Ông Ninh Văn Quỳnh. (Hình: Báo Zing)
Cựu Phó Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam khai nhận 20 tỷ đồng, tức $1 triệu “tiền chăm sóc” từ Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Oceanbank, theo truyền thông Việt Nam.
Hôm 1 Tháng Chín, ông Ninh Văn Quỳnh, cựu Kế Toán Trưởng, Phó Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PetroVietnam) bị bắt giam và khởi tố để điều tra về cáo buộc ‘Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.’
Ông Quỳnh được xác định liên quan đến những sai phạm trong “đại án” Oceanbank.
Lâu nay, những đồn đoán liên quan đến các khoản hối lộ cả triệu đô la của quan chức Việt Nam xuất hiện nhiều trên mạng xã hội nhưng lần đầu tiên có một trường hợp được công khai chi tiết tại tòa về các khoản nhận và chi tiêu lên đến cả triệu đôla.
Tại phiên tòa hôm 7 Tháng Chín, ông Quỳnh được báo Zing ghi nhận “thay đổi lời khai liên tục”.
“Lúc đầu, ông Quỳnh khai nhận 2 tỷ đồng, sau đó nâng lên 4 – 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau các phần đối chất với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, ông Quỳnh thừa nhận tổng số tiền từ ông Sơn khoảng 20 tỷ đồng từ năm 2009 đến tháng 12 năm 2013.”
“Ông Ninh Văn Quỳnh nói 3 tỷ đồng từ khoản tiền trên được dùng mua nhà, 800 triệu đồng mua ôtô, cho hai con đi du học hết 4.5 tỷ đồng. Số còn lại hơn 9 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm đã bị cơ quan điều tra thu giữ.”
Tại sao ngân hàng Oceanbank phải chi “tiền chăm sóc” lên đến triệu đô cho quan chức PetroVietnam?
Báo Dân Trí tường thuật lời của ông Sơn tại tòa: “Ông Quỳnh và PetroVietnam có trợ giúp rất tốt nên trước đây bị cáo không khai nhưng giờ bị truy tố tội tham ô nên bị cáo muốn trình bày sự thật. Số tiền đó là câu chuyện thực tế của doanh nghiệp, mình hoạt động hiệu quả thì phải nhớ tới khách hàng.”
Ông Ninh Văn Quỳnh không phải là người duy nhất nhận tiền tỷ hối lộ trong vụ Oceanbank. Trước đó, các khoản chi “tiền chăm sóc” của ngân hàng này được ghi nhận lên đến 246 tỷ đồng, tương đương $12 triệu.
Tại tòa hôm 31 Tháng Tám, ông Sơn “không khai cụ thể ai nhận tiền, song nhận mọi trách nhiệm, nói đã chi hết, giúp OceanBank hoạt động hiệu quả”, báo VnExpress tường thuật.
Báo Tuổi Trẻ ở thời điểm đó nói ông Sơn khai “không thể liệt kê tên những người đã nhận tiền vì đạo lý dân tộc”.
Do ông Quỳnh đóng vai trò Kế Toán Trưởng, tay hòm chìa khóa của PetroVietnam nên nhân vật được chờ đợi sắp tới sẽ phải “lộ diện” trong vụ này là ông Đinh La Thăng, Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên PetroVietnam giai đoạn 2009-2011 “có không ít dự án đến nay thua lỗ lớn, bị cơ quan chức năng chỉ ra nhiều sai phạm”, báo Zing cho hay.
Tuy vậy, luật sư Phùng Thanh Sơn ở Sài Gòn bình luận trên Facebook về khả năng ông Thăng bị quy trách nhiệm trong vụ OceanBank: “Việc góp vốn vượt tỷ lệ quy định không đương nhiên và không phải là nguyên nhân làm mất vốn. Nguyên nhân làm mất vốn nằm ở việc quản lý và điều hành hoạt động của ngân hàng. Luật hạn chế tỷ lệ vốn góp của cổ đông trong tổ chức tín dụng là để tránh việc cổ đông lớn thao túng hoạt động ngân hàng làm ảnh hưởng đến cổ đông nhỏ, tính lành mạnh của thị trường tài chính. Do đó, nếu việc PetroVietnam quyết định góp vốn vào OceanBank tuân thủ đúng quy định theo điều lệ, quy chế nội bộ của PetroVietnam và quy định về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước thì không thể quy trách nhiệm ông Thăng liên quan đến vụ thất thoát 800 tỷ đồng.”
(Người Việt)
Cựu Phó Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam khai nhận 20 tỷ đồng, tức $1 triệu “tiền chăm sóc” từ Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Oceanbank, theo truyền thông Việt Nam.
Hôm 1 Tháng Chín, ông Ninh Văn Quỳnh, cựu Kế Toán Trưởng, Phó Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PetroVietnam) bị bắt giam và khởi tố để điều tra về cáo buộc ‘Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.’
Ông Quỳnh được xác định liên quan đến những sai phạm trong “đại án” Oceanbank.
Lâu nay, những đồn đoán liên quan đến các khoản hối lộ cả triệu đô la của quan chức Việt Nam xuất hiện nhiều trên mạng xã hội nhưng lần đầu tiên có một trường hợp được công khai chi tiết tại tòa về các khoản nhận và chi tiêu lên đến cả triệu đôla.
Tại phiên tòa hôm 7 Tháng Chín, ông Quỳnh được báo Zing ghi nhận “thay đổi lời khai liên tục”.
“Lúc đầu, ông Quỳnh khai nhận 2 tỷ đồng, sau đó nâng lên 4 – 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau các phần đối chất với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, ông Quỳnh thừa nhận tổng số tiền từ ông Sơn khoảng 20 tỷ đồng từ năm 2009 đến tháng 12 năm 2013.”
“Ông Ninh Văn Quỳnh nói 3 tỷ đồng từ khoản tiền trên được dùng mua nhà, 800 triệu đồng mua ôtô, cho hai con đi du học hết 4.5 tỷ đồng. Số còn lại hơn 9 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm đã bị cơ quan điều tra thu giữ.”
Tại sao ngân hàng Oceanbank phải chi “tiền chăm sóc” lên đến triệu đô cho quan chức PetroVietnam?
Báo Dân Trí tường thuật lời của ông Sơn tại tòa: “Ông Quỳnh và PetroVietnam có trợ giúp rất tốt nên trước đây bị cáo không khai nhưng giờ bị truy tố tội tham ô nên bị cáo muốn trình bày sự thật. Số tiền đó là câu chuyện thực tế của doanh nghiệp, mình hoạt động hiệu quả thì phải nhớ tới khách hàng.”
Ông Ninh Văn Quỳnh không phải là người duy nhất nhận tiền tỷ hối lộ trong vụ Oceanbank. Trước đó, các khoản chi “tiền chăm sóc” của ngân hàng này được ghi nhận lên đến 246 tỷ đồng, tương đương $12 triệu.
Tại tòa hôm 31 Tháng Tám, ông Sơn “không khai cụ thể ai nhận tiền, song nhận mọi trách nhiệm, nói đã chi hết, giúp OceanBank hoạt động hiệu quả”, báo VnExpress tường thuật.
Báo Tuổi Trẻ ở thời điểm đó nói ông Sơn khai “không thể liệt kê tên những người đã nhận tiền vì đạo lý dân tộc”.
Do ông Quỳnh đóng vai trò Kế Toán Trưởng, tay hòm chìa khóa của PetroVietnam nên nhân vật được chờ đợi sắp tới sẽ phải “lộ diện” trong vụ này là ông Đinh La Thăng, Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên PetroVietnam giai đoạn 2009-2011 “có không ít dự án đến nay thua lỗ lớn, bị cơ quan chức năng chỉ ra nhiều sai phạm”, báo Zing cho hay.
Tuy vậy, luật sư Phùng Thanh Sơn ở Sài Gòn bình luận trên Facebook về khả năng ông Thăng bị quy trách nhiệm trong vụ OceanBank: “Việc góp vốn vượt tỷ lệ quy định không đương nhiên và không phải là nguyên nhân làm mất vốn. Nguyên nhân làm mất vốn nằm ở việc quản lý và điều hành hoạt động của ngân hàng. Luật hạn chế tỷ lệ vốn góp của cổ đông trong tổ chức tín dụng là để tránh việc cổ đông lớn thao túng hoạt động ngân hàng làm ảnh hưởng đến cổ đông nhỏ, tính lành mạnh của thị trường tài chính. Do đó, nếu việc PetroVietnam quyết định góp vốn vào OceanBank tuân thủ đúng quy định theo điều lệ, quy chế nội bộ của PetroVietnam và quy định về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước thì không thể quy trách nhiệm ông Thăng liên quan đến vụ thất thoát 800 tỷ đồng.”
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét