14 tháng 10, 2019

Ô nhiễm không khí: Cần lắm sự chung tay của cả cộng đồng

Nhữngngày qua, thông tin về tình trạng ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động ở Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh đã và đang trở thành vấn đề nóng được nhiều người dân quan
tâm, từ khắp các diễn đàn mạng cho đến mọi khu dân cư, mọi người dân từ già đến
trẻ, nếu không muốn nói là vấn đề bức xúc trong nhân dân. Không quan tâm sao được
bởi lẽ vấn đề này liên quan trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày của cả cộng đồng.
Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một các đa chiều để thấy những điểm tiêu cực
lẫn tích cực của nó, người viết mạo muội đưa ra một số ý kiến cá nhân sau.
Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi
năm. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cũng cho thấy, mỗi giờ có khoảng 800 ca
tử vong do ô nhiễm không khí, trung bình 13 người tử vong mỗi phút, gấp ba lần
số tử vong vì sốt rét, bệnh lao và AIDS mỗi năm. Cũng theo WHO, Việt Nam có
34.232 người tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí. Cụ thể, chỉ số chất
lượng không khí (AQI – ứng dụng Air Quality Index đo chỉ số ô nhiễm không khí
và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh những ngày gần đây tăng khá cao, dao động từ 100 đến 200.

Không khí ở Hà Nội
ô nhiễm trong nhiều ngày liên tiếp
Ngày
tại Thủ đô, thành phố xanh, thành phố vì hòa bình của chúng ta vừa qua có chỉ số
AQI trung bình của Hà Nội theo ứng dụng Air Visual là 212, có hại cho sức khoẻ.
Số liệu của Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cũng xấp xỉ 200. Trong khi đó,
theo ứng dụng Air Visual, khu vực hồ Tây ô nhiễm không khí đã lên đến mức 333,
nguy hại đến sức khoẻ của mọi người. Đâu cũng thấy bụi bẩn trong không khí, từ
khu vực nội ô, vùng ven, nơi dân cư đông, nhiều xe cộ, nhiều nhà máy, khu công
nghiệp.
Từ
những thông tin công khai trên các phương tiện truyền thông hay trên mạng Internet
đã làm người dân hú hồn, hú vía. Cộng hưởng với việc các đối tượng xấu hùa vào để
giật tít, đăng đàn chém gió các kiểu, đổ lỗi hết cho người này, người nọ, thậm
chí còn cáo buộc chính quyền yếu kém và không có chuyên môn… Vô hình chung, làm
cho tình hình đã phức tạp nay lại càng căng thẳng hơn. Không nói chứ nếu khảo sát
10 người dân sống tại Thủ đô chắc 9 người sợ phát khiếp, nhiều trường hợp không
ra đường vì sợ tình trạng ô nhiễm.
Tại
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra đầu tháng 10 vừa qua, trước thực
trạng ô nhiễm môi trường một số đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo TP Hà Nội phải có những giải pháp căn cơ và cụ thể
hơn khắc phục tình trạng ô nhiễm, không thể để ô nhiễm khiến người dân thủ đô bức
xúc như vừa qua. Trong đó phải tính đến các giải pháp như di dời các nhà máy khỏi
nội đô, hạn chế gia tăng phương tiện cá nhân, kiểm soát những xe cũ nát, phát
triển hệ thống cây xanh…
Qua
đó, chúng ta thấy được quyết tâm của người đứng Chính phủ trong nỗ lực giải
pháp xử lý ô nhiễm không khí, một vấn đề tưởng nhỏ nhưng liên quan trực tiếp đến
sự phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Theo các
chuyên gia cùng các cơ quan chức năng có nhiều nguyên nhân tác động chính khiến
tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao. Đó là do đô thị hóa, dân số tăng nhanh,
nhất là mật độ xây dựng, lượng phương tiện giao thông tăng đột biến khí xả thải
từ phương tiện giao thông…
Muốn
giải quyết vấn đề này, trước hết Chính phủ cần có một kế hoạch đề ra mục tiêu tổng
quát là hướng tới tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm
soát nguồn phát sinh khí thải; giám sát chất lượng không khí xung quanh nhằm cải
thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.
Kế
đến, để quản lý, kiểm soát chất lượng không khí đạt hiệu quả, thời gian tới,
Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan, chính quyền địa phương cần tiếp tục rà
soát, ban hành, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là xây dựng
quy định đối với môi trường không khí. Tăng cường kiểm soát, hạn chế các nguồn
gây ô nhiễm bụi trên địa bàn như các công trình xây dựng; tăng mật độ cây xanh
trong đô thị, mở rộng công viên; tăng cường phương tiện giao thông công cộng
như: xe buýt, xe điện trên cao, xe điện ngầm và hình thức giao thông không gây
ô nhiễm… 
Cùng
với đó, cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chất lượng môi trường không khí
đối với sức khỏe đến cộng đồng. Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp chủ động ứng
phó với ô nhiễm không khí trong điều kiện cụ thể của mình. Cần phải tuyên truyền
để người dân nắm được thông tin về mức an toàn trong không khí để có kế hoạch
phòng vệ cho bản thân. Thiếu thông tin, hay nói đúng hơn là thông tin chính thức
của cơ quan chức năng từ những hiện tượng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
người dân. Mới đây nhất là sự cố ở quanh Nhà máy Rạng Đông (Hà Nội), vẫn cùng
chung mẫu số gây lo lắng và thiệt hại thêm cho người dân đó là thiếu cảnh báo sớm,
đầy đủ để người dân chủ động hơn trong phòng tránh.
lẽ đã đến lúc, các giải pháp tình huống cho tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như
đóng cửa trường học, hạn chế xe cộ vào một số khu vực trong một thời gian cụ thể,
nhanh chóng trồng cây xanh để hút bụi, chống ồn, chống bụi; tăng cường quản lý
phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm; thu gom, xử lý chất
thải nguy hại, bao gồm chất thải y tế; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề… cần
phải được đặt ra và thực thi ngay. 
Đồng
thời, chính quyền cần tăng cường sử dụng các biện pháp quản lý thông minh để ứng
phó với ô nhiễm không khí như sử dụng các thiết bị đo lường, lưu trữ và cảnh
báo tự động ở các khu vực trọng điểm, tạo thêm nhiều mảng xanh…
Suy
cho cùng, việc giải quyết ô nhiễm không khí không phải là câu chuyện một sớm, một
chiều và không phải là câu chuyện riêng của bất kì cá nhân, tổ chức, cơ quan,
ban, ngành nào. Thậm chí đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là của
các quốc gia trên thế giới. Hơn lúc nào hết, cần phải có sự chung tay của cả cộng
đồng, cùng hành động bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Ngọc
Lan
Tags:
Bình luận, chính quyền Hà Nội, Chính trị – Xã hội, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, thủ đô Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Trang