Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn.
Nuôi dạy con trẻ phải bắt đầu từ giai đoạn " Chín tháng mười ngày". Dưỡng thai và thai giáo gọi chung là giáo dưỡng thai nhi ,thực chất là việc sử dụng các biện pháp bảo vệ và làm lành mạnh hóa tinh thần ,củng cố tinh thần và tăng cường sức khỏe cho người mẹ ,qua đó tác động một cách tích cực và tế nhị đến thai nhi.
VÌ SAO PHẢI GIÁO DƯỠNG THAI NHI?
Trong quá trình phát triển của thai nhi " Một tháng gọi là thủy phôi ,hai tháng gọi là thủy cao,ba tháng gọi là thủy thai,bốn tháng thành huyết mạch ,năm tháng thành khí,định ngũ tạng,sáu tháng thành gân ,bảy tháng thành xương ,tám tháng thành da ,chín tháng thành lông tóc,lục phủ,bách tiết...".Quá trình này theo Y học cổ truyền ,đòi hỏi phải cung cấp một lượng chất dinh dưỡng rất lớn thông qua cơ thể người mẹ .Vả lại thai nhi và người mẹ là một thể mật thiết ,mẹ nóng ắt thai nhiệt,mẹ lạnh ắt thai hàn ,mẹ nhược ắt thai yếu,mẹ khỏe thai cường ,mọi sự thay đổi ở người mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi .Bởi vậy việc chăm sóc tinh thần ,ăn uống ,đi lại và chỗ ở của thai phụ nhằm mang lại sức khỏe về cả tinh thần lẫn thể xác cho cả con và mẹ là hết sức cần thiết.
CÁC CÁCH GIÁO DƯỠNG THAI NHI
+Cần giữ cho tâm trí thoái mái
Y học cổ truyền cho rằng thai nhi sống bằng khí của người mẹ,hai mẹ con hô hấp tương thông ,vui buồn tương ứng nếu không thuận hòa sẽ làm cho thai bị bệnh tật .Y thư cổ tăng bổ đại sinh yếu chỉ viết: " Phải tránh nóng nảy tức giận ,sau khi thụ thai nhất quyết không nên có hành vi mắng chửi và đánh đập vì khí điều hòa thì thai bình an ,khí mà rối ren thì thai bệnh tật".Bởi vậy đối với phụ nữ mang thai,một mặt phải chủ động tu tính ,tu nết ,giữ cho tâm trí luôn thanh thản ,lạc quan ,không quá buồn rầu chản nản,nhưng cũng không quá phấn chấn ,sợ hãi .Mặt khác gia đình và xã hội phải có trách nhiệm tạo ra cho họ một môi trường sống thuận lợi êm ấm tươi vui.Cổ nhân nói rằng: "Yên tĩnh tức là Thai giáo"
+Cần ăn uống điều độ và hợp lý Thức ăn là nguồn dinh dưỡng quan trọng của người mẹ và thai nhi nhưng vấn đề là ở chỗ thai phụ nên ăn gì và ăn như thế nào .Y học cổ truyền cho rằng,chế độ ăn uống của phụ nữ có thai phải đủ nhưng điều độ và cân bằng ,nên ăn đồ thanh đạm và dễ tiêu ,nên kiêng các thức ăn quá béo,quá ngọt ,các đồ sống lạnh ,cay chua vì dễ làm ảnh hưởng đến tỳ ,vị không tốt với thai nhi .Sách vạn thỉ nữ khoa đã viết:"Phụ nữ sau khi thụ thai ,việc đáng kiêng kỵ nhất là ăn uống quá no nê ,mà phải ăn nhạt ,tránh nóng nguội ,giữ cho khí huyết thanh khiết dịu êm để dưỡng thai ,như vậy thai sẽ yên ổn khỏe mạnh"
+ Làm việc và nghỉ ngơi thỏa đáng.
Con người sống bằng khí huyết ,dưỡng thai cũng bằng khí huyết ,bởi vậy khi mang thai ,các hoạt động sinh hoạt ,làm việc nghỉ ngơi phải luôn đều đặn,điều hòa ,không nên quá an nhàn ,cũng không thể vì tham việc mà quá mệt mỏi .Theo y học cổ truyền an nhàn quá thì khí huyết sẽ trễ ,mệt mỏi quá khí huyết sẽ suy .Nếu làm việc và nghỉ ngơi không điều độ ,sinh hoạt đảo lộn làm lụng nặng nhọc vất vả sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi .Bởi vậy sách Vạn thị phụ nhân khoa đã khuyên" Sau khi thụ thai,phụ nữ nên thường xuyên đi lại để khí huyết dễ lưu thông ,trăm mạch thông suốt ,sẽ không khó đẻ .Nếu thích nghỉ ,ngại làm ,thích tĩnh ngại động thì khí huyết sẽ đình trễ ,sau này khó đẻ"
+ Luôn có ý thức bảo vệ thai nhi
Bảo vệ thai là chủ yếu tránh cho thai nhi khỏi ảnh hưởng của một số yếu tố xấu từ bên ngoài ,ví như thuốc và những tình huống bất ngờ có thể xảy ra theo quan niệm của y học cổ truyền ,bất cứ dược liệu nào cũng đều có mặt hại ,cho dù đó là nhân sâm ,do đó người mang thai phải dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Con cái khỏe mạnh và thông minh bao giờ cũng là niềm hy vọng và hạnh phúc của mọi gia đình ,đồng thời cũng là hồng phúc của dân tộc và đất nước .Đương nhiên ,điều đó đòi hỏi ở các bậc làm cha mẹ không chỉ có tình thương rộng lớn,trách nhiệm cao cả mà còn phải có đủ hiểu biết về phương pháp nuôi dạy con trẻ kể từ khi chúng còn nằm trong bụng mẹ .Nói về thụ thai và giáo dưỡng thai nhi của cố nhân âu cũng là dịp để chúng ta ,từ trong vốn cổ ,có thể tìm thêm được chút gì hữu ích cho thế hệ mai sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét