26 tháng 11, 2019

BÓP CHẾT ƯỚC MƠ


Pham Doan Trang

Tôi học cấp III ở Trường PTTH Hà Nội-Amsterdam và tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Ngoại thương. Thế hệ của tôi là thế hệ chứng kiến Việt Nam mở cửa; HIV/AIDS tràn vào (1989); tiếng Anh lên ngôi, tiếng Nga thoái trào (đầu những năm 90); Internet vào Việt Nam (1997); báo điện tử xuất hiện (VnExpress 2001); mạng xã hội bùng nổ (Yahoo!360, giữa năm 2005)…
Hơn ai hết, tôi thấy thế hệ của tôi, những bạn bè sống quanh tôi luôn dằn vặt với hai câu hỏi lớn: Đi (du học) hay ở lại Việt Nam? Học xong trở về Việt Nam hay kiếm đường ở lại nước ngoài?
Rất nhiều người đã từng hỏi tôi hai câu ấy. Trong số đó có T. T. Hồng – nếu bạn nào tình cờ xem một kênh truyền hình có tên VietNamNet TV vào những năm 2005-2006 thì có thể còn nhớ cô gái dẫn chương trình có phong cách rất Tây này. Hồng là một biên tập viên truyền hình, một nhà báo có tài, và Hồng từng dằn vặt dữ dội với câu hỏi lớn “Đi hay ở”, “Về hay ở lại”. Khoảng cuối 2006, Hồng nhận được học bổng đi Anh học thạc sĩ, và từ đó cô không trở về Việt Nam nữa; nói đúng hơn, trong mắt tôi, cô chỉ về như một khách trọ, mỗi lần về vài tuần rồi lại bay đi ngay.
Trước khi quyết định tìm đường du học, Hồng từng hỏi tôi hai câu hỏi ấy, và tôi trả lời: “Gì cũng được, nhưng không kỳ vọng, không thất vọng, không nản”.
Tôi nói thế, bởi tôi biết Việt Nam dưới chế độ cộng sản là xứ sở vô địch về bỏ lỡ cơ hội, về vùi dập nhân tài và bóp chết ước mơ của người trẻ.
Tôi biết đã có bao nhiêu thanh niên Việt Nam du học, mê say với những kiến thức mình thu nhận được ở trời Tây, rồi ôm cả một bầu trời mơ ước, hy vọng về Việt Nam, những mong có thể “áp dụng kiến thức mình học được”, “xây dựng lại ngành của mình”, “thay đổi đất nước”…
Tôi biết họ đã vỡ mộng nhanh như thế nào, chỉ sau vài tháng.
Trước Hồng, anh trai tôi, một bác sĩ nhi khoa, trước khi từ châu Âu trở về Việt Nam còn đi mua ít đồ chơi để “về tặng bệnh viện”, vì anh thấy bên đó, các bệnh viện nhi đẹp quá, nhiều đồ chơi cho bệnh nhân quá, như vườn trẻ (điều đó giúp các bé giảm rất nhiều nỗi đau, nỗi sợ). Anh mua cả thùng sách chuyên môn, hàng trăm cuốn, trị giá vài ngàn euro, về nước. Anh ôm một trời khao khát, hy vọng, đam mê nghề…
Tiếc rằng, thực tế Việt Nam không có gì đáp lại tấm lòng của những bác sĩ yêu nghề, yêu con người, như anh. Cũng may, cả anh và T. T. Hồng bạn tôi đều không ai cảm thấy sốc hay đau khổ khi trở về nước, đối diện với thực tế phũ phàng và đáng ngán ngẩm.
Cho nên tôi luôn thấy quan niệm của mình – “gì cũng được, nhưng không kỳ vọng, không thất vọng, không nản” – là một quan niệm đúng, thậm chí còn là một cách để mình tự vệ trong hoàn cảnh Việt Nam.
* * *
Câu chuyện của T. T. Hồng, của anh trai tôi, là vào thập niên 2000. Bây giờ đã là cuối thập niên 2010, và dường như xung quanh tôi, chẳng còn nhiều người dằn vặt vì hai câu hỏi kia nữa. Câu trả lời đã quá rõ ràng, với số đông: Có cơ hội là đi khỏi Việt Nam, và tìm đường ở lại nước ngoài. Đừng về. Về làm gì?
Nhưng so với thập niên trước, thập niên này lại có thêm sự xuất hiện của một “cộng đồng” nho nhỏ, là những nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền. Họ ra nước ngoài chủ yếu theo các học bổng ngắn hạn do các tổ chức quốc tế cung cấp, học về xã hội dân sự. Họ không hẳn là du học sinh, theo nghĩa họ không tham gia vào thế giới học thuật, hàn lâm của các trí thức; họ là nhà hoạt động.
Và tôi không biết họ có đối diện với hai câu hỏi lớn kia, như thế hệ của tôi từng dằn vặt không.
Có một điều tôi biết chắc chắn: Việt Nam vẫn không hề thay đổi, Việt Nam vẫn nằm dưới chế độ cộng sản, và vẫn là xứ sở vô địch về bỏ lỡ cơ hội, về vùi dập nhân tài và bóp chết ước mơ của người trẻ.
Đối với những du học sinh tràn đầy tâm huyết trở về năm xưa, thể chế ở Việt Nam dội nước lạnh vào họ, gò nặn cho họ vào guồng, gọt họ tròn như bi, đặt họ đối diện với bao nhiêu thứ tồi tệ và đáng chán nản. Không biết nịnh sếp thì về Việt Nam sẽ biết nịnh. Không biết đấu đá, tranh giành thì về Việt Nam sẽ biết đấu đá, tranh giành. Muốn phục vụ, cống hiến thì về Việt Nam sẽ hết muốn, hết ước mơ luôn.
Đối với những nhà hoạt động trẻ thời nay, tình hình còn thảm hơn. Việt Nam đón nhận họ với hàng chục nhân viên an ninh tại sân bay, câu lưu, thẩm vấn, đe nẹt và không quên dạy đời họ. (Thật khủng khiếp, khi những con ếch ngồi đáy giếng, nhìn thế giới bằng cặp mắt hằn học và “cảnh giác với thế lực thù địch”, lại có thể lải nhải răn dạy những thanh niên yêu nước, đầy nhiệt huyết đổi thay và hội nhập). Và cuộc sống của họ sau đó sẽ là những ngày tháng đối diện với việc bị truy đuổi, mất nhà cửa, thất nghiệp, bị theo dõi, canh giữ, nặng hơn thì bị đánh đập, bắt bớ, tù đày…
Đó là những gì đang và sẽ xảy đến với Đinh Phương Thảo (Thảo Gạo) kể từ hôm nay, 15/11/2019, khi cô trở về nước sau gần bốn năm ở nước ngoài, tham gia vận động nhân quyền cho Việt Nam.
Tôi nhìn thấy tất cả những điều ấy, và bình thản. Nhưng không thể không có chút buồn.
Yêu nước, khao khát thay đổi, dấn thân, cống hiến… để bị chế độ công an trị đối xử như vậy sao?
                                    Đinh Phương Thảo

Một phụ nữ Mỹ gốc Việt được tạp chí TIME vinh danh.



Cô Amanda Nguyễn điều trần tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ ngày 27-2-2018 trước khi đạo luật do cô thúc đẩy có hiệu lực. Ảnh của Ủy ban Tư pháp Hạ viện.
Đó là cô Amanda Nguyễn, được TIME vinh danh trong chương trình 100 Người Kế Tục, số ra trung tuần tháng 11-2019.
Cô Amanda cũng từng được đề nghị nhận giải Nobel hòa bình năm 2018.
Cô Amanda Nguyễn sinh ra ở California, năm nay 28 tuổi, tốt nghiệp Đại học Harvard năm 2013 ngành khoa học vật lý, và được huấn luyện tại cơ quan không gian NASA để trở thành phi hành gia.
Cũng năm 2013 cô bị hiếp tại trường đại học.
Sau đó cô phát hiện rằng các bằng chứng pháp y sẽ bị hủy đi sau một thời gian nếu nạn nhân không tố cáo.
Để tố cáo những kẻ hiếp dâm ra tòa không phải lúc nào cũng dễ dàng, rất tốn công sức và tiền bạc.
Cô Amanda Nguyễn đã lập ra tổ chức Rise nhằm vận động Quốc hội Mỹ và các tiểu bang ra luật bảo vệ những nạn nhân hiếp dâm, cũng như các chứng cứ pháp y.
Cô đã thành công khi vào cuối năm 2016, Tổng thống Obama với sự ủng hộ gần như 100% của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, đã ký thông qua đạo luật có tên Quyền của nạn nhân hiếp dâm (Survivors Bill of Rights Act) có hiệu lực từ tháng 2-2018.
Cô Amanda từng là nhân viên liên lạc giữa Bộ Ngoại giao và Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Obama. Khi dự luật được thông qua, cô đã dành toàn thời gian làm giám đốc tổ chức Rise, tiếp tục giúp đỡ những nạn nhân của những vụ bạo hành tìm công lý.
Chương trình 100 Người Kế Tục của TIME, bắt đầu từ năm nay, vinh danh những người trẻ tuổi đang lên và sẽ có ảnh hưởng trong xã hội, là sự mở rộng của chương trình 100 Nhân vật Ảnh hưởng có từ 15 năm trước.

Xây đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 100.000 tỷ đồng: 'Tại sao lại có thể tham lam như vậy?'

Trần Lưu - Diễn đàn VNF
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tổng mức đầu tư 100.000 tỷ đồng vừa lãng phí, vừa vô lý, vừa không phù hợp với lợi ích tổng thể của đất nước. 
"Việc tốn kém chi phí của người dân như thế nhưng hưởng lợi sẽ là ai?", bà Lan đồng thời bày tỏ nghi ngờ rằng kết nối tuyến đường sắt này có vẻ đang theo ý tưởng từ Trung Quốc để tạo nên tuyến kết nối từ phía Vân Nam, Trung Quốc sang cảng Hải Phòng.
Rõ ràng việc hưởng lợi từ dự án này thì Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.
"Vậy, Việt Nam có cần bỏ tiền ra để đầu tư cho Trung Quốc hưởng lợi theo kiểu này không?", bà Phạm Chi Lan đặt câu hỏi.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Như VietnamFinance đã thông tin, đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới đây đã có buổi làm việc với UBND TP. Hải Phòng, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương về phương án quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ tiêu chuẩn có tổng chiều dài 392km, diện tích đất sử dụng trên 1.650 ha, vốn đầu tư là 100 nghìn tỷ đồng. 
Tuyến đường sẽ đi qua 8 tỉnh, thành phố là: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Trên tuyến có 73 cầu lớn, với tổng chiều dài hơn 130km, trong đó phải xây mới 96 cầu; 25 hầm dài 25km; 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga.
Dự báo năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. Tốc độ thiết kế tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là 160 km/h, mang nhiều ưu điểm vượt trội, thời gian từ Lào Cai đi Hà Nội mất 3 giờ, Lào Cai đi Hải Phòng mất 4 giờ.
Trao đổi với VietnamFinance về dự án này, bà Phạm Chi Lan khẳng định: "Dù trước hay sau, tôi đều không tán thành kế hoạch xây dựng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 100.000 tỷ đồng".
Theo bà Lan, thứ nhất, dự án này tốn quá nhiều tiền của bởi 100.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư này dù có huy động ở đâu thì rốt cục dân cũng là người trả, những người nộp thuế là người phải trả.
"Thứ hai là việc tốn kém chi phí của người dân như thế nhưng hưởng lợi sẽ là ai?", bà Lan đặt câu hỏi, đồng thời bày tỏ nghi ngờ rằng kết nối tuyến đường sắt này có vẻ đang theo ý tưởng từ phía Trung Quốc đề xuất để tạo nên tuyến kết nối từ phía Vân Nam, Trung Quốc sang cảng Hải Phòng.
Cũng theo vị chuyên gia kinh tế này, trên thực tế, giao lưu về vận tải hàng hoá giữa bản thân tỉnh Lào Cai và các tỉnh xuyên suốt trên tuyến đường sắt này cũng không có nhiều đến mức phải cần một tuyến đường sắt tốn kém như vậy. Chưa nói về chi phí, rõ ràng việc hưởng lợi từ dự án này thì Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.
"Vậy, Việt Nam có cần bỏ tiền ra để đầu tư cho Trung Quốc hưởng lợi theo kiểu này không?", bà Phạm Chi Lan đặt câu hỏi.
Điều thứ ba theo bà Lan, nếu tính về góc độ kinh tế, sử dụng 100.000 tỷ đồng này đầu tư vào việc gì sẽ có lợi hơn cho nền kinh tế Việt Nam? Nếu về giao thông, tại sao không đầu tư về giao thông cho miền Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kết nối giữa TP. HCM với đồng bằng sông Cửu Long.
Bà Lan nhận định, mạng lưới giao thông khu vực phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang bị thiếu hụt hết sức nặng nề và nó làm cản trở sự phát triển của toàn TP. HCM khi phát huy vai trò như đầu tàu tăng trưởng của Việt Nam.
"Với những đóng góp lớn về mặt kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long mà lại không đầu tư hạ tầng chính đáng cho khu vực này so với các khu vực khác thì không công bằng", bà Lan nói.
Bà Phạm Chi Lan cũng cho rằng việc đầu tư hạ tầng kéo lên phía Bắc hiện nay là quá đủ rồi bởi trên thực tế giữa Lào Cai qua các tỉnh về Hà Nội và ra Hải Phòng đã có các tuyến đường có sẵn, đặc biệt là các tuyến đường bộ cao tốc.
Vị nữ chuyên gia này cũng cho rằng đối với việc phát triển hệ thống đường sắt, hiện Bộ GTVT đã có đề xuất xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc – Nam với tổng mức đầu tư 58 tỷ USD.
"Tại sao lại có thể tham lam như vậy, vừa muốn 58 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam, lại vừa muốn 100.000 tỷ làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tôi cho rằng dự án đường sắt 100.000 tỷ đồng vừa lãng phí vừa vô lý vừa không phù hợp với lợi ích tổng thể của đất nước", bà Phạm Chi Lan nhận định.
Bà Lan cho rằng đối với việc đề xuất về các dự án giao thông, Bộ GTVT nên “mở mắt” ra để nhìn rộng ra cả nước chứ đừng cắt riêng cho từng đoạn. Hiện, số tiền đổ vào lĩnh vực giao thông đã quá nhiều so với chi tiêu của ngân sách, gánh nặng người dân phải chi trả là rất lớn, trong khi giao thông lại có rất nhiều dự án chưa hiệu quả.
"Bộ GTVT nên tập trung cải thiện hiệu quả các dự án để phục vụ cho phát triển kinh tế hơn là việc đề xuất thêm dự án này hay dự án khác. Việc 'đẻ' thêm các dự án chỉ làm tăng thêm mối nghi ngờ về các nhóm lợi ích muốn đạt được qua đầu tư", bà Phạm Chi Lan nói.

BỐN "SIÊU NHÂN" QUẢNG BÌNH ĐÃ VỀ CÕI

Trần Nhương.net

1. Cụ Ngô Đình Diệm theo thuyết cộng hoà tư sản, đi trước – năm 1963;
2. Cụ Linh mục / sử gia Nguyễn Phương đi thứ hai – 1993;
3. Cụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi thứ ba – 2013;
4. Cụ Phạm Quang / Hoà thượng Thích Trí Quang đi sau cùng – 2019.
Trong 4 Cụ (để kính trọng, xin viết hoa chữ Cụ), Cụ Ngô Đình Diệm sinh năm 1901, lớn tuổi nhất nhưng đoản mệnh, thọ có 62 tuổi, Cụ Võ Đại tướng sinh năm 1911, lớn thứ hai, mất 2013, đại thọ 103 tuổi; Hai Cụ theo nghiệp mệnh tâm linh thì cụ linh mục Nguyễn Phương lớn hơn, sinh năm 1921 nhưng mất năm 1993, trước Cụ Phạm Quang, thọ 72 tuổi. Cụ Phạm Quang / Hòa thượng Thích Trí Quang sinh năm 1923, vừa viên tịch hôm qua, thọ 96 tuổi.
Vậy là trong 4 cụ mà danh tiếng nổi đình, nổi đám thời kỳ lịch sử hiện đại thì cụ Võ Nguyên Giáp đại đại thọ, đến cụ Phạm Quang đại thọ, rồi mới tới cụ Nguyễn Phương thượng thọ và chỉ tròn chữ “thọ” không thôi là Cụ Ngô Đình Diệm, vẻn vẹn có 62 tuổi
Sinh thời,
– Cụ Ngô Đình Diệm quê ở Đại Phong, Lệ Thủy. Cụ từng là Thượng thư Bộ Lễ dưới triều Bảo Đại, có tư tưởng chống Pháp. Sau năm 1945 Cụ từng bị Việt Minh bắt nhưng lại được Cụ Hồ mời cộng tác với Chính phủ VNDCCH nhưng Cụ từ chối khi nói với Cụ Hồ rằng “Nếu Cụ coi tôi cũng là người yêu nước thì xin Cụ hãy cho tôi yêu nước theo cách của tôi”, Cụ Hồ tức khắc thả tự do cho Cụ Diệm và còn cẩn thận ra lệnh cấp “giấy thông hành” của CQ CM để khỏi bị bắt lại. Cụ là Thủ tướng kế nhiệm Trần Văn Hữu trong chính phủ “Quốc gia Việt Nam (État du Vietnam). Năm 1955 cụ chấp chính chức Tổng thống VNCH. Cụ chống Cộng nhưng cũng chẳng yêu Mỹ nên bị Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lĩnh đối lập lật đổ, trong đó có vai trò chủ công của 2 người Quảng Bình là Đại tác Cục An ninh Đỗ Mậu và Hòa thượng Thích Trí Quang.
– Cụ Võ Nguyên Giáp quê ở Lộc Thủy Lệ Thủy, theo cộng sản, làm đến chức Đại tướng. Hết thời Cụ Hồ thì Cụ đứng hình, không lên nổi bậc nào trên hoạn lộ. Nhưng Cụ có cái chức mà giới chức cộng sản Việt Nam không ai có là Tổng tư lệnh quân đội (chức này trong lịch sử thì có ông Lý Thường Kiệt và Trần Quốc Tuấn). Cụ theo cộng sản nên cụ chống lại 3 Cụ đồng hương kia.
– Cụ Thích Trí Quang quê ở Đức Ninh (Đồng Hới) là hòa thượng danh tiếng, nhưng danh tiếng hơn là chính Cụ đứng đầu phong trào Phật giáo chống Cụ Ngô Đình Diệm và cũng chống luôn cả tư tưởng và giáo phái của người đồng hương Linh mục Nguyễn Phương. Người ta nói rằng Cụ cũng chống Cộng, đồng nghĩa với chống người đồng hương Võ Nguyên Giáp ở phía Bắc vĩ tuyến 17, nhưng cho tới giờ tư tưởng chính trị của Cụ vẫn đang bị che phủ bởi những tồn nghi không thể lý giải. Có điều duy nhất khẳng định là tuy Cụ xuất gia nhưng Cụ hoạt động chính trị quyết liệt và thâm trầm hơn cả chính khách lão luyện.
– Cụ Nguyễn Phương quê ở Hòa Ninh, huyện Quảng Trạch là linh mục danh tiếng nhưng Cụ còn nổi tiếng hơn ở lĩnh vực sử học. Cụ là GS sử học ở Đại học Huế, người được coi là đặt nền móng và có những nổ lực trong khai phá những khoảng trống trong sử học nước nhà. Về tâm linh, Cụ đối nghịch với Cụ Thích Trí Quang. Về chính trị, Cụ không ủng hộ Cụ Ngô Đình Diệm và Cụ Võ Nguyên Giáp. Về sử học, quan điểm của Cụ không đồng thuận với sử gia Võ Nguyên Giáp.
Sinh thời, Cụ Đỗ Mậu, cựu chuẩn tướng VNCH trong hồi ký “Việt Nam quê hương máu lửa”, tại chương mở đầu mang tiêu đề “Quảng Bình – quê hương định mệnh” có viết, đại ý là: Quảng Bình có 3 nhân vật kiệt xuất khuấy đáo chính trường Việt Nam hiện đại là Ngô Đình Diệm, Thích Trí Quang, Võ Nguyên Giáp”.
Riêng tôi, tôi thêm Cụ Linh mục / sử gia Nguyễn Phương thành “Tứ hùng Quảng Bình”. Cả 4 Cụ đều xứng đáng là những nhân vật kiệt xuất khuynh đảo lịch sử Việt Nam hiện đại, cho tới đương đại.
Nếu rộng hơn chút nữa, có thể thêm tướng Đỗ Mậu thành “Ngũ hổ Quảng Bình”. Và nếu thêm cả cựu cố vấn Ngô Đình Nhu nữa là “Lục đại quái kiệt”.
Ê, chớ có coi thường cái dải đất nắng gió này nghe quý vị, anh hùng hào kiệt thời nào cũng đầy ra đấy. Chỉ có điều này quý vị có thể chê: Đó là cùng là dân Quảng Bình cả nhưng chống nhau rất khốc liệt.
Xin một nhén tâm nhang dâng lên người hùng Thích Trí Quang. An lạc Cụ nhé!
Nguồn : Theo TranNhuong.Net

14 tháng 10, 2019

Nguy cơ từ một nền giáo dục gian lận

 Nguyễn Hồng Hưng 
Đồ họa về "quy trình" gian lận thi cử ở Sơn La
Liệu có hay không những não trạng đi thi đạt điểm thấp kém từ lâu từng bước thay thế dần dần, đến chiếm lĩnh toàn bộ não trạng của hệ thống quan chức qua cổng gian lận thi cử là câu hỏi làm đau đầu những người có trách nhiệm, đúng hơn là toàn dân. 
Khi thay máu và não trạng kém chất lượng đạt tới 80% quan chức đồng nghĩa với việc "đã tiêu diệt xong nền văn hóa nước Việt Nam". 
Về tầm quan trọng và cấp độ nguy hiểm thì gian lận thi cử âm thầm đồng loạt trên toàn cõi Việt Nam tới tận 2018 mới phát hiện, đây chính là nguy cơ mất nước, bởi đó là cách tiêu diệt nền giáo dục Viêt Nam, là cách tiêu diệt đạo đức nhân văn của văn hóa và làm vô cảm con người Việt Nam nhanh nhất. 
Ở Việt Nam thời phong kiến đã có vụ án xử chém đầu vì gian lận thi cử. ­­­Các chế độ phong kiến đã trị tội rất nghiêm những vụ vi phạm quy chế thi vì bởi vị Vua nào cũng thấu hiểu Ngai vàng hay chế độ của họ có bền vững hay không đều nhờ vào tài năng và nhân cách của quần thần. 
Thời nay, nếu những người yếu kém là con em những cán bộ đương chức, được bí mật gian lận điểm thi để tuyển lựa vào bộ máy nhà nước, thì đó chính là những kẻ làm cho nhà nước mau sụp đổ. 
Giới Đại học toàn cầu đều không xa lạ với tuyên ngôn nổi tiếng của Nelson Mandela được viết tại cổng trường Đại học Nam Phi: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên”. Khi đó: 
“ Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy”. 
“ Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy ”. 
“Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy”. 
“Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy”. 
“Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy”. 
“Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia”. Vụ hàng loạt các tỉnh thành từ miền Nam đến miền Bắc khui ra những gian lận thi cử trót lọt chứng tỏ quy chế thi cử đã bị nhóm người xấu tổ chức thông đồng vô hiệu hóa. Đồng thời cho thấy đất nước Việt Nam đang có nguy cơ tồn tại một nền giáo dục nguy hiểm cho tương lai nếu không kiên quyết loại bỏ sự gian lận trong dạy, học và thi cử./.

Đình làng - Nhìn từ hôm nay

   Thúy Hoa
Đình Đông Châu (Nam Trung, Nam Đàn) hiện tại cũng là nhà văn hóa xóm
Theo danh sách kiểm kê di tích của Sở VH&TT Nghệ An, đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 216 di tích đình làng (bao gồm cả phế tích và địa điểm đình làng). Điều đáng nói là dù trong thời gian qua, cả chính quyền và người dân đã có nhiều nỗ lực trong việc tu bổ, tôn tạo di tích nói chung và di tích đình làng nói riêng nhưng đình làng vẫn đang ngày càng bị xuống cấp, bị hủy hoại nghiêm trọng. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình làng trong đời sống hôm nay đang là bài toán khó. 
Đình làng đang tồn tại thế nào? 
Con số thống kê là 216 di tích đình làng (DTĐL), nhưng số đình đang còn hình hài thực sự không nhiều, hầu hết là phế tích hoặc chỉ còn lại địa điểm. Huyện Hưng Nguyên có 8 đình làng nhưng hiện chỉ là địa điểm, phế tích hoặc có dựng lại cũng chỉ là một gian thờ thành hoàng. Huyện Yên Thành có số lượng DTĐL nhiều nhất tỉnh (61 DT) nhưng chỉ có 12 DT được xếp hạng và cả 12 DT này đang bị xuống cấp. Huyện Thanh Chương chỉ mới 4/36 DTĐL được xếp hạng và 3/4 DT đó cũng đang bị xuống cấp. Huyện Nam Đàn, 8/18 DTĐL được xếp hạng thì cả 8 DT đều bị xuống cấp. Đây cũng là tình trạng chung của các DTĐL trong tỉnh hiện nay. 
Có một thực tế là lâu nay đình làng không còn được người dân quan tâm, gần như không biết đến sự hiện diện của nó. Đi khảo sát ở huyện Hưng Nguyên, khá khó khăn chúng tôi mới hỏi được địa chỉ của các đình. Một người dân có ốt đối diện biển dẫn tích “phế tích cổng đình Hưng Xá”, nhưng khi được hỏi, họ cũng không biết để chỉ dẫn cho chúng tôi. Khảo sát ở huyện Nam Đàn cũng tương tự. Đình làng Khoa Trường xã Nam Tân có khuôn viên, cây cối, nằm sát đường liên xã. Khi chúng tôi hỏi mấy người dân đang cắt cỏ và đi cày ở cánh đồng trước mặt đình cũng không ai biết đó là di tích gì… 
Cả những đình làng đã được xếp hạng di tích cũng luôn vắng vẻ, quạnh hiu. Đình Trung Cần (Nam Trung, Nam Đàn) - DT quốc gia, là một ngôi đình lớn có khuôn viên rất rộng nhưng quanh năm hầu như đóng cửa, chỉ mở khi có ngày kỉ niệm nào đó. Dù thỉnh thoảng buổi sáng có các cụ cao tuổi vào tập dưỡng sinh ở sân đình nhưng không khí của đình cũng thật ảm đạm. Đình Hoành Sơn (xã Khánh Sơn, Nam Đàn) là DT quốc gia đặc biệt đã xuống cấp trần trọng và còn hoang vu, ảm đạm hơn rất nhiều. Đình Võ Liệt (Thanh Chương) nằm một mình giữa đồng không mông quạnh cũng đang chịu cảnh hoang tàn tương tự,… 
Đình làng đang dần bị quên lãng nên cùng với thời gian, lại có thêm nhiều ngôi đình trở thành phế tích. Ông Tô Ngọc Tấn, cán bộ Trung tâm VH,TT huyện Đô Lương cho biết, vùng Bạch Ngọc (gồm các xã Ngọc Sơn - Lam Sơn - Bồi Sơn) trước đây 7 làng có 7 đình, giờ chỉ còn hai đình là Phúc Hậu và Phúc Yên đã được xếp hạng, 2 đình nữa chỉ còn lại địa điểm. Tiếc nhất là đình Nhân Trung, một ngôi đình đẹp kết nối với lễ hội đền Quả Sơn, nhưng nay đã thành phế tích, hiện chỉ lưu giữ được một số gỗ. Đình làng ở xã Văn Thành (Yên Thành), đình Thành Công (Hưng Lợi, Hưng Nguyên) bị hư nát cũng vừa được tháo dỡ… 
Trong khi đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị đình làng cũng còn nhiều bất cập. Mươi năm trở lại đây, cả nhà nước và nhân dân cũng đã có sự đầu tư để phục dựng, tôn tạo đình làng. Từ năm 2014 đến 2018, hàng chục tỉ đồng từ ngân sách đã được đầu tư để chống xuống cấp cho đình làng. Một số đình được đầu tư tu bổ với kinh phí rất lớn, như đình Võ Liệt (10 tỷ đồng), đình Lương Sơn - Đô Lương (10 tỷ đồng),… Nhiều địa phương cũng đã huy động từ nguồn lực xã hội hóa phục dựng, tôn tạo đình, như xã Ngọc Sơn (Thanh Chương) phục dựng 3 đình (Phúc Xá, Ngọc Sơn, Phúc Long) với kinh phí 2,2 tỷ đồng. Đặc biệt có một cá nhân đầu tư 1,7 tỷ đồng xây đình Dinh Chu ở xã Thanh Tường (Thanh Chương). Ở xã Nam Tân, Nam Đàn, một doanh nghiệp cùng người dân đã quyên góp hàng trăm triệu đồng phục dựng hai đình làng,… Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên việc tu bổ còn chắp vá cộng với việc phát huy tác dụng đình làng chưa tốt, nên đầu tư năm trước, năm sau lại xuống cấp, lại hư hỏng, như đình Hoành Sơn (Nam Đàn), đình Tám Mái (Diễn Châu), đình Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu)... Rất nhiều đình làng được tôn tạo từ nguồn xã hội hóa, không đúng kiến trúc của đình mà chỉ là một ngôi nhà cấp bốn hay một gian nhỏ để thờ thành hoàng làng. Qua khảo sát hiện trạng di tích đình làng của Ban Quản lý Di tích, 42/46 DT đình làng đã xếp hạng bị xuống cấp, chỉ có 10 DT đang được phát huy giá trị. 
Hiện nay, hầu hết đình làng không còn duy trì đúng chức năng của một thiết chế tâm linh - văn hóa cộng đồng như nó vốn có. Những đình làng đã được xếp hạng các cấp đang giữ được kiến trúc của một ngôi đình cũng chỉ còn là nơi để mọi người thỉnh thoảng đến thắp hương ngày tuần tưởng nhớ đến các vị thành hoàng làng. Một số nơi chính quyền có tổ chức dâng hương vào các ngày kỷ niệm của đất nước. 
Làm gì để đình làng vẫn là di tích “sống”? 
Khác với các di tích đền, chùa, tính thiêng của đình làng rất mờ nhạt hơn nên không có sức hút đối với cộng dồng dân cư. Bởi vậy, chính những sinh hoạt văn hóa cộng đồng sẽ là cái neo để giúp nó không bị quên lãng. Bà Hồ Thị Khương, nguyên Phó phòng Văn hóa huyện Quỳnh Lưu cho rằng: “Nhiều năm trước, đã có ý tưởng vận dụng đình làm nhà văn hóa, nhưng vì những quy định về chuẩn thiết chế văn hóa (diện tích khuôn viên, diện tích sử dụng…) nên ý tưởng này không trở thành hiện thực do không thỏa mãn yêu cầu này. Cùng với thời gian, rất nhiều đình đã hư hỏng bởi sức sống của nó trong cuộc sống hiện tại rất yếu ớt”. 
Những ngôi đình như đình Đức Nậm (xã Vân Diên, huyện Nam Đàn) này nếu được sử dụng thường xuyên thì sẽ không bị xuống cấp lại phát huy được giá trị của đình 
Như vậy, chúng ta đã bỏ lỡ mất cơ hội để đình luôn được “sống” khi không xem nó như là một thiết chế văn hóa công cộng. Cũng có một số đình đang được phát huy công năng như đình Đông Châu xã Nam Trung, Nam Đàn chẳng hạn “Đình vẫn đảm bảo cho sinh hoạt của bà con chúng tôi từ các nghi lễ tâm linh đến sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Bà con cũng không phải lo tiền chống xuống cấp vì đình luôn ấm hơi người”, ông Nguyễn Đình Thanh, xóm trưởng xóm 12, xã Nam Trungcho biết. Đình Sừng (Lăng Thành), đình Phụng Luật (Hợp Thành) của huyện Yên Thành; đình Phượng Lịch xã Diễn Hoa (Diễn Châu)... cũng may mắn còn duy trì được các sinh hoạt cộng đồng của làng, xã. Ở những ngôi đình này, vẫn có không gian trầm mặc, thiêng liêng của một di tích, nhưng vẫn có cái ấm cúng, sôi nổi của một thiết chế văn hóa công cộng. Tuy nhiên, số lượng đình hiện nay được sử dụng kiêm nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh rất ít. Những đình chưa phục dụng cũng không còn cơ hội này nữa vì hầu như toàn tỉnh đã khép kín hệ thống nhà văn hóa. 
Đình Phượng Lịch vẫn là nơi sinh hoạt văn nghệ của CLB Ca trù xã Diễn Hoa (Diễn Châu). 
Nguồn fb Cao Xuân Thưởng 
Đình làng có lịch sử hàng trăm năm ra đời và có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng. Vì vậy, dù là đình đã được xếp hạng, hay đã/đang được phục dựng thì chúng ta cũng không được phép để chúng tiếp tục bị hư hỏng rồi bị lãng quên. Vấn đề là làm sao để đình làng không nhanh chóng xuống cấp, hư nát là bài toán mà cả chính quyền và người dân cơ sở phải tính. Chúng tôi nghĩ, tu bổ, tôn tạo đình là cần thiết nhưng nếu cứ đổ tiền vào tu bổ để rồi lại đóng cửa thì chẳng bao lâu đình lại hư hỏng. Vậy nên, để phát huy tốt giá trị đình làng, chính quyền sở tại cần đưa nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hoạt động mang tính giáo dục truyền thống (lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, lễ xuất quân, lễ tri ân),... tổ chức tại đình làng để người dân có dịp tìm hiểu tốt hơn lịch sử làng mình, và làm chođình không cô quạnh, đìu hiu rồixuống cấp.

  •               

Đất và người xứ Nghệ

                        Nghệ sĩ Minh Tuệ đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, 8/2019 (ảnh NSND Minh Tuệ cung cấp) Anh là một nghệ sĩ tài hoa. Trời phú cho anh một gương mặt sáng, một khả năng hát và diễn tốt. Nhưng tôi nghĩ, cái không kém phần quan trọng làm nên nét riêng và tạo chỗ đứng vững chắc cho anh trong làng Kịch hát Nghệ An nói riêng, Kịch hát nước nhà nói chung, có lẽ đó là khả năng tìm tòi, đam mê sáng tạo không ngừng. Đúng như NSƯT An… 

Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ là một bậc trứ danh thuộc loại hiếm của đất nước. Nhưng không phải là một anh hùng cứu quốc, cũng không phải là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà văn hóa lớn, một thiên tài văn chương, một học giả uyên bác, một nhà canh tân kiệt xuất, một nhà cách mạng lớn… 
Với tôi, ở Nguyễn Công Trứ là một sự lên ngôi của cái Tôi - cá thể, không chỉ ở thời trung đại mà cả cho đến hôm nay và là một mẫu người kinh bang tế thế đáng để cho hậu thế noi theo. 
I. Sơ lược về khái niệm kinh bang tế thế. 
Học thuyết nào thì cũng muốn được hiện thực hóa thông qua mẫu người lý tưởng của học thuyết đó. Ở Nho giáo, trước hết là mẫu người hiền nhân quân tử để làm gương cho công cuộc thực hành đạo lý trong nhân quần theo lý tưởng của đạo Nho là xây dựng xã hội đức trị. Cùng với mẫu người quân tử, kinh bang tế thế là mẫu người trực tiếp thể hiện tính chất nhập thế ưu việt của đạo Nho. Trong lịch sử, đội ngũ Nho gia đã phân hóa thành ba loại là: nhà Nho nhập thế, gắn bó và xây đắp cuộc đời. Nhà Nho ẩn dật xa lánh cuộc đời, tìm nơi vắng vẻ mà sống với thiên nhiên cây cỏ, Nhà Nho tài tử vẫn gắn với cuộc sống nhưng có phàn sống theo cảm hứng riêng, phá cách, ít nhiều phi Nho. Thực tế lại đá có chân Nho là người học sách Nho và hành động đúng với sách. Còn ngụy Nho là học sách Nho nhưng sống lại ngược sách Nho. Còn hủ Nho là người học Nho nhưng lạc hậu bảo thủ trước những vấn đề của cuộc sống. Với nhà Nho nhập thế chân chính thì vô cùng đa dạng do tính chất đa dạng của cuộc sống qui định nhưng bao trùm lên tất cả chính là sự nghiệp kinh bang tế thế. Hai từ kinh tế (économie) mà ngày nay đang dùng chính là lấy từ chữ kinh và chữ tế trong mệnh đềkinh bang tế thế nhưng nội hàm rộng hẹp khác nhau cơ bản. Ngày nay khi nói kinh tế thì chỉ đơn thuần nói về của cải vật chất, tiền bạc và phải làm sao cho mỗi ngày một tăng trưởng đối với từng người, từng gia đình, từng xóm làng, từng khu vực, từng quốc gia…và cả nhân loại. Trong khi nội hàm của khái niệm Kinh bang tế thế là rộng lớn bao gồm mọi phương diện của cuộc sống trần gian, có cơ sở triết lý sâu xa từ học thuyết nhập thế mà sách Đại học, một trong Tứ thư của Nho giáo đã nêu lên với một logich không một học thuyết cổ kim Đông Tây nào có bằng:“Chính tâm thành ý, cách vật trí trí, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Kinh có nghĩa là trải qua, là hành động để tạo ra thành quả này nọ. Bang là giang sơn đất nước. Kinh bang là chăm lo mọi việc để quốc phú dân cường trong đó có đời sống vất chất sung túc, có đời sống tinh thần cao đẹp, chứ không chỉ đời sống vật chất, Tế là phù trì giúp đỡ, đưa lại hạnh phúc cho người khác. Tế đi đôi với độ - tế độ - cũng có nghĩa là thế. Thế là đời là nhân quần là người đời. Tế thế là giúp đời, sống cho đời. Kinh bang tế thế, nói gọn lại là giúp nước giúp đời. Mà để làm được điều cao cả đó là phải đi đúng lộ trình: Chính tâm thành ý (tâm địa phải chính đáng, ý nghĩ phải thành khẩn) cách vật trí tri (hiểu biết cuộc sống) tu thân (rèn luyện đạo đức cá nhân), tề gia (xây dựng được gia đình êm ấm), trị quốc bình thiên hạ (xây dựng đất nước hạnh phúc khắp thiên hạ người người bình yên). Kinh bang tế thế là thuộc sứ mệnh trị quốc bình thiên hạ. Cùng với khái niệm Kinh bang tế thếlà bát mục, Nho giáo còn có nói đến: Minh minh đức là phát huy đức sáng tính tốt tính thiện của nhân dân kể cả với tàng lớp thống trị cũng phải vậy. Tân dân là đổi mới lòng dân để bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện. Chí ư chí thiện là đạt đến đạo đức hoàn thiện. Chưa nói là nền giáo dục dựa vào Nho giáo mà sách báo sau này thường chê bai là giáo điều, sách vở, xa thực tế, chỉ đào tạo ra những ông quan ăn trên ngồi trốc nhân dân cần xóa bỏ trong khi chính nền giáo dục này đã có triết lý giáo dục cao siêu tưởng không gì hơn là “Nhân bất học bất tri lý” (Người mà không học thì không biết lẽ phải), “Ấu bất học lão hà vi” (Trẻ không học thì sống đến già biết gì mà làm), “Tri hành hợp nhất” (Học và hành là một). “Học nhi bất yếm, giáo nhân bất quyện” (Học không biết chán. Dạy người không biết mỏi). Dĩ nhiên, nên giáo dục nào thì cũng tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể mà thành công nhiều hay ít. Nền giáo dục thời Nho giáo với những triết lý như thế đã có thành quả rõ rệt mong dừng ai chối cãi nữa mặc dù không phải không có hạn chế này nọ… Sứ mệnh kinh bang tế thế là dựa trên nền tảng văn hóa đức trị theo những triết lý nhân sinh như thế, chứ đâu như ngày nay kinh tế đơn thuàn chỉ là chuyện làm giàu của cải vật chất cho từng cá nhân hay cho tập đoàn cho quốc gia... mà chương trình CEO hàng ngày vẫn có trên Truyền hình. Ở đây cũng khuyến khích những doanh nhân thành đạt làm từ thiện, làm công ích mà trong những chuyện này đâu đã thuần khiết trăm phần trăm một khi vẫn có chuyện bánh ú đi bánh dì lại. 
II. Nguyễn Công Trứ một mẫu hình kinh bang tế thế hấp dẫn. 
Nói đến Nguyễn Công Trứ là nói đến một nho sinh đang độ “khoa trường đeo đuổi” đã dâng Thái bình thập sách (Mười chính sách để có hòa binh cho đất nước) lên vua Gia Long trong hoàn cảnh đất nước vừa qua cuộc nội chiến giữa họ Nguyễn và anh em Tây Sơn, giang sơn mới được qui về một mối. Rồi là một giải nguyên một nhà nho được Nguyễn Bách Khoa trong sách Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Tạp chí Văn hóa, Hà Nội, 1944 là người đầu tiên tiếp theo học trò là Trần Đình Hượu và học trò của Trần Đình Hượu là Trần Ngọc Vương mệnh danh là nhà nho tài tử. Nhà nho tài tử vẫn là nho nhưng đã có mặt vượt ra khỏi tính chất khuôn phép có phần cứng nhắc của nhà nho chính hiệu. 

Nói đến Nguyễn Công Trú là nói đến một ông quan, trải qua ba đời vua của triều Nguyễn với lý tưởng tôn quân “sắp hai chữ quân thân mà gánh vác”, tham dự nhiều chức trách, xông pha khắp đất nước kể cả sang tận đất Cao Miên, lên voi cũng ghê nhưng có lúc xuống chó cũng gớm. Hậu thế khi nói về cụ Thượng Trứ, ông Đốc Củng thì nhớ nhất là sự kiện; Với chức trách Doanh điền sứ đã khai dân lập ấp mở mang ra hai huyện Kim Sơn (thuộc Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình), một vài xã khác thuộc Nam Đình.và còn nhiều địa phương khác có nơi thuộc Nam kỳ. Ai đã đến Kim Sơn, quan sát cách thức phân bố địa phận địa giới cho từng xã thì sẽ thấy tài kinh bang tế thế của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ là thế nào. Mỗi xã, chiều ngang chỉ khoảng 500 mét còn chiếu dọc thì đều hướng ra phía biển, cứ thế mà dài thêm theo độ bồi của đất và khả năng lấn biển của người dân, xã này cách xã kia bằng kênh đào theo chiều dọc. Do đó mà xã nào cũng có sông nước để thả rau muống, đặt bè nuôi tôm nuôi cá, sáng ra hái rau vớt tôm cá về ăn, nuôi vịt thả sông, vừa có thủy sản vừa có nông phẩm, vừa có phần đất thuần hóa lâu đời để làm nhà làm cửa, vừa có phần đất bồi sớm muộn mà canh tác. Xã nào cũng cớ phần đất giáp biển nên đều có trách nhiệm bảo vệ đê biển. Cuộc sống từ đó và mãi mãi ấm no, ít có nơi nào ở đồng bằng Bắc Bộ sánh kịp trong tình hình kinh tế nông nghiệp. Còn Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ làm xong việc khai dân lập ấp thì rũ áo ra đi không một chút tơ vương. Chỉ để lại lòng tri ân đời đời của người dân nơi đó. Ở Kim Sơn và Tiền Hải đều lập sinh từ thờ sống ân nhân Nguyễn Công Trứ. Tại Phát Diệm thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình), đã bao đời nay, không chỉ người dân bên lương mà cả người dân bên giáo đã phá lệ của giáo hội thường xuyên đến lễ bài đền thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Gần đây ngôi đến này đã được mở rộng nâng cấp nguy nga tráng lệ thành nơi hành hương tham quan của nhiều khách thập phương, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong cuộc hội nghị tổng kết công tác thủy lợi toàn miền Bắc trước năm 1975 đã mệnh danh Nguyễn Công Trứ là một “nhà khẩn hoang lỗi lạc”. Bản thân người viết bài này năm 1962 cũng đã về Kim Sơn Phát Diệm và cả Tiền Hải tìm hiểu Nguyễn Công Trứ đến nay 56 năm rồi vẫn in đậm trong đầu niềm thần phục về tinh thần thân dân và bộ đại não của nhà khẩn hoang lỗi lạc này. 
Nói đến Nguyễn Công Trứ cũng là nói đến một ông quan đã theo lệnh triều đình đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành ở Sơn Nam hạ và cuộc khởi nghĩa Nồng Văn Vân ở Tuyên Quang mà hậu thế theo lập trường giai cáp, lâp trường cách mạng chống phong kiến thì lên án một cách gay gắt. Nhưng nghĩ theo lợi ích quốc gia thì lại có thể nghĩ khác hoàn toàn. Bởi với Nguyễn Công Trứ điều quan trọng hơn là tìm mọi cách khẩn hoang khai dân lập ấp mở mang cuộc sống cho người dân để họ khỏi nổi dậy để đất nước yên bình. Đó không phải là giải pháp tối ưu sao?. Mà không chỉ một Nguyễn Công Trứ làm việc đó. Vũ Phạm Khải gần như cùng thời với Nguyễn Công Trứ cũng làm thế sau khi phải theo lệnh triều đình dẹp loạn nông dân ở vùng biên giới phía Bắc.. 
Nói đến Nguyễn Công Trứ, hậu thế cũng không quên chuyện với tư cách Trấn Tây nguyên soái đã đề nghị vua Minh Mạng rút khỏi Cao Miên để kéo lại sự hữu hảo giữa hai đất nưóc vốn không đơn giản từ thực tế địa giới. Hậu thế càng không quên chuyện Nguyễn Công Trứ tuổi 80, nghỉ hưu đã lâu, nhưng khi nghe tin thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng đã dâng biểu xin cho cầm quân chống giặc xâm lăng mà không được nhà vua chấp nhận vì thấy tuổi đã quá cao. 
Nói đến Nguyễn Công Trứ, bên cạnh những gì vừa nói, còn là một thi bá, chuyên dụng thơ nôm (chỉ một bài thơ Hán), gồm các thể loại cổ điển và đã dược coi là vi thủy tổ của thể loại hát nói. Hát nói đã có mầm mống từ trước nhưng đến Nguyễn Công Trứ mới định hình về số lượng và kết tinh thành đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật. Cùng thời có Cao Bá Quất cũng làm thơ hát nói nhưng ở thể loại này họ Cao chưa ngang tầm họ Nguyễn. Về sau có Dương Khuê, Tản Đà, Tràn Tuấn Khải... tiếp tục nhưng vẫn là đàn em cụ Trứ. Đặc điểm của thể loại hát nói là sự kết nối giữa hai nguồn cảm hứng và ngôn ngữ cùng thi pháp bác học và dân gian dẫn đến sư hốn hợp cả ba thành tố: lời, nhạc và vũ. Từ đó mà có nghệ thuật Ca trù ngày nay được Unessco công nhận là Di tích văn hóa thế giới. Còn với Nguyễn Công Trư thì hát nói đã là thú vui ngâm ca trong cuộc đời kinh bang tế thế, đặc biệt là trong những năm tháng làm Doanh điền sứ khẩn hoang khai dân lập ấp, không chỉ với riêng mình mà còn với những người dân ấp dân lân. Có thể nói, sáng tác hát nói cũng là một phương tiện kinh bang tế thế tích cực của Nguyễn Công Trứ và chứng tỏ ở ông là văn võ song toàn trong sự nghiệp kinh bang tế thế. 
Mẫu người kinh bang tế thế ở Nguyễn Công Trứ đã thể hiện ở những hành vi nổi trội hiếm có nhưng cũng có mặt không dễ gì có sự đồng thuận trong sự đánh giá của hậu thế là như thế. Nhưng gì thì gì, đây là thành quả của “sự lên ngôi của cái Tôi - cá thể” ở Nguyễn Công Trứ, đáng coi là đột khởi so với lích sử, kể cả với hậu thế. Chúng ta sinh ra giữa cõi đời mỗi người là một cá thể sống, mội cái Tôi - cá thể (L’individu) với hai thuộc tính: sinh học tự nhiên và xã hội dần dần hình thành mang tính cá biệt. Ngay hai anh em sinh đôi cũng thế vì mỗi người là một cá thể sống. Cá thể sống là tế bào tạo nên các cộng đồng sống trong đó có cộng đồng quốc gia dân tộc. Tế bào khỏe thì cộng đồng khỏe. Cái Tôi trong cá thể sống đang nói đây là cái Tôi nhân văn sáng tạo, về bản chất hoàn toàn đối lập với cái Tôi của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ (L’individualisme). Đất nước muốn phát triển cho ra phát triển thì phải cầu nguyện cho cái Tôi cá thể chân chính trỗi dậy sớm chừng nào hay chừng ấy. Ngược lại phải tiêu diệt cái Tôi vị kỷ tai hại được chừng nào thì dân được nhờ chừng ấy. Trong thực tế, sự nhận thức vế cái Tôi - cá thể là từ vô thức đến hữu thức, sớm muộn cao thấp khác nhau giữa các quốc gia khu vực. Ở phương diện này, phương Tây đi trước phương Đông là nhờ sớm phất triển kinh tế tư hữu nên trong văn chương thời cổ đại Hy La đã thấy cái Tôi ló mặt… Đến thời Phục hưng.thì đã lộ rõ hơn một khi Hamlet, nhân vật của Sêchxpia, đã tuyên bố Tồn tại hay không tồn tại (To be or not to be). Tiếp đến Descartes với mệnh đề Tôi tư duy ấy là tôi tồn tại (Je pense donc que je suis) thì chứng tỏ sự nhận thức về cái Tôi - cá thể đã ở trình độ tự giác sâu sắc. Còn ở ta, thuộc phương Đông thì sao? Rõ là rất muộn. Bởi ở nước ta, vốn là một nước nông nghiệp, chế độ công xã kéo dài, tầng lớp thị dân tiền tư bản chậm phát triển. Đã thế, với Phật giáo và Nho giáo là hai học thuyết ngự trị đất nước lại chủ trương vô ngã phi ngã. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, chỉ có cái Tôi đạo đức là nổi rõ nhưng vẫn chưa phải cái Tôi đang cần nói ở đây. Trong ngôn ngữ, vẫn có từ ngã, từ ngô đều có nghĩa là tôi và trong văn chương, đặc biệt với thể loại trữ tình, tự nó đã có mặt cái tôi cảm xúc nhưng vẫn chưa phải là sự nhận thức triết học về cái Tôi - cá thể. Có người chưa hiểu điều đó nên đã nói văn học đời nào lại chẳng là cái Tôi. Với triết học, cái Tôi - cá thể vừa là chủ thể vừa là khách thể. Tôi tự nhận thức về tôi và còn là nhận thức về cái Tôi ở người khác. Văn học khám phá thế giới con người mà chưa tự giác về việc khám phá con người cá thể thì hời hợt là điều cầm chắc. Ở nước ta, từ thể kỷ XVIII, cái Tôi - cá thể mới bắt đầu ló mặt dần trong văn chương của Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Du, Ngô Thời Sỹ, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, rõ nhất là Nguyễn Công Trứ. Có thể nói Nguyễn Công Trứ là người Việt Nam đầu tiên có đáp án về vấn đề Tôi là ai? “Tồn tại hay không tồn tại” giữa cuộc dời này? “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng” nghĩa là tôi - Nguyễn Công Trứ - đang tồn tại đây. Tôi có kiếp đời của tôi cũng như người khác có kiếp đời người khác bởi “Rút cục lại mỗi người riêng một kiếp” (Nghĩa người đời) và “Người có biết ta hay thì chớ. Chẳng biết ta ta vẫn là ta” (Thích chí ngao du) “Thiên phú ngô, địa tải ngô. Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý” (Trời che ta Đất chở ta. Trời đất sinh ta là có ý. Nợ công danh). Dĩ nhiên, với Nguyễn Công Trứ, tồn tại phải ra tồn tại. Tồn tại hết mình. Hết mình về phận sự với nhân quân. “Vũ trụ chi gian giai phận sự” (Phải có phận sự với mọi chuyện giữa vũ trụ này. Luận kẻ sĩ). “Vũ trụ nộ mạc phi phận sựi”. “Đứng trượng phu một túi kinh luân” (Bài ca ngất ngưởng). Một nét dặc sắc ở cái Tôi - Nguyễn Công Trứ là nghị lực sống. Đường khoa bảng với ông đâu có suôn sẻ mà chắc chắn là không vì học lực. Nhưng ông vẫn vươn lên lấy cho được cái giải nguyên. Trên đường hoạn lộ, làm đến chức lớn này chức lớn khác mà có lúc bị án “trảm giam hậu” bị giáng xuống làm lính thú nhưng vẫn không nản để cuối cùng lịch sử vẫn ghi là ông Đốc Trứ, cụ Thượng Trứ. Nguyễn Công Trứ quả thật là một “thằng Tôi” (Le Moi) hành động theo Chí làm trai. được đẩy cao thành Chí khí anh hùng: Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc/Nợ tang bồng vay trả trả vay/Chí làm trai nam bắc tây đông/Cho phí chí vẫy vùng trong bốn bể/Nhân sinh thế thượng thùy vô tử/Lưu đắc đan tâm chiếu hạn thanh/Đã chắc rằng ai dại ai khôn /Mấy kẻ biết anh hùng thời vĩ ngộ/Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ/Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong/Chí những toan xé núi lấp sông/Làm nên đứng anh hùng đây đó tỏ”(Chí khí anh hùng). Ở Nguyễn Công Trứ, chữ danh “Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông” gắn chặt với tinh thần tự nhiệm, với sự nghiệp kinh bang tế thế, xa lạ đối cực với hư danh, hiếu danh tầm thường bỉ ổi. Bởi Nguyễn Công Trứ hơn ai hết cũng thừa biết “Trên đường danh lợi vinh liền nhục/Trong cuộc trần ai khóc lẫn cười”. Nguyễn Công Trứ cũng là người đầu tiên có ý thức cậy tài khoe tài, tự biết mình là người có tài mà không dấu tài, không khiêm tốn giả vờ như thói quen ở nhiều người đời: “Trời đất cho ta một chữ tài/Giắt lưng ngày tháng để mà chơi”. Với ông kinh bang tế thế, xông pha cống hiến nhưng cũng không phải là người ép xác. Ở ông, cống hiến đi đôi với hưởng thụ. Ngày trẻ đã thế. Đến già vẫn thế. Lên chùa tụng kinh niệm Phật mà vẫn “gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì” để Bụt cũng phải “nực cười ông ngất ngưởng”. Vào cái thời buổi nguyên lý “khắc kỷ phục lễ” vẫn nặng nề mà Nguyễn Công Trứ nhà ta đã tuyên bố thẳng thừng trước thế gian: “Nhân sinh bất hưởng lạc/Thiên tuế diệc vi thương” (Người ta sinh ra giữa cõi đời mà không biết hưởng lạc thì có sống trăm tuổi cũng coi như là chết yểu). Dĩ nhiên là hưởng lạc thanh tao, giắt “một đôi dì” lên chùa chứ không phải vào bụi rậm hay vào nhà nghỉ như thời nay. Mở đầu bài viết, tôi nói Nguyễn Công Trứ là người nhất vàngười hơn ai hết là từ những điều thế đấy… Một con người như thế, kinh bang tế thế, làm nên “đứng anh hùng đây đó tỏ” như thế nhưng kết thúc cuộc đời lại trong tâm trạng: “Kiếp sau xin chở làm người/Làm cây thông đứng giữa trời mà reo/Giữa trời vách đá cheo leo/Ai mà trụ được cùng trèo với cây”. Ấy mới hay bi kịch trần gian là thế. Bi kịch mà cao cả. Cao cả trong bi kịch. Đúng, Nguyễn Công Trứ không phải là một danh nhân gì trong các danh nhân mà trên đã nói. Ở Nguyễn Công Trứ là một sự lên ngôi của con người cá thể mà trở thành một mẫu người kinh bang tế thế, một người rất người hấp dẫn như thế. Triết học và Khoa giá trị học về sự sống của nhân loại đánh giá con người này thế nào nhỉ? Riêng tôi, xin bái lạy và thăm thắm cảm tạ Uy Viễn tướng công đã cho tôi thêm một thần tượng để thêm yêu thêm quí thêm tự hào về xứ Nghệ quê tôi. 
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội 
Chú thích 
Xem thêm Nguyễn Đình Chú: Nguyễn Công Trứ: sự lên ngôi của cái Tôi - cá thể. Đoàn Tử Huyến chủ biên - Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử. Nxb Nghệ An. Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 2008. Nguyễn Đình Chú; Văn hóa - Văn học - Giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2018. 
Xem thêm Nguyễn Đình Chú: Vấn đề ngãvà phi ngã vô ngã trong văn học Việt Nam trung cận đại. Nguyễn Đình Chú tuyển tập. Nxb Giáo dục Việt Nam 2012

NHẬT VÀ RÁC NHẬT


Thấy trên mạng ai cũng khen vùng đô thị ven Tokyo của Nhật “ngập nước vì cơn bão Hagibis hôm qua, nhưng không thấy rác vì nước vẫn xanh trong”. Có lẽ mọi người vẫn chưa nhận ra các sự thật sau:
1. Dân Nhật chuyên môn đi mua hàng hóa trong siêu thị nên chắc chắn tỷ lệ rác thải tiêu dùng từ nền công nghiệp đóng hộp rất nhiều. Người Nhật có thói quen và văn hóa “gói đồ ăn và nhiều thứ khác bằng lớp màng plastic tiện dụng” hàng đầu thế giới. Nước Nhật cũng là quốc gia đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, về lượng thải rác nhựa. Ngoài ra, người Nhật luôn thay đồ điện tử trong nhà sau mỗi chu kỳ/hạn dùng khuyến cáo bởi hãng sản xuất, dù chúng không hề hư. Thế cho nên chắc chắn họ có rác rất nhiều sau chuỗi tiêu dùng khổng lồ quốc nội. Xem:
2. Người Nhật rất tỉ mỉ trong việc phân loại và thu gom rác, và chắc chắn có công nghệ xử lý và tái chế rác, nhưng không thể giải quyết được hết đống rác khổng lồ của họ. Thế cho nên trong 2 thập niên gần nhất, họ đã phải chuyển rác qua Trung Quốc dưới chiêu bài “xuất khẩu rác có chọn lọc để tái chế ở nước thứ ba”. Sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu rác, Nhật khốn đốn vì núi rác của họ ngày càng phình to ra, nên đã đẩy qua các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Malaysia, Indonesia, Thái Lan Philippines và Việt Nam. Tại Hội nghị G20 vừa qua, cả thế giới yêu cầu nước Nhật phải xem xét lại nguồn thải rác của mình. Xem:
Tôi biết có khá nhiều người Việt gom đồ điện tử thải loại của Nhật đem về Việt Nam bán lại, và khen lấy khen để rằng đồ Nhật hàng second-hand vẫn xài ổn và bền. Đấy chẳng qua là gom rác và xử lý rác giùm người Nhật mà thôi.
Có những nguyên tắc như sau về rác mà chúng ta cần hiểu:
1. Nơi nào giàu có, nhiều tiền thì ăn xài, tiêu thụ nhiều hơn, và do đó thải ra rác nhiều hơn.
2. Tái chế rác cần nhiều năng lượng và nỗ lực gấp nhiều lần so với sản xuất “bao bì và đồ hộp”. Và như thế, xét về khía cạnh kinh tế, chẳng có hãng nào đóng gói sản phẩm với chi phí 1 đồng, lại phải chi thêm nhiều đồng khác để tái chế rác từ quy trình đóng gói ấy. Như vậy hóa ra họ không có lợi nhuận sao? Về phương diện kinh tế, tái chế không có lợi.
3. Không tái chế thì chỉ có 3 cách: đốt, chôn lấp hoặc vứt qua nhà hàng xóm. Đốt và chôn lấp thì gây ô nhiễm môi trường nước sở tại. Như vậy, cách tốt nhất là chi tiền để vứt qua nhà thằng khác, rồi để cho nó đốt, chôn lấp và làm dơ bẩn nhà của chính nó.
4. Đối với thiên nhiên, không hề có khái niệm tái chế, mà là phân hủy và sử dụng lại – giống hệt các cánh rừng tại Amazon vậy. Quá trình quang hợp của cây rừng ban ngày giải phóng khí oxygen bao nhiêu, thì ban đêm hấp thu lại qua hiện tượng thở bấy nhiêu. Lá cây chứa carbon rụng xuống đất bao nhiêu, thì sẽ bị phân hủy vào đất và được rễ cây hút vào sau đó bấy nhiêu. Tất cả không tốn nhiều năng lượng, không gây ô nhiễm trên diện rộng, và đóng góp một phần hài hòa vào chu trình sống của hệ sinh thái.
Vì vậy, đừng khen nức nở nước Nhật. Họ đã vứt rác qua nhà người khác, trong đó có nhà của chúng ta. Họ cũng đã xả nước làm nguội lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima chứa 18.000 đơn vị nhiễm xạ terabecquerel (TBq) của đồng vị caesium 137 ra Thái Bình Dương vào năm 2011, và từ năm 2013, 30 đơn vị nhiễm xạ gigabecquerel (GBq) của đồng vị caesium 137 vẫn còn chảy vào đại dương mỗi ngày. Sắp tới, Nhật tuyên bố sẽ tiếp tục xả 1 triệu tấn nước nhiễm xạ ra biển.
Đấy là cái giá phải trả cho một nền công nghiệp phát triển, tiêu thụ năng lượng lớn, tăng trưởng kinh tế tột bậc và xả thải nhiều mà thôi. Cái quan trọng là dù rác sinh ra từ Nhật và đốt ở Malaysia chẳng hạn, hay nước nhiễm xạ của Nhật xả ra ở Bắc Thái Bình Dương, nhưng chảy qua tận Đại Tây Dương, thì hơn 7 tỷ người trên hành tinh này đều ăn cá và hít không khí trên cùng một hành tinh. Và điều bất công rõ ràng hiện ra khi mà một bên giàu có, ăn uống, xả rác với phong cách “rất lịch sự và sạch sẽ”, trong khi bên kia phải gánh lấy trách nhiệm giải quyết mớ rác, nếu không nói là phải ăn cá và hít không khí ô nhiễm.
Mấy ngày qua, tôi không muốn nói nhiều về cơn bão HAGIBIS ở Nhật nữa, vì thật ra, nó đã làm tốt công việc của mình rồi. Nó thậm chí vẫn yếu hơn rất nhiều lần khi đổ bộ vào Tokyo (giảm cấp xuống Cat.2), so với điều DORIAN đã làm tại Bahamas (sức mạnh tuyệt đối Cat.6). Điều đó cho thấy, dân nghèo Bahamas đã chịu đòn tàn khốc của thiên nhiên còn hơn cả dân Nhật. Và đó là ví dụ minh họa rất rõ ràng cho bất công của giây phút hiện tại (vấn đề rác), và trong tương lai gần (đột biến khí hậu).
Nhật là nước đứng thứ 5 trên thế giới về xả thải khí nhà kính. Và sốc nóng, bão lũ, mưa to, mực nước biển dâng, Đồng bằng Sông Cửu Long chìm xuống đáy biển một phần là nhờ công ơn “sạch sẽ” của nền công nghiệp Nhật Bản.
Hãy nhớ điều đó trước khi khen ngợi người ta!

Ô nhiễm không khí: Cần lắm sự chung tay của cả cộng đồng

Nhữngngày qua, thông tin về tình trạng ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động ở Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh đã và đang trở thành vấn đề nóng được nhiều người dân quan
tâm, từ khắp các diễn đàn mạng cho đến mọi khu dân cư, mọi người dân từ già đến
trẻ, nếu không muốn nói là vấn đề bức xúc trong nhân dân. Không quan tâm sao được
bởi lẽ vấn đề này liên quan trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày của cả cộng đồng.
Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một các đa chiều để thấy những điểm tiêu cực
lẫn tích cực của nó, người viết mạo muội đưa ra một số ý kiến cá nhân sau.
Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi
năm. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cũng cho thấy, mỗi giờ có khoảng 800 ca
tử vong do ô nhiễm không khí, trung bình 13 người tử vong mỗi phút, gấp ba lần
số tử vong vì sốt rét, bệnh lao và AIDS mỗi năm. Cũng theo WHO, Việt Nam có
34.232 người tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí. Cụ thể, chỉ số chất
lượng không khí (AQI – ứng dụng Air Quality Index đo chỉ số ô nhiễm không khí
và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh những ngày gần đây tăng khá cao, dao động từ 100 đến 200.

Không khí ở Hà Nội
ô nhiễm trong nhiều ngày liên tiếp
Ngày
tại Thủ đô, thành phố xanh, thành phố vì hòa bình của chúng ta vừa qua có chỉ số
AQI trung bình của Hà Nội theo ứng dụng Air Visual là 212, có hại cho sức khoẻ.
Số liệu của Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cũng xấp xỉ 200. Trong khi đó,
theo ứng dụng Air Visual, khu vực hồ Tây ô nhiễm không khí đã lên đến mức 333,
nguy hại đến sức khoẻ của mọi người. Đâu cũng thấy bụi bẩn trong không khí, từ
khu vực nội ô, vùng ven, nơi dân cư đông, nhiều xe cộ, nhiều nhà máy, khu công
nghiệp.
Từ
những thông tin công khai trên các phương tiện truyền thông hay trên mạng Internet
đã làm người dân hú hồn, hú vía. Cộng hưởng với việc các đối tượng xấu hùa vào để
giật tít, đăng đàn chém gió các kiểu, đổ lỗi hết cho người này, người nọ, thậm
chí còn cáo buộc chính quyền yếu kém và không có chuyên môn… Vô hình chung, làm
cho tình hình đã phức tạp nay lại càng căng thẳng hơn. Không nói chứ nếu khảo sát
10 người dân sống tại Thủ đô chắc 9 người sợ phát khiếp, nhiều trường hợp không
ra đường vì sợ tình trạng ô nhiễm.
Tại
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra đầu tháng 10 vừa qua, trước thực
trạng ô nhiễm môi trường một số đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo TP Hà Nội phải có những giải pháp căn cơ và cụ thể
hơn khắc phục tình trạng ô nhiễm, không thể để ô nhiễm khiến người dân thủ đô bức
xúc như vừa qua. Trong đó phải tính đến các giải pháp như di dời các nhà máy khỏi
nội đô, hạn chế gia tăng phương tiện cá nhân, kiểm soát những xe cũ nát, phát
triển hệ thống cây xanh…
Qua
đó, chúng ta thấy được quyết tâm của người đứng Chính phủ trong nỗ lực giải
pháp xử lý ô nhiễm không khí, một vấn đề tưởng nhỏ nhưng liên quan trực tiếp đến
sự phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Theo các
chuyên gia cùng các cơ quan chức năng có nhiều nguyên nhân tác động chính khiến
tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao. Đó là do đô thị hóa, dân số tăng nhanh,
nhất là mật độ xây dựng, lượng phương tiện giao thông tăng đột biến khí xả thải
từ phương tiện giao thông…
Muốn
giải quyết vấn đề này, trước hết Chính phủ cần có một kế hoạch đề ra mục tiêu tổng
quát là hướng tới tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm
soát nguồn phát sinh khí thải; giám sát chất lượng không khí xung quanh nhằm cải
thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.
Kế
đến, để quản lý, kiểm soát chất lượng không khí đạt hiệu quả, thời gian tới,
Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan, chính quyền địa phương cần tiếp tục rà
soát, ban hành, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là xây dựng
quy định đối với môi trường không khí. Tăng cường kiểm soát, hạn chế các nguồn
gây ô nhiễm bụi trên địa bàn như các công trình xây dựng; tăng mật độ cây xanh
trong đô thị, mở rộng công viên; tăng cường phương tiện giao thông công cộng
như: xe buýt, xe điện trên cao, xe điện ngầm và hình thức giao thông không gây
ô nhiễm… 
Cùng
với đó, cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chất lượng môi trường không khí
đối với sức khỏe đến cộng đồng. Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp chủ động ứng
phó với ô nhiễm không khí trong điều kiện cụ thể của mình. Cần phải tuyên truyền
để người dân nắm được thông tin về mức an toàn trong không khí để có kế hoạch
phòng vệ cho bản thân. Thiếu thông tin, hay nói đúng hơn là thông tin chính thức
của cơ quan chức năng từ những hiện tượng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
người dân. Mới đây nhất là sự cố ở quanh Nhà máy Rạng Đông (Hà Nội), vẫn cùng
chung mẫu số gây lo lắng và thiệt hại thêm cho người dân đó là thiếu cảnh báo sớm,
đầy đủ để người dân chủ động hơn trong phòng tránh.
lẽ đã đến lúc, các giải pháp tình huống cho tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như
đóng cửa trường học, hạn chế xe cộ vào một số khu vực trong một thời gian cụ thể,
nhanh chóng trồng cây xanh để hút bụi, chống ồn, chống bụi; tăng cường quản lý
phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm; thu gom, xử lý chất
thải nguy hại, bao gồm chất thải y tế; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề… cần
phải được đặt ra và thực thi ngay. 
Đồng
thời, chính quyền cần tăng cường sử dụng các biện pháp quản lý thông minh để ứng
phó với ô nhiễm không khí như sử dụng các thiết bị đo lường, lưu trữ và cảnh
báo tự động ở các khu vực trọng điểm, tạo thêm nhiều mảng xanh…
Suy
cho cùng, việc giải quyết ô nhiễm không khí không phải là câu chuyện một sớm, một
chiều và không phải là câu chuyện riêng của bất kì cá nhân, tổ chức, cơ quan,
ban, ngành nào. Thậm chí đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là của
các quốc gia trên thế giới. Hơn lúc nào hết, cần phải có sự chung tay của cả cộng
đồng, cùng hành động bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Ngọc
Lan
Tags:
Bình luận, chính quyền Hà Nội, Chính trị – Xã hội, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, thủ đô Hà Nội

Nghe tin Chủ tịch nước sắp thăm Mỹ, trí thức “lề trái” gấp rút kêu gọi “thân Mỹ – thoát Trung”

Nhân việc Trung Quốc
cho tàu khảo sát xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, từ ngày 12/07/2019 đến nay, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã liên tục đòi thay đổi chính sách đối ngoại và thể chế chính trị, kích động biểu tình. Ba nhóm dẫn đầu hướng tuyên truyền này là Diễn đàn Xã hội Dân sự,nhóm Lập Quyền Dân và nhóm Zombie Nguyễn.
Nhìn lại, có thể thấy từ ngày 24/07 đến nay, Diễn đàn Xã hội Dân sự và nhóm Lập Quyền Dân đã liên tục ra tuyên bố và viết bài vận động cho một nhóm 4 yêu sách – là (1) kiện Trung Quốc ra tòa PCA; (2) chính thức đặt quan hệ “đối tác chiến lược” với Mỹ;
(3) ngừng hợp tác, học hỏi Trung Quốc trong các lĩnh vực liên quan đến chính trị và an ninh quốc gia; (4) mở rộng quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông
tin, quyền biểu tình của người dân trong vấn đề “chống Trung Quốc”. 
Sau khi CarlThayer đưa tin hồi cuối tháng 8 rằng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sắp sang Mỹ
để hội đàm với Tổng thống Donald Trump, hai nhóm vừa nêu đã tăng tốc tuyên truyền trong 2 tuần kế tiếp 
Trong tuần đầu
tiên của tháng 9, họ huy động thêm ông Vũ Ngọc Hoàng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Nam, cựu Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) tham gia viết
bài trên trang Viet-studies để đòi 4 yêu sách.
Sang tuần thứ hai
của tháng 9, họ huy động thêm ông Nguyễn Trung (cựu đại sứ Việt Nam tại Thái
Lan và CHLB Đức) viết bài trên trang Viet-studies, và ông Đinh Hoàng Thắng (cựu
đại sứ Việt Nam tại Hà Lan) trả lời phỏng vấn trên trang Tạp chí Văn hóa Nghệ
An.
Cụ thể, ông Nguyễn Trung đề xuất rằng trong Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, các cấp lãnh đạo cần mạnh dạn thay đổi thể chế chính trị theo Mỹ và các nước phương Tây, để được phương Tây hỗ trợ, đồng thời thoát khỏi việc bị ràng buộc với Trung Quốc về ý thức hệ.
Trong khi đó, ông Đinh Hoàng Thắng kêu gọi áp dụng “công thức Bí Đao” (P&DOWN) để bảo vệ chủ quyền Biển Đông, mà ông Thắng và ông Hoàng Việt từng quảng bá nhiều lần trên các diễn đàn chính thống vào những năm 2013, 2014, 2015. Cụ thể, công thức này bao gồm 5 nội dung:
_ P (Partnership):
Trở thành “đối tác chiến lược” của Mỹ để được hỗ trợ.
_ D (Democracy):
Dân chủ hóa để phát huy sức mạnh của người dân, của xã hội dân sự trong việc giữ
nước.
_ O (Organising):
Đàm phán COC (bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông).
_ W (Wisdom): Bảo
vệ Biển Đông bằng “Minh triết” đúc rút từ 2 câu trong sấm Trạng Trình. Theo đó,
các nước ASEAN sẽ ứng xử với nhau bằng một “tư duy mới”, là “bảo vệ chủ quyền của
mình và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác trên cơ sở hòa bình, hợp tác
thân thiện”.
_ N (Networking):
Tham gia các mạng lưới kết nối Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bằng cách ký kết
các hiệp ước.
Bài trả lời phỏng vấn của ông Đinh Hoàng Thắng có nội dung ôn hòa, không mang dấu hiệu vi phạm
pháp luật. Dù vậy, có 3 lý do để nghi ngờ rằng ông Thắng hành động chung với Diễn đàn Xã hội Dân sự của Chu Hảo và nhóm Lập Quyền Dân của Nguyễn Khắc Mai.
Thứ nhất, ông Thắng
là một thành viên Trung tâm Minh triết Việt (tổ chức do Nguyễn Khắc Mai đứng đầu, đồng thời trực thuộc NXB Tri thức của Chu Hảo).
Thứ hai, công thức P&DOWN vốn xuất phát từ Trung tâm Minh triết Việt (thể hiện qua chi tiết
“Wisdom”), đồng thời khá giống bộ yêu sách mà Diễn đàn Xã hội Dân sự và nhóm Lập Quyền Dân đang sử dụng.
Thứ ba, ông Hoàng Việt, người cùng ông Thắng đề xuất công thức P&DOWN vào năm 2013, cũng là một
trong những người đầu tiên đề xuất phương án “kiện Trung Quốc” trong năm nay. 
Cũng trong tuần qua, các nhóm của Chu Hảo và Nguyễn Khắc Mai ra thêm một lời kêu gọi “kiện Trung Quốc” và đặt quan hệ “đối tác chiến lược” với Mỹ (dù họ đã công bố những văn bản có nội dung tương tự vào ngày 24/07 và ngày 16/08). Ngoài ra, cả bài của ông Vũ Ngọc Hoàng lẫn bài của ông Nguyễn Trung đều được ông Chu Hảo viết lời bình luận dài, với nội dung kêu gọi cải cách thể chế trong Đại hội Đảng XIII
(trong khi trước đây, ông Hảo không viết bài tuyên truyền với cường độ dày như vậy). 
Qua các dấu hiệu đó, có thể thấy các nhóm của Chu Hảo và Nguyễn Khắc Mai khá quan tâm đến chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Sau khi xem xét vấn
đề, chúng tôi đồng ý rằng Việt Nam cần cân đối lại quan hệ đối ngoại để đảm bảo nền độc lập của mình, đồng thời có thêm cơ hội học hỏi và giao thương với thế giới. Trên tinh thần đó, nhiều đề xuất mà ông Đinh Hoàng Thắng đưa ra là có giá trị. Tuy vậy, chúng tôi vẫn thấy có 3 điểm chưa hợp lý trong “công thức Bí Đao”
của ông.
Thứ nhất, khi ông Thắng đề nghị “dân chủ hóa để phát huy sức mạnh của người dân, của xã hội dân sự trong việc giữ nước”, không rõ ông đang đề cập đến “xã hội dân sự” nào. Nếu ông ám chỉ các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” kéo dài từ năm 2011 đến nay, xin nhớ rằng các cuộc biểu tình năm 2014 và 2018 đã bùng phát thành bạo động, gây thiệt hại nặng về kinh tế và thể diện cho Việt Nam, chứ không hề giúp ích cho việc “giữ nước”.
Thứ hai, trong công thức P&DOWN, mục D (Dân chủ) và mục W (Minh triết) khá mâu thuẫn với nhau. Khi Trung tâm Minh triết Việt soạn đường lối chính trị dựa trên sấm TrạngTrình, họ gần với tư tưởng Nho giáo thần quyền hơn là với tư tưởng dân chủ thế quyền.
Thứ ba, chúng tôi
không đồng ý với quan điểm của ông Thắng, rằng mục P (thắt chặt quan hệ với Mỹ) và mục D (dân chủ hóa) có quan hệ mật thiết với nhau. Thể chế chính trị của Việt Nam phải được quyết định bởi các đặc điểm của người Việt Nam, chứ không phải bởi quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ. Nếu làm ngược lại, ông Thắng sẽ thiết lập một chế
độ “Mỹ chủ”, tương tự chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ, chứ không tạo ra một chế độ “dân chủ”. Nếu muốn “dân chủ”, ông Thắng nên kêu gọi Trung tâm Minh triết Việt bỏ sấm Trạng Trình, và kêu gọi Diễn đàn Xã hội Dân sự tổ chức bầu Ban Đại diện một cách dân chủ, công khai, trước khi đòi những người Việt Nam khác thay đổi.
Chúng tôi mong ông
Đinh Hoàng Thắng xem xét lại 3 điểm trên của “công thức Bí Đao”, trước khi tiếp tục quảng bá nó.
Ngoài ra, chúng
tôi mong ông Chu Hảo nhớ rằng gần 1 năm trước, chính ông đã vùng vằng rời bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, khi ông nghe tin Đảng sắp khai trừ mình. Việc ông cố tác động đến kết quả của Đại hội Đảng lần thứ XIII, dù không còn tư cách Đảng viên, cho thấy “khí tiết” mà ông thể hiện năm ngoái hơi đáng ngờ, và ông vẫn còn khá nhiều tham vọng chính trị.

Nguồn: Loa phường

TS NGUYỄN XUÂN DIỆN PHỈ BÁNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Phát biểu với pv của RFA mới đây xung quanh sự việc xảy đến với sư Thích Thanh Toàn, Vĩnh Phúc, mặc sự việc chỉ có tính thiểu số và chưa thể nói lên đến toàn cục nhưng Ts Nguyễn Xuân Diện, viện Hán Nôm VN đã kết luận: Vấn đề văn hóa tâm linh đã bị các nhóm lợi ích thương mại hóa, trở thành một lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ. 

Phát biểu của Ts Nguyễn Xuân Diện về Phật giáo (Nguồn: fb). 
Và từ cách nhìn có tính “toàn cục” đó, ông đã quy kết và khẳng định việc xây dựng những ngôi chùa lớn gần đây là minh chứng cho kết luận được ông nói ra: “Cách đây 10-15 năm, một số người giàu có kết hợp với các quan chức coi việc trùng tu hoặc nâng cấp mở ra các chùa chiền. Đấy là cách làm ăn của họ có thể thấy ở tất cả các nơi, mà thực chất đằng sau nó là việc kinh doanh. Họ chỉ mượn các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để kinh doanh, đây là mối lợi béo bở giữa các thế lực chức sắc tôn giáo, các doanh nghiệp giàu có và các quan chức từ trung ương đến địa phương. Ba thế lực chân vạc này nó tạo nên những cái khu du lịch Bái Đính ở Ninh Bình và Đại Nam lạc cảnh ở Bình Dương.”
Ông cũng cho rằng: “cho đến bây giờ thì càng ngày lòng tin của con người trong cuộc sống hiện tại càng mất đi. Chưa bao giờ các vấn đề về băng hoại giá trị truyền thống rạn nứt như bây giờ, cho nên người dân không tìm được sự an ủi, niềm tin nơi trần thế thì họ phải tìm kiếm trong tôn giáo” (theo RFA). 
Nhưng có lẽ điểm nhấn trong bài phát biểu của Ts này là việc ông cho rằng: “Ông cho rằng đây đã đến hồi mạt pháp của Phật giáo Việt Nam và khó có thể chấn hưng lại”.
Đây cũng là lí do hàng đầu khiến vị Ts này đã bị công khai tấn công trên nhiều diễn đàn mạng xã hội. 
Tiêu biểu hơn cả là ý kiến của Fbker Tâm Cao Minh. 
Theo đó, với tiêu đề “NÓI THÊM VỚI CẶN BÃ TRI THỨC”. Fbker này đã đáp trả lại gần như nguyên vẹn những nội dung được ông Ts nói ra. 
Từ chuyện triết lý tại sao đạo Phật lại đồng hành cùng dân tộc, gắn với những bước thăng trầm của đất nước: “Khổng Tử nói:” Đại học chi đạo, tại minh minh đức”, nghĩa là cái chỗ chí đạo là làm sáng cái đức sáng của mình. Chẳng hiểu tiến sĩ hán thư một bụng ấy đã sáng chưa mà vội phê bình cả tăng đoàn gọi đi tu là một cái nghề. Chắc cũng chưa từng nghe Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy “ Phản Quang Tự Kỷ Bổn Phận Sự Bất Tùng Tha Đắc”.
Điều này chúng tôi rất mong tăng ni Phật tử trong và ngoài nước cùng lên tiếng. Tuyệt đối không để cho ai lợi dụng cơ hội xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo Phật. Còn người đã sáng các Đức sáng như nho học chủ trương, chắc cũng biết thế nào là liêm sĩ.
Chính chỗ Đức sáng ấy tương đồng với nhà Phật, là chỗ dung hợp với Phật tâm. Cho nên dù chúng sanh tạo nghiệp vào địa ngục, thì Phật tánh cũng chẳng can hệ gì mà thọ khổ. Đạo Phật được trình bày dưới hai phương diện Tục Đế và Chân Đế. Tục đế là chân lý thế gian, có vô thường, thịnh suy, sanh diệt. 
Đạo Phật cũng thuận theo lẽ đó mà thăng trầm cùng vận mệnh của dân tộc, còn Chân Đế là lẽ bất biến thường hằng, làm gì chịu quy luật vô thường chi phối mà cho là mạt pháp khó hồi cứu vãn. Phải chăng bằng dã tâm của tri thức lưu manh đánh động vào niềm tin của quần chúng bằng cách hiểu nữa vời. Đó là chấp sự bỏ lý”. 
Cho đến chuyện đi tu: “Nếu nói đi tu là một cái nghề nhanh hái ra tiền. Thì thôi, ông tiến sĩ bỏ hết sự nghiệp, gia sản, vợ con để vào chùa tu mà kiếm cơm, chứ đứng ngoài bình phẩm làm gì? Thử xem ông trụ được mấy ngày với kỉ luật khắc khe của tự viện, bình thản trước mọi đắng cay với thế thái nhân tình” và chuyện nhiều nhà chùa xây dựng chùa lớn: “Chùa xây lớn hay nhỏ đều là của dân, nào phải của nhà sư. Nếu nói chùa kinh doanh thì cứ dịp trưng ra bằng chứng. Đừng cứ quơ quào. Bằng thái độ cào bằng ấy, mà thức giả xem thường. Bởi núi cao còn có núi cao hơn. Tri thức không đi kèm với tâm đức chỉ là hạng tầm thường. Hay nói khác hơn là thiển cận.
Vậy tại sao tiến sĩ không trả lời xây nhà thờ lớn như TT Đức Mẹ Núi Cúi, thánh đường La Vang để làm gì? Nếu nói chùa truyền thống Việt Nam chưa từng vượt ra khỏi phạm vi làng xã thì cứ về ôm luỹ tre làng mà sống, trong khi Phật giáo đang trên đà hội nhập và phát triển. 
Nếu chùa Tam Chúc chỉ xây bằng ngôi chùa làng như ông nói, thì lễ hội VeSak vừa rồi là thành công của ai? Hay chỉ quen thói ghen ăn tức ở của ngoại đạo, rồi vạch lá tìm sâu, được nước đẩy thuyền cho bỏ ghét. Nhưng đó là thái độ của kẻ tiểu nhân.
Và từ những điều được chỉ ra thì chủ Fbker này đã đi đến kết luận: “Chẳng ngờ trên trang face của một tiến sĩ Viện NC Hán Nôm nổi tiếng mà lại ngang nhiên bài xích Phật giáo bằng thái độ trịch thượng, của bọn thừa nước đục thả câu với tựa đề:” Chả nghề nào kiếm bằng nghề tu, các bác ạ”, tưởng đâu là của bọn đĩ bút”. 
Và “Tiến sĩ làm tôi thất vọng quá! Đáng lý tri thức tầm đó, không nên bộc lộ sự thiếu chính chắn của mình. Làm mọi người tởm lợm. Có một dạng lưu manh tri thức, bẻ gãy lương tâm mình, bằng ngòi bút bợm đĩ, bưng bô cho phường xâm lược”. 
Những điều được chỉ ra cho thấy rất rõ thực tế, dù sự việc chỉ là một hiện tượng tiêu cực đang xảy ra trong Phật giáo, và trên thực tế để chấn chỉnh nó, Giáo hội phật giáo đang hết sức mạnh tay. Vậy nhưng chỉ vì cảm quan cá nhân và những lí do hết sức cá nhân, không ưng ý chuyện Đạo phật đồng hành cùng dân tộc mà ts Nguyễn Xuân Diện đã tự cho mình cái quyền thoá mạ Phật giáo, nghi ngờ tương lai của một giáo hội có đông tín đồ nhất Việt Nam… 
Thế mới biết cái hạng, loại trí thức mà ông Diện đang xưng danh, đại diện kia suy cho cùng cũng chỉ là của phường mạt hạng, không hơn, không kém/ là tiếng nói của đám, thứ cặn bạ đang ngự trị trong chính cái xã hội này. Trí thức phải làm đẹp cho đời, giàu cho đời bằng những cái hơn người của mình. Trí thức mà làm bẩn đời bằng những thói hằn học thì đó là trí thức vứt đi và đó cũng là nỗi lo của dân tộc khi tri thức đóng vai phường chợ búa tầm thường! 
An Chiến

Trang