9 tháng 8, 2019

Công ty Gateway của bà Trần Hồng Hạnh: Mang tên giáo dục nhưng lại kinh doanh bất động sản

Tác giả: Hoàng Lan 
Mặc dù tên là Công ty Cổ phần Giáo dục Gateway Việt Nam nhưng doanh nghiệp do bà Trần Thị Hồng Hạnh (chủ tịch hội đồng nhà trường trường quốc tế liên cấp Gateway) làm giám đốc lại chỉ đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, đến nay có vốn điều lệ 75 tỷ đồng.
KD: Thực chất cũng là kinh doanh GD thôi, nên hành vi của các vị khi xảy ra sự cố hết sức thiếu chuyên nghiệp. Thông cáo báo chí về sự tử vong của bé trai vừa lạnh lùng, vô cảm, và trả lời cha mẹ học sinh lại dối trá. Đề nghị Sở GD Hà Nội xử lý nghiêm khắc, nên đóng cửa trường này. Thầy bà gì mà vô cảm và dối trá đến vậy?
Ở trên mạng, các cư dân mạng của làng Phây Vũ Đại đang xôn xao bàn luận và đồn nhau thông tin này. Chẳng biết thực hư ra răng:
1. Trần Thị Hồng Vân sinh năm 1986 là con gái của Trần Văn Vệ – Trung tướng, Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Ông nguyên là Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.
2. Trần Thị Hồng Hạnh (1982) và Trần Thị Huyền (1985) là con gái của Trần Văn Đình – Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Ông Đình là anh trai của Trần Văn Vệ.
3. Nguyễn Thị Xuân Trang sinh năm 1986 là con gái của Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mấy thông tin trên cũng đủ để cho thấy sự phát triển mạnh một cách bất thường ở CTCP Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufi”.
Nếu đúng như vậy, thì các “tiểu thư” đều là dân cành vàng lá ngọc, “có máu mặt” cả

——————- 


Ngoài giáo dục, bà chủ trường Gateway Trần Thị Hồng Hạnh còn kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.
Tối 6/8, sự việc một bé trai học lớp 1 tại trường quốc tế liên cấp Gateway tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường gây rúng động.
Tìm hiểu về trường Gateway và Chủ tịch hội đồng nhà trường Trần Thị Hồng Hạnh, VietnamFinance được biết bà Trần Thị Hồng Hạnh là giám đốc hàng loạt doanh nghiệp, bao gồm: Công ty cổ phần giáo dục Edufit, Công ty cổ phần giáo dục Gateway Việt Nam, Công ty cổ phần hợp tác giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần Zusso Việt Nam, Công ty TNHH giáo dục Edusmart Tây Hồ và Công ty cổ phần giáo dục Nguồn sáng.
Trong đó, mặc dù được đặt tên là Công ty Cổ phần giáo dục Gateway Việt Nam – trùng với tên của hệ thống trường liên cấp Gateway – nơi vừa xảy ra vụ tai nạn thương tâm của bé trai học lớp 1 nhưng doanh nghiệp này không kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mà ngành nghề chính theo đăng ký kinh doanh là bất động sản.
Theo tài liệu của VietnamFinance, công ty Gateway được thành lập ngày 4/5/2017, trụ sở chính tại số 6 ngõ 1, khu 5 đường Hà Trì, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là bà chủ trường Gateway – Trần Thị Hồng Hạnh. Tại thời điểm thành lập, công ty Gateway có vốn chủ sở hữu 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc năm 2018, vốn chủ sở hữu của Gateway đã tăng vọt từ 50 tỷ đồng lên 75 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, năm 2018, công ty Gateway không ghi nhận doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ mà chỉ ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính với vỏn vẹn 1,799 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2018 là 78,9 triệu đồng. Do vậy, kết thúc năm 2018, công ty Gateway ghi nhận khoản lỗ nhỏ là 77,1 triệu đồng.
Tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của công ty Gateway đạt 75,199 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn là tài sản dở dang dài hạn nằm ở chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chiếm 71,8 tỷ đồng. 
Trong kỳ, nợ phải trả của công ty Gateway giảm mạnh từ 30,9 tỷ đồng xuống còn 300 triệu đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
ng ty Cổ phần Giáo dục Gateway Việt Nam có 3 cổ đông sáng lập và không có cổ đông nước ngoài
Không chỉ công ty Gateway mà Công ty cổ phần giáo dục Edufit do bà Trần Thị Hồng Hạnh làm giám đốc cũng đăng ký kinh doanh bất động sản và các dịch vụ tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất
Công ty Edufit được cho là tập đoàn mẹ của hệ thống trường Gateway và Sakura Montessori do bà Trần Thị Hồng Hạnh làm Chủ tịch. Hệ thống trường mầm non Sakura Montessori đã mở 9 trường trên toàn quốc, trong khi hệ thống trường Gateway mở tại Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng đi vào hoạt động từ tháng 7/2019 và dự án Gateway Staralake tại Tây Hồ Tây sẽ đi vào hoạt động năm 2020.
Ngay trước khi sự việc nam sinh lớp 1 tử vong trên xe đưa đón của trường xảy ra, Edufit của bà Trần Thị Hồng Hạnh đã nhận được khoản đầu tư 34 triệu USD cho dự án xây dựng trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway Tây Hồ Tây từ công ty Toshin Development Co., Ltd (nhà phát triển bất động sản thuộc tập đoàn Takashimaya, một trong những tập đoàn kinh doanh bách hóa thương mại hàng đầu Nhật Bản) tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản ở thủ đô Tokyo.
Được biết, mức học phí tại trường Gateway và Sakura Montessori của bà Trần Thị Hồng Hạnh tương đối cao, từ 110 triệu đồng/năm trở lên. Ngoài ra, còn có tiền ăn khoảng 26 triệu đồng/năm, tiền đồng phục 6 triệu đồng, phí dự tuyển 1 triệu đồng và phí phát triển trưởng 8,8 triệu đồng/năm.

Không có nhận xét nào:

Trang