Tác giả: Lê Thanh Dũng
Bóng đá được gọi là môn thể thao vua vì nhiều lẽ nhưng có lẽ cũng vì nó giống cuộc đời, giống xã hội, một xã hội thượng tôn pháp luật, đồng thời đề cao sự trung thực, công bằng và minh bạch (LTD)
KD: Tác giả Lê Thanh Dũng gửi cho Blog bài viết này. Ngay sau trận thắng của U 23, có không ít suy nghĩ của người Việt trước chiến thắng xứng đáng của tuổi trẻ U 23 với hiện trạng đất nước của tuổi già U… X gánh vác, khi so sánh bóng đá (sạch) với cuộc đời. Ở đó chỉ có sự minh bạch, bộc lộ rõ tài năng hay bất tài, nhân cách hay thiếu nhân cách
Thời trẻ, mình cũng từng suy nghĩ như thế khi mong ước sự công bằng về đánh giá các giá trị, bởi thấy không ít bất công, không ít đạo đức giả sống và làm việc… Giờ, trải nghiệm quá nhiều, mình thấy cuộc đời rất giống bóng đá, nhưng là giống các trận bóng đá “mua bán độ”
Liệu thắng lợi của các U23 có làm thức tỉnh được các “lợi ích nhóm” không nhỉ. Nếu không có một thể chế văn minh và khoa học?
Tạm xa cơn lốc thông tin và bình luận trên mạng, tạm xa những trận thư hùng căng như dây đàn, lão già ngoài tám mươi suy nghĩ miên man ra ngoài bóng đá…
Những người lớn tuổi là bậc cha chú, xoa đầu khen các cháu giỏi giang thế này thế khác thì dễ lắm, nhưng chúng ta, nhất là những người đang nắm trọng trách trong bộ máy nhà nước, từ vị giữ chức cao nhất cho đến các quan chức bên dưới liệu có phải ai cũng làm được như các cháu không?
Tất nhiên không ai yêu cầu chúng ta biết đá bóng nhưng liệu chúng ta có làm được như các cháu là đứng vững trên vị trí của mình mà dốc toàn bộ tâm trí và sức lực để phục vụ, với tâm hồn trong sáng không màng danh lợi, không tính toán ích kỉ? Các bậc cha chú có làm được như các cháu là thực thi trách nhiệm của mình một cách công khai dưới sự giám sát chặt chẽ từng giây từng phút của hàng triệu người, trong đó không có chỗ cho sự đùn đẩy, đổ vấy, dối trá và chối quanh? (trong 11 người, chẳng có ai là “cậu đánh máy” cả). Đời các cháu còn rất dài, các cháu còn phải học hành phấn đấu rất nhiều để hoàn thiện mình, nhưng với những gì thể hiện trên sân cỏ, các cháu xứng đáng là tấm gương sáng cho nhiều người, kể cả những người có tuổi cao hơn, chức vụ cao hơn, học hành nhiều hơn nhưng văn hoá và nhân cách tầm thường, những người ăn lương mà không làm việc hoặc làm hại đất nước.
Bóng đá được gọi là môn thể thao vua vì nhiều lẽ nhưng có lẽ cũng vì nó giống cuộc đời, giống xã hội, một xã hội thượng tôn pháp luật, đồng thời đề cao sự trung thực, công bằng và minh bạch.
Bóng đá được gọi là môn thể thao vua vì nhiều lẽ nhưng có lẽ cũng vì nó giống cuộc đời, giống xã hội, một xã hội thượng tôn pháp luật, đồng thời đề cao sự trung thực, công bằng và minh bạch (LTD)
KD: Tác giả Lê Thanh Dũng gửi cho Blog bài viết này. Ngay sau trận thắng của U 23, có không ít suy nghĩ của người Việt trước chiến thắng xứng đáng của tuổi trẻ U 23 với hiện trạng đất nước của tuổi già U… X gánh vác, khi so sánh bóng đá (sạch) với cuộc đời. Ở đó chỉ có sự minh bạch, bộc lộ rõ tài năng hay bất tài, nhân cách hay thiếu nhân cách
Thời trẻ, mình cũng từng suy nghĩ như thế khi mong ước sự công bằng về đánh giá các giá trị, bởi thấy không ít bất công, không ít đạo đức giả sống và làm việc… Giờ, trải nghiệm quá nhiều, mình thấy cuộc đời rất giống bóng đá, nhưng là giống các trận bóng đá “mua bán độ”
Liệu thắng lợi của các U23 có làm thức tỉnh được các “lợi ích nhóm” không nhỉ. Nếu không có một thể chế văn minh và khoa học?
——————
Cả nước đang sôi sục trong niềm vui chiến thắng của đội tuyển nước nhà trong giải bóng đá U23 châu Á. Mọi vấn đề xung quanh các trận đấu đều được bàn rôm rả trên mạng và các phương tiện truyền thông. Đó là tinh thần và ý chí, là bản lĩnh và tâm lý thi đấu vượt qua thử thách khó khăn, là đấu pháp, là cách dùng người, là kĩ thuật và thể lực, là sự gắn bó của các cầu thủ trong và ngoài sân cỏ, vân và vân vân…Tạm xa cơn lốc thông tin và bình luận trên mạng, tạm xa những trận thư hùng căng như dây đàn, lão già ngoài tám mươi suy nghĩ miên man ra ngoài bóng đá…
Những người lớn tuổi là bậc cha chú, xoa đầu khen các cháu giỏi giang thế này thế khác thì dễ lắm, nhưng chúng ta, nhất là những người đang nắm trọng trách trong bộ máy nhà nước, từ vị giữ chức cao nhất cho đến các quan chức bên dưới liệu có phải ai cũng làm được như các cháu không?
Tất nhiên không ai yêu cầu chúng ta biết đá bóng nhưng liệu chúng ta có làm được như các cháu là đứng vững trên vị trí của mình mà dốc toàn bộ tâm trí và sức lực để phục vụ, với tâm hồn trong sáng không màng danh lợi, không tính toán ích kỉ? Các bậc cha chú có làm được như các cháu là thực thi trách nhiệm của mình một cách công khai dưới sự giám sát chặt chẽ từng giây từng phút của hàng triệu người, trong đó không có chỗ cho sự đùn đẩy, đổ vấy, dối trá và chối quanh? (trong 11 người, chẳng có ai là “cậu đánh máy” cả). Đời các cháu còn rất dài, các cháu còn phải học hành phấn đấu rất nhiều để hoàn thiện mình, nhưng với những gì thể hiện trên sân cỏ, các cháu xứng đáng là tấm gương sáng cho nhiều người, kể cả những người có tuổi cao hơn, chức vụ cao hơn, học hành nhiều hơn nhưng văn hoá và nhân cách tầm thường, những người ăn lương mà không làm việc hoặc làm hại đất nước.
Bóng đá được gọi là môn thể thao vua vì nhiều lẽ nhưng có lẽ cũng vì nó giống cuộc đời, giống xã hội, một xã hội thượng tôn pháp luật, đồng thời đề cao sự trung thực, công bằng và minh bạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét