. Phải giải tỏa vướng mắc tâm lí này thì chống tham nhũng mới triệt để và xã hội mới phát triển lành mạnh.
Sự thật dân mất niềm tin không phải ở các cá nhân tham nhũng mà ở cách chống tham nhũng đến “thối cả móng tay” đấy, cụ cả ạ!

Công hữu tư dụng đất đai

* Ls. LÊ CÔNG ĐỊNH
Chế độ sở hữu và cách thức quản lý đất đai luôn là mối bận tâm của mọi chính thể trên thế giới từ xưa đến nay. Luật lệ điền thổ ở Việt Nam thời phong kiến có thể nói khá hoàn chỉnh và đặc sắc, nhất là giai đoạn hậu Lê và Nguyễn. Nhìn chung, cho đến năm 1954 đất đai tại Việt Nam vừa thuộc tư hữu, vừa thuộc công hữu. Sở hữu tư nhân đối với đất đai là điều bình thường trong hệ thống pháp lý trên thế giới, Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Sơ lược lịch sử
Nhiều quy tắc luật pháp đời nhà Lê (thường được gọi chung là Luật Hồng Đức) về điền thổ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong pháp chế sử Việt Nam đến mức dù năm tháng qua đi, các triều đại lần lượt thay đổi, sự áp dụng không còn mang tính ràng buộc trên phương diện pháp lý nữa, song chúng vẫn tiếp tục lưu truyền dưới dạng tập quán xã hội, được người dân viện dẫn một cách mặc nhiên trong các thỏa thuận hoặc giao dịch liên quan đến đất đai.
Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa đã khảo cứu và áp dụng nhiều giải pháp khoa học vào việc quản lý điền thổ, giúp tạo nên sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế trong thời gian dài. Một trong những thành tựu pháp lý đáng kể của các luật gia Pháp tại Việt Nam, bên cạnh các bộ dân luật Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, chính là Sắc lệnh điền thổ ngày 21/7/1925.
Tuy nhiên, mâu thuẫn kinh tế giữa địa chủ và nông dân luôn âm ỷ và không hóa giải được theo thời gian. Trong bộ sách đồ sộ Tư Bản Luận của mình, Karl Marx đã phát hiện và lý giải rằng mâu thuẫn đó chính là động lực chuyển hóa hình thái kinh tế-xã hội từ quân chủ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa. Luôn xem chủ nghĩa Marx-Lenin là hệ tư tưởng của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lợi dụng mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân để thu hút và biến giới nông dân thành lực lượng cách mạng chủ yếu, dưới khẩu hiệu “người cày có ruộng” hoặc “ruộng đất cho dân cày,” nghe có vẻ như là lời kêu gọi giành lấy ruộng đất từ địa chủ để chia lại cho nông dân.
Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, chính quyền của ông Hồ Chí Minh cũng duy trì hiệu lực của Sắc lệnh điền thổ 1925 thêm một thời gian cho đến khi người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946. Tuy nhiên, sau Hiệp định Genève 1954, một chính sách đất đai hoàn toàn mới dựa trên nền tảng của học thuyết kinh tế-chính trị Marx-Lenin dần hình thành và áp dụng từ năm 1955 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam.
Theo chính sách ấy, chế độ tư hữu đất đai hoàn toàn chấm dứt và thay vào đó là định chế “quyền sử dụng đất”, xuất phát từ khái niệm “sở hữu toàn dân”. Đây là một quan niệm kỳ lạ về quyền tài sản chỉ có ở các nước thuộc khối Liên Xô cũ, nay vẫn tồn tại ở Trung Quốc và Việt Nam.
Công hữu tư dụng
Điều 53 Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định rằng đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Trong số các loại tài sản công, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, mà nhà nước có quyền thu hồi từ những tổ chức, cá nhân đang sử dụng nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội, theo Điều 54 của Hiến pháp 2013.
Có thể nói, sở hữu toàn dân là một quan niệm chính trị bay bổng về kinh tế của người cộng sản, nhưng được lồng ghép một cách cưỡng bức vào khung pháp lý thông thường về quyền sở hữu tài sản. Hậu quả ra sao có thể tạm ví von bằng hình ảnh cuộc giao hoan giữa thần tiên và người thường, nhưng tiếc thay lại sản sinh cho đời một quái vật, thay vì thánh nhân như mong đợi.
Đất đai là một thực thể pháp lý, còn ông chủ “toàn dân” trên giấy tờ của nó chưa bao giờ là một chủ thể pháp lý, xét cả về công pháp lẫn tư pháp. Vật sở hữu thì cụ thể, chủ sở hữu lại mơ hồ, thậm chí không tồn tại, nên sở hữu toàn dân thực chất chỉ là một hư quyền. Trong khi đó, bên đại diện của “toàn dân” là nhà nước, một thực thể chính trị và chủ thể công pháp hiện hữu cả trên thực tế lẫn pháp lý, bằng hệ thống chính quyền của mình. Do đó, Nhà nước CHXHCN Việt Nam với thực quyền sở hữu đất đai nghiễm nhiên trở thành giai cấp đại địa chủ duy nhất và lớn nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Theo định chế quyền sử dụng đất, người sử dụng được luật pháp công nhận đầy đủ các quyền tương tự quyền sở hữu các tài sản thông thường khác, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, v.v…). Tuy nhiên, sự định đoạt trong khuôn khổ quyền sử dụng đất không phải là một quyền trọn vẹn như bản chất pháp lý vốn có của nó, mà trái lại tùy thuộc vào quyết định tối hậu của nhà nước, người quản lý hiến định của toàn bộ đất đai trên lãnh thổ quốc gia.
Tuy nắm trong tay quyền sử dụng đất, người nông dân lại không toàn quyền định đoạt lợi ích từ mảnh đất của chính mình trên thực tế. Họ khác gì các tá điền thời phong kiến? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, suy cho cùng chính là Tô Tá Khế, tức hợp đồng thuê đất canh tác dài hạn, mà tá điền phải ký kết với địa chủ và trả tiền thuê đất dưới hình thức địa tô (mà giờ đây trá hình dưới tên gọi “tiền sử dụng đất”).
Do vậy, có thể kết luận rằng tình trạng pháp lý của đất đai ở Việt Nam hiện nay là “công hữu tư dụng”, theo đó nhà nước nắm trong tay quyền sở hữu trên thực tế, còn nông dân chỉ được giao đất để sử dụng cho đến khi chính quyền địa phương quyết định thu hồi có bồi thường dưới danh nghĩa “vì mục đích phát triển kinh tế-xã hội”.
Hệ lụy của sở hữu toàn dân
Định chế quyền sử dụng đất buộc toàn bộ đất đai thuộc quyền tư hữu dưới các chính thể cũ phải đăng ký lại. Thủ tục đăng ký đó tuy nhiên vô cùng phức tạp, không những kém hiệu quả và thiếu ổn định, mà còn gây tốn kém về tiền bạc, thời gian và công sức cho người có quyền lợi liên quan. Ngoài ra còn phải kể đến cả sự nhiêu khê và nạn nhũng nhiễu khi người dân muốn chuyển nhượng đất.
Quan niệm về quyền sử dụng đất luôn giả định rằng việc sử dụng một mảnh đất nào đó là do nhà nước giao cho nhằm thực hiện một mục đích cụ thể, như canh tác nông nghiệp hay xây nhà xưởng. Hành động bán mảnh đất được hiểu là người sử dụng không còn nhu cầu sử dụng nữa, nên bước đầu tiên cần làm là trả lại mảnh đất đó cho nhà nước, để chính nhà nước giao lại quyền sử dụng đất cho người mua.
Như vậy, thay vì giao dịch mua bán được tiến hành trực tiếp giữa chủ đất và người mua, người ta phải thực hiện nhiều thủ tục vòng vo đầy phiền toái. Các dự án sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh địa ốc thậm chí còn nhiêu khê hơn nữa, vì bên mua còn phải tiến hành thêm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nếu mảnh đất trước đó dùng cho canh tác nông nghiệp.
Nghiêm trọng hơn là việc các quan chức địa phương nắm trong tay đặc quyền quy hoạch sử dụng đất, thường lạm dụng quyền hành cấp đất để ưu đãi các nhóm lợi ích và nhận hối lộ, trong khi việc bồi thường di dời cho nông dân lại không thỏa đáng. Điều đó ngày càng trầm trọng và đã tạo nên bất mãn xã hội ngày càng sâu rộng. Sự kiện Dương Nội, Tiên Lãng hay Đồng Tâm là những ví dụ không bao giờ kể hết về phong trào dân oan và xung đột đất đai khắp cả nước.
Giải pháp
Quyền tư hữu tài sản là một quyền pháp lý tự nhiên mà con người được hưởng theo luật tự nhiên (droit naturel). Luật tự nhiên là các quy luật mặc nhiên chi phối cuộc sống cá nhân và đời sống xã hội, mà từ khi hiện hữu con người đã phải chấp nhận và tuân hành. Muốn xã hội phát triển bình thường và ổn định, thì luật thực tại (droit positif), vốn là sản phẩm của tư duy con người, phải thuận theo lẽ trời đất, tức luật tự nhiên. Những hệ lụy của sở hữu toàn dân, một khái niệm thuần túy chính trị, như nêu trên đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là luật thực tại trái với luật tự nhiên.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung được xây dựng trên nền tảng lý luận Marx-Lenin, tư duy chính trị thắng thế nên sở hữu toàn dân đối với đất đai không tạo ra nhiều vấn đề nan giải cho xã hội, vì khi ấy nền kinh tế được hoạch định đơn giản và mọi bất đồng có thể giải tỏa bằng mệnh lệnh hành chính từ nhà nước.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế được cải cách theo hướng thị trường, yếu tố thị trường ngày càng chi phối sự phát triển, thì tư duy pháp lý tất yếu trở nên thắng thế và đòi hỏi phải xem xét lại tính phù hợp của khái niệm sở hữu toàn dân đối với đất đai. Cưỡng lại yêu cầu này khiến động lực phát triển kinh tế bị triệt tiêu và ổn định xã hội bị đe dọa, như mọi người đều thấy rõ.
Do vậy, đã đến lúc phải từ bỏ khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai lỗi thời, và chấp nhận sửa đổi Hiến pháp để tư hữu hóa các loại đất dùng vào mục đích dân sinh và kinh tế. Vấn đề cốt lõi ở đây vẫn là liệu nhà cầm quyền dám từ bỏ tư duy lỗi thời, không còn thích hợp nữa hay không. Nếu không xã hội sẽ ngày càng bất ổn thêm, mà điều đó thì hoàn toàn bất lợi cho chính đảng cầm quyền, chứ không ai khác.

Bề rộng và chiều sâu của cuộc khủng hoảng

* BÙI TÍN
Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chuẩn bị Hội Nghị Trung Ương lần thứ 5, khóa XII, thường được coi là Đại Hội Giữa Nhiệm Kỳ, vào tháng Năm tới.
Cuộc họp này rất quan trọng vì nhiều vấn đề lớn được đặt ra. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã cao tuổi, sức yếu kém rõ, từng hẹn sẽ chỉ ở lại nửa nhiệm kỳ, nay có tự nguyện nhường quyền cho người khác? Nhân dịp này, đã có thể thực hiện nhất thể hóa chế độ cầm quyền, nghĩa là Tổng Bí Thư mới sẽ kiêm nhiệm Chủ Tịch nước hay không? Ai có thể thay ông Trọng. Chiếc ghế của nhân vật Số Một của chế độ là rất hệ trọng.
Về đường lối chính sách, đã có thể bàn kỹ và quyết định nội dung của một cuộc Đổi Mới đợt 2 hay không? Nội dung đổi mới ấy bao gồm những gì?
Từ Đại hội VI năm 1986 đến nay, cuộc đổi mới đã thu được kết quả ban đầu, về sau ngày càng đuối sức, trở về cảnh trì trệ kéo dài, ngày càng nặng nề, để càng đổi mới càng tụt hậu và khủng hoảng nặng nề thêm mà vẫn không sao tìm ra lối thoát. Để đến hiện nay tình hình trở nên xấu, rất xấu về mọi mặt, chính trị, kinh tế, tài chính, đối ngoại, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, niềm tin của nhân dân …
Nguyên nhân chính là vì các đại hội sau năm 1986 đến nay - có 6 Đại Hội, đều chỉ đưa ra những đổi mới bộ phận, nhỏ nhặt, hời hợt, tưởng là mới nhưng lại rất cũ. Các vấn đề cốt lõi, gốc gác cũ kỹ vẫn y như cũ, chỉ đổi chút ít về hình thức – hoa, lá, cành – nên không kết quả, tình hình xấu thêm là tất nhiên.
Vậy tại Hội Nghị TƯ 5 sắp tới, vấn đề hệ trọng nhất là cả Ban Chấp Hành TƯ có dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào cuộc khủng hoảng toàn diện hiện nay, mổ xẻ phân tích thật thấu đáo cả bề rộng và chiều sâu để có giải pháp thích hợp, tạo nên đổi mới thật sự có hiệu quả, gây lại niềm tin đã mất của nhân dân. Niềm tin đối với Đảng mà mới đây Giáo Sư - Đảng Viên Đào Công Tiến báo động là đã ''cạn kiệt trong lòng dân.''
Trước hết, cần có cách nhìn tổng hợp bao quát xem Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng ra sao, trên những lĩnh vực nào để có cách nhìn đồng bộ, tổng thể, chính xác.
Đây có thể nói là cuộc tổng khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có.
Trước hết là cuộc khủng hoảng về học thuyết, về chế độ chính trị, khi học thuyết Mác - Lênin cổ xúy đấu tranh giai cấp và bạo lực, khi chế độ chuyên chính vô sản lập nên độc quyền đảng trị, khi mô hình cầm quyền theo kiểu ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp do một đảng tập trung nắm giữ, quyền lực không có kiểm tra kiểm soát theo luật, dẫn đến hoàn toàn không có pháp quyền, không có bầu cử, ứng cử tự do. Đảng Cộng Sản nắm giữ tất cả, Quốc Hội chỉ là hình thức, là cánh tay của đảng, 90% đại biểu là đảng viên, khi đảng gồm chưa đến 4% số dân.
Đây là cuộc khủng hoảng về thể chế, cần nhìn thẳng vào sự thật này cho rõ.
Từ khủng hoảng từ gốc, sinh ra khủng hoảng mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tài chính, đối ngoại, quốc phòng, xã hội, môi trường, giáo dục, y tế, về tâm lý xã hội, tâm linh, lòng tin. Tất cả đều ngày càng nghiêm trọng hơn vì lưu cữu lâu ngày không được giải quyết rốt ráo, kịp thời. Cần có nhận định về nội dung và mức độ khủng hoảng của từng lĩnh vực cho rõ ràng đúng mức.
Khủng hoảng về chính sách, có thể nêu lên những chính sách lớn nhất, quan trọng nhất cần thay đổi một cách cấp bách, như chính sách sở hữu tư nhân về ruộng đất, về tài sản tư nhân bị thủ tiêu bởi chế độ ''sở hữu toàn dân về ruộng đất'' phi lý; chính sánh ''lấy kinh tế quốc doanh của nhà nước làm chủ đạo,'' ưu đãi chiều chuộng hết mức các cơ sở quốc doanh cậy thế làm ăn thua lỗ, lấn ép bỏ rơi các nhà kinh doanh tư nhân vừa và nhỏ là giai cấp trung gian đông đảo vốn là nền tảng bền vững rộng lớn của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Về ngoại giao, chính sách sai lầm phi lý là chính sách lẫn lộn thù - bạn - ta, coi kẻ thù bành trướng là bạn, lại là bạn vàng thân thiết, làm ra vẻ đi giây, đứng giữa, nhưng thật ra là ngả hẳn về một bên (nhất biên đảo) để bị lấn lướt, trói tay không thể kết liên minh toàn diện với các nước dân chủ, văn minh, hùng mạnh nhất.
Trong chủ trương lớn chống tham nhũng hiện nay, nếu không giải quyết tận gốc vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí và vấn đề nền tư pháp độc lập minh bạch công khai thì không sao chống tham nhũng có kết quả, giữ cho ngân sách các cấp không bị rò rỉ, thất thoát quy mô cực lớn như vừa qua, hàng nghìn tỷ đồng bị mất trắng, không sao thu hồi nổi, dù chỉ 1% .
Một nét khủng hoảng lớn nữa là khủng hoảng về tổ chức, trong đó sự cách biệt giữa đảng Cộng Sản và người dân ngày càng lớn, xa vời, dẫn đến đối lập nhau nhiều nơi quyết liệt, như ở Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bình Thuận, Thái Bình... mà đỉnh cao là vụ Đồng Tâm/Mỹ Đức.
Các sự kiện này cho thấy, Đảng Cộng Sản phân hóa thành 2 phía đối lập, một bên là chừng 1% số đảng viên có quyền lực trên thượng tầng, cai trị đè nén 99% số đảng viên còn lại, có chung số phận tôi đòi với toàn dân là bạch đinh ở hạ tầng cơ sở.
Ở Đồng Tâm, một bên là các quan chức trong huyện ủy, thành ủy cùng các tướng trong công ty Viettel mang vài chục cảnh sát cơ động công cụ của đảng đi đàn áp 6.000 dân tay không, trong đó có hầu hết các Đảng Viên Cộng Sản ở các chi bộ xã, thôn, các cựu chiến binh, đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản, kể cả một phụ nữ là bí thư Chi Bộ. Một bên là kẻ đi cướp đất, một bên là người bị cướp. Khối ''đoàn kết vững như bàn thạch của Đảng'' được cơ quan Tuyên Huấn rêu rao đã rạn nứt đến phân hóa, thù địch nhau, báo hiệu một sự tan vỡ về tổ chức của toàn Đảng
Lẽ ra các cuộc họp Trung Ương Đảng và Quốc Hội phải bàn cho thật sâu, thật kỹ về các cuộc khủng hoảng trên đây, nhưng chưa có một bản báo cáo nào đầy đủ toàn diện, đề ra những đường lối chính sách mới thích hợp. Thời gian họp giành quá nhiều cho việc tranh ngôi thứ. Cho nên đổi mới chỉ là giữ lại những giáo điều cũ kỹ, đất nước ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng triền miên không lối thoát.
Không dám nhìn thẳng vào sự thật là bỏ rơi trách nhiệm lãnh đạo, là mù quáng theo đường mòn giáo điều cực đoan cổ hủ, đảng và nhà nước toàn trị chỉ đưa đất nước đến vực thẳm của sự phá sản và bế tắc, tự dẫn đến nguy cơ niềm tin cạn kiệt, sự phẫn nộ của toàn dân bùng nổ do bị chèn ép, bóc lột, đè nén đến độ hết chịu nổi.

24 tháng 4, 2017

Đồng Tâm: ‘Ta đã thấy gì trong hôm nay?’

Tác giả: Đoan Trang (Nhà báo tự do từ Hà Nội)- theo BBC tiếng Việt
KD: Đọc bài này của Đoan Trang phần nói về làng báo chính thống trước vụ việc Đồng Tâm, mình chợt nghĩ tới thành phố Milan (Italia) thành phố nổi tiếng của thời trang, nơi có biểu tượng cây kim và cuộn chỉ. Làng báo chính thống những ngày này đang ở t/p Milan, để tự khâu vá miệng của mình. Chỉ một vài nhà báo, một vài tờ báo được phép ra ngoài t/p, và bước đi dè dặt kiểu “bộ đội chiến khu về thành”- người sau thận trọng bước lên bước chân người trước 
——————
Vụ việc vừa qua ở xã Đồng Tâm đã gây chia rẽ đáng kể và củng cố thêm các chia rẽ hiện có trong xã hội Việt Nam, ngay cả sau cuộc “đối thoại lịch sử” giữa chính quyền Hà Nội và dân địa phương.
Xin cố ghép lời bài hát “Ta đã thấy gì trong đêm nay?” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào hoàn cảnh hôm nay, ngày 22/4/2017, sau khi Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến gặp và đối thoại với bà con xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
“Ta đã thấy gì trong đêm nay?
Cờ bay trăm ngọn cờ bay
Rừng núi loan tin đến mọi miền
Gió hòa bình bay về muôn hướng
Ta đã thấy gì trong đêm nay?
Bàn tay muôn vạn bàn tay
Những ngón tay thơm nối tật nguyền
Nối cuộc tình, nối lòng đổ nát
Bàn tay đi nối anh em…”.
Nhưng thực tế không được êm đẹp như trong bài hát: Vụ việc ở xã Đồng Tâm đã gây chia rẽ đáng kể và củng cố thêm các chia rẽ hiện có trong xã hội Việt Nam, ngay cả sau khi đối thoại.
Mâu thuẫn chính quyền – nhân dân
Vụ Đồng Tâm làm nổi bật lên mâu thuẫn bấy lâu nay giữa chính quyền và người dân trong một vấn đề mang tính nguyên tắc cốt tử của thể chế hiện nay: quyền sở hữu đất đai. Sự kiện này đã không xảy ra nếu công an và quân đội không phối hợp cưỡng chế đất của dân cho những mục đích không thỏa đáng và không minh bạch, bất cần đối thoại, tham vấn.
Nó bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết sự nghi ngờ, mất niềm tin của cả hai bên – chính quyền và người dân – vào nhau. Vụ Đồng Tâm có thể đã không kéo dài (từ sáng 15/4 đến chiều 22/4) nếu công an tin được dân mà không tìm cách đe dọa, tấn công dân, và nếu dân tin được công an mà thả con tin. (Thực ra, cho đến giờ phút này, nhiều người vẫn nói rằng thật may mà Đồng Tâm không thả hết 38 cán bộ, chiến sĩ công an ngay một lần, chỉ thả dần dần từng đợt; nếu không, lấy gì đảm bảo họ không bị bắt và truy tố với những tội danh nặng nề?).
Chia rẽ báo chí chính thống – báo chí công dân
Nó gây chia rẽ giữa giới báo chí chính thống và các facebooker – nhà báo công dân. Trong những giây phút căng thẳng đêm 19/4, khi có tin rò rỉ từ xã Đồng Tâm ra ngoài rằng có tới 300 côn đồ đang tấn công vào làng, cộng đồng mạng đã gần như náo loạn. Ngày hôm sau, báo chí “lề phải” trích lời bà con Đồng Tâm nói rằng không có chuyện gì xảy ra cả, chỉ có những tin đồn được tung lên mạng làm nhiễu tình hình. Điều này đã củng cố thêm định kiến của nhiều người về hoạt động đưa tin (nghiệp dư) của các công dân mạng và làm giảm tính chính danh của cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách công bằng rằng: Để xảy ra tình trạng facebooker phải vào cuộc đưa tin, phần lỗi thuộc về một nhà nước hạn chế tự do ngôn luận và của một nền báo chí bị nhà nước kiểm soát. Ngoài ra, nếu ngay từ đầu chính quyền không làm gì sai thì đã không có vụ Đồng Tâm, và nếu không có mạng xã hội lên tiếng – bình luận, phân tích, mở rộng vấn đề thay vì chỉ đưa tin – thì rất có thể Đồng Tâm đã bị đàn áp trong im lặng như những Nghệ An, Thái Bình, Tây Nguyên năm nào.
Để xảy ra tình trạng facebooker phải vào cuộc đưa tin, phần lỗi thuộc về một nhà nước hạn chế tự do ngôn luận và của một nền báo chí bị nhà nước kiểm soát.Đoan Trang, Nhà báo tự do
Ta nhớ đến triết gia Đức Hannah Arendt với cuốn sách nổi tiếng “Bản tường trình về sự tầm thường của cái ác” (1963) và “thí nghiệm Milgram” nổi tiếng của nhà tâm lý học Đại học Yale, Stanley Milgram (1961), theo đó, một người bình thường có thể làm những điều tàn ác khi họ biết rõ họ sẽ không phải chịu trách nhiệm cá nhân. Nếu không bị mạng xã hội biết đến và tố cáo sai phạm, nếu không phải chịu hình thức xử lý nào từ cấp trên và dư luận, lực lượng công quyền chẳng có lý do gì để không mạnh tay đàn áp dân chúng, trong vụ Đồng Tâm cũng như tất cả các vụ tương tự.
Chia rẽ trong làng báo
Bản thân làng báo nội chính ở Việt Nam cũng chia rẽ vì sự kiện Đồng Tâm, nhất là sau khi một số cơ quan báo chí (Đài Truyền hình Việt Nam VTV, báo Pháp luật TP. HCM, báo Hà Nội Mới…) đăng tải những bình luận theo hướng phê phán, thậm chí mạ lị người dân Đồng Tâm. Cái đáng nói là, tuy luôn thể hiện tinh thần “thượng tôn pháp luật”, nhưng tất cả đều chỉ đòi hỏi điều ấy ở người dân mà thôi.
Họ không đả động gì tới những kẻ thực sự đã có hành vi nguy hiểm và phạm pháp: dùng bạo lực cưỡng chế đất đai, bắt người trái phép, hành hung ít nhất một người – cụ Lê Đình Kình, 83 tuổi.
Các tác phẩm báo chí và tác giả đó bị nhiều đồng nghiệp công kích. Làng báo càng thêm rạn nứt.
Một trong các chức năng nguyên thủy của báo chí là giám sát, phản biện chính quyền. Trong trường hợp phải lựa chọn giữa bảo vệ nhân quyền và bảo vệ chế độ, báo chí phải đứng về phía dân, đặc biệt là về phía đám đông thầm lặng, người yếu thế, hay nói đơn giản: Vì dân, không vì cường quyền. Nếu suy nghĩ một cách tiêu cực, có thể hiểu đó là sự dân túy, nhưng một cách tích cực thì nên hiểu đó là công lý.
Tuy nhiên, một số đông nhà báo Việt Nam có vẻ đã quên hoặc không biết đến sự lựa chọn bắt buộc ấy.
Chia rẽ “phe chủ chiến” – “phe chủ hòa”
Có lẽ điều đáng mừng duy nhất trong câu chuyện Đồng Tâm là bạo lực cuối cùng đã không xảy ra. Nhưng cũng chỉ là “có lẽ”, bởi thực tế, có không ít ý kiến trên mạng thể hiện sự thất vọng: Họ muốn dân Đồng Tâm quyết tâm phản kháng, chấp nhận đàn áp và đổ máu. Có thể họ nghĩ rằng như thế, ít ra mâu thuẫn cũng sẽ được đẩy đến cùng để rồi tức nước vỡ bờ, còn hơn là kéo dài tình trạng tranh chấp đất đai như hiện nay.
Ý thức về chính trị, pháp luật còn xa vời
Phần đông người dân trong xã hội Việt Nam dường như không nhận thấy một trong các nghĩa vụ quan trọng nhất của quan chức và chính quyền là bảo vệ quyền lợi của dân, nếu không làm được điều đó thì mất chức.
Để làm được điều đó thì lẽ tất nhiên, quan chức, chính quyền phải lắng nghe dân – nghĩa là phải đảm bảo không gian tự do ngôn luận và đối thoại. Do vậy, việc một quan chức như Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến gặp dân Đồng Tâm để nghe giãi bày là chuyện hết sức bình thường, không có gì phải tán dương.
Song dân chúng đã đón chào ông Chung như đón chào một ông tiên về làng.
Ở dân, điều ấy không đáng trách. Nó chỉ cho thấy dân Việt Nam quá khổ, khi mà hàng chục, hàng trăm năm nay họ đều phải cam phận sống như tầng lớp dưới của chính quyền, không hề có ý thức về sự bình đẳng giữa các công dân, về nghĩa vụ của quan chức với dân…
Ở báo chí – lực lượng luôn tưởng mình đi đầu trong công cuộc khai dân trí – sự tán dương ấy dành cho ông Chung mới là điều đáng ngại.
Tuy vậy, dù sao thì nỗ lực đối thoại của ông Chung với dân Đồng Tâm hôm nay cũng xứng đáng được ghi nhận như là một tiền lệ cho việc quan đối thoại với dân thay vì đối đầu, giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán thay vì bạo lực.
Và cuối cùng, ý niệm về “tam quyền phân lập”, “nhà nước pháp quyền” còn rất xa vời ở Việt Nam, khi mà một lãnh đạo thành phố (nhánh hành pháp) lại quyết định được việc của cả viện kiểm sát, tòa án (nhánh tư pháp), và được báo chí hoan nghênh nhiệt liệt, được dân vỗ tay vang trời – dù rằng đó là quyết định đúng đắn.

Mất cả niềm tin

Hạ Đình Nguyên
Thuở xa xưa, xem phim “Matxcơva không tin vào nước mắt”, tôi thấy có một câu thật đáng giá: “Mất niềm tin là mất tất cả”.
Hôm nay, qua sự kiện làng Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, Nhà nước Việt Nam đang khởi đầu một tiến trình mất tất cả, khi mà niềm tin đã không còn gì. Niềm tin vốn đã mất từng phần, từ lâu, nay càng ngày càng mất, và đến đây là mất hết.
Khốn khổ thay, nhà nước, cũng như người đứng đầu nhà nước là Nguyễn Phú Trọng, không còn có gì hơn là bám víu vào các câu chữ. Nhưng các câu chữ có tính “thần chú” ấy không còn linh nữa, nó trở thành vô nghĩa, rất là vô nghĩa!
Với những lời giáo điều rao giảng rề rề, nhàm chán từ trên diễn đàn Ba Đình, đến sự kiện làng Hoành, Đồng Tâm là tự nó nói lên điều trái ngược, đắng cay, trắng trợn, đầy đủ. Những lẵng hoa, những chiếc cà-vạt xanh đỏ, những chiếc veston ủi láng bóng, mấy cái khăn choàng khoác hờ hửng đỏm dáng dư thừa cùa các bà… cùng với những hoa ngữ, tất cả trở thành nỗi oan khiên, mỉa mai, vì sự trơ trẽn của nội dung mà nó lãnh trách nhiệm che đậy, trang hoàng.
Những khẩu hiệu mang các từ: dân chủ, cách mạng, vô sản, pháp quyền, khởi tố, chống người thi hành công vụ, thế lực thù địch, chống tham nhũng, v.v. trở nên tối nghĩa. Các từ ngữ ấy không còn cái uy nghi bình thường vốn có. Người ta thấy đất nước như một đống xà bần bẩn thỉu. Cả đất nước như thân người mà nội tạng đang bị Tàu Cộng cắt, lóc, mổ, cướp, và tẩm các chất độc bằng các loại tư tưởng trá hình thông qua các văn kiện “hợp tác”, “chiến lược”, “toàn diện”.
Ông Trọng ơi, dân Đồng Tâm rất gần, cùng ở Hà Nội sao ông không mở miệng lên tiếng?
Hay ông chỉ thích lên tiếng nguội vì sợ mắc quai? Đây không phải là sự sai sót nhỏ nhoi của cấp dưới. Nó thể hiện cái nhất quán từ bên trên. Ở đâu đó của miền Nam, hàng loạt cán bộ cơ sở rủ nhau bỏ việc, hiền lành và êm ả. Nhóm Cảnh sát Cơ động buông xuôi và thư giãn trong vòng tay tử tế của người dân làng Hoành, thay vì đán áp họ. Riêng ông Trọng thì luôn thưởng thức cái lý luận “rất thú vị” của ông. Thôi thì, đấy là chuyện riêng của ông vậy.
Người dân còn nhớ rõ, lúc tàu 981 của Trung Quốc tiến vào hải phận Việt Nam, Trọng gọi đến 20 cú điện thoại đường dây nóng mà Bình không thèm bắt máy. Rồi 21 phát đại bác rất khét mùi lừa mị mà Bình tặng Trọng, và Trọng rất hả hê. Với mái tóc bạc trắng vô hồn Trọng lại mang về 15 văn kiện vừa ô nhục, vừa phi pháp. Formosa như cái đinh đóng vào tên phản chúa Juda. Cái hồn ở Ba Đình biến mất, thay vào đó là cái tên làng Hoành ở xã Đồng Tâm, làm cho cả nước đồng tâm hướng về với cả tấm lòng thân thương và kính mến. Đồng Tâm không phải là nơi kết thúc, dĩ nhiên rồi, mà là nơi khởi đầu ý chí với ý nghĩa đơn giản mà chân lý. Đó là quyền sống thiêng liêng của người dân. Nó căn bản và bất di bất dịch. Cả hệ thống có lao vào bôi nhọ, vu cáo cũng chẳng ai tin. Cho dù bầy voi dữ có lao vào chà nát ngôi làng, cắn xé người dân, máu có loang ra thì nó thấm đẫm vào lịch sử, không thể nào che giấu hay rửa sạch để biện minh cho những kẻ cầm đầu. Máu ấy sẽ thông dòng với mỗi người dân Việt. Lịch sử không dừng lại hôm nay, càng không thể dừng lại ở cái tên gọi là Nguyễn Phú Trọng, dù Tập Cận Bình càng thích thú thấy “Đảng ta” càng xa dân.
Nhưng Lịch sử vẫn đang chuyển dịch từng giây từng phút theo cách của nó.
Và người ta tự hỏi: Đảng cầm quyền hôm nay khát khao bạo lực, hay bạo lực là phương tiện duy nhất của Đảng?

MÁCH NƯỚC CHO TỨ TRỤ

* Gs. NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Mấy hôm nay tình hình ở Đồng Tâm nóng ran. Qua báo mạng lề trái gần như toàn dân đều đã biết. Thế nhưng mấy trăm nguồn thông tin lề đảng còn im lặng. Liệu các vị trong tứ trụ đã được báo cáo như thế nào, đã nắm được tình hình đến đâu. Nghe nói ông chủ tịch Hà Nội đã hẹn đến gặp dân vào ngày 18/4, nhưng rồi không đi được.
Trước đây ( và chắc sau này cũng vậy ), khi các vị lãnh đạo, từ ủy viên Bộ chính trị trở lên, làm được việc gì là lạ thì báo chí thi nhau đưa tin, người đọc không cần tinh ý lắm cũng thấy được ý đồ tâng bốc . Xin nêu vài dẫn chứng : Đinh La Thăng đu dây xuống đến chỗ chiếc xe bị tai nạn trên đường dốc xuống của Sapa, hoặc dọn rác ở Sài Gòn; Chị Kim ngân đổ thức ăn cho ao cá Bác Hồ, Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán cà phê Xin Chào tại Sài Gòn , yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra vụ 2 nam hành khách đánh nữ nhân viên hàng không tại sân bay Nội Bài hoặc đi kiểm tra an toàn thực phẩm ngoài chợ v.v…và v.v…
Thế mà vụ việc ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, chỉ cách Trung tâm Ba Đình chưa đến 30 km diễn ra đã gần 1 tuần lễ mà chưa thấy ủy viên BCT nào lên tiếng, đặc biệt là các vị trong tứ trụ. Tại sao vậy. Hay các vị cho rằng chuyện ở Đồng Tâm quá bé, không đáng quan tâm. Tôi không muốn đoán già đoán non làm gì, chỉ xin mách cho các vị một vài mẹo nhỏ. Trước hết các vị lên tiếng công khái, họp báo được thì tốt, hùng hổ tuyên bố, trong mọi hoàn cảnh vẫn duy trì và củng cố Nhà nước của dân, do dân, vì dân, các vị tỏ ra thông cảm và thương xót nhân dân Đồng Tâm. Các vị cho ghi âm lời tuyên bố, cho xe tuyên truyền về loa cho dân Đồng Tâm nghe. Sau đó các vị đi một mình về Đồng Tâm, đi tay không, không có bảo vệ và phóng viên tháp tùng. Đi thẳng đên Nhà Văn hóa, nơi tạm giữ con tin, xin nhân dân nhốt mình lại để thay thế cho một số người có hoàn cảnh đặc biệt. Nhớ mang theo tiền để trả tiền ăn ở, không ăn của dân miễn phí. Các vị hứa sẽ chịu nhốt cho đến khi chính quyền và nhân dân thương lượng xong.
Nhân dân rất e ngại sẽ bị chính quyền lừa, tạm chấp nhận một số điều kiện rồi sau đó tìm cách lật kèo, tách ra từng nhóm nhỏ để khủng bố. Cách đó không có gì mới. Đó là thủ đoạn bỉ ổi của những kẻ đểu cáng, vô nhân cách, đang dọn sẵn con đường cho mình xuống địa ngục. Xin các vị hãy tránh xa thủ đoạn đó, luôn tâm niệm câu của Nguyễn Trãi : “Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân” và “ Lấy Chí Nhân mà thay cường bạo”. Cầu mong Thượng để và Tổ tiên Anh linh nước Việt giúp cho các vị làm được điều lành, trảnh được điều dữ.
"Diễn"... và nỗi khổ của báo chí nô lệ
Trên mặt báo, những thông tin về các hoạt động của các quan chức trong hệ thống "Tứ trùng" hưởng lương dân ở Việt Nam từ Đảng, Chính phủ, Nhà nước đến Mặt trận các đoàn thể... là những điều không thể thiếu và không thể bỏ sót.
Các chuyến thăm, các buổi "diễn" của quan chức liên tục được mô tả tỷ mỉ, chi tiết và hết sức hoành tráng, rực rỡ... Từng đoàn xe cộ, từng cuộc đón tiếp với cờ hoa, võng lọng, băng rôn khẩu hiệu tưng bừng cùng với các kiểu kính thưa, kính mời và cuối cùng là kính gửi vô cùng long trọng.
Việc các hình ảnh về hoạt động của quan chức được đưa lên mặt báo đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, trở thành một phong trào ngày càng rộng mở của các lãnh đạo, của báo chí và các hoạt động xã hội, chính trị cũng như... kinh tế ở Việt Nam.
Điều đó cũng tạo cho dàn báo chí công cụ của đảng nhiều thời cơ tiếp cận, đi theo, hưởng ké nhiều bổng lộc... Nhưng lắm khi cũng tạo ra không ít những gian nan vất vả và nhiều khi cũng... bí cháo.
Người ta thấy một Đinh La Thăng năng nổ, xông xáo và la hét những nơi nóng nhất, đang được chú ý nhất. Ở đó, đám báo chí làm nổi bật hình ảnh ông ta không chút ngượng ngùng, thậm chí nhiều khi là sỗ sàng, lố bịch. Thực chất, ai chẳng biết tất cả nằm trong chương trình PR hết sức quy mô tốn kém. Người ta thấy một hình ảnh Đinh La Thăng đu dây xuống đến chỗ chiếc xe bị tai nạn trên đường dốc xuống của Sapa. Nhưng không chú ý thì ít ai biết rằng nếu anh ta lo việc cứu dân bị nạn thì sẽ không thể kịp huy động đám báo chí chạy theo anh ta cả đêm thì lấy đâu ra hình ảnh đó. Người ta không khỏi ái ngại nhìn hình ảnh anh ta dọn rác với hàng chục ống kính chi chít ngắm anh ta để mong có... hình ảnh đẹp.
Thậm chí, việc đua nhau đưa hình ảnh lên báo chí cũng tạo ra sự ghen tức ngấm ngầm như "gà tức nhau tiếng gáy" nhiều khi thật hài hước mà có thật. Chẳng hạn lãnh đạo này được đưa lên với tỷ lệ nhiều hơn lãnh đạo kia thì lập tức lãnh đạo kia sẽ phản ứng ngay. Hoặc nếu hình ảnh của lãnh đạo kia lung linh quá, lãnh đạo này sẽ hẳn nhiên là không chịu... Những khi đó, đám báo chí chịu trận.
Rồi những khi "tai nạn nghề nghiệp" đã làm nhiều báo, nhiều phóng viên cười ra nước mắt. Người ta nhớ hình ảnh chị Kim Ngân xinh đẹp đổ luôn cả ống thức ăn xuống hồ cá. Người ta nhớ hình ảnh anh Thủ tướng dẫn cả đoàn xe ô tô mấy chục chiếc hùng hổ đi vào phố đi bộ trên phố cổ Hội An...
Thủ tướng hết việc làm?
Trên báo chí, những hành động của ông Thủ tướng được mọi người chú ý nhiều. Bởi mỗi hành động và việc làm của ông ta ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cả bộ máy đất nước. Có thể nói không ngoa rằng, ông ta phải như bộ nhân hệ điều hành trong cái máy tính.
Thế nhưng, cái "nhân" của hệ điều hành đã hoạt động ra sao?
Cách đây đúng một năm, ngày 21/4/2016, Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TPHCM - ông Nguyễn Thành Phong - yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán cà phê Xin Chào tại Sài Gòn.
Cách đây đúng nửa năm, ngày 20/10/2016, Thủ tướng đã yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức khẩn trương điều tra vụ 2 nam hành khách đánh nữ nhân viên hàng không tại sân bay Nội Bài vào ngày 18/10/2016.
Cách đây hơn một tháng, ngày 10/3/2017 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ thai phụ bị hôn mê sâu ở phòng khám đa khoa 168 Hà Nội.
Xem lại các thông tin trên báo chí, thì Thủ tướng đi lo những công việc như "Kiểm tra suất ăn công nhân", "Thị sát quán phở", "đi chợ và kiểm tra rau quả", "kiểm tra thực phẩm tại Sài Gòn"... Nghe những thông tin này, người ta tự hỏi: Sao ông Thủ tướng chính phủ của một đất nước gần trăm triệu dân, lại đi lo toàn những công việc của những người bảo vệ, kẻ phu xe? Chẳng lẽ những việc đó cũng cần đến tầm vóc của thủ tướng? Hay Thủ tướng hết việc làm?
Nhiều người khác, nhất là đám Dư Lợn viên thì thi nhau hót: "Đấy, đất nước ta hòa bình, an ninh và ổn định đến thế đấy. Đến mức mà Thủ tướng của ta đ. có việc gì làm, toàn đi làm những việc đ. hiểu là việc gì" - đ. là tiếng chửi tục cửa miệng của đám dư lợn viên bựa trên mạng.
Trong dân gian, người ta đã chẳng hài hước bảo nhau rằng: Đất nước cũng như cái vườn, trăm bãi cứt chó mà không có miệng thủ tướng cũng không xong. Chúng tôi đã có bài viết: "Chức năng của Thủ tương và chuyện mấy bãi cứt chó" nói về đề tài này.
Thực ra, báo chí đã làm người dân hiểu sai về công việc của Thủ tướng. Trò PR quá lố đã làm hại ông ta. Bởi Thủ tướng có nhiều việc để làm, những việc kia chỉ là việc nhỏ của một tên "đầy tớ nhân dân" tận tụy. Nhưng bất cứ một động tác nào của ông ta đều được báo chí đăng tải ầm ầm nhằm bưng bô, nên cơ sự mới thành ra thế.
Thủ tướng cấm khẩu?
Mấy hôm nay, người ta thấy lạ.
Sự kiện ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng ba chục cây số - nghĩa là cách chỗ làm việc của thủ tướng và các lãnh đạo đất nước có khoảng 20 phút ô tô kéo còi hụ của thủ tướng - dân nổi dậy bắt một loạt đến mấy chục cán bộ, chiến sĩ công an, cỡ một Trung đội có vũ trang hẳn hoi.
Dân đã bắt nhốt công an, cán bộ và "rào làng chiến đấu" sang ngày thứ 5. Cuộc chiến đảng và dân vô cùng khốc liệt. Ở đó đã có nhiều "tù binh", đã có bệnh nhân, gãy xương, đã có nhiều tình trạng nguy hiểm, bạo lực rất dễ dàng bùng phát... Tóm lại, sinh mạng người dân, cán bộ và sự an nguy của cả hệ thống chính quyền và người dân ở đây bị đe dọa nghiêm trọng.
Mạng xã hội đầy rẫy video, hình ảnh, bài viết... về vụ việc này.
Khắp trong và ngoài nước sôi sục hướng về đó, bàn tán, bình luận, mong ngóng... Nghĩa là ai ai cũng biết.
Duy chỉ có hệ thống cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước, các cơ quan đoàn thể, mặt trận cũng như mọi hội hè được nuôi bằng tiền của dân thì coi như điếc và mù.
Lạ thế.
Có lẽ không cần bàn luận nhiều, chỉ nêu mấy câu hỏi mà người dân thắc mắc để ngẫm xem nó là điều gì?
- Tại sao sự kiện nóng đến thế, thậm chí đe dọa nóng hơn khi người ta đồn dân tẩm xăng vào cán bộ, chiến sĩ công an... sẵn sàng nướng chả nếu bị tấn công. Thế mà không thấy ông Thủ tướng và các lãnh đạo khác ở đâu cả?
- Tại sao với lực lượng gần nửa trăm cán bộ, chiến sĩ ưu tú bị đặt trong trạng thái nguy hiểm - nghĩa là nằm trong tay nhân dân thù địch - nhưng các lãnh đạo không đếm xỉa đến họ, coi như chuyện đàn lợn đưa sang Trung Quốc không bán được và đang bị đổ chôn sống.
- Lẽ nào mấy chục mạng cán bộ, chiến sĩ công an này không quan trọng bằng một cô nhân viên hàng không sân bay, hay một bệnh nhân nào đó trở bệnh trong bệnh viện?
Thế rồi người ta ước rằng:
- Giá như mấy chục công an, cán bộ kia đều là những nhân viên hàng không.
- Giá như cả Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chỉ là một quán phở như quán "Xin Chào'... thì Thủ tướng còn dễ ra tay, xử lý. Đằng này cả xã đến gần chục ngàn dân thì làm sao thủ tướng dám đứng ra?
Nhưng, những người có hiểu biết hơn về vụ việc lại phán một câu "xanh rờn": Đừng nghĩ thế, căn bệnh "đánh trống mở cờ" xưa nay vẫn là căn bệnh cộng sản. Ở vụ việc này, sở dĩ các lãnh đạo phải ngậm tăm là có lý do.
Dù xưa nay cha ông đã nói "Kẹt chân thì há miệng". Nhưng không phải tất cả những khi kẹt chân đều có thể há miệng.
Bởi cha ông cũng đã nói: "Há miệng, mắc quai".

Trang