25 tháng 6, 2019

ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM - SINH LỘ CỦA DÂN TỘC

Trịnh Định - Phan Văn Thắng
TS Trịnh Định
LTS: Hiện nay, dư luận đang rất quan tâm về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng đường cao tốc Bắc Nam và tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng về sự an nguy của đất nước nếu nhà thầu Trung Quốc trúng thầu thực thi con đường này. Văn hóa Nghệ An xin giới thiệu cùng bạn đọc chia sẻ của Tiến sỹ Trịnh Định đến từ ĐH Quốc gia Hà Nội với nhà báo Phan Văn Thắng về vấn đề này.
Phan Văn Thắng: Gần đây Việt Nam có chủ trương xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đường cao tốc này đối với sự phát triển của đất nước?
Trịnh Định:Ở bất cứ quốc gia nào, hệ thống đường giao thông là tiền đề để công nghiệp hóa, đô thị hóa. Một quốc gia muốn phát triển, việc trước tiên là phải chú trọng phát triển giao thông. Về cơ bản, cho đến nay, hệ thống giao thông chúng ta đang thua rất xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, việc xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, xét về chủ trương và ý tưởng là đúng đắn, tuy hơi muộn.
Tuy nhiên, khi đề ra chủ trương xây dựng đường cao tốc Bắc Nam cần tính bài toán tổng thể của cơ sở hạ tầng quốc gia, đặc biệt là giải quyết cơ sở hạ tầng giao thông nội đô trong các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không phải là người am hiểu về giao thông nên tôi chỉ có thể chia sẻ từ góc độ lịch sử và hệ quả an ninh, chính trị của nó mà thôi.
Việc xây dựng đường Bắc Nam, hay đường cao tốc Bắc Nam hoàn toàn không giống với việc xây dựng các tuyến đường khác, bởi nói đến chữ Bắc Nam và nói đến đường Bắc Nam, trong tâm thức người Việt, là nói đến câu chuyện con đường biểu tượng, thiêng liêng. Đường Bắc Nam hội tụ nhiều tầng ý nghĩa hơn trong tâm thức người Việt so với bất kỳ con đường nào khác. Đó là con đường lịch sử nhiều nghìn năm, là con đường biểu tượng của sự thống nhất, là con đường trí tuệ, là con đường chất đầy xương máu của rất nhiều thế hệ người Việt Nam trong hành trình mở mang bờ cõi và thống nhất đất nước. Nói về điều này tôi lại nhớ đến trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy. Thật là thiêng liêng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, ở cấp chiến lược, khi đề xuất xây dựng con đường cái quan quốc gia này, cần tư duy và hình dung con đường này khác biệt với tất cả con đường khác, và tính đến tất cả các yếu tố trước khi quyết định phượng án xây dựng, đặc biệt là khâu lựa chọn nhà thầu xây dựng. Bởi suy cho cùng, đó là sinh lộ Việt. Sinh lộ này lại đến từ những nguyên nhân cắc cớ trong lịch sử mà căn nguyên sâu xa là áp lực từ phương Bắc. Lịch sử dân tộc, và lịch sử con đường cái quan Bắc Nam đã cảnh báo chúng ta về việc tư duy và lựa chọn nhà thầu xây dựng con đường này.
Một điểm lưu ý rằng, từ trước tới nay trong tư duy bảo vệ đất nước, chúng ta thường nghĩ đến nguy cơ chia cắt đất nước theo chiều ngang, do miền Trung hẹp, đường bờ biển dài và trong thực tế chia cắt Bắc Nam đã từng xẩy ra. Tuy nhiên, cần nhìn nhận, nguy cơ mới, nguy cơ chia cắt đất nước theo chiều dọc của nó, mà theo tôi nghĩ, đang ngày càng hiện hữu.
Phan Văn Thắng: Từ góc nhìn lịch sử, ông nghĩ như thế nào về tính biểu tượng của tuyến đường Bắc Nam của Việt Nam?
Trịnh Định: Như tôi đã nhắc đến ở trên, tuyến đường Bắc Nam của Việt Nam mang tính biểu tượng năng lực thống nhất quốc gia, biểu tượng cho sự độc lập, là lời tuyên bố của sự khác biệt về căn cước và trí tuệ Việt Nam, nó còn là xương máu của cha ông trong nhiều nghìn năm.
Chúng ta nhớ lại lịch sử, để có được đất nước liền một dải, là công lao của biết bao anh hào trong lịch sử dân tộc. So với bất kỳ con đường nào khác, đường vô Nam, đường Bắc - Nam không phải là con đường cơ học như những con đường khác, nó là con đường lịch sử, linh thiêng, là con đường tâm linh, sinh lộ Việt, mất nó hoặc để nó vào tay giặc là đồng nghĩa với việc chúng ta đánh mất những gì thiêng liêng nhất, lại một lần nữa trao nỏ thần vào tay giặc.
Một việc nữa không được phép quên là các nghĩa trang trải dài theo con đường này. Trong những nghĩa trang đó có rất nhiều người con vô tự, họ hi sinh khi còn rất trẻ, quá trẻ trên con đường cái quan này vì dân tộc. Những đoàn người vô tự của đất mẹ Việt chúng ta nằm dọc từ Bắc vào Nam để giữ sinh lộ này cho đất nước. Khi sống họ mở đường, giữ đường quốc thổ; khi ngã xuống họ là thần linh hộ mệnh cho những tuyến đường. Tuyệt đối không để quân thù làm tổn thương những giá trị thiêng liêng đó. Điều này cần phải đặc biệt ghi nhớ.
Nếu lựa chọn nhà thầu thực hiện cao tốc Bắc Nam không cẩn thận thì không chỉ là rước về nguy cơ bất an mà còn là xúc phạm đến xương cốt và tinh thần của tiền nhân đã hi sinh! Người Việt Nam không cho phép bất cứ ai làm điều đó.
Phan Văn Thắng: Tôi nghĩ là nếu ai đó cố tình làm nhất định sẽ phải trả với giá đắt nhất. Thưa ông, ông có thấy có mối liên hệ nào giữa đường cao tốc Bắc Nam với Vành đai và Con đường Trung Quốc?
Trịnh Định: Cần phải nói rõ thế này, Việt Nam có vị trí địa chính trị độc nhất vô nhị so với tất cả các quốc gia mà cả Vành đai và Con đường đi qua. Không một nước nào như Việt Nam, là nơi mà tất cả hệ thống trọng điểm cả Vành đai và Con đường đi xuống và tiền đề để tiến tiếp xuống Đông Nam Á, Biển Đông, Ấn Độ Dương. Việt Nam là điểm khởi đầu của con đường Biển - Đảo mà Vân Đồn là điểm đảo đầu tiên của Con đường trên biển. Quảng Ninh - Lào Cai là điểm đầu tiên của con đường tơ lụa trên bộ đổ xuống. Sông Mê Kông, điểm đến sau cùng cũng là Việt Nam. Và nay, cao tốc Bắc Nam là trọng tâm của Vành đai - Con đường của Trung Quốc.
Không nghi ngờ gì nữa, cùng với chuỗi đảo ở vị trí cực kỳ then chốt của Tổ quốc được người ta định danh đơn giản từ góc độ kinh tế là đặc khu như Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, đại dự án cơ sở hạ tầng - chính trị cao tốc Bắc Nam Việt Nam sẽ là trọng tâm chiến lược của chiến lược Vành đai - Con đường của Trung Quốc ở Việt Nam. Điều này có nghĩa, dự án này sẽ được cả hệ thống chính trị Trung Quốc đứng đằng sau để bằng mọi giá thắng thầu. Nếu nhìn sâu hơn, Trung Quốc đã ém sau lưng chúng ta ở Lào và Campuchia cũng bằng dự án Vành đai - Con đường. Nếu họ thực hiện điều đó ở Việt Nam và chúng ta lại thông qua luật đặc khu thì có thể hình dung đất nước ta sẽ bị bao vây từ tất cả mọi hướng, mọi phía.
Nếu vậy, tôi nghĩ, nhiều khả năng, Hoa Vi và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc cũng sẽ theo sau chân các nhà thầu Trung Quốc để hiện diện một cách khéo léo, lồng vào hệ thống cao tốc của Việt Nam bằng các thiết bị điện tử để theo dõi, thu thập thông tin của chúng ta. Đến lúc đó các thông số kỹ thuật và các thông tin của tuyết đường sinh lộ sẽ không còn là bí mật nữa. Nên nhớ, độ an toàn thông tin của tuyến sinh lộ này có vai trò cực kỳ to lớn với an ninh của quốc gia.
Phan Văn Thắng: Trục Bắc - Nam, cao tốc Bắc Nam có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc, trong quá khứ và hiện tại, cũng như tương lai?
Trịnh Định: Nhìn lại lịch sử, ông sẽ thấy, trục Bắc Nam là trục sống của người dân Việt Nam. Có sự cộng hưởng, kết nối, gắn kết của cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là có các dân tộc ở miền Trung và miền Nam, chúng ta mới đủ sức chống đỡ sức bành trướng Trung Quốc liên tiếp nhiều nghìn năm trong lịch sử. Vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đã nói: Chúng ta lập quốc nền tảng ở phương Nam (Minh Mệnh chính yếu). Tức là căn cước văn hóa để xác lập và trường trụ trên nền tảng phương Nam, khác với phương Bắc. Và cũng vì có phương Nam, chúng ta mới đủ sức trụ vững cho đến ngày nay, mới đủ sức vượt qua vòng kim cô thế giới Hán hóa để đến với thế giới văn minh. Nếu để Trung Quốc thực hiện đường cao tốc Bắc - Nam, có nghĩa chúng ta phải đối mặt với nguy cơ trở lại với thế giới Hán hóa thêm một lần nữa.
Như mọi người Việt đều biết, dù công khai hay không, một cái nhìn từ biển, Trung Quốc đang chiếm từng đảo của chúng ta đi dọc từ phía Bắc xuống Nam. Tham vọng điểm đến của họ sẽ là Trường Sa và nhiều đảo, cụm đảo khác và xa hơn nữa…. Với họ, không có điểm kết, lòng tham của họ là vô hạn. Điều này chắc không phải bàn cãi.
Còn đi vào đất liền, họ đã phân khúc Việt Nam với những lát cắt theo kiểu chiếc cầu “Nam Hải đại kiều” (cầu lớn Nam Hải) nối Đảo Hải Nam với Hà Tĩnh và những phân khúc dọc miền Trung xuống miền Nam.
Nếu như để nỏ thần trao tay giặc thì có phải là một phát nỏ sẽ chẻ dọc đất nước ta theo phương thẳng đứng từ đỉnh đầu (thủ đô Hà Nội liêng thiêng), dọc xuống miền Trung xương sống và đến tận cùng Nam Việt Nam.
Như vậy, nếu nhìn thẳng, đất nước ta sẽ bị chia làm đôi. Từ trước đến nay, cái chúng ta lo sợ miền Trung hẹp và bờ biển dài nên nguy cơ chia cắt đất nước theo chiều ngang rất cao. Nhưng chia cắt đất nước theo chiều dọc, chia cắt đất nước làm hai mảng Tây và Đông thì là lần đầu tiên trong lịch sử có một nguy cơ như vậy.
Phan Văn Thắng: Thực ra trong câu chuyện, từ đầu chúng ta đã nói đến chuyện an nguy của đất nước nếu TQ thắng thầu xây dựng cao tốc Bắc Nam. Ở đây tôi muốn chúng ta trao đổi kĩ hơn mà thôi. Thưa ông, sau khi có quyết định xây dựng cao tốc Bắc Nam, như ông biết, có nhiều thông tin về việc triển khai xây dựng nhất là việc lựa chọn nhà thầu. Có thông tin lan truyền về khả năng các nhà thầu TQ sẽ tham gia và trúng thầu vì như một quan chức Bộ GTVT thì “chỉ có các nhà thầu TQ quan tâm” đến công trình quan trọng này. Ông bình luận gì về thông tin này? Nếu điều đó trở thành hiện thực thì lợi và hại sẽ như thế nào?
Trịnh Định: Có chi tiết là, ngay sau khi Việt Nam có thông báo về xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, nhà thầu Trung Quốc đã đến đặt vấn đề, tức là có khả năng họ biết trước thông tin và có sự chuẩn bị sẵn. Ý nghĩa của việc này là gì? Tại sao họ lại là người đầu tiên đến. Việc này dẫn đến nhiều suy tư? Như chúng ta đã biết, Trung Quốc sẽ trả thầu thấp nhất, như vậy rõ ràng các nhà thầu của các nước khác sẽ khó có cơ hội. Với sự nhạy cảm và kinh nghiệm của mình, các nhà thầu có tư cách họ sẽ rất cân nhắc hoặc thậm chí họ muốn tham gia nhưng sẽ không mặn mà hoặc không tham gia, bởi họ sẽ biết chắc rằng Trung Quốc sẽ thắng thầu. Vậy sự hiện diện sớm của nhà thầu Trung Quốc, mang rất nhiều ý nghĩa. Theo tôi, nó có nghĩa tuyên bố với các nhà thầu trên thế giới, miếng mồi này đã thuộc về Trung Quốc, nếu có tham gia vào cũng vô ích mà thôi. Bước đi này, thực sự có tính toán kỹ lưỡng từ không chỉ một bên, nếu bỏ thầu chỉ có một hồ sơ thì khi đó kết quả thế nào mọi người đều biết. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì nguy cơ đất nước bị chia cắt theo chiều dọc không còn là nguy cơ, mà nó đang được, đúng hơn là bị, hiện thực hóa. Lúc đó, Sinh lộ biến thành tử lộ.
Phan Văn Thắng: Tôi cũng rất lo ngại về nguy cơ này nhưng không quá bi quan như ông. Vì tôi tin vào trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm của người Việt Nam mình không phải là dễ bị lừa. Vả lại, cha ông mình nói rồi, “cha nó lú có chú nó khôn”. Cha con An Dương Vương bị lừa nhưng rồi người Việt vẫn lấy lại được nước đó thôi, dẫu là giá quá đắt. Trở lại, ông có tin là người VN hoàn toàn có thể tự lực xây cao tốc Bắc Nam, con đường huyết mạch của đất nước? Vì sao?
Trịnh Định: Tôi không phải chuyên gia về xây dựng, tôi chỉ nhìn những nguy cơ của nó từ chiều lịch sử và ảnh hưởng và hệ quả chính trị nếu Trung Quốc tham gia xây dựng đường cao tốc. Về cá nhân, tôi tin và mong muốn người Việt chúng ta sẽ chủ động xây dựng sinh lộ cho mình, nếu cần tham vấn hoặc mời thầu thì nên lựa chọn những nhà thầu từ Nhật, Đức, châu Âu hoặc Mỹ....
Tôi tin rằng người Việt hoàn toàn làm được.
Phan Văn Thắng: Tôi lại tin hơn, rằng người VN sẽ không những làm được mà còn làm tốt. Theo ông, cần như thế nào để chúng ta không nằm trong vòng kim cô thế giới Hán hóa mới, vẫn có thể quan hệ bình thường, bình đẳng và không bị phụ thuộc với TQ?
Trịnh Định: Thế giới Hán hóa mới có cái tên chính thức rất mỹ miều là: Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và con đường tơ lụa thế kỷ XXI, tức nói tắt là Vành đai - Con đường. Trong đó, dự án cao tốc Bắc - Nam là có thể được coi là đại dự án trọng điểm cơ sở hạ tầng chính trị của Vành đai của Trung Quốc ở Việt Nam.
Để quan hệ bình đẳng, bình thường và không phụ thuộc với tất cả các nước, đặc biệt là với Trung Quốc, đã có nhiều người nói rồi, tôi chỉ kể một chi tiết từ kinh nghiệm bản thân khi tôi đi ra nước ngoài thôi. Trong các chuyến đi đó, tôi ngộ ra một điều, khi nào mình tự tôn trọng mình, kiên quyết không quỳ gối thì họ sẽ tôn trọng mình. Theo tôi lý lẽ chỉ giản dị như vậy thôi. Nhưng làm được thì lại không dễ. Nên chỉ bằng cách giáo dục con người Việt Nam biết tự tôn trọng mình và không quỳ gối mới có thể làm được diều đó. Đến đây, tôi nhớ đến cụ Phan Chu Trinh và tinh thần vượt thời đại của cụ. Chỉ cần như vậy, đất nước mình, người Việt Nam mình sẽ được tôn trọng. Đây hoàn toàn là câu chuyện nhân cách không phải là câu chuyện tiền bạc.
Trên quan điểm tổng thể, với tư cách là một người dân, tôi đề nghị đến người có quyền lực cao nhất và chỉ người đó mới thấu hiểu điều này, cần quán triệt một nền tảng triết lý trên cơ sở thấu hiểu lịch sử, thấu hiểu tầm quan trọng của con đường, tính đặc biệt, độc đáo và vai trò của con đường Bắc Nam trong tiến trình hình thành quốc gia dân tộc để có một nhận thức sâu sắc và toàn diện về cao tốc Bắc Nam. Nó phải là tuyến đường đi tiếp của truyền thống cha ông, nó là sinh lộ chứ không phải tử lộ, không nên để lực lượng trấn yểm bên ngoài vào phá vỡ long mạch, huyết mạch, sinh lộ truyền thừa từ cha ông để lại.
Tóm lại, chủ trương và ý tưởng của Quốc hội và Chính phủ là đúng đắn. Nhưng cách làm là phải cân nhắc thật thấu đáo, kĩ càng. Phải luôn nhớ đây là con đường biểu tượng cho năng lực thống nhất Tổ quốc nên bắt buộc phải loại bỏ mọi nguy cơ tiềm ẩn từ chính nó.
Phan Văn Thắng: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này. Hi vọng vấn đề này sẽ được nhiều người quan tâm và trao đổi.

Năm khuyết tật không thể khắc phục của Quy hoạch cán bộ

Tác giả: theo FB Nguyễn Ngọc Chu
Phương thức mang tính khoa học để lựa chọn cán bộ chính là cạnh tranh số đông, chứ không thể là quy hoạch – bằng tính chủ quan của một cá nhân hay một thiểu số nhóm người.
Quy hoạch thái tử để trở thành vua còn khắt khe hơn nhiều so với Quy hoạch cán bộ. Nhưng lịch sử nhân loại đã chỉ ra, mọi quy hoạch thái tử để trở thành hoàng đế chỉ đẻ ra, hoặc những ông vua thủ cựu giáo điều – đó là trường hợp may mắn số ít, còn đa phần tệ hại hơn, là những u vương phá hoại bạo tàn.
Chỉ có cạnh tranh sống còn giữa số đông mới tôi luyện ra những lãnh đạo kiệt xuất. Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều đó qua những bậc lập quốc.
Lãnh đạo không thể quy hoạch. Đi ngược với tiến bộ nhân loại là làm chậm bước tiến của Dân tộc (NNC).
KD: Một bài viết “phản biện” rất cụ thể, rõ ràng. Đã có Quy hoạch, phải có chạy Quy hoạch, có người có quyền ban phát và kẻ xin ban phát. Vòng đời xin- cho ấy, vẫn nảy nở, dù về lý thuyết, người ta chống lại rất mạnh bằng những… phát ngôn!

————–
Bộ Chính Trị (BCT) vừa phê duyệt Quy hoạch 250 nhân sự (21/6/2019) cho Ban chấp hành Trung ương (BCHTƯ) khóa 2021 – 2026. Có nghĩa là bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước giai đoạn 2021 -2022, về cơ bản, sẽ cấu thành từ 250 nhân sự này.
Ba câu hỏi hiển nhiên đặt ra là:
1. BCT khóa XI cũng đã duyệt Quy hoạch cán bộ cho BCHTƯ khóa XII (hiện nay), tại sao lại để những tội phạm như ông Đinh La Thăng. Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh… và hàng chục kẻ khác lọt vào BCHTƯ?
2. Ai đảm bảo rằng trong số 250 cán bộ được quy hoạch lần này sẽ không có những “Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Truấn, Trần Văn Minh… mới”?
3. Làm cách nào để những người thực sự tài giỏi sẽ lãnh đạo đất nước trong giai đoạn 2021 -2026 và làm cách nào để những kẻ tương tự như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh… không thể lọt vào bộ máy lãnh đạo Nhà nước?
Bài viết ngắn dưới đây đưa ra câu trả lời vắn tắt cho cả 3 câu hỏi trên, ngõ hầu có giúp ích được phần nào cho những ai trong hàng ngũ lãnh đạo muốn đất nước giàu mạnh!
I. CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN
Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch.
Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch.
Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Vì thế, muốn chống chạy chức chạy quyền thì chống trong nhóm những người có quyền Quy hoạch là quan trọng nhất, sau đó mới đến chống những người chạy Quy hoạch.
II. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÀ PHƯỚNG PHÁP CẢM TÍNH
Trong toán học có lĩnh vực Quy hoạch toán học. Quy hoạch toán học đề xuất các phương pháp tìm ra lời giải tối ưu cho các bài toán được biểu diễn dưới dạng mô hình toán học. Mô hình toán học có hàm mục tiêu cần phải cực đại hóa (hay cực tiểu hóa) trên một miền ràng buộc – biểu diễn bằng các phương trình toán học. Hàm mục tiêu và các ràng buộc của bài toán Quy hoạch toán học là các biểu thức toán học cụ thể, đo, đếm, định lượng được.
Ngược lại, Quy hoạch cán bộ là lĩnh vực không thể biểu diễn một cách định lượng. Không có hàm mục tiêu định lượng. Không có ràng buộc định lượng. Nên không có phương pháp giải mang tính khoa học cho Quy hoạch cán bộ.
Trên thực tế, Quy hoạch cán bộ (chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc hiện nay) được quyết định bằng cảm tính của người Quy hoạch. Cảm tính của người Quy hoạch, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào trí tuệ, nhãn quan của người Quy hoạch, và chịu tác động mạnh mẽ của các tham số xã hội – đó là quyền lực, vật chất, và quan hệ… thâu tóm trong hai từ quyền lợi.
III. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÀ PHƯƠNG THỨC GIÁO ĐIỀU
Bao năm nay, hết nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, hết khóa này qua khóa khác, vẫn áp dụng rập khuôn phương thức Quy hoạch cán bộ. Bảo thủ, giáo điều là vẫn những tổ chức ấy và những vẫn quy trình ấy. Không đổi mới được vì thực sự không biết cách nào mà đổi mới, do không có cơ sở khoa học.
IV. QUY HOẠCH CÁN BỘ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ THAM NHŨNG QUYỀN LỰC
1. Những cán bộ thuộc diện lớp bị Quy hoạch mà ngay thẳng – không luồn cúi, không xu nịnh, không chạy Quy hoạch – thì chắc chắn không bao giờ lọt vào nhóm được Quy hoạch.
2. Có ít người được quyền Quy hoạch, do không tham vật chất, nên có thể không thuộc đích chạy Quy hoạch bằng vật chất. Ngược lại, họ bị chạy Quy hoạch bằng những tham số khác ngoài vật chất mà họ không nhận thấy. Chẳng hạn giả vờ liêm khiết, giả vờ tận tụy, giả vờ tình cảm, nhanh nhảu đoán ý cấp trên để tỏ ra thông minh… Từ đó dẫn đến Quy hoạch nhầm do giới hạn về năng lực.
3. Còn lại đa số người có quyền Quy hoạch không tránh được chạy Quy hoạch.
4. Hơn thế nữa, sẽ có những kẻ lợi dụng uy quyền Quy hoạch cán bộ để tham nhũng quyền lực, mưu lợi riêng cho cá nhân và phe nhóm của mình. Điều này đã được minh chứng quá rõ ràng thời cựu TT Nguyễn Tấn Dũng mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải lao tâm khổ tứ đến nghẹn ngào trong bế mạc Hội nghị TƯ 6 khóa 11 ngày 15/10/2012.
5. Lịch sử công tác Quy hoạch cán bộ của ĐCSVN từ những năm 60 thế kỷ 20 lại đây cho thấy, quyền lực chỉ tập trung vào tay vài người có quyền quy hoạch cán bộ. Và chính cơ chế đã biến họ trở thành những người tham nhũng quyền lực.
V. QUY HOẠCH CÁN BỘ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ BẢO KÊ QUYỀN LỰC
Quy hoạch cán bộ là quyền chỉ của một số ít người. Quyền được Quy hoạch là quyền cho người khác thăng chức.
Dẫu Quy hoạch cán bộ là việc làm tập thể, thì vẫn có chức vụ cao thấp trong tập thể đó. Chức vụ cao nhất sẽ có quyền to nhất. Nên tuy là tập thể, nhưng quyền Quy hoạch cán bộ của các cá nhân trong tập thể đó rất khác nhau.
Bởi thế, duy trì quyền Quy hoạch cán bộ của một thiểu số là dành riêng quyền lực cho thiểu số đó. Nói một cách khác, duy trì quyền Quy hoạch cán bộ – cá nhân hay tập thể, mức độ này hay mức độ khác, đều sẽ bị lợi dụng thành phương tiện bảo kê quyền lực.
VI. ĐỀ XUẤT
Trên đây đã nêu ra những khuyết tật không thể khắc phục của Quy hoạch cán bộ. Muốn vượt qua thì không phải sửa chữa, mà phải xóa bỏ.
Lịch sử Quy hoạch cán bộ của ĐCS VN không chỉ ra được một khuôn mặt nào xuất sắc. Ngược lại, chỉ thấy xuất hiện hàng loạt những kẻ phá hoại đến mức tội phạm phải ngồi tù mà không thể liệt kê hết ra đây.
Phương thức mang tính khoa học để lựa chọn cán bộ chính là cạnh tranh số đông, chứ không thể là quy hoạch – bằng tính chủ quan của một cá nhân hay một thiểu số nhóm người.
Quy hoạch thái tử để trở thành vua còn khắt khe hơn nhiều so với Quy hoạch cán bộ. Nhưng lịch sử nhân loại đã chỉ ra, mọi quy hoạch thái tử để trở thành hoàng đế chỉ đẻ ra, hoặc những ông vua thủ cựu giáo điều – đó là trường hợp may mắn số ít, còn đa phần tệ hại hơn, là những u vương phá hoại bạo tàn.
Chỉ có cạnh tranh sống còn giữa số đông mới tôi luyện ra những lãnh đạo kiệt xuất. Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều đó qua những bậc lập quốc.
Lãnh đạo không thể quy hoạch. Đi ngược với tiến bộ nhân loại là làm chậm bước tiến của Dân tộc.

Xã hội cái gì cũng giả, mỗi lừa nhau là có thật!

Tác giả: FB nhà báo Hoàng Nguyên Vũ 
Asanzo và những “đồng chí hàng Tàu mang danh hàng Việt chưa bị lộ”: Xã hội cái gì cũng giả, mỗi lừa nhau là có thật!
Cái khốn nạn là chúng dùng mấy thứ hoá chất chết tiệt, đóng đóng gói gói rồi phân phối đủ các loại hệ thống mỗi ngày, kiếm tiền một cách bất nhân như vậy, lại được các hiệp hội tung hô là “doanh nhân trẻ”, “doanh nhân thành đạt”, “truyền cảm hứng cộng đồng” rồi hết nam hoàng này, nữ hoàng nọ. Một lô một lốc lừa đảo và bất nhân từ việc buôn bán kiểu quỷ ma rồi tung hô kiểu khốn kiếp, trong đó hệ thống truyền thông và không ít KOL và người nổi tiếng đóng góp rất tích cực.
KD: Chỉ mới đọc cái title đã thấy thật đau đớn. Cái lương tâm của doanh nghiệp này nó cũng… gỉa nốt nên sản phẩm nó mới mỹ miều thế, và lừa được ko ít nhà báo quảng cáo cho nó
———— 
TV Asanzo được trưng bày trên kệ riêng có in logo hãng tại một siêu thị điện máy ở Q.10 – Ảnh: HỮU DUYÊN
Tuy vậy, ghi nhận trên thị trường cho thấy một số nơi vẫn bày bán bình thường, người tiêu dùng chia sẻ họ từng mua hàng của Asanzo để “ủng hộ hàng Việt
Tôi không ngạc nhiên về việc Asanzo, một thương hiệu điện tử đang làm mưa làm gió thị trường thời gian qua dưới mác “hàng Việt Nam chất lượng cao” với “công nghệ Nhật Bản” mà thực tế là hàng Trung Quốc trôi nổi đưa về Việt Nam lắp ráp.
Cuối cùng thì “lý lịch” của “Công nghệ uy tín Nhật Bản” như quảng cáo được trả về đúng xuất phát điểm ban đầu: tất cả linh kiện của Asanzo được “nhập” theo các container từ 4 công ty thuộc Chiết Giang, 10 công ty ở Quảng Đông, 2 công ty ở Quảng Châu và 6 công ty ở Hồng Kông.
Từ cái mớ linh kiện trôi nổi từ 22 công ty Trung Quốc ấy, đã đưa về Vĩnh Lộc lắp lắp ráp ráp cho thành các sản phẩm điện tử điện lạnh ấy, đã lừa đảo hàng triệu người Việt Nam bao năm qua. Bây giờ, khi sự việc bị phanh phui, có lẽ, người mất mát nhiều nhất là người tiêu dùng, chứ không ai khác.
Nhưng cái khốn nạn ở chỗ, sự lừa đảo không chỉ là người tiêu dùng mà ngay trong nội bộ của cái gọi là “nhà máy lắp ráp” ấy, đã đẩy những công nhân ngây thơ vào gánh thay những thương vụ gian dối và lừa lọc đồng bào.
Giấy đăng ký kinh doanh với giám đốc công ty là H.T.S.Q. Thực tế thì, tháng 6/2018, vợ chồng chị Q từ quê lên Vĩnh Lộc làm công nhân cho nhà máy Asanzo tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc với công việc khui thùng và chạy xe chở hàng.
“Khi mới vô làm, công ty nói CMND photo của tôi bị mờ nên kêu tôi phải đưa bản chính để làm thẻ ATM trả lương. Mấy ngày sau, một người tên Kiều gọi tôi lên văn phòng nói rằng trước đây mượn CMND của tôi để nhập hàng nhưng bị hải quan giữ lại. Họ nhờ tôi ra hải quan ký tên lấy hàng về rồi phụ cấp tiền cho tôi. Do tôi không mở công ty, không làm giám đốc, không nhập hàng gì nên không đồng ý. Hôm sau vợ chồng tôi sợ qúa, nghỉ việc về quê luôn”, chị Q. trả lời trên báo Tuổi trẻ hôm nay.
Vậy đây không còn là việc lừa đảo đơn thuần mà cố tình dùng những người vô tội để “đi tù thay”, rất may là vợ chồng cô công nhân chân chất này đã từ chối. Đây là một sự táng tận lương tâm và lừa đảo một cách bài bản, trắng trợn cả hệ thống luật pháp chứ không đơn thuần chỉ là lừa đảo người tiêu dùng!
Và “những đồng chí chưa bị lộ”
Không chỉ Asanzo với “đỉnh cao công nghệ Nhật”, mà còn rất nhiều những thương hiệu không biết từ đâu ra, chỉ biết là “sản phẩm cao cấp từ Đức”, từ Mỹ…, là những thứ gắn bó với bạn hàng ngày như bồn tắm, quạt máy, máy lọc nước và rất nhiều thứ khác nữa, thậm chí như tấm khăn giấy ướt, cũng Quảng Đông, Quảng Châu, Quảng Tây tất.
Đau đớn thay, có những thứ như sữa bột cao cấp với từng bao tải chở qua cửa khẩu Lao Bảo về thành những ống sữa bột nhập Mỹ nhập Châu Âu vào bụng hàng triệu trẻ em kia kìa. Rồi “chống loãng xương” cho hàng triệu người già nữa kia kìa. Cũng Quảng Châu Quảng Đông chứ đâu ra!
Tầm 7 năm trước bạn vẫn chưa quên một thương hiệu thời trang cao cấp bị QLTT bắt tại một khách sạn lớn ở TPHCM vì hàng hoá “không rõ nguồn gốc”. Lúc đó, người ta xác định, số hàng hiệu đó là “lậu” chứ không phải là giả.
Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau lại kinh khủng hơn. Một ông trùm của ngành hàng Hiệu Việt Nam lúc đó, chuyên nhập hàng Tàu về lấy mác các thương hiệu thời trang cao cấp bán tại Việt Nam, vốn là đối thủ không đội trời chung của ông chủ có lô hàng bị bắt ở khách sạn kia. Trong cuộc thương chiến một mất một còn, ông trùm này biết trước mình sẽ bị ông kia “chơi” nên ra tay trước.
Ông kia bị bắt lô hàng và gần như sạt nghiệp, ông trùm kia thì vẫn sống phây phây với mớ hàng hiệu Quảng Đông từ đó đến nay ở vai vế một đại gia lớn, vợ con và con dâu thì được báo chí tung hê đến mức thậm chí con trai “rich kid uống một ly trà sữa cũng được báo chí săn như soái ca. Để rồi xem, nhân quả có thực sự nhắm mắt bỏ qua cho những kẻ như vậy không!
Câu chuyện hàng Tàu gắn mác thương hiệu Việt, các “ông chủ bà chủ” trở thành doanh nhân thành đạt, nữ hoàng doanh nhân, hoa hậu doanh nhân cũng nhan nhản mỗi ngày. Chẳng nói đâu xa xôi, hầu hết các bà chủ kem trộn, ông chủ mỹ phẩm giàu lên một cách kếch xù, thuê các diễn viên ca sĩ live stream mỗi ngày để bán hàng lừa gạt cộng đồng: không là những kẻ dùng mỹ phẩm Tàu để lừa người Việt một cách…có danh phận, thì còn ai vào đó?
Cái khốn nạn là chúng dùng mấy thứ hoá chất chết tiệt, đóng đóng gói gói rồi phân phối đủ các loại hệ thống mỗi ngày, kiếm tiền một cách bất nhân như vậy, lại được các hiệp hội tung hô là “doanh nhân trẻ”, “doanh nhân thành đạt”, “truyền cảm hứng cộng đồng” rồi hết nam hoàng này, nữ hoàng nọ. Một lô một lốc lừa đảo và bất nhân từ việc buôn bán kiểu quỷ ma rồi tung hô kiểu khốn kiếp, trong đó hệ thống truyền thông và không ít KOL và người nổi tiếng đóng góp rất tích cực.
Hôm nay, bà chủ “hàng Việt Nam chất lượng cao” Vũ Kim Hạnh đã xin lỗi người tiêu dùng và rút lại danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” của Asanzo. Vậy bà Hạnh có biết, còn bao nhiêu sản phẩm khác đang mang “danh hiệu” này không, bà Hạnh? Còn bao nhiêu thương hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” đến từ Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông…như Asanzo thưa bà?
Và các hiệp hội khác, công nhận những mỹ phẩm của các “doanh nhân trẻ”, “người giàu mới”, “hoa hậu kem trộn” đâu rồi? Hãy nói gì đi chứ với cái mớ sản phẩm Trung Quốc độc hại đang bôi lên da lên mặt người Việt mỗi ngày kia? Đâu cả rồi?
Đúng là xã hội cái gì cũng giả, mỗi việc lừa đảo là thật!

17 tháng 6, 2019

Đẹp như một giấc mơ Tự do

Tác giả: theo FB Nguyễn Quang Lập
KD: Bức ảnh người dân Hồng Kông biểu tình phản đối Luật dẫn độ về Trung Quốc
————
Đọc thêm: 
4 điều cần biết về cuộc biểu tình ở Hong Kong
Helier Cheung & Roland Hughes BBC NewsVì sao người biểu tình Hong Kong xuống đường?
Người biểu tình ở Hong Kong một lần nữa chặn các con đường chính và các tòa nhà chính phủ, trong khi lực lượng cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su để đáp trả.
Nhìn bề ngoài, những cuộc biểu tình này là dự luật cho phép dẫn độ người từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục.
Nhưng đây không phải là tất cả. Có rất nhiều những số bối cảnh quan trọng, thậm chí kéo dài hàng thập kỷ có thể sẽ giúp giải thích những gì đang diễn ra.
1. Hong Kong có một vị thế đặc biệt …
Điều đầu tiên quan trọng cần nhớ là Hồng Kông rất khác biệt so với các thành phố khác của Trung Quốc.
Hong Kong là thuộc địa của Anh trong hơn 150 năm. Đảo Hong Kong được nhượng lại cho Anh sau một cuộc chiến năm 1842. Sau đó, Trung Quốc cũng cho Anh thuê phần còn lại của Hong Kong trong 99 năm.
Hong Kong kể từ đó trở thành một cảng giao dịch bận rộn, một trung tâm sản xuất và nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ vào những năm 1950.
Lãnh thổ này cũng là nơi mà nhiều người di cư và những người bất đồng chính kiến tìm đến để ​​chạy trốn khỏi sự bất ổn, nghèo đói hoặc đàn áp ở Trung Quốc đại lục.
Bản quyền hình ảnh Getty ImagesImage caption Hong Kong năm 1997
Sau đó, vào đầu những năm 1980, khi thời hạn cho thuê 99 năm ngày càng đến gần, Anh và Trung Quốc bắt đầu đàm phán về tương lai của Hong Kong. Chính phủ cộng sản ở Trung Quốc cho rằng tất cả Hong Kong nên được trả lại cho Trung Quốc.
Hai bên đã đạt được thỏa thuận vào năm 1984 rằng Hong Kong sẽ được trả về cho Trung Quốc vào năm 1997, theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Điều này có nghĩa là trong khi trở thành một phần với Trung Quốc, Hong Kong sẽ được hưởng “quyền tự chủ cao độ, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng” trong 50 năm.
Do đó, Hong Kong có một hệ thống pháp lý và biên giới riêng, và các quyền bao gồm tự do hội họp và tự do ngôn luận được bảo vệ.
Ví dụ điển hình chính là việc Hong Kong là một trong số ít nơi trên lãnh thổ Trung Quốc có thể tưởng niệm cuộc đàn áp Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
2. Nhưng mọi thứ đang thay đổi
Hong Kong vẫn được hưởng các quyền tự do vốn không tồn tại ở Trung Quốc đại lục nhưng giới chỉ trích cho rằng các quyền này đang bị suy giảm.
Các nhóm đấu tranh đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp sâu vào Hong Kong, như các phán quyết pháp lý loại bỏ các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ. Họ cũng lo ngại về sự mất tích 5 nhân viên nhà xuất bản sách Hong Kong và một nhà tài phiệt bị giam giữ ở Trung Quốc.
Một vấn đề khác là quá trình cải cách dân chủ.
Bản quyền hình ảnh Getty ImagesImage caption Carrie Lam đứng cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ nhậm chức lãnh đạo Hong Kong của bà hồi 2017
Nhà lãnh đạo của Hong Kong, Carrie Lam, được bầu ra bởi một ủy ban bầu cử gồm 1.200 thành viên, hầu hết đều thân Bắc Kinh. Trong khi đó chỉ có 6% tổng số cử tri có quyền bầu các ủy viên này.
Theo Bản Hiến pháp của Hong Kong, Bộ Luật cơ bản, Hong Kong nên bầu lãnh đạo của mình theo một cách dân chủ hơn, nhưng có nhiều tranh cãi về việc thực hiện điều này.
Chính phủ Trung Quốc cho biết vào năm 2014 sẽ cho phép cử tri bầu chọn các nhà lãnh đạo từ một danh sách đã được ủy ban-thân-Bắc Kinh phê chuẩn, nhưng giới phê bình gọi đây là “nền dân chủ giả tạo” và nó đã không được thông qua tại Hội đồng lập pháp của Hồng Kông.
28 năm nữa là đến 2047, thời điểm Luật cơ bản sẽ hết hạn nhưng những gì sẽ xảy ra với quyền tự trị của Hong Kong vẫn chưa rõ ràng.
3. Hầu hết người Hong Kong không xem mình là người TQ
Trong khi hầu hết người Hong Kong là người gốc Hoa, và mặc dù Hồng Kông là một phần của Trung Quốc, phần lớn người dân ở đây không nhận mình là người Trung Quốc.
Các khảo sát từ Đại học Hong Kong cho thấy hầu hết mọi người tự nhận mình là “người Hong Kong” và chỉ có 15% tự nhận là “người Trung Quốc”.
Sự khác biệt thậm chí còn lớn hơn trong giới trẻ. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy chỉ có 3% người trong độ tuổi 18-29 tự nhận mình là người Trung Quốc.
Bản quyền hình ảnh Getty ImagesImage caption Một người phụ nữ Hong Kong vẫy lá cờ Anh Quốc
Người Hong Kong nêu rõ sự khác biệt về pháp lý, xã hội và văn hóa và thực tế Hong Kong là một thuộc địa riêng biệt trong 150 năm là lý do tại sao họ không đồng nhất với đồng bào của họ ở Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, tinh thần chống Trung Quốc ở Hong Kong cũng tăng trong những năm gần đây, khi nhiều người người phàn nàn về những vị khách du lịch đến từ đại lục vô cùng thô lỗ, coi thường các quy tắc địa phương hoặc làm gia tăng chi phí sinh hoạt.
Một số nhà hoạt động trẻ thậm chí đã kêu gọi Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc, một điều rất đáng báo động đối với chính quyền Bắc Kinh.
Người biểu tình cảm thấy dự luật dẫn độ, nếu được thông qua, sẽ đưa lãnh thổ này đến gần hơn dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
“Hồng Kông sẽ trở thành một thành phố khác của Trung Quốc nếu dự luật này được thông qua”, một người biểu tình, Mike, 18 tuổi, nói với BBC.
4. Người Hong Kong biết cách biểu tình
Bản quyền hình ảnh EPAImage caption Cuộc biểu tình hôm 2014 kéo dài nhiều tuần
Vào tháng 12/2014, khi cảnh sát tháo dỡ những gì còn sót lại tại một địa điểm biểu tình ủng hộ dân chủ ở trung tâm Hong Kong, những người biểu tình đã hô vang: “Chúng tôi sẽ trở lại.”
Thực tế việc các cuộc biểu tình trở lại không quá đáng ngạc nhiên. Hong Kong có một lịch sử về sự bất đồng chính kiến kéo dài nhiều năm qua.
Năm 1966, các cuộc biểu tình nổ ra sau khi Công ty Star Ferry quyết định tăng giá vé. Các cuộc biểu tình leo thang thành bạo loạn buộc chính quyền phải ra lệnh giới nghiêm và điều động hàng ngàn binh sĩ đã xuống đường.
Các cuộc biểu tình lại tiếp diễn từ năm 1997, nhưng những cuộc biểu tình lớn nhất thường có xu hướng chính trị và đưa người biểu tình vào cuộc xung đột với Trung Quốc đại lục.
Trong khi người Hong Kong có một mức độ tự chủ nhất định, họ có ít tự do trong các cuộc thăm dò, có nghĩa là các cuộc biểu tình là một trong số ít cách họ có thể đưa ra quan điểm ​​của mình.
Có nhiều cuộc biểu tình lớn vào năm 2003 (lên tới 500.000 người xuống đường và dẫn đến một dự luật an ninh gây tranh cãi bị hủy bỏ) và các cuộc tuần hành hàng năm cho quyền bầu cử phổ quát cũng như việc tưởng niệm cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn, cho thấy bề dày lịch sử biểu tình của Hong Kong.
Các cuộc biểu tình năm 2014 đã diễn ra trong vài tuần và khi đó ​​người Hong Kong yêu cầu được quyền bầu lãnh đạo của chính họ. Nhưng phong trào Dù vàng đã bị xẹp xuống mà không có bất kỳ sự nhượng bộ nào từ Bắc Kinh.

Thành viên đoàn thanh tra Bộ Xây dựng là con cháu của ai???

Tác giả: Theo FB Sơn Vũ
KD: Trên mạng, đang ồn ào và truyền đi rất nhanh thông tin về các thành viên của Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng vừa bị bắt ở Vĩnh Phúc. Thông tin này rất cần được kiểm chứng. Nay xin đăng lại để bạn đọc quan tâm, nếu biết có thể cung cấp thông tin đúng, sai cho rõ ràng. Khi có thông tin chính thức, chủ Blog cũng sẽ đăng tiếp:
“- Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Thị Kim Anh là cháu ruột nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
– Đặng Hải Anh tức Phạm Việt Thắng, thành viên, là con của Bộ Trưởng Phạm Hồng Hà.”
Theo fb TQH(16/6/2019)

Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị kê khống cất bốc 430 hài cốt liệt sĩ?

Tác giả: Theo Thành Nam (VOV)
Chủ tịch Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị 1972 báo cáo Thủ tướng đã cất bốc hơn 430 hài cốt liệt sĩ. Tuy nhiên, con số này được cho là kê khống.
KD: Trục lợi cả trên máu xương của đồng đội? Chả lẽ cái sự vô liêm sỉ giờ đây nó không từ bất cứ lĩnh vực nào?
—————
Năm 2015, ông Lê Xuân Tánh với tư cách là Chủ tịch Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 đã báo cáo Thủ tướng trong gần một năm hoạt động, Hội này đã cung cấp thông tin, tìm kiếm và cất bốc hơn 430 hài cốt liệt sĩ.
Từ thông tin này, nhiều thân nhân các liệt sĩ đã liên hệ với Hội với hy vọng tìm ra tung tích người thân. Tuy nhiên, mọi người đều thất vọng bởi thông tin tìm kiếm, cất bốc hơn 430 hài cốt liệt sĩ là không đúng thực tế.
Khu tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị.
Đại tá Trần Ngọc Long, Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 48 – Thạch Hãn cho rằng việc Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 đã gian dối khi báo cáo với Thủ tướng. Ông bức xúc khi biết có người lợi dụng danh nghĩa Chiến sĩ Thành cổ để trục lợi.
“Đại diện cho Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị đã báo cáo láo về chuyện đã cất bốc hơn 400 hài cốt liệt sĩ. Chúng tôi phát hiện ra là không có bộ hài cốt nào hết. Hội này và đại diện Hội đã vi phạm pháp luật, bôi xấu danh nghĩa Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị”, ông Long nói.
Ngay sau khi Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 báo cáo về việc tìm kiếm, quy tập hơn 430 hài cốt liệt sĩ, nhiều thân nhân liệt sĩ đã tìm cách liên hệ với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị.
Ông Hoàng Tuấn Anh, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, cho biết ngành không tiếp nhận được bất kỳ hài cốt liệt sĩ nào do Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 bàn giao nên không thể giúp thân nhân các liệt sĩ có thêm thông tin.
“Sở khẳng định không tiếp nhận được việc bàn giao hài cốt liệt sĩ của Hội này vào các nghĩa trang trong tỉnh. Theo quy định, cơ quan quân đội là đơn vị chủ trì việc quy tập, khi đó Sở mới chỉ đạo tiếp nhận đưa vào các nghĩa trang. Nếu có thì phải có bàn giao, có mẫu sinh phẩm… làm đúng theo các thủ tục quy định”, ông Anh nói.
Ông Lê Xuân Tánh, Chủ tịch Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Trong khi đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị cho biết, tất cả hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, quy tập trên địa bàn tỉnh chủ yếu do cựu chiến binh và nhân dân cung cấp thông tin. Từ đó, các đơn vị quân đội và ngành Lao động, Thương binh và Xã hội địa phương đảm nhiệm quy tập.
Đại tá Ngô Hồng Minh, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị khẳng định, việc Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 báo cáo đã tìm kiếm, quy tập hơn 430 hài cốt liệt sĩ là không có cơ sở và không đúng sự thật.
Từ năm 2013 đến sau này, toàn bộ các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định. Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 không có chức năng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
“Hội này tự tổ chức triển khai thực hiện, không phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện thông tin tìm kiếm. Việc cất bốc hài cốt liệt sĩ, Hội tổ chức thực hiện và giao các gia đình và chính quyền nhưng không có văn bản bàn giao, không có giấy tờ chứng minh số liệu”, ông Minh cho hay.

Thu không đủ chi, nợ công 3,2 triệu tỷ loay hoay vay mới trả cũ

Tác giả: Lương Bằng
Báo cáo của Chính phủ về nợ công cho thấy nợ công Việt Nam ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ đồng. Trung bình mỗi người dân gánh 32 triệu đồng nợ công.
KD: Thật bất hạnh cho một dân tộc mà CP làm ăn bết bát, tham nhũng tràn lan, lợi ích nhóm xâu xé nhau, quan chức sống xa hoa, xa sỉ, phè phỡn. Ấy thế mà bữa ăn sáng nhỏ nhoi của dân có nguy cơ bị … chiết bớt
Chả biết cuối thế kỷ này, dân tộc VN có nhìn thấy thiên đường XHCN không nữa? Chứ giờ chỉ nhìn thấy “thiên đường nợ công” mặt cũng đủ xanh như đít nhái rồi
—————
Nợ công dù giảm vẫn lên đến hơn 3,2 triệu tỷ đồng, áp lực trả nợ đang ngày càng lớn lên. Nhưng tiền làm ra vẫn không đủ để trả nợ, cho nên Chính phủ vẫn phải vay nợ mới để trả nợ cũ.
Vay nợ mới trả nợ cũ
Báo cáo của Chính phủ về nợ công cho thấy nợ công Việt Nam ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ đồng. Trung bình mỗi người dân gánh 32 triệu đồng nợ công.
Nhiều khoản nợ vay chưa được sử dụng hiệu quả
Về mặt số liệu, thì nợ công so với GDP đã giảm. Báo cáo cho thấy: Các chỉ tiêu nợ đến ngày 31/12/2018 đều đạt và thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu nợ công đã được Quốc hội cho phép. Cụ thể, nợ công chỉ còn 58,4% GDP (mức trần Quốc hội cho phép là 65% GDP).
Dù nợ công so với GDP giảm là điều đáng khích lệ, song khả năng trả nợ lại là vấn đề cần phải lưu ý.
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, năm 2018 phải trả tổng cộng khoảng 250 nghìn tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trong nước là 198.907 tỷ đồng. Ngoài ra, trả nợ nước ngoài là hơn 51 nghìn tỷ đồng.
Trong số gần 200 nghìn tỷ đồng trả nợ trong nước thì có gần 1 nửa là để trả lãi. (trả gốc là 101.657 tỷ đồng, trả lãi là 97.250 tỷ đồng).
“Việc thực hiện nghĩa vụ trả các khoản trả gốc, lãi của Chính phủ nằm trong mức đã được phê duyệt tại các Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết”, Chính phủ đánh giá.
Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ của ngân sách đang ngày càng tăng lên.
Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, một trong các vấn đề tác động đến sự an toàn nợ công của Việt Nam là việc các khoản vay sắp đến hạn trả. Ví dụ, nhiều khoản vay trong nước cơ bản sẽ đến hạn sau 5 năm vay, tức là 2020 – 2021 tới đây; một số khoản vay ODA, kể cả có lãi và không lãi cũng đến hạn phải trả nợ gốc vào năm 2020… làm gia tăng áp lực trả nợ vào thời gian tới.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, nhu cầu trả nợ gốc tăng nhanh trong một vài năm gần đây, năm 2017 là 144.000 tỷ đồng, 2018 là hơn 146 nghìn tỷ đồng. Năm 2019 dự kiến là 181.970 tỷ đồng, nếu tính cả chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương, tổng số chi trả nợ gốc năm 2019 là xấp xỉ 200 nghìn tỷ đồng.
Điều đáng lưu ý là, dù thu ngân sách hàng năm vẫn liên tục tăng cao, nhưng vẫn không bù nổi chi. Thu ngân sách vẫn thấp hơn số chi ngân sách.
Cho nên, để có tiền trả nợ, Chính phủ phải vay nợ mới để trả nợ cũ. Điều này được thể hiện rõ nét tại dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09/11/2018.
Do thu ngân sách năm 2019 dự kiến vẫn thấp hơn chi ngân sách 222 nghìn tỷ đồng, cho nên Chính phủ vẫn phải vay nợ thêm để bù đắp cho phần “chi nhiều hơn thu” này.
Cụ thể, dự kiến tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm cả vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và chi trả nợ gốc năm 2019 lên tới hơn 425 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vay để bù đắp bội chi là 224 nghìn tỷ đồng còn vay để trả nợ gốc là trên 200 nghìn tỷ đồng.
Trong khi đó, con số này của năm 2018 được Quốc hội giao mới ở con số hơn 363 nghìn tỷ đồng. Năm 2017 số dự toán vay là hơn 340 nghìn tỷ đồng.
Áp lực trả nợ công đang ngày một lớn dần lên.
Lo khả năng trả nợ
Báo cáo về định hướng thu hút, quản lý sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cảnh báo Việt Nam đã tốt nghiệp vốn vay tín dụng ưu đãi IDA của Ngân hàng Thế giới vào tháng 7/2017, cũng như của Ngân hàng châu Á – ADB vào 1/1/2019. Khi đó, Việt Nam có khả năng phải áp dụng điều kiện tăng trả nợ gốc vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới và ADB hiện hành lên gấp đôi.
Kết thúc chương trình vay ưu đãi kể trên, Việt Nam phải chuyển sang vay ưu đãi gần điều kiện thị trường. Việc tốt nghiệp các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ làm nghĩa vụ trả nợ gốc của Chính phủ tăng lên gấp đôi. Đồng thời rút ngắn thời gian vay đối với các khoản nợ hiện hành, đặc biệt là điều chỉnh lại các hợp đồng cho vay lại.
Ngoài ra Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Việc tiếp cận với một số khoản vay mới theo điều kiện thị trường có lãi suất thả nổi làm tăng rủi ro cũng như chi phí vay của Chính phủ.
Khi thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước 2017 mới đây, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cũng lưu ý việc tổng số nợ công năm 2017 vẫn tăng thêm so với 2016 với số tiền trên 200 nghìn tỷ đồng, quy mô nợ tiếp tục tăng qua các năm.
Đáng chú ý, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng: Ngân sách Trung ương vẫn chưa có thặng dư để trả nợ; bên cạnh đó ứng trước dự toán ngân sách trung ương lớn (hết 2017 là 86.339 tỷ đồng) có xu hướng tăng tuy không tính trong nợ công nhưng là nghĩa vụ bố trí của ngân sách nên càng khó khăn cho thu xếp nguồn trả nợ các năm sau,…
“Chính phủ cần quan tâm để tiếp tục kiểm soát nợ công và cải thiện dần khả năng trả nợ trực tiếp từ thặng dư ngân sách”, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội lưu ý.

Bắt đại ca giang hồ huy động đàn em bao vây xe công an tại Đồng Nai

Tác giả: Minh Tâm
Được nhờ đến quán nhậu để giải quyết mâu thuẫn, Giang đã huy động hàng chục đàn em xăm trổ chặn xe của các cán bộ công an giữa đường, gây náo loạn khu vực.
Hôm nay, Công an TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai cho biết vừa bắt khẩn cấp Ngô Văn Giang (ngụ phường Long Bình, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Giang được xác định là người đã cầm đầu nhóm giang hồ xăm trổ vây quanh xe của cán bộ công an tỉnh Đồng Nai trước một nhà hàng vào chiều ngày 12/6.
Ngô Văn Giang thời điểm chặn xe cán bộ công an
Theo thông tin từ cơ quan công an, ông Phạm Văn Hiền (35 tuổi, một doanh nhân tại Đồng Nai) ngồi trong phòng ăn trưa cùng Trung tá Đinh Tú Anh, Trung tá Nguyễn Quang Trường (công tác tại Phòng Quản lý hành chính và trật tự xã hội Công an Đồng Nai) và Đại tá Huỳnh Bảo Hùng (nguyên Trưởng phòng PCCC và Cứu hộ cứu nạn Biên Hòa) tại nhà hàng Lam Viên trên đường Đặng Văn Trơn, TP Biên Hòa.
Đến khoảng hơn 13h cùng ngày, ông Hiền khó chịu trong người nên chạy ra ngoài để ói (nôn). Tuy nhiên, khi vừa ra khỏi phòng thì ói trúng vào chân của Nguyễn Tấn Lương (38 tuổi, là khách ở phòng kế bên). Tuy ông Hiền đã xin lỗi nhưng Lương không đồng ý và đấm vào mặt ông Hiền.
Để làm hòa, ông Hiền sau đó đã qua phòng của nhóm người kế bên để mời bia xin lỗi nhưng giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn dẫn tới ẩu đả, tuy nhiên được mọi người can ngăn nên ông Hiền trở về phòng.
Sau đó, ông Hiền cùng nhóm cán bộ công an lên xe ô tô 4 chỗ ra về thì bị một nhóm thanh niên chạy xe máy và ô tô chặn đầu trước cổng nhà hàng. Khi di chuyển thêm được một đoạn trên đường Đặng Văn Trơn thì có thêm hàng chục người xăm trổ áp sát, vây quanh chiếc xe chở công an, một số đối tượng còn lấy vật nhọn đâm thủng bánh xe.
Sự việc chỉ được giải quyết khi công an Đồng Nai huy động gần 200 cảnh sát sát cơ động, cảnh sát trật tự đến hiện trường và lãnh đạo công an TP Biên Hòa trao đổi với nhóm người này.
Qua xác minh, Giang chính là đối tượng đã cầm đầu, gọi nhóm giang hồ xăm trổ chặn xe cán bộ công an giữa đường gây rối loạn cả khu vực.
Hiện cơ quan công an đang mở rộng điều tra vụ việc.
Do xảy ra mâu thuẫn trong quán nhậu, xe ô tô của một số cán bộ công an tại Đồng Nai đã bị nhóm giang ….
—————

4 tháng 6, 2019

Bàn về chống lật sử

Nguyễn Đình Cống
Cùng với việc chống diễn biến hòa bình, chống tự chuyển hóa, thì “chống lật sử” ( chống lật lại lịch sử) đang là một việc được các tuyên truyền viên và dư luận viên của Đảng quan tâm.
Sử nào ?. Đó là sử cận đại gắn với phong trào cộng sản. Tại sao có sự lật và chống lật ?. Tại vì sử này ngoài nguồn do các sử gia lề Đảng công bố trong các tài liệu chính thống còn có nguồn từ các sử gia và những người nghiên cứu thuộc lề Dân. Hai nguồn này có chỗ giống và khác nhau. Lật sử liên quan đến những chỗ khác nhau đó.
Ai lật ?. Gọi lề Đảng là bên A, lề Dân là bên B, Bên A quy kết, chụp mũ cho bên lề Dân là thế lực thù địch, là bọn lật sử . Bên B lại cho rằng họ mới là người trình bày sự thật, còn bên A làm việc bịa đặt, xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền, để phục vụ mục đích chính tri của ĐCS. Sự thật chỉ có một. Vậy ai đúng ai sai ở chỗ nào, dựa vào đâu để phân xử ?
Thử xem một số sự kiện. Bên A cho rằng Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu là những anh hùng trong kháng chiến chống Pháp. Bên B cho là bịa đặt. Mỗi bên đều đưa ra những chứng cứ rất khó đánh giá mức độ tin cậy.
Sau khi kết thúc chiến tranh ngày 30 tháng 4 năm 1975, có chuyện về xe tăng nào đầu tiên vào Dinh Độc lập . Trong nhiều năm bên A cho là xe số 843 với Bùi Quang Thận, còn những chiến sĩ xe số 390 do Đặng Văn Toàn chỉ huy và con em họ đã bị đối xử bất công vì dám nhận chính họ là xe đầu tiên húc mở cánh cổng vào Dinh. May nhờ nhà báo Pháp ( De Mulder ) công bố phim đã quay mới gỡ được nỗi oan cho xe 390.
Còn chuyên ai đã đọc cho Dương Văn Minh thảo văn kiện đầu hàng. Trong nhiều năm có sự tranh chấp giữa Phạm Xuân Thệ , lúc đó là đại úy, sau này là trung tướng và Bùi Văn Tùng , lúc đó là trung tá, về hưu với hàm đại tá. Hai bên đều đưa ra những “chứng cứ không ai chối cãi được” để giành phần thắng. Khổ thay mỗi bên đều dựa vào một phần sự thật. Không ai phân xử được. Người biết rõ nhất là Dương Văn Minh đã chết và không viết hồi ký về chuyện này. May mà rồi có tường thuật của nhà báo người Đức (Borries Gallasch ) mới rõ đầu đuôi câu chuyện .
Rồi chuyện Gạc Ma tháng 3 năm 1988. Có hay không lệnh cấm nổ súng vào bọn giặc cướp Trung cộng ( hoặc cấm nổ súng trước). Ông Lê Đăng Doanh nói rằng đã tự mình nghe ông Lê Đức Anh công nhận đã ra lệnh, nhưng nhiều tướng tá khẳng định là không có, vì trong lịch sử Hải quân không ghi. Chuyện về Hồ Chí Minh, ông có được Liên Hiệp quốc tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới hay không. Trong rất nhiều năm sách báo bên A đều ghi rõ ràng với các bằng chứng cụ thể, nhưng rồi bỗng nhiên có người bên B phát hiện ra không phải.
Những chuyện như trên nhiều vô kể, nhưng chỉ liên quan tới vài người. Những chuyện lớn hơn liên quan tới hàng ngàn, hàng van người như vụ đàn áp ở Quỳnh Lưu năm 1956, vụ đầu độc ở nhà tù Phú Lợi năm 1958, vụ thảm sát ở Huế năm 1968, vụ nông dân Thái Bình năm 1997, vụ 74 binh sĩ của Sài gòn hy sinh ở Hoàng Sa năm 1975 là có công bảo vệ đất của Tổ quốc hay không ( vì là “quân ngụy”), v.v…thì A và B đều có kết luận trái ngược nhau.
Chuyện tương đối lớn như phá hoại Hiệp định Geneve và Paris. Cả ta và đối phương đều phá, nhưng bên nào chủ động phá và phá nhiều hơn. Rồi cuộc chiến tranh 20 năm ( 1955- 1975), là nội chiến hay chống xâm lược, ngày 30/4/1975 là ngày giải phóng hay ngày kết thúc chiến tranh, gọi chính quyền và quân đội của Miền Nam trước 30/4 là ngụy quyền, ngụy quân hay là chính quyền và quân đội Việt Nam cộng hòa v.v… Quan điểm của A và B trái ngược nhau.
Chuyện khá lớn liên quan tới cách mạng tháng 8.( CM T8). Sử chính thống ghi rằng CM T8 đã đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập, đem chính quyền về cho nhân dân. Điều này đã được phần đông dân Việt Nam và nhiều người trên thế giới công nhận là đúng, là sự thật hiển nhiên. Đó là kết quả của tuyên truyền lặp lại nhiều lần và bưng bít một số sự kiện lịch sử. Bên B cho rằng cả 4 điều trên đếu là bịa đặt, đều là dối trá. Bên lề Đảng khẳng định rằng bọn B là thù địch, chúng lật sử để phủ nhận thành quả CM T8. Bên B cho rằng A là bọn bút nô, xuyên tạc lịch sử nhằm phục vụ cho đường lối chính trị của Đảng.
Lập luận của lề Đảng tương đối rõ và nhiều, mọi người đều biết, tôi không viết ra đây (sẽ làm cho bài quá dài). Chỉ xin nêu vài lập luận của B.
Bên B cho rằng khi thành lập Mặt trận Việt Minh vào năm 1941 thì VM có đề ra 4 nhiệm vụ trên, nhưng quá trình làm CM T8 thì không làm việc nào trong 4 việc ấy cả. Không đánh Pháp vì toàn bộ quân Pháp đã bị Nhật loại bỏ vào ngày 9/3/1945. Không đuổi Nhật vì Nhật đã đầu hàng, bị quân Đồng minh tước vũ khí, sau đó thì rút về nước. Không giành độc lập vì ngày 11 /3/1945 vua Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước ký với Pháp. CM T8 chỉ làm một việc là cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim. Đó là cướp chính quyền cho Đảng chứ không phải cho nhân dân. Từ 1945 đên nay thực chất chính quyền là của ĐCS, quyền của nhân dân đã bị Đảng tước đoạt. Về chính phủ Trần Trọng Kim, bên B cho là chính phủ hợp pháp, bên A quy kết là bù nhìn, tay sai của Nhật.
Bên B thách bên A.chỉ ra CM T8 đánh Pháp thì đánh trân nào, ở đâu, lúc nào, ai đánh. Không thể kể trận đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần vào CM T8 và đánh Pháp. Nói CM T8 đuổi Nhật thì hãy chứng minh đuổi như thế nào. Không thể dẫn chứng hoặc chứng minh được vì thực tế có diễn ra đâu.
Việc dựa vào khẩu hiệu năm 1941 rồi gán cho việc không làm trong CM T8 phải chăng là dối tra, bịa đặt. Việc vạch ra sự thật này là lật sử hay bảo vệ sự thật lịch sử. Nếu có lật thì đó là lật tẩy sự tuyên truyền dối trá của bên A chứ không phải lật sử.
Tôi đã đọc nhiều bài về chống lật sử với những bút danh như Hoàng Trọng Đức, Chế Trung Hiếu , Anh Phương Nguyễn, Phạm Quang Núi, Phạm Thông, Lốc Liếc, Đặng Nguyệt, Hoàng Ngân Thương, Lê Hương Lan, Khuất Biên Hòa, đặc biệt là các ông tướng Hoàng Kiền, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Quốc Thước.
Trong các bài về chống lật sử, đáng chú ý là một số bài đả kích bộ sử 15 tập, có dẫn ra vài chi tiết, vài cái tên để phê phán. Họ to tiếng chửi rủa Phan Huy Lê, Trần Quốc Cường và các tác giả vì chuyện không gọi ngụy quân, ngụy quyền mà gọi là quân đội và chính quyền của Việt Nam cộng hòa. Người ta dựa vào câu thơ chúc tết của Hồ Chí Minh “ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” để khăng khăng bắt mọi người gọi ngụy quân, ngụy quyền. Họ bịa đặt rằng không gọi ngụy quân là đã phản bội sự hy sinh xương máu của hàng triệu chiến sĩ quân Giải phóng. ÔI ! Nếu cứ cố tình đề cao hận thù như thế thì làm sao, khi nào mới hòa giải, hòa hợp được dân tộc.
Không những nhóm của Phan Huy Lê bị chửi rủa, họ còn lên án Võ Văn Kiệt chống lưng cho bọn lật sử, lên án tướng Lê Mã Lương., nhà văn Nguyên Ngọc , Nguyễn Văn Phước rất nặng nề , chửi rủa cả nhà sử học Trần Quốc Vượng, Trần Huy Liệu
Ngoài phê phán việc không gọi ngụy quân ngụy quyền, các bài viết khác về lật sử đều mang tính cách “ thùng rỗng kêu to”. Họ thi nhau hô khẩu hiệu : Đả đảo bọn lật sử. Lật sử là chống lại sự lãnh đạo của Đảng. Lật sử là phản bội sự hy sinh của ông cha. Lật sử là thực hiện diễn biến hòa bình. Chống lật sử là thể hiện lòng yêu nước và trung thành với Đảng, là bảo vệ thành quả cách mạng v.v… Ngoài các ý chung chung như vậy, họ không nêu ra được những trường hợp cụ thể và phân tích rõ bên B đã lật sử như thế nào. Riêng trường hợp Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu bên A cũng chỉ dựa vào các thông tin từ lề Đảng mà không phản bác được các chứng cứ của bên B.
Việc tìm ra sự thật xem người ta đã xuyên tạc hoặc lật sử như thế nào cần có thời gian và tự do ngôn luận, cần có những nhà nghiên cứu có tài năng và thực sự khách quan, không bị ý thức hệ chi phối, không sợ việc bị đối lập trả thù. Người ta thường nói : “ Việc này để lịch sử sau này làm sáng tỏ”.
Ừ thì để dần dần. Nhưng thế hệ chúng ta có trách nhiệm gì và có thể làm được gì để đóng góp vào việc tìm sự thật lịch sử đương đại. Có lẽ cách bình thường và hay nhất là đối thoại công khai giữa A và B trên nền tảng tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đối thoại công khai nhằm 2 mục đích chính :
1-Để mỗi bên trình bày hết các quan điểm, các lập luận của mình và tiếp nhận từ bên kia các quan điềm , lập luận của họ. Qua việc này, với thiện tâm, mỗi bên biết được chỗ thiếu sót của mính, chỗ hợp lý của bên kia, để điều chỉnh nhận thức và dần dần giải quyết mâu thuẩn, xóa bỏ bất đồng ( nếu không có thiện tâm không làm được việc này).
2- Để cho bên thứ 3 là đại bộ phân quầ n chúng nhân dân biết rõ được quan điểm và chứng cứ, lập luận mỗi bên . Từ đó quần chúng nhân dân tự đánh giá để quyết định ủng hộ bên nào.
Việc tranh thủ bên thứ ba là vô cùng quan trọng. Chẳng thế mà ĐCS đề cao công tác Dân vận. Nhưng hình như càng tăng cường dân vận thì dân càng mất lòng tin, càng xa rời. Phải chăng vì thế mà ngoài các đoàn thể trong mạt trân Tổ quốc, ở Nghệ An còn lập thêm Hội Cờ đỏ, trong quân đội còn lập “ Lực lượng AK 47”.
Bên thứ ba có thể phân thành 3 nhóm. Nhóm 3A ủng hộ lề Đảng, nhóm 3B ủng hộ lề Dân, nhóm 3C không quan tâm gì đến chính trị và lịch sử, nhóm này đông nhất.
Hiện nay ở VN chưa có tự do ngôn luận và chưa có được những đối thoại công khai, mặc dầu ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban tuyên giáo của ĐCS có hứa hẹn. Báo chi chính thống chỉ đăng những bài về chống lật sử của bên A và thường chỉ được nhóm 3A hưởng ứng, ca ngợi. Các bài của bên B thường chỉ được đăng trên các trang mạng lề Dân và nhiều lúc bị ngăn chặn bởi tường lửa.
Trên kia tôi điểm qua một số nội dung các bài chống lật sử của bên A, lập luận của họ chủ yếu dựa vào những điều đã được phe Đảng tuyên truyền, lưu hành. Về phương pháp luận nghiên cứu khoa học cách làm đó phạm lỗi suy luận vòng quanh. Thật ra thì ban đầu phe Đảng cũng dựa vào một số sự thật lịch sử, nhưng đó là sự thật được chọn lựa và một số đã biến dạng qua lăng kính của Chủ nghĩa Mác Lê. Cũng giống như tuyên truyền Chủ nghĩa Mác Lê, các bài chông lật sử chứa rất nhiều ngụy biện.
Lập luận của bên B chủ yếu dựa vào chứng cứ thực tế. Nhưng thực tế mênh mông, mỗi người nắm được một phần. Bên B bị quy cho lật sử vì đã nêu lên những phần của thực tế khác với điều bên A công bố.
Về những bài báo của bên B. Tôi cũng đọc được khá nhiều. Chủ yếu là những bài trình bày những sự thật của một số sự kiện lịch sử mà tác giả cho là ngược lại với gì bên A đã viết hoặc không viết, không phê phán ai cả. Về trao đổi quan điểm tôi chỉ mới tìm thấy bài “Có nên lật lại lịch sử” của Đặng Chí Hùng, đăng ở trang Dân làm báo ( tháng 5/2012). Đại ý ông Hùng cho rằng nếu có phần nào của lịch sử đã được viết không chính xác thì cần lật lại lắm chứ.
Trong lúc đấu tranh và chờ đợi cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tổ chức các buổi trao đổi học thuật về lịch sử, tự do và công khai các cuộc đối thoại để tìm sự thật thì cần có nhận thức đúng về vai trò của môn lịch sử.
Nghiên cứu lịch sử là một môn của Khoa học xã hội và nhân văn. Là khoa học, nó phải giữ được sự trung thực, độc lập, khách quan, không bị chi phối bởi tình cảm , không bị khống chế bởi bất kỳ đảng phái , lực lượng chính trị hoặc quyền lực nào.
Viết sử chủ yêu là ghi chép lại trung thực những việc đã xẩy ra, không thêm bớt, không bình luận. Nói không thêm bớt là so với những quan sát của mình hoặc những tài liệu mình đã tham khảo chứ khó có thể so với toàn bộ sự việc xẩy ra. Người viết sử không bình luận, không chèn tình cảm của mình váo sự kiện. Việc bình luận và thể hiện tình cảm là của độc giả.
Nhiều đồ đệ của Chủ ghĩa Mác Lê cho rằng lich sử phải phục vụ cho chính trị. Đó là một quan điểm phản khoa học, phản nhân loại.

Bà Phạm Chi Lan so kinh tế Việt Nam với thời vua Minh Mạng

Bà Phạm Chi Lan cho biết thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 1820 cao hơn mức chung thế giới, quy mô kinh tế gấp rưỡi Thái Lan và lớn hơn Philippines và Myanmar cộng lại.
Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh 2 yếu tố đổi mới về thể chế để kinh tế Việt Nam phát triển. Ảnh: VEPR.
Tại Hội thảo công bố báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam do Viện Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ mới đây bà có đọc được một tài liệu khá thú vị.
Nhóm nghiên cứu đề tài đưa ra hình ảnh quy mô của nền kinh tế Việt Nam năm 1820, tức cách đây gần 200 năm. Dưới thời vua Minh Mạng, Việt Nam hoàn toàn không có đầu tư nước ngoài vì Pháp chưa đến còn các đế chế cũ của Trung Quốc đã bị đuổi khỏi Việt Nam. Năm đó, tỷ lệ về quy mô kinh tế của Việt Nam so với quy mô dân số là 0,8/1, tức nếu dân số chúng ta là 1 thì về kinh tế, quy mô đã đạt tới mức là 0,8.
“Thời điểm đó, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam cao hơn so với bình quân thu nhập đầu người trên toàn cầu. Quy mô kinh tế Việt Nam lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại. Chúng ta cũng gấp rưỡi quy mô kinh tế của Thái Lan”, bà Lan nói bằng giọng đầy tự hào.
Dẫn lại câu chuyện 200 năm trước, bà Phạm Chi Lan chỉ thực tế hiện nay kinh tế Việt Nam đang còn khoảng cách khá xa với kinh tế Philippines hay Thái Lan. Đặc biệt là với Thái Lan, để bắt kịp họ sẽ là một nhiệm vụ khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 25% so với mức trung bình thế giới.
Bà Phạm Chi Lan cùng một số chuyên gia nhận định kịch bản tốt nhất cho Việt Nam tính đến năm 2035 là trở thành một nước thu nhập trung bình cao nhưng điều kiện tiên quyết là đổi mới nhiều mặt của nền kinh tế.
“Việt Nam phải chuyển sang kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo và tăng trưởng dựa trên năng suất, phải thoát ra hẳn cách phát triển dựa trên lao động giá rẻ và giá trị gia tăng thấp như hiện nay thì mới có thể vượt lên được”, bà Chi Lan nói.
Ngoài ra, bà Lan chia sẻ trong Báo cáo Việt Nam 2035 mà bà đang cùng nhóm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới thực hiện, khuyến nghị quan trọng nhất với nền kinh tế Việt Nam là đổi mới về thể chế.
Cụ thể, bộ máy nhà nước phải dứt bỏ tình trạng vừa phân mảnh vừa thương mại hóa về nhiều mặt để trở thành một nhà nước hiện đại. Bà cho rằng một Nhà nước hiện đại mới có được một thể chế hiện đại và đưa thể chế đó vào thực thi để dẫn dắt nền kinh tế phát triển, đi theo thời đại của nền kinh tế số.
“Hy vọng trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam có thể bằng được những gì các cụ nhà mình đã làm được trước đó”, bà Phạm Chi Lan kết luận.
Văn Hưng

NGUY CẤP: VIỆT NAM ĐANG CẦN MỘT NỀN GIÁO DỤC KHÔNG NÓI DỐI

Nguyễn Văn Nghệ
Tại buổi thảo luận ở hội trường sáng ngày 30/05/2019 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ bảy (Quốc hội khóa XIV) nhiều đại biểu bày tỏ sự lo ngại về những cải cách trong giáo dục chưa đạt hiểu quả cao, nhiều người dân mất niềm tin vào hệ thống giáo dục. Ông Nguyễn Lân Hiểu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã phát biểu: “Đúng làm sao được khi mà 100% học sinh trong lớp đều đạt loại giỏi. Trong phiên thảo luận về giáo dục, chúng ta đã dành nhiều thời gian để bàn về triết lý giáo dục. Nhưng theo tôi, trước mắt chúng ta cần xây dựng một nền giáo dục không nói dối. Không nên kỳ vọng vào một sản phẩm giáo dục hoàn hảo nếu chúng ta chấp nhận sự dối trá ngay từ khi các con bước vào trường”(1)
Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức vào ngày 24/09/2013, Giáo sư- Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Lý luận và Ứng dụng (ĐHQGTP.HCM) đã đưa ra kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%(2).
Cách nay khoảng 6 năm mà tỷ lệ học sinh nói dối đã ở mức độ như thế thì hiện nay tỷ lệ học sinh nói dối sẽ ở mức độ nào?
Học sinh nói dối là do cách giáo dục của gia đình hay là học đường?
Trong gia đình cha mẹ nào cũng giáo dục con cái tính ngay thẳng: đói nói đói, no nói no; ghét nói ghét, yêu nói yêu “ Thấy vui muốn cười cứ cười/ Thấy buồn muốn khóc là khóc/ Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu” (Lời mẹ dặn- Phùng Quán).
Gia đình thì dạy như thế nhưng khi đến trường thì nhà trường lại dạy như thế nào?. Chúng ta cùng đọc và suy ngẫm mẩu chuyện “Vì sao con bỏ học?” của tác giả Bút Bi đăng trên báo Tuổi Trẻ ra Thứ tư ngày 12/03/2008 để thấy phương pháp giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa:
“ Con là Nguyễn Văn Tèo. Nay con rấm rứt viết thơ này để bày tỏ nỗi niềm vì sao con nghỉ học, cái việc mà hổm rày người lớn bàn tán tùm lum.
Vì sao con nghỉ học? Mấy cô chú nói đúng rồi đó: Nhà con nghèo, con phải đi làm kiếm ăn; con học yếu, con nản…Nhưng đâu chỉ có vậy. Con nghỉ học còn vì nhiều chuyện phát ớn…
Hồi con học lớp 2, thầy dạy vẽ cho cả lớp chủ đề “Vẽ về quyền thiếu nhi”. Nhà con nghèo, con thèm được ăn no nên con vẽ hai bát cơm to. Thầy nói con vẽ sai, phải vẽ trẻ em vui chơi, có chim bồ câu và trái địa cầu mới đúng. Con bị 1 điểm.
Lên lớp 3, con được dự thi “vở sạch chữ đẹp”. Con mừng lắm nhưng té ra lại khổ cái thân: con không được đưa cuốn vở mình đang học để đi thi mà trường bắt mua một cuốn vở mới, chép lại y chang cuốn vở đã học để đi thi cho nó sạch và đẹp. Con thấy thi thố kiểu này chẳng sạch và đẹp chút nào!
Mới đây trường con có đoàn thanh tra dự giờ. Trường gom hết học sinh xịn nhứt khối về một lớp, tụi con giải toán rẹt rẹt, đọc bài re re làm mấy thầy thanh tra khen quá trời đất! Tụi con mắc cười bể bụng luôn…Và nhiều chuyện nữa mắc cười lắm.
Con kể mấy chuyện này với ngoại. Ngoại buồn lắm. Ngoại nói học hành kiểu đó thì khó thành người. Con sợ quá, chẳng thà con làm con người không biết chữ, chớ biết chữ mà thành con khác thì con không chịu.
Vì vậy mà con nghỉ học!”
Học sinh nào đã từng học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đều biết quá rõ tiết học dự giờ của giáo viên, giống như trình diễn!(3)
Giáo dục theo phương pháp như trong bài viết “Vì sao con bỏ học?”là “phản nhân bản” thì làm sao học sinh có thể “thành nhân” được, chỉ có “ thành dã nhân” mà thôi! Thầy cô là những người giúp học sinh rèn các đức tính nhân bản: “ Để Thành Nhân, các em phải được giúp đỡ trong việc luyện các đức tính nhân bản. Ở đây, tôi xin được nhắc đặc biệt đến đức tính ngay thẳng, vì khắp nơi trên thế giới và ngay cả tại Việt Nam thân yêu của chúng ta, người ta ngao ngán vì những chuyện lừa bịp, tham nhũng bất công tràn lan nhan nhản khắp nơi”(3).
Gian dối đã “nhập lý” (lậm vào bên trong, lậm vào xương cốt, giống như bệnh thương hàn nhập lý) vào ngành giáo dục Việt Nam, thay vì thẳng tay loại bỏ gian dối, ngược lại các cơ quan quản lý giáo dục có dấu hiệu bao che. Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh:“Thật không ngờ tình trạng gian lận điểm thi trong giáo dục đã đến mức phổ biến tràn lan, thậm chí xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong cùng một thời điểm gây nên sự bất bình, lo lắng rất lớn trong xã hội. Nhưng không dừng ở mức lo lắng, mà công chúng thật sự phẫn nộ khi cơ quan quản lý giáo dục lại có dấu hiệu bao che cho các hành vi sai trái này dưới mỹ từ “nhân văn”( 4)
Chế độ ta luôn đề cao câu nói của cụ Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
Với phương pháp giáo dục phản nhân bản như thế thì làm sao có thể đào tạo ra hiền tài cho đất nước được? Nhìn vào phương pháp giáo dục ấy chúng ta có thể đánh giá nguyên khí quốc gia thịnh hay là suy.
Gian dối và bạo lực là “ cặp bài trùng”: “Bạo lực chỉ có thể được che đậy đối với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ bạo lực. Ai từng đem bạo lực ra làm cách thức rồi chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc” (Alesandre Solzhenitsyn).
Phải đoạn tuyệt tức khắc với gian dối thì mới mong: “ Xã hội sẽ trong lành, người người sẽ sống trong an bình và tin tưởng nhau, khi lòng con người trong sáng và sống ngay thẳng trung thực. Loại xã hội này hình thành từ trường học, nếu sinh viên, học sinh được dạy dỗ”(5)

Trang