Xuân Dương
Chủ tịch Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh: "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta"
Nhận xét về “Đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật” của Bộ Nội vụ, ông đứng đầu giới Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng:
“Nhà nước chỉ tiết kiệm được 85 tỉ đồng mỗi năm nhưng lại mất đội quân 4 vạn người là những "chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước", mất cả đội ngũ bao năm gắn bó với đất nước, với cách mạng và sáng tạo ra đời sống tinh thần cho nhân dân". [1]
Ông này cũng dõng dạc tuyên bố đã cùng các lãnh đạo của “Liên hiệp” kiên trì trình bày những trăn trở với lãnh đạo cấp cao nhất và kết quả công sức mà ông cùng cộng sự bỏ ra là: “Nhà nước nuôi anh em chúng ta”! [1]
Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam trong bài “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta!” lý giải những lời có cánh của bác “Trưởng Liên hiệp” như sau:
“Nguyên nhân gieo rắc khó khăn cho Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chính là đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật của Bộ Nội vụ.
Một đề án rất dày, công phu, nhưng tựu trung lại chỉ có mấy chữ thôi: tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Nghĩa là chúng ta sẽ không có biên chế, trụ sở, không được hỗ trợ nữa”. [2]
Biếm họa của Choai/ Báo Đại đoàn kết
Năm 2017, trong bài “Chuyện nhà thơ … xin một chiếc xe”, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh viết:
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành vừa có buổi gặp gỡ, lắng nghe ý kiến tháo gỡ khó khăn cùng Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật. Một cuộc gặp gỡ trọng thị và hiếm hoi.
Nhưng kỳ lạ thay, dư âm sau buổi làm việc này lại là những kiến nghị xin “nhà ở, xe cộ, 90 tỷ” của nhà thơ … Chủ tịch Liên hiệp các hội…”. [3]
Lý do mà ông “Liên hiệp các hội” hoan hỷ tuyên bố “Nhà nước nuôi anh em chúng ta" là vì “Không thể để cho giới văn học nghệ thuật của chúng ta tự trang trải được đâu”?
Dân chúng có một nhận xét thơ ngây thế này: “Đứng đầu “Liên hiệp các hội” và cũng đứng đầu luôn cả Hội nhà văn, câu chữ của ông ấy nếu không phải là “khuôn vàng thước ngọc” thì chí ít cũng được trau chuốt đến từng dấu phảy”!
Từ “đâu” trong câu nói của bác “Trưởng Liên hiệp” khiến dân Kẻ Chợ bùi ngùi nhớ lại câu nói được cho là cũng của một “Bác Trưởng”, rằng “Hà Nội không vội được đâu”!!!
Không chỉ dân Kẻ Chợ, những người tạm gọi là “chầu rìa” - nói theo nữ sĩ Hồ Xuân Hương là “Ghé mắt trông sang” - những người chẳng phải thành viên bất kỳ hội nào thuộc “Liên hiệp” không chỉ bùi ngùi mà còn có chung cảm giác ngỡ ngàng.
Ngỡ ngàng vì ông í tuyên bố “Liên hiệp” của mình là “bao thế hệ tài năng” thế sao ông lại gán cho họ cái chuyện “không tự trang trải được” cuộc sống bằng tài năng của chính mình, phải chờ “Nhà nước nuôi”?
Có phải ông xem “tài năng” của anh em trong “Liên hiệp” thời gian gần đây chỉ ở dạng thường thường bậc trung hay tại ông nói vo nên có chút… lỡ!
Khi hết lòng bảo vệ quyền lợi, thậm chí là đề xuất với lãnh đạo cấp cao nhất để có “nhà ở, xe cộ, tiền tỷ” cho “Liên hiệp tài năng” của mình, có lẽ bác “Liên trưởng” không biết những người ít “tài năng”, những người cả đời chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” họ có chờ ai nuôi đâu, họ chỉ biết “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”?
Dân Trung Quốc và không ít dân Việt mình khoái truyện kiếm hiệp của Kim Dung nên cũng “yêu” luôn bang hội nổi tiếng Kim Dung “nặn” ra là “Cái bang”.
Cái bang là bang hội của những người sống bằng nghề ăn mày, võ công trấn bang của các thành viên bang phái này là “Gậy đánh chó” (Đả cẩu bổng pháp).
Đệ tử “Bang ăn mày” hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người thế cô, trừng trị kẻ gian ác nên tiếng lành đồn xa, tiếng không lành chẳng mấy khi nghe thấy.
Thời hậu Kim Dung có lẽ không chỉ dân Việt mà cả dân Trung Quốc cũng phải lắc đầu lè lưỡi vì võ công siêu khủng của vị Bang chủ Cái bang ở dải đất hình chữ S.
Thay vì xin cơm, xin tiền lẻ, bây giờ người ta xin nhà, xin ôtô, xin tiền tỷ.
Thay vì xin “ông đi qua, bà đi lại” bây giờ người ta xin nhà nước, xin “lãnh đạo cấp cao nhất”!
Bang chủ cái bang các đời như Hồng Thất Công, Tiêu Phong, Hoàng Dung,… với pho “Chưởng hạ rồng 18 thế” (Giáng long thập bát chưởng) oai trấn giang hồ, khi vân du các đệ tử chỉ ao ước được diện kiến, sơn hào hải vị chẳng thiếu.
Bang chủ thời nay phải đi xin về nuôi “đệ tử trong bang”, chuyện ngược đời tưởng đùa mà hóa thật.
Có một hội cũng có chữ “Liên” là “Liên đoàn”, người ta không đi “xin” mà tiền từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cứ ùn ùn chảy về bởi các chàng trai tuổi mới ngoài 20 cùng ông thày người Hàn Quốc đã thực sự mang vinh quang về cho đất nước.
Có người bênh, rằng đấy là “Nhà nước cho” chứ bác “Liên trưởng” đâu có vật nài xin xỏ mấy đồng bọ của các anh chị nông dân, công nhân hay mấy bà buôn thúng bán mẹt!
Phải nhớ rằng ông í là người của “văn” của “học” nên khi ông bảo “Nhà nước nuôi” thì đâu phải là tiền thuế mấy chục triệu người chắt bóp nộp ngân sách.
Dẫu sao cũng không thể trách có người ỡm ờ đòi ông ấy phải đính chính là “dân nuôi”.
Là dân, thôi thì cứ cho rằng gần trăm tỷ đồng bỏ ra cũng như công đức như khi đến các “Di tích lịch sử”, ấm ức làm gì cho con cháu mất vui.
Nói thế nhưng báo Nld.com.vn - tiếng nói của bà con lao động Thành phố Hồ Chí Minh - có vẻ không nhất trí, báo này “khui” ra chuyện ngày thơ Việt Nam diễn ra ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, do anh em “phải làm vào ban đêm nên có sự vội vàng”, thế là thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử bị gán cho nhà thơ Yến Lan. [4]
Kể ra thời này khối chuyện ngược, giới ca sĩ, chân dài, ngày xưa bị ghét bỏ, bị cho là “xướng ca vô loài” thì nay lại là thần tượng, hầu hết có nhà lầu, xe hơi, tiền tiêu xả láng, chẳng thấy ai đòi nhà nước phải nuôi, thế mà giới “tài năng” thì lại “không tự trang trải được”.
Có cô giáo bảo hiểm phải bù thêm lương hưu mới bằng lương cơ bản, vị chi mỗi năm được tới gần 20 triệu đồng mà báo chí cho rằng không đủ sống, thế giới “tài năng” có chưa đến 3 triệu một năm lại “được nuôi rồi”.
Kể ra thời nay cũng thật khùng, Vũ “nhôm” - người mù tịt võ công “Gậy đánh chó” nhưng lại có mấy cái gậy chống lưng ở bên Công an, thế là “anh em xã hội” Trần Phương Bình phải móc ra tới 200 tỷ đồng và 13,4 triệu USD giao cho Vũ “nhôm”, chẳng cần hợp đồng hợp thiếc gì hết.
Viết mấy dòng này để tỏ lòng thông cảm với anh em “Liên hiệp” bởi theo ông “Trưởng Liên hiệp”, nếu nhà nước không chi 85 tỷ đồng là “mất bốn vạn anh em chúng ta”.
Lướt qua mấy báo mạng, chỉ thấy cánh báo chí đưa tin theo cách phương phưởng, chả khen cũng chả chê, còn “anh em chúng ta” thì cứ như thóc, xem lời “Bác trưởng” là chuyện vặt, không đáng quan tâm, cần gì phải “rỗi hơi”?
Nói thế không phải là suy diễn chủ quan bởi nhà thơ Bằng Việt, được báo cand.com.vn dẫn lời:
“Có điều chắc chắn là, nếu làm hay thì được công luận khen ngợi và đồng tình; còn nếu làm dở thì sẽ bị công luận chê bai, phản đối. Thực tế đã chứng minh.
Giờ đây, tôi không muốn phát biểu điều gì liên quan đến Hội Nhà văn Việt Nam nữa, vì tôi đã xin rút khỏi Ban Chấp hành Hội từ lâu rồi”. [5]
Nhà thơ Bằng Việt nêu ý kiến trên từ năm 2006, khi bác “Trưởng Liên hiệp” từ chối nhận giải thưởng của “Hội văn”. Vậy 13 năm sau, chuyện “Nhà nước nuôi anh em chúng ta” Nên được “khen ngợi và đồng tình” hay “chê bai, phản đối”?
Mười ba năm tuy ngắn, song liệu đã đủ dài để vận vào câu thơ:
“Mười ba năm vẫn là ta
Từ trong hang đã chui ra
Vươn vai một cái rồi ta … chui vào”!
Tài liệu tham khảo:
[1]https://tuoitre.vn/ong-huu-thinh-nha-nuoc-van-nuoi-anh-em-chung-ta-20190109122848202.htm?fbclid=IwAR2OOpFc2Eo3xgzH6dZRTJeslP7ikoquru6A_xW3D769wEqjSlho2VE4iww
[2] https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/nha-tho-huu-thinh-nha-nuoc-van-nuoi-anh-em-chung-ta-862406.vov
[3]https://www.phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/chuyen-nha-tho-huu-thinh-xin-mot-chiec-xe-107146/
[4]https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/ong-huu-thinh-nham-han-mac-tu-va-yen-lan-do-lam-dem-20170211155314132.htm
[5] http://cand.com.vn/van-hoa/Du-am-ve-giai-thuong-van-hoc-2006-cua-Hoi-nha-van-Viet-Nam-32580/
Chủ tịch Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh: "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta"
Nhận xét về “Đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật” của Bộ Nội vụ, ông đứng đầu giới Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng:
“Nhà nước chỉ tiết kiệm được 85 tỉ đồng mỗi năm nhưng lại mất đội quân 4 vạn người là những "chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước", mất cả đội ngũ bao năm gắn bó với đất nước, với cách mạng và sáng tạo ra đời sống tinh thần cho nhân dân". [1]
Ông này cũng dõng dạc tuyên bố đã cùng các lãnh đạo của “Liên hiệp” kiên trì trình bày những trăn trở với lãnh đạo cấp cao nhất và kết quả công sức mà ông cùng cộng sự bỏ ra là: “Nhà nước nuôi anh em chúng ta”! [1]
Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam trong bài “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta!” lý giải những lời có cánh của bác “Trưởng Liên hiệp” như sau:
“Nguyên nhân gieo rắc khó khăn cho Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chính là đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật của Bộ Nội vụ.
Một đề án rất dày, công phu, nhưng tựu trung lại chỉ có mấy chữ thôi: tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Nghĩa là chúng ta sẽ không có biên chế, trụ sở, không được hỗ trợ nữa”. [2]
Biếm họa của Choai/ Báo Đại đoàn kết
Năm 2017, trong bài “Chuyện nhà thơ … xin một chiếc xe”, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh viết:
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành vừa có buổi gặp gỡ, lắng nghe ý kiến tháo gỡ khó khăn cùng Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật. Một cuộc gặp gỡ trọng thị và hiếm hoi.
Nhưng kỳ lạ thay, dư âm sau buổi làm việc này lại là những kiến nghị xin “nhà ở, xe cộ, 90 tỷ” của nhà thơ … Chủ tịch Liên hiệp các hội…”. [3]
Lý do mà ông “Liên hiệp các hội” hoan hỷ tuyên bố “Nhà nước nuôi anh em chúng ta" là vì “Không thể để cho giới văn học nghệ thuật của chúng ta tự trang trải được đâu”?
Dân chúng có một nhận xét thơ ngây thế này: “Đứng đầu “Liên hiệp các hội” và cũng đứng đầu luôn cả Hội nhà văn, câu chữ của ông ấy nếu không phải là “khuôn vàng thước ngọc” thì chí ít cũng được trau chuốt đến từng dấu phảy”!
Từ “đâu” trong câu nói của bác “Trưởng Liên hiệp” khiến dân Kẻ Chợ bùi ngùi nhớ lại câu nói được cho là cũng của một “Bác Trưởng”, rằng “Hà Nội không vội được đâu”!!!
Không chỉ dân Kẻ Chợ, những người tạm gọi là “chầu rìa” - nói theo nữ sĩ Hồ Xuân Hương là “Ghé mắt trông sang” - những người chẳng phải thành viên bất kỳ hội nào thuộc “Liên hiệp” không chỉ bùi ngùi mà còn có chung cảm giác ngỡ ngàng.
Ngỡ ngàng vì ông í tuyên bố “Liên hiệp” của mình là “bao thế hệ tài năng” thế sao ông lại gán cho họ cái chuyện “không tự trang trải được” cuộc sống bằng tài năng của chính mình, phải chờ “Nhà nước nuôi”?
Có phải ông xem “tài năng” của anh em trong “Liên hiệp” thời gian gần đây chỉ ở dạng thường thường bậc trung hay tại ông nói vo nên có chút… lỡ!
Khi hết lòng bảo vệ quyền lợi, thậm chí là đề xuất với lãnh đạo cấp cao nhất để có “nhà ở, xe cộ, tiền tỷ” cho “Liên hiệp tài năng” của mình, có lẽ bác “Liên trưởng” không biết những người ít “tài năng”, những người cả đời chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” họ có chờ ai nuôi đâu, họ chỉ biết “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”?
Dân Trung Quốc và không ít dân Việt mình khoái truyện kiếm hiệp của Kim Dung nên cũng “yêu” luôn bang hội nổi tiếng Kim Dung “nặn” ra là “Cái bang”.
Cái bang là bang hội của những người sống bằng nghề ăn mày, võ công trấn bang của các thành viên bang phái này là “Gậy đánh chó” (Đả cẩu bổng pháp).
Đệ tử “Bang ăn mày” hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người thế cô, trừng trị kẻ gian ác nên tiếng lành đồn xa, tiếng không lành chẳng mấy khi nghe thấy.
Thời hậu Kim Dung có lẽ không chỉ dân Việt mà cả dân Trung Quốc cũng phải lắc đầu lè lưỡi vì võ công siêu khủng của vị Bang chủ Cái bang ở dải đất hình chữ S.
Thay vì xin cơm, xin tiền lẻ, bây giờ người ta xin nhà, xin ôtô, xin tiền tỷ.
Thay vì xin “ông đi qua, bà đi lại” bây giờ người ta xin nhà nước, xin “lãnh đạo cấp cao nhất”!
Bang chủ cái bang các đời như Hồng Thất Công, Tiêu Phong, Hoàng Dung,… với pho “Chưởng hạ rồng 18 thế” (Giáng long thập bát chưởng) oai trấn giang hồ, khi vân du các đệ tử chỉ ao ước được diện kiến, sơn hào hải vị chẳng thiếu.
Bang chủ thời nay phải đi xin về nuôi “đệ tử trong bang”, chuyện ngược đời tưởng đùa mà hóa thật.
Có một hội cũng có chữ “Liên” là “Liên đoàn”, người ta không đi “xin” mà tiền từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cứ ùn ùn chảy về bởi các chàng trai tuổi mới ngoài 20 cùng ông thày người Hàn Quốc đã thực sự mang vinh quang về cho đất nước.
Có người bênh, rằng đấy là “Nhà nước cho” chứ bác “Liên trưởng” đâu có vật nài xin xỏ mấy đồng bọ của các anh chị nông dân, công nhân hay mấy bà buôn thúng bán mẹt!
Phải nhớ rằng ông í là người của “văn” của “học” nên khi ông bảo “Nhà nước nuôi” thì đâu phải là tiền thuế mấy chục triệu người chắt bóp nộp ngân sách.
Dẫu sao cũng không thể trách có người ỡm ờ đòi ông ấy phải đính chính là “dân nuôi”.
Là dân, thôi thì cứ cho rằng gần trăm tỷ đồng bỏ ra cũng như công đức như khi đến các “Di tích lịch sử”, ấm ức làm gì cho con cháu mất vui.
Nói thế nhưng báo Nld.com.vn - tiếng nói của bà con lao động Thành phố Hồ Chí Minh - có vẻ không nhất trí, báo này “khui” ra chuyện ngày thơ Việt Nam diễn ra ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, do anh em “phải làm vào ban đêm nên có sự vội vàng”, thế là thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử bị gán cho nhà thơ Yến Lan. [4]
Kể ra thời này khối chuyện ngược, giới ca sĩ, chân dài, ngày xưa bị ghét bỏ, bị cho là “xướng ca vô loài” thì nay lại là thần tượng, hầu hết có nhà lầu, xe hơi, tiền tiêu xả láng, chẳng thấy ai đòi nhà nước phải nuôi, thế mà giới “tài năng” thì lại “không tự trang trải được”.
Có cô giáo bảo hiểm phải bù thêm lương hưu mới bằng lương cơ bản, vị chi mỗi năm được tới gần 20 triệu đồng mà báo chí cho rằng không đủ sống, thế giới “tài năng” có chưa đến 3 triệu một năm lại “được nuôi rồi”.
Kể ra thời nay cũng thật khùng, Vũ “nhôm” - người mù tịt võ công “Gậy đánh chó” nhưng lại có mấy cái gậy chống lưng ở bên Công an, thế là “anh em xã hội” Trần Phương Bình phải móc ra tới 200 tỷ đồng và 13,4 triệu USD giao cho Vũ “nhôm”, chẳng cần hợp đồng hợp thiếc gì hết.
Viết mấy dòng này để tỏ lòng thông cảm với anh em “Liên hiệp” bởi theo ông “Trưởng Liên hiệp”, nếu nhà nước không chi 85 tỷ đồng là “mất bốn vạn anh em chúng ta”.
Lướt qua mấy báo mạng, chỉ thấy cánh báo chí đưa tin theo cách phương phưởng, chả khen cũng chả chê, còn “anh em chúng ta” thì cứ như thóc, xem lời “Bác trưởng” là chuyện vặt, không đáng quan tâm, cần gì phải “rỗi hơi”?
Nói thế không phải là suy diễn chủ quan bởi nhà thơ Bằng Việt, được báo cand.com.vn dẫn lời:
“Có điều chắc chắn là, nếu làm hay thì được công luận khen ngợi và đồng tình; còn nếu làm dở thì sẽ bị công luận chê bai, phản đối. Thực tế đã chứng minh.
Giờ đây, tôi không muốn phát biểu điều gì liên quan đến Hội Nhà văn Việt Nam nữa, vì tôi đã xin rút khỏi Ban Chấp hành Hội từ lâu rồi”. [5]
Nhà thơ Bằng Việt nêu ý kiến trên từ năm 2006, khi bác “Trưởng Liên hiệp” từ chối nhận giải thưởng của “Hội văn”. Vậy 13 năm sau, chuyện “Nhà nước nuôi anh em chúng ta” Nên được “khen ngợi và đồng tình” hay “chê bai, phản đối”?
Mười ba năm tuy ngắn, song liệu đã đủ dài để vận vào câu thơ:
“Mười ba năm vẫn là ta
Từ trong hang đã chui ra
Vươn vai một cái rồi ta … chui vào”!
Tài liệu tham khảo:
[1]https://tuoitre.vn/ong-huu-thinh-nha-nuoc-van-nuoi-anh-em-chung-ta-20190109122848202.htm?fbclid=IwAR2OOpFc2Eo3xgzH6dZRTJeslP7ikoquru6A_xW3D769wEqjSlho2VE4iww
[2] https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/nha-tho-huu-thinh-nha-nuoc-van-nuoi-anh-em-chung-ta-862406.vov
[3]https://www.phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/chuyen-nha-tho-huu-thinh-xin-mot-chiec-xe-107146/
[4]https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/ong-huu-thinh-nham-han-mac-tu-va-yen-lan-do-lam-dem-20170211155314132.htm
[5] http://cand.com.vn/van-hoa/Du-am-ve-giai-thuong-van-hoc-2006-cua-Hoi-nha-van-Viet-Nam-32580/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét