18 tháng 1, 2019

VỀ CÁI LÝ SỰ “ĂN CHÁO ĐÁ BÁT”

Mạc Van Trang
Xin không dài dòng, nói ngay vào cái “lý sự” này của mấy người “còn đảng còn mình”, lên án những người có thái độ phê phán chế độ hiện nay. Họ cho rằng những người đã học hành, thành đạt từ chế độ này thì phải tuyệt đối phục vụ chế độ này; phải trung thành tuyệt đối, phải ca ngợi chế độ chứ không được phê phán chế độ; thậm chí không được phê phán những sai lầm, tội lỗi của những người cai quản chế độ này. Lý sự của họ là: “Đảng và Nhà nước đã cho ăn học”; “Đảng và nhà nước đã gửi anh ra nước ngoài đào tạo”; “Đảng và nhà nước đã quy hoạch, bồi dưỡng anh”... Thế mà bây giờ anh quay lại phê phán Đảng và chế độ này?
Với cái não trạng như vậy, nên năm trước GS Ngô Bảo Châu có viết một câu gì đó, mà một số người cho là đụng chạm đến vong linh của chế độ, liền bị đám dư luận viên xúm vào phê phán là “vong ân, bội nghĩa”, nhiếc móc là đồ “ăn cháo, đá bát”(?)... Nhưng đối với đám DLV, chả chấp làm gì!
Năm vừa qua, khi GS Chu Hảo bị Đảng CS phê phán, kỷ luật khai trừ đảng, nhiều người bầy tỏ sự bất bình với quyết định ấy, thì mấy ông già cũng lên tivi phê phán GS Chu Hảo với ý là “Đảng và Nhà nước đã ưu ái cho đi đào tạo..., bố trí anh vào vị trí này nọ, thế mà bây giờ anh lại quay ra phê phán lại chế độ...”.
Xin có mấy ý kiến thế này:
1. Nếu những ai được đào tạo từ chế độ đó mà không trung thành với nó, là “ăn cháo đá bát”, thì thử hỏi, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945 là gì, khi tất cả các thành viên của nó đều được đào tạo, nuôi dưỡng từ chế độ thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn?
2. Lâu nay nhiều người trong bộ máy cai trị xã hội này rất láu cá, luôn đem “Đảng Bác”, “Đảng, Nhà nước”, “Xương máu của bao liệt sĩ và đồng bào đã hy sinh”... để che chắn cho họ và mượn uy danh đó để ra oai dọa dẫm thiên hạ. Vừa rồi, ở cấp trung ương quản lý, mấy chục “đồng chí bị lộ”, té ra , các “đồng chí” này toàn là loại tham nhũng, cướp bóc, hại dân, hại nước, vô đạo đức... Thế mà mới trước đó họ vẫn nhân danh cho “Đảng, Nhà nước, chế độ...”, lên mặt hăm dọa, dạy bảo nhân dân! Rõ ràng, khi có quyền, họ đã đánh tráo vai trò, vị thế, từ “đầy tớ” thành “ông chủ” để tác oai tác quái.
Họ luôn mồm nói học tập làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng họ không nhớ, năm 1946, Cụ Hồ đã nói: Cán bộ từ Chính phủ trung ương đến các làng đều là đầy tớ của dân, phục vụ dân, chứ không phải đè đầu cưỡi cổ dân; “cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra”... Vậy đó, cái Đảng này, Nhà nước này đều ăn cơm dân, mặc áo dân; những món quà họ đem tặng cho người này, người kia, cũng là tiền của dân cả. Đáng lẽ họ có nhiệm vụ phục vụ dân, thì lại đi tiếm quyền của dân, rồi lấy quyền đó, thành ông chủ để ban ơn và kể công với dân...
Vậy những người thành đạt trong xã hội này, nếu mang ơn thì mang ơn cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng; mang ơn nhân dân bao đời đã xây đắp nên xã hội này, chứ đâu phải lo đền ơn, đáp nghĩa mấy người “đầy tớ” ngồi văn phòng, ăn lương, hưởng bổng lộc của dân, rồi ký tên, đóng dấu và kể công.
Người thành đạt ấy có nghĩa vụ trung thành và đền đáp ân nghĩa của nhân dân, phục vụ xã hội, phụng sự Tổ quốc, chứ không phải mù quáng trung thành phục vụ cho một nhóm lợi ích nào, nhất là khi nó đã thối nát.
3. Chỉ trong các băng đảng xã hội đen thì các “đại ca” mới lo tuyển chọn tay sai tuyệt đối trung thành với mình (chứ không phải trung thành với nhân dân); và khi cất nhắc giao việc cho đàn em thì chú mày phải tuyệt đối trung thành với “đại ca” với tổ chức. Khi anh nghỉ, chú mày lên thay, phải ra sức giữ cho cái băng đảng này tồn tại càng lâu càng tốt, và cấm không được bới móc lại sai lầm của các tiền bối...
Không biết cái cơ chế “tuyển chọn, quy hoạch, bố trí cán bộ” của chế độ ta có giống gì với ví dụ trên không, nhưng những người kế tục, thường bao che cho những sai lầm trước, bao nhiêu sai lầm cứ lùng bùng, kéo dài mãi. Vụ Thủ Thiêm mới đây là một ví dụ. Qua 4 nhiệm kỳ, 20 năm, bao sai trái, oan khuất bị vùi lấp đi, cuối cùng mới bung bét ra... Như vậy là người sau trung thành với người trước, với tổ chức của họ, chứ đâu có trung thành với dân, phục vụ dân. Rồi cả cái băng đảng trung thành với nhau ấy sẽ phải chịu tội trước nhân dân.
Tóm lại, mỗi người đủ trưởng thành, có ý thức rõ về bản thân và xã hội, sẽ tự biết mình phải làm gì và như thế nào là đền ơn Nhân dân, phục vụ xã hội, trung thành với Dân tộc, phụng sự Tổ quốc.

"Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta!" : Ghé mắt trông sang, "cái bang" sao đông thế!

Xuân Dương

Chủ tịch Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh: "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta"
Nhận xét về “Đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật” của Bộ Nội vụ, ông đứng đầu giới Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng:
“Nhà nước chỉ tiết kiệm được 85 tỉ đồng mỗi năm nhưng lại mất đội quân 4 vạn người là những "chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước", mất cả đội ngũ bao năm gắn bó với đất nước, với cách mạng và sáng tạo ra đời sống tinh thần cho nhân dân". [1]
Ông này cũng dõng dạc tuyên bố đã cùng các lãnh đạo của “Liên hiệp” kiên trì trình bày những trăn trở với lãnh đạo cấp cao nhất và kết quả công sức mà ông cùng cộng sự bỏ ra là: “Nhà nước nuôi anh em chúng ta”! [1]
Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam trong bài “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta!” lý giải những lời có cánh của bác “Trưởng Liên hiệp” như sau:
“Nguyên nhân gieo rắc khó khăn cho Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chính là đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật của Bộ Nội vụ.
Một đề án rất dày, công phu, nhưng tựu trung lại chỉ có mấy chữ thôi: tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Nghĩa là chúng ta sẽ không có biên chế, trụ sở, không được hỗ trợ nữa”. [2]
Biếm họa của Choai/ Báo Đại đoàn kết
Năm 2017, trong bài “Chuyện nhà thơ … xin một chiếc xe”, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh viết:
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành vừa có buổi gặp gỡ, lắng nghe ý kiến tháo gỡ khó khăn cùng Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật. Một cuộc gặp gỡ trọng thị và hiếm hoi.
Nhưng kỳ lạ thay, dư âm sau buổi làm việc này lại là những kiến nghị xin “nhà ở, xe cộ, 90 tỷ” của nhà thơ … Chủ tịch Liên hiệp các hội…”. [3]
Lý do mà ông “Liên hiệp các hội” hoan hỷ tuyên bố “Nhà nước nuôi anh em chúng ta" là vì “Không thể để cho giới văn học nghệ thuật của chúng ta tự trang trải được đâu”?
Dân chúng có một nhận xét thơ ngây thế này: “Đứng đầu “Liên hiệp các hội” và cũng đứng đầu luôn cả Hội nhà văn, câu chữ của ông ấy nếu không phải là “khuôn vàng thước ngọc” thì chí ít cũng được trau chuốt đến từng dấu phảy”!
Từ “đâu” trong câu nói của bác “Trưởng Liên hiệp” khiến dân Kẻ Chợ bùi ngùi nhớ lại câu nói được cho là cũng của một “Bác Trưởng”, rằng “Hà Nội không vội được đâu”!!!
Không chỉ dân Kẻ Chợ, những người tạm gọi là “chầu rìa” - nói theo nữ sĩ Hồ Xuân Hương là “Ghé mắt trông sang” - những người chẳng phải thành viên bất kỳ hội nào thuộc “Liên hiệp” không chỉ bùi ngùi mà còn có chung cảm giác ngỡ ngàng.
Ngỡ ngàng vì ông í tuyên bố “Liên hiệp” của mình là “bao thế hệ tài năng” thế sao ông lại gán cho họ cái chuyện “không tự trang trải được” cuộc sống bằng tài năng của chính mình, phải chờ “Nhà nước nuôi”?
Có phải ông xem “tài năng” của anh em trong “Liên hiệp” thời gian gần đây chỉ ở dạng thường thường bậc trung hay tại ông nói vo nên có chút… lỡ!
Khi hết lòng bảo vệ quyền lợi, thậm chí là đề xuất với lãnh đạo cấp cao nhất để có “nhà ở, xe cộ, tiền tỷ” cho “Liên hiệp tài năng” của mình, có lẽ bác “Liên trưởng” không biết những người ít “tài năng”, những người cả đời chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” họ có chờ ai nuôi đâu, họ chỉ biết “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”?
Dân Trung Quốc và không ít dân Việt mình khoái truyện kiếm hiệp của Kim Dung nên cũng “yêu” luôn bang hội nổi tiếng Kim Dung “nặn” ra là “Cái bang”.
Cái bang là bang hội của những người sống bằng nghề ăn mày, võ công trấn bang của các thành viên bang phái này là “Gậy đánh chó” (Đả cẩu bổng pháp).
Đệ tử “Bang ăn mày” hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người thế cô, trừng trị kẻ gian ác nên tiếng lành đồn xa, tiếng không lành chẳng mấy khi nghe thấy.
Thời hậu Kim Dung có lẽ không chỉ dân Việt mà cả dân Trung Quốc cũng phải lắc đầu lè lưỡi vì võ công siêu khủng của vị Bang chủ Cái bang ở dải đất hình chữ S.
Thay vì xin cơm, xin tiền lẻ, bây giờ người ta xin nhà, xin ôtô, xin tiền tỷ.
Thay vì xin “ông đi qua, bà đi lại” bây giờ người ta xin nhà nước, xin “lãnh đạo cấp cao nhất”!
Bang chủ cái bang các đời như Hồng Thất Công, Tiêu Phong, Hoàng Dung,… với pho “Chưởng hạ rồng 18 thế” (Giáng long thập bát chưởng) oai trấn giang hồ, khi vân du các đệ tử chỉ ao ước được diện kiến, sơn hào hải vị chẳng thiếu.
Bang chủ thời nay phải đi xin về nuôi “đệ tử trong bang”, chuyện ngược đời tưởng đùa mà hóa thật.
Có một hội cũng có chữ “Liên” là “Liên đoàn”, người ta không đi “xin” mà tiền từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cứ ùn ùn chảy về bởi các chàng trai tuổi mới ngoài 20 cùng ông thày người Hàn Quốc đã thực sự mang vinh quang về cho đất nước.
Có người bênh, rằng đấy là “Nhà nước cho” chứ bác “Liên trưởng” đâu có vật nài xin xỏ mấy đồng bọ của các anh chị nông dân, công nhân hay mấy bà buôn thúng bán mẹt!
Phải nhớ rằng ông í là người của “văn” của “học” nên khi ông bảo “Nhà nước nuôi” thì đâu phải là tiền thuế mấy chục triệu người chắt bóp nộp ngân sách.
Dẫu sao cũng không thể trách có người ỡm ờ đòi ông ấy phải đính chính là “dân nuôi”.
Là dân, thôi thì cứ cho rằng gần trăm tỷ đồng bỏ ra cũng như công đức như khi đến các “Di tích lịch sử”, ấm ức làm gì cho con cháu mất vui.
Nói thế nhưng báo Nld.com.vn - tiếng nói của bà con lao động Thành phố Hồ Chí Minh - có vẻ không nhất trí, báo này “khui” ra chuyện ngày thơ Việt Nam diễn ra ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, do anh em “phải làm vào ban đêm nên có sự vội vàng”, thế là thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử bị gán cho nhà thơ Yến Lan. [4]
Kể ra thời này khối chuyện ngược, giới ca sĩ, chân dài, ngày xưa bị ghét bỏ, bị cho là “xướng ca vô loài” thì nay lại là thần tượng, hầu hết có nhà lầu, xe hơi, tiền tiêu xả láng, chẳng thấy ai đòi nhà nước phải nuôi, thế mà giới “tài năng” thì lại “không tự trang trải được”.
Có cô giáo bảo hiểm phải bù thêm lương hưu mới bằng lương cơ bản, vị chi mỗi năm được tới gần 20 triệu đồng mà báo chí cho rằng không đủ sống, thế giới “tài năng” có chưa đến 3 triệu một năm lại “được nuôi rồi”.
Kể ra thời nay cũng thật khùng, Vũ “nhôm” - người mù tịt võ công “Gậy đánh chó” nhưng lại có mấy cái gậy chống lưng ở bên Công an, thế là “anh em xã hội” Trần Phương Bình phải móc ra tới 200 tỷ đồng và 13,4 triệu USD giao cho Vũ “nhôm”, chẳng cần hợp đồng hợp thiếc gì hết.
Viết mấy dòng này để tỏ lòng thông cảm với anh em “Liên hiệp” bởi theo ông “Trưởng Liên hiệp”, nếu nhà nước không chi 85 tỷ đồng là “mất bốn vạn anh em chúng ta”.
Lướt qua mấy báo mạng, chỉ thấy cánh báo chí đưa tin theo cách phương phưởng, chả khen cũng chả chê, còn “anh em chúng ta” thì cứ như thóc, xem lời “Bác trưởng” là chuyện vặt, không đáng quan tâm, cần gì phải “rỗi hơi”?
Nói thế không phải là suy diễn chủ quan bởi nhà thơ Bằng Việt, được báo cand.com.vn dẫn lời:
“Có điều chắc chắn là, nếu làm hay thì được công luận khen ngợi và đồng tình; còn nếu làm dở thì sẽ bị công luận chê bai, phản đối. Thực tế đã chứng minh.
Giờ đây, tôi không muốn phát biểu điều gì liên quan đến Hội Nhà văn Việt Nam nữa, vì tôi đã xin rút khỏi Ban Chấp hành Hội từ lâu rồi”. [5]
Nhà thơ Bằng Việt nêu ý kiến trên từ năm 2006, khi bác “Trưởng Liên hiệp” từ chối nhận giải thưởng của “Hội văn”. Vậy 13 năm sau, chuyện “Nhà nước nuôi anh em chúng ta” Nên được “khen ngợi và đồng tình” hay “chê bai, phản đối”?
Mười ba năm tuy ngắn, song liệu đã đủ dài để vận vào câu thơ:
“Mười ba năm vẫn là ta
Từ trong hang đã chui ra
Vươn vai một cái rồi ta … chui vào”!

Tài liệu tham khảo:
[1]https://tuoitre.vn/ong-huu-thinh-nha-nuoc-van-nuoi-anh-em-chung-ta-20190109122848202.htm?fbclid=IwAR2OOpFc2Eo3xgzH6dZRTJeslP7ikoquru6A_xW3D769wEqjSlho2VE4iww
[2] https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/nha-tho-huu-thinh-nha-nuoc-van-nuoi-anh-em-chung-ta-862406.vov
[3]https://www.phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/chuyen-nha-tho-huu-thinh-xin-mot-chiec-xe-107146/
[4]https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/ong-huu-thinh-nham-han-mac-tu-va-yen-lan-do-lam-dem-20170211155314132.htm
[5] http://cand.com.vn/van-hoa/Du-am-ve-giai-thuong-van-hoc-2006-cua-Hoi-nha-van-Viet-Nam-32580/

VỀ CÁI LÝ SỰ “KHÔNG THÍCH CHẾ ĐỘ NÀY, RA NƯỚC NGOÀI MÀ SỐNG”!

Mạc Van Trang
Ta thường bắt gặp trên mạng xã hội và cả trong đời sống, một số người lý sự rằng, “Anh phê phán, không thích chế độ này, thì ra nước ngoài mà sống”; “Chị muốn tự do, dân chủ, thì sang Tây mà sống”! Có lẽ chính quyền cũng đồng lõa và khuyến khích những người có thái độ như vậy, nên cái lý sự này ngày càng lan rộng, nhất là khi chính quyền đã trục xuất ra nước ngoài, một số tù nhân đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền... Xin có mấy ý kiến như sau.
1. Nếu chế độ XHCN tốt đẹp, “dân chủ gấp vạn/triệu lần” xã hội tư bản, thì sau năm 1975 đã không có hàng triệu người Việt phải đau khổ, bỏ nhà cửa, tài sản, mạo hiểm cả mạng sống của mình, quyết ra đi. “Đến cái cột điện mà biết đi thì nó cũng di tản”! Đồng bào mình phải bỏ quê hương, đất nước ra đi là nỗi đau đớn tột cùng. Chỉ có những kẻ vô lương tâm mới dửng dưng, vô cảm, nói người dân “... ra nước ngoài mà sống”!
2. Đất nước hòa bình, thống nhất, phát triển hơn 40 năm rồi, nay người Việt vẫn tìm đường ra đi: Bao nhiêu cô gái xếp hàng cho người ta chọn làm vợ dân xứ Đài Loan, Hàn Quốc...; bao nhiêu người “chạy” để được đi xuất khẩu lao động, sang nước người ta làm những việc mà dân sở tại không ai muốn làm; bao nhiêu người hết hạn lao động trốn chui, trốn lủi để lưu vong xứ người; bao nhiêu người tốn kém mấy trăm triệu cho các đường dây, để được sang châu Âu, tìm cách bám trụ, rồi đưa gia đình sang; vừa mới rồi 152 người đi du lịch Đài Loan trốn ở lại; 30 du học sinh Việt Nam bỏ học và trốn ở Hàn Quốc... Rồi bao nhiêu quan chức, đại gia gửi con du học ở các nước tư bản, mua nhà bên đó, chuẩn bị tổ ấm cho tương lai...?
Nếu bây giờ Việt Nam được miễn thị thực vào các nước, không biết bao nhiêu người sẽ bỏ nước ra đi? Hiện trạng nói trên là thực tế đau buồn, đối với những người có lòng yêu nước, thương dân, biết tự trọng dân tộc. Một chính quyền chân chính phải thấy hổ thẹn khi dân bỏ nước mà đi. Phải nghĩ xem, tại sao lại như vậy?
3. Nhưng không vì thế mà cho phép ai đó có quyền nói với một công dân rằng, “Anh muốn tự do, dân chủ thì ra nước ngoài mà sống”! Nếu người ta sống nhờ trong nhà anh, thì anh có quyền nói vậy. Nhưng đây là Tổ quốc, là Đất nước của mọi người dân Việt Nam. Các Vua chúa ngày xưa cũng luôn nói, đất nước là của muôn dân trăm họ. Quyền được sống, được chết trên đất nước mình là điều thiêng liêng, đối với mỗi công dân. Một chính quyền chân chính phải luôn luôn bảo vệ quyền đó của công dân và tự hào khi người dân gắn bó với quê hương. Ta thật tự hào, khi Trần Bình Trọng đanh thép tuyên bố “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm Vương đất Bắc”! Ta thật cảm động khi Trần Huỳnh Duy Thức quyết tuyệt thực, phản đối bị trục xuất ra nước ngoài và dõng dạc nói: “Tôi không ra nước ngoài. Tôi ở lại để phục vụ đất nước”. Mà đấu tranh đòi tự do, dân chủ thì có gì sai? Chính Cụ Hồ đã viết: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”! Người ta đấu tranh, đòi hỏi tự do, dân chủ đâu phải cho cá nhân mình, mà vì muốn những quyền đã ghi trong Hiến pháp và những cam kết quốc tế, phải được thực thi cho mọi công dân Việt Nam.
Những người chỉ biết “còn Đảng, còn mình” cũng nên nhớ rằng, đất nước Việt Nam hình chữ S, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau hôm nay, là bao nhiêu mồ hôi, xương máu ngàn đời của Tổ tiên các dân tộc Việt Nam đã khai phá, tôn tạo, bảo vệ, mới có được giang sơn này, để lại cho muôn đời con cháu. Những người cộng sản từ 1945 đến nay, có khai phá, mở rộng bờ cõi thêm được tấc đất nào không? Không những thế, việc cắm mốc biên giới phía Bắc với Trung cộng, bị thua thiệt, mất bao nhiêu đất cũng chưa được công khai cho dân biết; rồi mất đảo Gạc Ma vào tay Trung cộng 1988; thêm nữa, do quản lý yếu kém, “rừng vàng, biển bạc” tổ tiên để lại, giờ tan hoang, xơ xác...
Điều tệ hại nhất là, những người cộng sản đã không khai phá mở rộng thêm đất nước, mà lại ra Luật “đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý”, để tha hồ cưỡng chế, thu hồi đất, gây nên bao thảm cảnh. Vì vậy, cần thực tâm suy nghĩ, nên biết điều, đừng cậy quyền, cậy thế, đuổi người này, trục xuất người kia ra khỏi Tổ quốc thiêng liêng của toàn thể các dân tộc Việt Nam, của mọi người dân sống trên đất nước này.

Phải minh bạch: Ai đã cấm tuyên truyền về chiến tranh biên giới phía Bắc?

Tác giả: FB Tâm Chánh

Vì sao cuộc chiến tranh chống bành trướng bá quyền Trung Quốc đã vắng mặt nhiều năm nay trên các diễn đàn quốc sử? 10 năm trước báo SGTT của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhan tàng khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỉ niệm 30 năm cuộc chiến.
Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kì ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối. Biên giới tháng Hai do Huy Đức viết, là ký sự ghi nhận hiện thực ấy, định đăng ba kì báo trên SGTT, nhưng chỉ mới đăng được một kì đã kết thúc. Chúng tôi chỉ biết mệnh lệnh ngưng đăng từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất. Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh ấy (Tâm Chánh).
KD: Sáng nay, bất ngờ đọc được bài trên báo Thanh niên, nhan đề: “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông”, thấy rất lạ. Buổi trưa đi về, vội copy lại vì chỉ sợ, biết đâu bài lại bị bóc gỡ . Bởi nhiều năm nay rồi, báo chí chính thống VN đâu có được gọi đích danh “Trung Quốc”, toàn “nước lạ”, “tàu lạ”. Đến mức cư dân mạng có hẳn thành ngữ đau xót: “Tàu nước lạ, sự hèn hạ thì quen”. Rồi bất ngờ nữa, lại đọc được stt này của nhà báo Tâm Chánh. Vì sao nhỉ? Vì sao một dân tộc chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm nay, chứng tỏ dân tộc đó đâu có hèn??? Nhưng biết đâu câu hỏi nhức nhối của nhà báo Tâm Chánh cũng lại rơi tõm vào sự “im lặng là vàng”?
———
Vì sao cuộc chiến tranh chống bành trướng bá quyền Trung Quốc đã vắng mặt nhiều năm nay trên các diễn đàn quốc sử? 10 năm trước báo SGTT của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhan tàng khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỉ niệm 30 năm cuộc chiến.
Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kì ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối. Biên giới tháng Hai do Huy Đức viết, là ký sự ghi nhận hiện thực ấy, định đăng ba kì báo trên SGTT, nhưng chỉ mới đăng được một kì đã kết thúc. Chúng tôi chỉ biết mệnh lệnh ngưng đăng từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất. Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh ấy.
Một lần kiểm điểm tổng biên tập SGTT, ông Nguyễn Thanh Hải phó ban tuyên giáo thành ủy phê bình báo SGTT về 100 bài “có vấn đề”, nhận xét “chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường…”
Người ta là ai? Ai cho mình cái quyền được đứng trên, quên hay nhớ lịch sử? Chúng tôi chỉ nhận được sự im lặng trịch thượng.
Một nhà nghiên cứu lịch sử đương triều mà tôi biết chắc chắn có tiếp cận trực tiếp bản ghi Thoả thuận cấp cao của hai đảng về bình thường hoá quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc, khi nghe tôi trình bày ấm ức của chúng tôi ở báo SGTT, đã thì thào, “đó là một nội dung thỏa thuận cấp cao nêu đại ý là Bạn tuyên giáo chỉ đạo tuyên truyền không nhắc lại quá khứ không tốt đẹp…” (Văn nói không dẫn nguyên si văn bản gốc).
Thực ra tôi đã đọc đoạn ghi đó đăng trên báo nhưng tôi không muốn tiếp nhận nó khi chúng tôi thực hiện ký sự Biên giới tháng Hai. Chúng tôi chấp nhận kỉ luật tuyên truyền của đảng. Nhưng chúng tôi không đông tình lấy một thỏa thuận của hai đảng thành như pháp luật của đất nước. Thỏa thuận ấy của lãnh đạo cấp cao có thể là một biện pháp chính trị cần thiết. Nhưng chỉ đạo nó thành một hiện thực cấm kị, sợ hãi và hèn yếu như 10 năm vừa qua là trách nhiệm của ban tuyên giáo.
Không một ai, không một thế lực nào có thể đứng trên lịch sử.
Ai đục bia mộ liệt sĩ theo khẩu vị chính trị của lãnh đạo? Ai đã để diễn ra tình cảnh hoang tàn, lạnh lẻo ở các nghĩa trang liệt sĩ dọc tuyến biên giới phía Bắc? Đã đến lúc đảng phải minh bạch trách nhiệm này trước nhân dân.
Chúng ta đã làm một lũ vô ơn, bội bạc như vậy đủ rồi.
————–
Theo Tiếng Dân
Đọc tiếp:
45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông
Tác giả: Khánh An
Trung Quốc đã có hàng loạt hành động phi pháp để phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông kể từ khi ngang ngược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam tuần tra tại vùng biển Hoàng Sa
Ảnh: Mai Thanh Hải
Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19.1.1974 sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950.
Từ đó đến nay, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.
Ngoài mục tiêu áp đặt tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Hoàng Sa, những hành động này còn nhằm tạo cơ sở bàn đạp để tiếp tục bành trướng ra toàn bộ Biển Đông.
Từ phát triển trái phép…
Tại Hoàng Sa, Bắc Kinh từ năm 2005 đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền phi pháp tại một số điểm trên quần đảo này. Đến năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc ngang ngược phê chuẩn thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam để đơn phương áp đặt quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
tin liên quan
Quyết liệt vì Hoàng Sa
Từ cuối tháng 5.2010, Trung Quốc đưa tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 90 – 116 hải lý. Nước này còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn để xây dựng công trình phi pháp.
Song song đó, các hoạt động quân sự được tăng cường từ tháng 2.2011 khi Hạm đội Nam Hải diễn tập phòng ngự tại Hoàng Sa, theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI). Cũng trong năm này, Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc công bố “Báo cáo phát triển hải dương Trung Quốc năm 2011”, trong đó đơn phương tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, in một số bản đồ có vẽ “đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, đồng thời nêu kế hoạch triển khai tự thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa và mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa.
Giàn khoan Hải Dương 981 cùng nhiều tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Hoàng Sa vào năm 2014
Ảnh: Độc Lập
Sự ngang ngược của Bắc Kinh lại lấn thêm một bước lớn vào năm 2012 khi giới chức tỉnh Hải Nam thông báo kế hoạch tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng cái gọi là “TP.Tam Sa” tại đảo Phú Lâm. Đến tháng 12.2012, Trung Quốc thông báo xây các trạm giám sát biển và khởi công dự án mở rộng 2 con đường ở đảo Phú Lâm để kết nối với bến tàu, các đơn vị dân sự và quân sự đồn trú trái phép tại đây. Song song đó, biên đội tàu hộ vệ của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngang nhiên mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía bắc Biển Đông, trong đó có lô 65/24 cách đảo Cây thuộc Hoàng Sa khoảng 1 hải lý.
Cũng trong năm 2012, tàu du lịch Coconut Princess của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á (Hải Nam) đến đảo Đá Bắc ở Hoàng Sa. Ngày 29.9.2012, giới chức Trung Quốc phác thảo kế hoạch phát triển cho 4 dự án cơ sở hạ tầng ở đảo Phú Lâm. Các dự án bao gồm tu sửa và xây mới 7 con đường với tổng chiều dài 5 km, xây dựng cơ sở tách muối để lọc nước biển có công suất 1.000 m3 mỗi ngày và hệ thống cấp thoát nước cùng bến tàu, mạng lưới vận tải trên đảo Phú Lâm.
Mới đây, vào tháng 7.2018, truyền thông Trung Quốc dẫn văn bản của Cục Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ngang nhiên kêu gọi “mọi tổ chức hay cá nhân” đăng ký tham gia “phát triển du lịch và xây dựng” những đảo không người ở tại các khu vực mà nước này chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông. Kế hoạch này bước đầu chủ yếu nhằm vào Hoàng Sa, nơi vẫn còn hàng trăm thực thể chưa có người ở. Rõ ràng, Trung Quốc đang tiến hành bước tiếp theo để thể hiện cái gọi là “chủ quyền” tại những địa điểm chiếm đóng phi pháp thông qua dân sự.
Trả lời Thanh Niên, PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), nhận định: “Trung Quốc biết rõ rằng chỉ củng cố quân sự các đảo đá thì không bao giờ có thể hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền trái luật pháp quốc tế của họ. Vì vậy, họ đang tìm cách dân sự hóa các hoạt động của họ, trong đó có các hoạt động cho phép các cá nhân khai thác những đảo đá nêu trên”.
... Đến quân sự hóa phi pháp
Bên cạnh các kế hoạch phát triển dân sự ngang ngược, Trung Quốc tiếp tục tiến hành tập trận và nhiều lần đưa tàu hải giám, trực thăng đến tuần tra phi pháp ở Biển Đông trước khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến Hoàng Sa. Vụ việc bắt đầu từ ngày 1.5.2014 và kéo dài suốt 2 tháng rưỡi khiến tình hình khu vực vô cùng căng thẳng. Trung Quốc thậm chí huy động hơn 120 tàu thuyền ngang ngược đâm va tàu của Việt Nam đến khẳng định chủ quyền và kêu gọi Bắc Kinh dừng các hành động phi pháp xâm phạm lãnh hải.
Cũng trong thời gian này, Trung Quốc gấp rút tiến hành kế hoạch xây dựng phi pháp ở Hoàng Sa, bao gồm hải đăng trên đảo Đá Bắc, Đá Hải Sâm, Cồn cát Nam, Duy Mộng và Hòn Tháp. Đến tháng 10, đường băng quân sự dài 2 km trên đảo Phú Lâm được xây dựng hoàn tất.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và biến thành trung tâm hành chính phi pháp
Ảnh: AFP
Đường băng cùng các cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải tạo và đến tháng 2.2016, ảnh chụp từ vệ tinh của trung tâm ImageSat (ISI) cho thấy Trung Quốc đã triển khai trái phép 2 hệ thống tên lửa đất đối không với 8 giàn phóng và một radar tại đảo Phú Lâm. Đài Fox News dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng đây là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, tương tự loại S-300 của Nga với tầm bắn lên đến 201 km, có thể là mối đe dọa cho bất cứ máy bay quân sự hoặc dân sự nào bay gần đó. Chưa hết, Bắc Kinh còn triển khai gần 10 máy bay chiến đấu gồm tiêm kích J-11 và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 cùng máy bay không người lái trinh sát tầm xa Harbin BZK-005 đến đảo này.
Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), đến năm 2017, Trung Quốc đã nâng cấp hàng loạt cơ sở quân sự phi pháp trên 8 đảo ở Hoàng Sa gồm đảo Cây, Phú Lâm, Lin Côn, Tri Tôn, Quang Ảnh, Quang Hòa, Hoàng Sa và Duy Mộng. Hình ảnh vệ tinh cho thấy 3 trong số 8 đảo (đảo Cây, Phú Lâm và Quang Hòa) hiện có những cảng có thể tiếp nhận một số lượng lớn các tàu dân sự và hải quân. Năm đảo có sân bay trực thăng, đảo Quang Hòa có một căn cứ trực thăng và đảo Phú Lâm có đường băng, nhà chứa máy bay và các dàn tên lửa đất đối không HQ-9.
Tin liên quan
Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông trong năm 2019?
Việt Nam kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng
Bản đồ đường lưỡi bò liền nét: Ngụy biện, lập lờ và phi pháp
Trong năm 2018, Trung Quốc tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tập trận tại Hoàng Sa, bao gồm diễn tập của oanh tạc cơ H-6K và tập trận bắn đạn thật vào tháng 5. Tờ PLA Daily còn ngang nhiên đưa tin một số tàu hải cảnh và tàu hải quân nước này lần đầu tiên tuần tra chung tại vùng biển xung quanh Hoàng Sa.
Mới đây vào tháng 11, chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) chia sẻ hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục hành vi phi pháp ở Biển Đông khi xây dựng cấu trúc trái phép nghi phục vụ mục đích quân sự, được giấu dưới mái che radar trên Đá Bông Bay tại Hoàng Sa.
—————
https://thanhnien.vn/thoi-su/45-nam-trung-quoc-cuong-chiem-hoang-sa-cua-viet-nam-muu-do-doc-chiem-bien-dong-1044230.html

Vĩ đại trong giản dị

Tác giả: theo FB Tuấn Mai SG (Sưu tầm)
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh từng kể chuyện rằng: Trong cùng một chuyến công tác từ Hà Nội đi TP HCM, thứ trưởng của chúng ta thì ngồi hạng thương gia, trong khi lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cùng với đại sứ của các nước đang cho chúng ta vay tiền họ đều ngồi ghế hạng phổ thông!
KD: Hạt lúa mẩy là hạt lúa cúi đầu vì trĩu nặng. Hạt lúa lép là hạt lúa “nghển” cao đầu vì kẹp lép. Con người, nhất là quan chức Việt- không ít kẻ nhân cách bẩn- cũng vậy thôi. Càng bất tài, bất đức càng phải sĩ diện, to ve tỏ vẻ để che giấu sự thảm hại của năng lực, phẩm cách
—————
Các bạn nhìn người đàn ông ăn mặc giản dị đang đứng sau xếp hàng mua thức ăn nhanh này là ai? Là Bill Gates – tỷ phú giàu nhất thế giới với tài sản hơn 100 tỷ đô!
Ông xếp hàng ở Seattle tuần trước, chờ mua suất ăn chỉ có giá 7,68 USD, gồm một burger, một khoai tây chiên và lon Coke như tất cả chúng ta.
Trước đây tiến sĩ Lê Đăng Doanh từng kể chuyện rằng: Trong cùng một chuyến công tác từ Hà Nội đi TP HCM, thứ trưởng của chúng ta thì ngồi hạng thương gia, trong khi lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cùng với đại sứ của các nước đang cho chúng ta vay tiền họ đều ngồi ghế hạng phổ thông!
Chuyện này không mới nhưng luôn là lời nhắc mới, khi mà có nhiều người mới có tí quyền hay tí tiền đã hợm hĩnh, kể cả khi quyền và tiền đó không phải của họ.

14 tháng 1, 2019

GÓP Ý VỀ CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 13

Nguyễn Đình Cống
Đảng CSVN bắt đầu chuẩn bị đại hội 13. Mỗi lần như vậy có 2 việc quan trọng nhất : Báo cáo chính trị và Quy hoạch nhân sự. Về nhân sự, tôi đã bàn đến trong bài “ Phản biện đường lối cán bộ cộng sản”, trong đó vạch ra những việc làm phản dân chủ, không hợp quy luật, kém hiệu quả.
Về báo cáo chính trị, nhiều người cho rằng nó rất quan trọng, là trọng tâm, là hạt nhân của ĐH. Tôi theo dõi 6 lần ĐH (từ ĐH 7 đến 12), nhận thấy rằng, báo cáo chính trị là những văn bản nặng về hình thức sáo rỗng, có ít tác dụng. 
Hình như ngoài các đảng có bản chất cộng sản và đang chuyên chế, không có đảng chính trị cầm quyền nào tại các nước dân chủ lại viết và đọc báo cáo chính trị dài lê thê, trong một đại hội nhiều ngày như ĐCSVN. Thử hỏi các đại biểu đến họp ĐH xem có bao nhiêu phần trăm chú ý của họ dành cho việc nghe đọc báo cáo. Họ ngồi trong hội trường, im như tượng, mỗi người nghĩ về sự quan tâm riêng hoặc tranh thủ thư giản và chẳng mấy ai theo dõi người đọc báo cáo.
Đọc kỹ báo cáo chính trị của ĐH 12, dài trên 4 vạn từ, gồm 15 mục, tôi rút ra nhận xét, nó là sản phẩm của rất nhiều công sức, nhưng là của những trí tuệ giáo điều, đã bị xơ cứng, của những lao động giản đơn như sao chép, cắt dán, liệt kê, nó giống như một hiệu tạp hóa, có rất nhiều mặt hàng, mỗi thứ một ít. Theo lời kêu gọi góp ý cho ĐH tôi đã viết 4 bài khá dài, vừa đăng công khai, vừa gửi đến văn phòng trung ương đảng cũng như đến các tỉnh ủy, thành ủy, nhờ chuyến tới các đại biểu. Tôi phân tích tương đối kỹ những yếu kém của báo cáo, góp một số ý kiến về cách viết có hiệu quả cùng những vấn đề nên đem ra thảo luận.
Còn hơn 2 năm nữa mới đến ĐH 13, thế mà bây giờ Bộ Chính trị đã lập Ban chuẩn bị văn kiện gồm trên sáu chục người. Họ đề ra phương châm : kiên trì và đổi mới, kế thừa và phát triển, lý luận và thực tế. Nghe như các cặp phạm trù triết học.
Kiên trì cái gì ?. Đáng ra phải kiên trì đường lối độc lập tự chủ nhằm đem lại tự do và hạnh phúc thật sự cho nhân dân, thì lại kiên trì chủ nghĩa Mác Lê, một chủ nghĩa được tạo nên từ ngụy biện, chứa nhiều độc hại, chỉ mang lại và bảo vệ lợi ích phi nghĩa cho vài nhóm nhỏ. Đáng lẽ phải nghiên cứu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ lại và phát huy những yếu tố tích cực, tìm ra và loại bỏ những yếu tố có hại cho độc lập dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân thì lại đem buộc chặt nó với Mác Lê, một việc làm tưởng đề cao ông Hồ nhưng thực chất là làm hại ông. Những điều đảng kiên trì như độc quyền, công hữu đất đai, bóp nghẹt tự do tư tưởng và ngôn luận, đeo bám Trung cộng v.v…chỉ nhằm đẩy dân tộc vào con đường bế tắc, tụt hậu .
Đổi mới cái gì?. Những nhà lý luận của đảng loay hoay tìm cách đổi mới. Nhưng với đầu óc bị nhồi sọ và xơ cứng họ chỉ nghĩ ra được vài điều vụn vặt về chống diễn biến, về tăng cường kỷ luật v.v…Những điều như QĐ 44 về bầu cử, QĐ 90; 102, 105 và quy hoạch CB v.v.. được cho là đổi mới, nhưng thực chất lại quá lạc hậu, phản tiến bộ. 
Đối với ĐCSVN hiện nay quan trọng nhất là đổi mới nhận thức về vai trò. Đó là chuyển từ một đảng làm cách mạng thành đảng chính trị cầm quyền. Phải xem lại, đảng có cần là đội tiên phong của giai cấp nữa hay không, có cần một tổ chức quá nặng nề như hiện nay không. Trước mắt, liên quan trực tiếp đến đại hội 13 nên tập trung đổi mới 3 việc sau : Bầu cử, Tổ chức ĐH, Báo cáo CT.
Đại hội 12 với 1510 đại biểu, họp trong 9 ngày, báo cáo trên 4 vạn từ là quá cồng kềnh, quá lãng phí, kém hiệu quả. Bầu cử mất dân chủ. Nên chăng có những đổi mới sau :
Bầu BCH TƯ nên làm theo khu vực giống như bầu Quốc hội. Việc ĐH bầu ra BCH chỉ nên dùng ở các cấp dưới. Hỏi rằng ở ĐH toàn quốc, một ĐB ở Cà Mau, Kiên Giang biết gì về ứng viên ở Lai Châu, Cao Bằng mà bầu hay gạch bỏ.
Đại hội được tổ chức sau khi bầu BCH TƯ. Đại biểu đi dự ĐH gồm các UV BCH TƯ mới được bầu và thêm các ĐB khác, tổng số chỉ nên vào khoảng 800. Các UV BCH TƯ cũng như các ĐB dự ĐH phải được bầu thật sự dân chủ, qua tranh cử công khai. Cấp ủy cũ chỉ lập mà không được quyết định danh sách.
Đại hội chỉ nên họp dưới 6 ngày, việc chính là bầu Tổng bí thư và UV Bộ chính trị, là thảo luận về phương hướng, đường lối sắp tới. Không cần đề ra và thảo luận các chỉ tiêu cụ thể về kinh tế và xã hội. Hỏi rằng nhiều ĐB biết gì về các chỉ tiêu cụ thể mà biểu quyết hay không. (ở các nước có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa chính phủ và đảng cầm quyền không đặt chỉ tiêu cho sản xuất và buôn bán). Chủ tịch đoàn là để điều khiển chứ không phải để vinh danh, vì vậy chỉ cần khoảng 7 người. Đưa một lúc trên 30 người ngồi chủ tịch đoàn mà làm gì.
Nên đổi mới cách viết báo cáo chính trị, cần súc tích, chỉ nên dưới 1 vạn từ. Báo cáo được in và phát cho ĐB, tại ĐH không trình bày, chỉ tổ chức thảo luận. Thử hỏi xem ở ĐH có ai tập trung nghe báo cáo.
Trong các báo cáo chính trị tại các ĐH ĐCSVN có lẽ báo cáo tại ĐH 6 là đáng để ý hơn cả. Để chuẩn bị ĐH 6, TBT Lê Duẩn cùng với những Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Tố Hữu v.v…đã mất hàng năm chuẩn bị. Nhưng sau khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh đã chỉ đạo viết lại báo cáo chỉ trong vài tháng với một số rất ít người tham gia. ( 10 người, do Hoàng Tùng làm trưởng nhóm). Đó mới là bản báo cáo có giá trị nhất.
Báo cáo chính trị ĐH 12 dài lê thê và lắm rác rưởi. Không thấy ai tìm xem đã chi bao nhiêu tiền thuế của dân để hoàn thiện và phổ biến một báo cáo như vậy. Tôi ước tính khoảng trên dưới trăm tỷ. Nếu như không chịu đổi mới, vẫn theo cung cách cũ thì báo cáo chính trị tại ĐH 13 chắc sẽ dài hơn, lắm rác rưởi hơn và tiêu tốn nhiều tiền thuế của dân hơn. Hãy chờ xem.

Thư giãn Cuối Tuần – cười

(Thiện Tùng sáng tác và sưu tầm)

Ảnh minh họa
1/ Trôi ngược
Vợ Tuấn ra cầu sông giặt đồ, trợt chân rớt xuống sông. Bà hàng xóm thấy hốt hoảng la lên. Tuấn chạy ra nhảy ùm xuống sông mò về hướng ngược nước. Một ai đó trên bờ nói to:
- Mầy khùng sao! Vợ mầy rớt xuống sông phải trôi xuôi theo nước, sao mầy lại mò về hướng ngược nước!?
- Không đâu! Hàng ngày ai nói gì vợ tôi cũng cãi ngược lại, rớt xuống sông đoán chắc là nó trôi về hướng ngược nước?. 
2/ Nói tắt cho mau
Gã ta đang sạ lúa. Em vợ đến gọi:
- Anh Hai ơi! Anh về nhanh đi, chị Hai sanh.
Gã đi trước, em vợ đi sau. Một ai đó từ xa gọi hỏi:
- Anh Hai đó hả? Đi với ai vậy?
- Là tôi, đi với vợ! – gã đáp.
- Sao anh nói kỳ vậy? – em vợ trách.
- Gấp, nói tắt cho mau – gã nói.
- Nói tắt kiểu ấy tét mép bây giờ. Đi mau đi! – em vợ nói và hối thúc.
3/ Ốm mập gì cũng đi làm tất
Đại đội trưởng (người miến Nam) ra lịnh toàn đại đội hôm nay xây dựng doanh trại. Trung đội trưởng (người miền Bắc) đứng nghiêm nói:
- Báo cáo Đại trưởng, trung đội em có một người ốm, xin miễn cho người ấy?
- Ốm mập gì cũng làm, chỉ trừ bịnh.
- Thưa Đại trưởng, ốm đồng nghĩa với bịnh ạ!
- Sao không gọi “ốm viện” mà gọi “bịnh viện”? – Đại trưởng nói vui rồi xúm nhau cười.
4/ Voọc đực hả?
Trong chiến khu, B.52 rải thảm, sức ép của bom làm thủng màn nhỉ 1 chiến sĩ. Anh nầy bị điếc nặng cho về tuyến sau làm Hậu cần. Ai cũng thương anh và đặt cho anh biệt danh Tư Điếc.
Một hôm, anh Hậu rủ Điếc cùng đi săn thú rừng. Hậu đi trước Điếc đi sau. Khi thấy Hậu dừng lại, hạ thấp người chăm chú nhìn về phía trước, Điếc hỏi to:
- Thỏ hả?
Bầy Thỏ hoảng chạy mất. Bực quá, Hậu bảo Điếc đi lùi xa về phía sau. Lát sau, khi Hậu ngước mặt, rà súng hướng ngọn cây, Điếc từ xa gọi rất to:
- Voọc hả?
Đàn Voọc hoảng hốt ché lên, buông tay rớt xuống, chạy sâu vào rừng. Giận quá, Hậu xây về hướng Điếc kéo trật quần xuống đưa “của qúi”. Tưởng Hậu ra dấu hiệu, Điếc lớn tiếng hỏi:
- Voọc đực hả ?
Thế là cuộc đi săn bất thành, đành về ăn rau luộc.
5/ Tiếp thu
Chủ sai người làm công tên Thà đi chợ mua rượu, trà, bánh. Thà ra chợ mua được món nào đem về món ấy rồi trở lại mua món khác. Suốt buổi, anh ta mới mua xong ba món vừa kể. Chủ bực mình nói:
- Mầy không biết làm việc! Phải mua xong 3 món đem về một thể cho đỡ mất thì giờ biết chưa?!
Lần khác, chủ gọi Thà vào nói:
- Ông không khỏe, đây là toa thuốc bác sĩ vừa kê, con ra tiệm thuốc Tây mua về cho ông. 
Sau khi mua thuốc xong, Thà ghé rước Thầy tụng và đội Mai táng cùng về. Khi thấy Thầy tụng và đội Mai táng, ông chủ hỏi Thà:
- Gọi những người nầy đến đây để làm gì?
Thà giải thích ngay:
- Con làm thế để cho đỡ mất thời giờ: Nếu ông uống thuốc mà không hết bịnh thì có ngay Thầy tụng. Tung xong, có đội Mai táng đưa ông về nơi an nghĩ cuối cùng.
Di…ẹp! Cút hết… đi !!! – ông chủ tức giận hét trong mệt mõi.
6/ Chọn vợ
Cùng đi trên đường, Hào hỏi Kiệt:
- Đã 30 tuổi rồi sao anh không cưới vợ?
- Tôi định cưới lâu rồi, nhưng tìm mãi chẳng có cô nào không hiểu pháp luật.
- Sao lại chọn người không hiểu pháp luật?
- Hiểu pháp luật, khi ly dị nó kiện, mình phải chia tài sản cho nó? Tiếc lắm!.

Khắc phục bệnh dối trá, đạo đức giả, nói không đi đôi với làm

Trần Nhơn : "Giải pháp khắc phục: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do phản biện (những điều đã được khẳng định rõ ràng trong Hiến pháp).
Pháp luật phải bảo đảm cho những điều đó được thực thi.
Thiếu những thứ đó, tất cả chỉ là chém gió, dối trá, đạo đức giả, nói không đi đôi với làm."
Thủ tướng Chính phủ:
"Khắc phục bệnh dối trá,
đạo đức giả, nói khôngđi đôi với làm."
Thủ tướng Chính phủ đã trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng (Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) về giải pháp đột phá để xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định vấn đề phát triển con người toàn diện là một trong những nhiệm vụ tổng quát của giai đoạn 2016 - 2020. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện, triệt để.
Trong đó, cần chấn chỉnh đạo đức xã hội, củng cố niềm tin vào chế độ. Cụ thể, khắc phục bệnh dối trá, đạo đức giả, nói không đi đôi với làm. Từ các cấp lãnh đạo, quan chức phải làm gương về đạo đức, tư cách, phẩm chất đến các tầng lớp xã hội phải khắc phục bệnh thành tích, giả dối, sống hai mặt, củng cố niềm tin vào những mặt tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa; mọi người đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm.
Bên cạnh đó, tăng cường vai trò, trách nhiệm của ngành giáo dục, trường học trong hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa. Ngành giáo dục cần đổi mới phương pháp, nội dung hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Đồng thời, để nâng cao trách nhiệm của báo chí, thông tin truyền thông trong đấu tranh phòng và chống suy thoái đạo đức, lối sống, báo chí cần định hướng, tạo làn sóng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông về việc chống suy thoái đạo đức, lối sống; đi đầu trong biểu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội.
Thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, hướng tới mục tiêu việc làm bền vững, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động; có chính sách thu hút nhân tài; tuyển dụng, đánh giá, đãi ngộ, bổ nhiệm theo năng lực và phẩm chất cá nhân.
Đề cao vai trò giáo dục, cảm hóa của văn học nghệ thuật, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Phấn đấu có những bộ phim, tác phẩm, vở diễn, chương trình nghệ thuật chất lượng cao, góp phần bồi bổ tâm hồn, xây dựng nhân cách, giáo dục đạo đức. Phát huy tài năng, tâm huyết, trách nhiệm, ý thức công dân của đội ngũ văn nghệ sỹ.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các thiết chế văn hóa - thể thao, các sinh hoạt văn nghệ, hoạt động cộng đồng, phong trào văn hóa góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thể chất của nhân dân. Lấy môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống văn hóa phong phú đẩy lùi nguy cơ con người sa vào các tệ nạn xã hội hay tha hóa về đạo đức, lối sống. Tiếp tục thí điểm thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”. Xây dựng và ban hành các bộ tiêu chí đạo đức, quy tắc ứng xử phù hợp với từng lĩnh vực như: du lịch, đào tạo, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp...
Kiên quyết chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đạo đức trong lĩnh vực văn hoá, nhất là các sai phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, bản quyền tác giả, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, tổ chức lễ hội, du lịch, thể dục thể thao, nhất là những hành vi bạo lực, phản cảm, ứng xử thiếu văn hóa. Siết chặt quản lý các sản phẩm, dịch vụ văn hóa độc hại.
Xuân Hải

TS Phạm Đỗ Chí: ‘VN hãy tỉnh ngủ’ để cải cách chính trị và kinh tế

Tác giả: BBC tiếng Việt
Thời kỳ đổi mới hiệu quả nhất của Việt Nam theo tôi là dưới thời Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Cố Thủ tướng Phan Văn Khải.
Những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết được một số vấn đề như nợ xấu ngân hàng hay nợ công quốc gia. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là vấn nạn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có các thể chế chính trị cụ thể đối với nạn tham nhũng, thì rất khó cho Chính phủ Việt Nam cải cách kinh tế.
Trung Quốc cũng đang đi vào bế tắc do vấn nạn tham nhũng. Trung Quốc sẽ không thể cải cách kinh tế thành công nếu không cải cách dân chủ (Phạm Đỗ Chí)
KD: Mình thì không tin các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay “mơ ngủ” để mà phải “tỉnh ngủ” như Ts Phạm Đỗ Chí đề nghị. Nhưng vì sao họ không nghe thì chỉ các nhà lãnh đạo VN hiểu rõ . Đó là nhận thức và tư duy của họ. “Chân lý là ở kẻ mạnh”, câu thành ngữ hiện đại này luôn đúng ở VN
Có lẽ số phận dân tộc Việt hiện nay chỉ thế thôi . Hy vọng phải vài ba thế hệ nữa, VN sẽ có thay đổi theo hướng tích cực
————–
Image caption Ông Phạm Đỗ Chí bên tượng Nguyễn Trãi ở Quebec
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, người từng làm tư vấn cho Tổng bí thư Kaysone Phomvihane của Lào và Tổng thống Togo, nhắc lại kêu gọi “Việt Nam hãy tỉnh ngủ” để cải cách chính trị và kinh tế.
Hiện sống tại Florida, Hoa Kỳ, TS Phạm Đỗ Chí cũng vừa ký vào kiến nghị Bản Yêu sách Tám điểm 2019 của những người Việt Nam yêu tự do dân chủ và công lý, sinh sống trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.
Trả lời BBC nhân dịp cuối năm 2018 trong một chuyến đến thăm châu Âu cuối tháng 11/2018 ông nói để giải quyết tận gốc các vụ việc tham nhũng ghê gớm những năm qua, Việt Nam cần cải cách thể chế chính trị.
Đầu tiên, ông nói về cuộc đời và sự nghiệp làm chuyên gia kinh tế đã đưa ông đi khắp thế giới sau năm 1975, trước khi về lại Việt Nam.
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi nhận được học bổng Colombo và đi du học Cử nhân Kinh tế ở trường Đại học Laval ở Quebec, Canada. Sau đó, tôi nhận được một học bổng khác đi học Cao học và Tiến sĩ Kinh tế tại trường Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Tiến sĩ, tôi gia nhập vào chương trình những nhà kinh tế trẻ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và công tác ở đây suốt 27 năm.
Trong thời gian đi học, tôi có về Việt Nam hai lần vào những năm 1971 và 1973. Vào năm 1973, với tấm bằng cao học, tôi nhận được nhiều lời mời làm việc tại Việt Nam từ các nhà lãnh đạo kinh tế trong nước. Tuy nhiên, thời điểm đó nhận thấy mình chưa đủ kinh nghiệm nên tôi quyết định đi học thêm hai năm nữa để lấy bằng tiến sĩ.
Ông Châu Kim Nhân, Cựu Tổng trưởng Tài chính VNCH hồi đó nói với tôi rằng, nếu hai năm nữa tôi mới về thì chưa chắc tôi còn có thể làm việc đóng góp cho đất nước vì chưa biết hoàn cảnh của Miền Nam Việt Nam lúc ấy như thế nào. Đúng như lời tiên tri của ông Nhân, sau tháng 4/1975 tôi không còn cơ hội làm việc ở Việt Nam nữa.
BBC:Ông có thể chia sẻ về khoảng thời gian ông sống và làm việc ở nước ngoài sau năm 1975?
Thời gian đầu làm việc cho IMF, tôi chủ yếu công tác ở các nước Châu Phi. Đây là cách giúp tôi giải toả tâm tình được đóng góp cho quê hương và các nước chậm phát triển thời điểm đó. Sau đó, tôi được cử làm Đại diện IMF ở Togo, một nước nhỏ ở Tây Phi trong vòng ba năm.
Thời gian làm việc ở Togo, tôi có cơ hội gặp gỡ và làm cố vấn kinh tế riêng cho Tổng thống Gnassingbé Eyadéma. Vì ông Eyadéma từng có thời gian đi lính cho Pháp ở Việt Nam và biết rõ đất nước này nên chúng tôi trở nên rất thân thiết.
Trước khi tôi quay trở về Washington, ông Eyadéma đã đặc cách trao tấm huy chương danh dự của Togo cho tôi với tư cách là Đại diện IMF. Quyết định này đặc biệt ở hoàn cảnh lúc đó các nước Phi châu đang quyết liệt chống lại chính sách “thắt lưng buộc bụng” của IMF đề nghị áp dụng để cải tổ sâu rộng các chính sách kinh tế.
Năm 1991, tôi chuyển sang công tác ở Lào với hy vọng đây là thời gian tiền đề giúp tôi có cơ hội về Việt Nam làm việc. Lào là nước đầu tiên trong khối XHCN mời Đại diện IMF sang làm việc.
Tại đây, tôi cũng có cơ hội làm cố vấn riêng cho Cựu Tổng bí thư Kaysone Phomvihane. Ông Phomvihane có bố là người Việt, mẹ là người Lào nên ông nói tiếng Việt rất giỏi.
Với tư cách là chuyên viên IMF giúp cải tổ kinh tế Lào, tôi đã cố vấn cho Lào tăng thuế xăng dầu để tăng ngân sách. Lời đề nghị này ban đầu gặp phải sự phản đối gay gắt của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào thời đó nhưng lại nhận được sự đồng thuận của ông Phomvihane. Đây là khoảng thời gian tôi làm việc hiệu quả nhất, hơn cả lúc ở Togo.
Thời gian này, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có chuyến thăm Lào và tôi đã có cơ hội gặp ông tại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. Sau đó, ông Võ Văn Kiệt có mời tôi về nước mấy lần để tham khảo ý kiến cho các chính sách Đổi Mới của Việt Nam thời bấy giờ.
Đây là nguồn cảm hứng cho tôi viết cuốn sách “Đánh thức Con Rồng ngủ quên” xuất bản tại Việt Nam năm 2001.
BBC: Kỷ niệm lớn nhất của ông trong thời gian làm việc ở Lào là gì?
Đó là kỷ niệm với Cố Tổng bí thư Kaysone Phomvihane khi ông sắp lâm chung vì bệnh ung thư. Ông Phomvihane đã mời tôi vào thăm bên giường bệnh và nói rằng ông muốn tôi ở lại nhập quốc tịch Lào để giúp đất nước Lào. Tôi đã xúc động chợt bật khóc khi nghe lời đề nghị này. Đây là trao đổi khó tin bất ngờ giữa lãnh tụ một đảng Cộng sản và Đại diện của một định chế tài chính tư bản lớn như IMF, một kỷ niệm đầy tính nhân văn mà tôi chưa bao giờ chia sẻ trong một cuốn sách hay một bài báo nào cả.
BBC: Thời gian ông làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Trong thời gian đi du học hay làm việc ở các nước khác, tôi luôn mong mỏi được trở về làm việc tại Việt Nam. Tôi gọi đó là hội chứng “Việt Nam trong tôi”.
Sau khi nghỉ hưu sớm khỏi IMF năm 2001, tôi quay lại Việt Nam. Ban đầu, tôi làm việc với tư cách Phó Giám đốc điều hành và Chuyên gia Kinh tế trưởng cho Quỹ đầu tư VinaCapital. Sau đó, tôi làm cố vấn kinh tế về chương trình Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là thời gian hoạt động tích cực nhất của tôi tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những đóng góp cải cách của tôi dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đa số bị bỏ ngoài tai. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh tế và là thành viên Ban tham vấn riêng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi coi đây là thất bại lớn đối với cá nhân mình.Image caption Ông Phạm Đỗ Chí (giữa) thời gian làm cho IMF ở Togo
Theo tôi, các chính sách kinh tế dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn đi ngược lại với chính sách đổi mới và chỉ phục vụ một nhóm tham vọng riêng. Những chính sách này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đến tận bây giờ. Thời kỳ đổi mới hiệu quả nhất của Việt Nam theo tôi là dưới thời Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Cố Thủ tướng Phan Văn Khải.
Những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết được một số vấn đề như nợ xấu ngân hàng hay nợ công quốc gia. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là vấn nạn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có các thể chế chính trị cụ thể đối với nạn tham nhũng, thì rất khó cho Chính phủ Việt Nam cải cách kinh tế.
Trung Quốc cũng đang đi vào bế tắc do vấn nạn tham nhũng. Trung Quốc sẽ không thể cải cách kinh tế thành công nếu không cải cách dân chủ.
Bản quyền hình ảnh Pham Do ChiImage caption Tác giả thời làm việc tại Lào
BBC:Theo ông, các tập đoàn nào có liên quan đếnsự suy yếu của nền kinh tế Việt Nam?
Tất nhiên là chưa vì những di sản chính sách khá tệ hại. Hai năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã cố đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chỉ giải quyết được phần nào một số vấn đề rất lớn như nợ xấu ngân hàng hay nợ công quốc gia.
Phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước vốn được gọi là “những quả đấm thép”, điển hình như Vinashin, Vinalines, PVC và Mobifone. Đây là những vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam trong cả thập niên qua.
Để giải quyết tận gốc các vụ việc này Việt Nam cần cải cách thể chế chính trị. Quyết định này thuộc về các nhà lãnh đạo hiện tại của Việt Nam. Đây là lúc Việt Nam cần hồi tâm nghĩ lại và nhìn sang các nước bạn như Myanmar để thực hiện cải cách.
Tôi đã từng có bài phát biểu tại Việt Nam với tiêu đề “Xin hãy tỉnh ngủ”. Nay xin nói lại, nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì sẽ không thể giải quyết được các vấn đề về thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế.

Trang