24 tháng 9, 2017

Con sãi ở chùa lại quét lá đa




Đã có một thời kỳ rất dài, người cộng sản lên án chế độ thực dân, phong kiến ở mọi góc độ, mọi bình diện và mọi nơi, mọi lúc. Bất cứ thứ gì liên quan đến chế độ thực dân, phong kiến đều được gắn cho những tính từ không mấy dễ chịu như "lạc hậu, thối nát, man rợ"... và nhiều ngôn từ khác nữa.
Đặc biệt, chế độ phong kiến bị cộng sản lên án nhiều nhất là tệ "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa". Thế rồi, để kích động dân đen nổi dậy, lật đổ, người Cộng sản luôn nêu cao những câu ca dao rằng: "Bao giờ, dân nổi, can qua. Con vua thất thế lại ra quét chùa".
Phá tan tất cả
Tin vào những lời lẽ lên án đanh thép và những lời đường mật đó, dân nghèo đất Việt đã hùa nhau "đi theo đảng" lật đổ phong kiến, thực dân để cho bọn "con vua thất thế" và con dân nghèo nhảy lên ngai vàng.
Tôi nhớ mãi bài thơ của Tố Hữu về một người đầy tớ, cuộc sống của ông được mô tả như sau:
"Đến già, còn bửa củi
Gánh nước, cuốc vườn cau
Đất bụi lấm đầy đầu
Mà chủ còn hất hủi!"
Khi đó, người cộng sản đã đến với họ với những lời đường mật:
Tôi riết chặt bàn tay
Của lão: "Bao nhiêu nỗi
Đau buồn và tức tối
Sẽ tan biến ngày mai...
Ông đã nghe ai nói
Có một xứ mênh mông
Nửa tây và nửa đông
Mạnh giầu riêng một cõi ?
Nơi không vua, không quan
Không hạng người ô uế
Không hạng người nô lệ
Sống đau xót, lầm than.
Nơi tiêu diệt lòng tham
Không riêng ai của cải
Hàng triệu người thân ái
Cùng chung sức nhau làm
Để cùng nhau vui sướng
Ai già nua tật nguyền
Thì cứ việc ngồi yên
Đã sẵn tiền nuôi dưỡng".
(Trích Lão đầy tớ - Tố Hữu)
Và người dân Việt cứ vậy mà sướng, mà ung dung khoan khoái "ngồi mơ nước Nga"
Và đám dân chúng cùng đinh ấy, đã đua nhau hò hét, cướp giết và lật đổ để xây dựng một đất nước cộng sản như được hứa hẹn.
Kết quả là kể từ khi cướp chính quyền bằng cuộc cách mạng 19/8/1945 trở đi, biết bao cuộc vận động, phong trào thúc giục người dân Việt Nam đạp đổ, phá nát tất cả mọi "tàn dư thực dân phong kiến" ở đất nước này, bất kể tốt, xấu quý giá hay rẻ mạt. Phá tất. Tất cả để nhằm xây dựng một nền văn hóa mới XHCN với đầy đủ những lời lẽ ru ngủ như ở đó "của cải tuôn ra dào dạt, mọi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, con người bình đẳng và làm chủ xã hội"... Ôi chao, cứ như trong mơ về một "Thiên đường XHCN" ở ngay mặt đất này.
Những cuộc cách mạng "long trời, lở đất" như Cải Cách ruộng đất, cải tạo Công thương nghiệp tư bản, tư doanh, đánh tư sản... đã phá nát đến ngõ ngách không chỉ cơ sở vật chất và mối quan hệ xã hội được xây đắp bao đời, mà nền văn hóa ngàn đời cũng theo đó mà bị tận diệt.
Và người ta hy vọng rằng ở cái Thiên đường XHCN ấy là nơi " Nơi không vua, không quan. Không hạng người ô uế. Không hạng người nô lệ. Sống đau xót, lầm than".
Vết xe đổ, nhổ xong lại liếm!
Một thời gian mới cướp được chính quyền về tay mình và sau chiến tranh, người Cộng sản chưa vững ghế, chưa chắc chân, do vậy mọi hoạt động còn nhìn trước, ngó sau kẻo"Quan trên trông xuống, người ta trông vào". Thế nên việc đưa con cái, cháu chắt, người nhà vào chiếm những chiếc ghế béo bở trong bộ máy cai trị còn được chú ý, kiêng dè.
Thế nhưng, khi bộ máy được củng cố, nhà tù, súng đạn đã đầy đủ, ghế ngồi đã chắc chắn và nhất là khi người dân đã nếm đủ mọi mùi sự sợ hãi và khiếp nhược sau một thời gian dài cái "chuyên chính vô sản" tha hồ tác oai, tác quái... thì những người Cộng sản không ngại ngần trong việc ngang nhiên bất chấp tất cả để duy trì hệ thống độc tài toàn trị kiêm gia đình trị của từng vùng, từng lãnh thổ và cả đất nước.
Chính vì hệ thống cai trị chuyên quyền và độc tài, nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Những chiếc ghế cai trị dân bất cứ ở vị trí nào từ địa phương đến trung ương đã được dần dần định danh và định giá. Nếu trước đây, trên mạng Internet người ta có vẻ ngạc nhiên khi có thông tin chạy vào chức Chủ tịch Tp hết 30 tỷ đồng. Rồi người ta ngạc nhiên khi trong vụ án PMU 18 với thông tin chạy vào Trung ương Đảng hết 1 triệu đola, thì đến nay, việc mua bán chức quyền đã là một điều như việc cơm ăn, nước uống hàng ngày.
Mới đây, bà Châu Thị Thu Nga khai đã chạy vào ĐBQH hết 30 tỷ đồng là chuyện không làm cho người ta ngạc nhiên.
Chính vì những chiếc ghế gắn liền với sự béo bở và là những đầu mối kiếm chác, tham nhũng vinh thân phì gia, mà các nhà chính trị, các nhà lãnh đạo đất nước đã không từ bỏ cơ hội bố trí người nhà, họ hàng vào các chân "Đầy tớ phục vụ nhân dân" này ngoài những phi vụ mua bán kiếm chác như đã nói ở trên.
Có lẽ khó có ai có thể tìm được một số người trong bộ máy công quyền tại Việt Nam hiện nay không xuất thân từ con ông cháu cha mà từ thực tài của bản thân không cần mua bán, chạy chọt phe nhóm.
Chắc chắn sẽ không có một Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng Bộ Quốc phòng nếu không phải là con Nguyễn Chí Thanh. Cũng sẽ không có một Nông Quốc Tuấn bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nếu không phải là con Nông Đức Mạnh, càng không thể có một Lê Minh Hưng làm Thống đốc Ngân hàng nếu không phải con Lê Minh Hương, cựu bộ trưởng Công an.
Người ta cũng biết rằng Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh con của Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước hoặc Phạm Bình Minh Bộ trưởng ngoại giao là con Nguyễn Cơ Thạch. Và người ta thừa biết rằng nếu không phải con Nguyễn Văn Chi, thì Nguyễn Xuân Anh có nằm mơ đến bảy đời sau cũng không leo được lên chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Có thể kể cả ngày không hết hiện tượng "con ông, cháu cha" trong hệ thống nhà nước Việt Nam hiện tại.
Có lẽ thời kỳ "con ông cháu cha" hưng thịnh nhất là thời Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Một thời gian dài làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam với những câu nói và hành động bất nhất điển hình, Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện cho cả nước biết rằng khi có quyền lực trong tay thì "miệng quan trôn trẻ" là chuyện đương nhiên.
Khỏi cần nhắc lại những lời thề thốt của một người đứng đầu chính phủ và sự nuốt lời trong công việc, chỉ cần nhìn hai đứa con ông đều được "cấu tạo" thần tốc vào các chân lãnh đạo tỉnh thì biết rằng ông bất chấp tất cả miệng đời người thế. Và ông đã mở đầu, cổ vũ cho việc đưa người thân, gia đình, họ hàng vào chiếm ghế lãnh đạo.
Thế là đúng như cha ông đã nói "thượng bất chính, hạ tắc loạn" các quan chức các tỉnh thi nhau đưa con cái, cháu chắt ào ào vào những chiếc ghế béo bở như chỗ không người. Cả nước theo nhau làm đúng quy trình "Cha bổ nhiệm con, chồng cơ cấu vợ, chị nâng đỡ em"... mọc lên như nấm sau mưa.
Không chỉ ở Huế cả nhà làm quan, mà ở Bắc Ninh thì cả họ nhà Bí thư tỉnh ủy đều chiếm những vị trí quan trọng trong tỉnh. Không chỉ có Yên Bái, chị bổ nhiệm em, mà ở Hải Dương thì từ con trai cho đến em rể... tất cả đều làm quan "đúng quy trình".
Về vấn đề này, báo chí cho biết: Bộ Nội vụ đã kiểm tra, rà soát theo thông tin báo chí phản ánh, tổng hợp được 9 địa phương, đơn vị bao gồm: Tỉnh Hà Giang; xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; Huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk; tỉnh Bình Định; huyện Phong Điền, Cần Thơ; Cục thuế tỉnh Bà Rỉa – Vũng Tàu thuộc Tổng cục thuế - Bộ Tài chính; tỉnh Yên Bái; Trung tâm Pháp y thuộc Sở y tế TP. Đà Nẵng.
Nhưng đó chỉ mới là một phần nhỏ trong hệ thống công quyền hiện nay.
Không chỉ cả họ làm quan, mà hình thành một hệ thống còn hơn cả thời phong kiến vua chúa ngày xưa. Người dân Hà Tĩnh thường đùa với nhau rằng: Nếu như ở Mỹ chỉ có Tổng thống Bush cha và Bush con, thì ở Hà Tĩnh có từ Thoại ông, Thoại cha đến Thoại cháu. Nghĩa là cả ba đời đang thay nhau để cai trị đám dân đen ngu dốt chứ không dành phần cho ai.
Rồi không chỉ anh em, họ hàng, mà những người cánh hẩu được đưa vào giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước bất chấp khả năng. Báo chí đã nêu không biết bao nhiêu trường hợp đưa lái xe vào làm chánh văn phòng Ủy ban, thậm chí đưa lái xe lên làm Viện Trưởng, bổ nhiệm em trai có tiền sự bị bắt vì đánh bạc lên làm Giám đốc Sở... Những câu chuyện chắc chỉ có ở cái thời Cộng sản kiêm Phong kiến thối nát ở Việt Nam đầu thế kỷ 21 mà thôi.
Và hài hước thay, khi đã thành một hệ thống con vua thì lại làm vua như một định luật bất biến, thì hệ thống quan chức đã lập tức có những lý luận, bao biện hết sức... gây cười. Chẳng hạn Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư Thành ủy HCM cho rằng: "Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc". Điều này đã gây những phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Hạnh phúc hay đại họa?
Cần phải nói rằng, một con người được hình thành bởi nhiều yếu tố cộng lại. Để làm một người lãnh đạo dân, cần hội tụ nhiều yếu tố cơ bản cần thiết, đặc biệt là sự thông minh, nhạy bén và nhất là sự hy sinh phục vụ. Với con người, yếu tố thông minh, tài giỏi có nguồn gốc lớn từ nguồn gen di truyền là chính, sự học hành, rèn luyện là cần thiết nhưng chỉ là một phần mà thôi.
Thế nhưng, thử xét theo cả hệ thống cộng sản xưa nay, trong một thể chế chính trị mà ngay từ đầu đã chủ trương "Trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ" - nghĩa là những tầng lớp ưu tú nhất đều bị loại bỏ, người Cộng sản chỉ ưu tiên Giai cấp công nhân vì họ nhận đó là giai cấp của họ. Mà xưa nay, công nhân chỉ có búa và đe thì họ thạo, còn chữ nghĩa, trí thông minh thì chẳng ai trông cậy vào cái giai cấp ấy.
Mà phần lớn những lão thành, những cá nhân đã từng leo đến chức lãnh đạo trong hàng ngũ cộng sản, đều xuất phát từ giai cấp công nhân, hoặc nông dân là tầng lớp liên minh mới được cất nhắc, bổ nhiệm và chú trọng, những thành phần ưu tú khác như "Trí, phú, địa, hào" thì đừng có mơ.
Vì thế có thể nói ngay rằng, về nguồn gen, họ chẳng được thừa hưởng bất cứ sự thông minh tài giỏi nào để lại. Ngược lại họ được thừa hưởng sự lưu manh, cơ hội và thiếu văn hóa cần thiết cho con người và xã hội.
Còn về tinh thần, đạo đức? Thì hẳn là những kẻ cố tình bám lấy cơ hội là cái ô cái lọng của cha ông, anh chị để leo lên giữ cái ghế của mình không bởi từ thực tài, đó là những kẻ cơ hội. Mà đã là cơ hội thì xin đừng nói đến tinh thần phục vụ bất cứ ai, kể cả người thân của mình.
Như vậy, việc bổ nhiệm con em cán bộ lãnh đạo lên làm lãnh đạo tiếp tục, cần phải được hiểu chính xác là đại họa của dân tộc. Chỉ là hồng phúc cho đám cơ hội vơ vét mà thôi.
Thì đã hẳn, cứ nhìn đất nước này sau mấy chục năm người cộng sản thi nhau cha truyền con nối làm tập thể vua lãnh đạo cho đến hôm nay đứng trên bờ vực của sự suy đồi, sụp đổ mọi mặt thì sẽ thấy rõ ràng.
Còn quan chức ư? Cứ mở miệng ra câu nào thì dân đập vào miệng câu ấy đủ hiểu trình độ và tư duy của họ như thế nào.
Tạm kết
Có lẽ, khi người cộng sản ra sức tung hô chiếc bánh vẽ thiên đường xã hội chủ nghĩa, và qua đó ra sức chửi rủa hệ thống phong kiến và thực dân, họ cũng không ngờ rằng sẽ có một ngày nào đó, chính họ lại phải liếm lại bãi nước bọt mà họ đã nhổ ra.
Có ai ngờ, đến một ngày, chính người cộng sản lúng túng đến mức chắc phải xé bỏ tất cả những trang sách giáo khoa và những tác phẩm văn học đã từng vận dụng câu ngạn ngữ dân gian rằng: "Còn vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa".
Bởi đơn giản là những câu đó nếu được nhắc lại thì chỉ tổ làm người ta thấy ớn lạnh, sửng sốt và kinh hãi trước sự lỳ lợm, sự điêu toa và sự thiếu liêm sỉ khi chính người dân nhìn vào hệ thống hiện nay.
Bởi ngày xưa chỉ có "con vua thì lại làm vua" còn ngày nay, con cháu họ hàng cán bộ đua nhau làm cán bộ.
Ngày xưa, cả đất nước chỉ có một vua, việc lạm dụng chức quyền cũng chỉ có một người. Còn ngày nay, bất cứ chỗ nào cũng có những đàn vua tập thể mang tên Đảng ủy và đàn cán bộ họ hàng, hang hốc nhà đảng viên chia chác nhau ghế ngồi trên đầu người dân.
Và đại họa của đất nước đang lừng lững đến một cách vững chắc nhất, nhanh chóng nhất và khủng khiếp nhất.
Hà Nội, Ngày 20/9/2017 J.B Nguyễn Hữu Vinh

Đức ngưng quan hệ đối tác chiến lược và trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao VN

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest
22/09/2017 Vi Minh (DĐVN21) - Trong cuộc họp báo tại thủ đô Berlin ngày hôm nay, thứ sáu 22/09/2017, phát ngôn viên chính phủ liên bang Steffen Seibert cho biết chính quyền Đức đã quyết định trục xuất thêm một nhân viên của sứ quán VN tại Đức. Nhân viên này bị tình nghi có liên hệ đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hôm 23/07/2017. Trong vòng bốn tuần nhân viên ngoại giao này và gia đình phải rời khỏi nước Đức.
Phát ngôn viên chính phủ liên bang Steffen Seibert (ảnh WDR)
Bộ ngoại giao Đức cũng tuyên bố: "Ngay sau khi có được thông tin về vụ việc này, chúng tôi đã khẳng định rõ rằng việc bắt cóc người trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Việc bắt cóc là một sự vi phạm trắng trợn về luật pháp Đức và luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này trong bất kỳ trường hợp nào".
Ngoài ra chính phủ Đức đã yêu cầu từ phía Việt Nam một lời xin lỗi, với sự bảo đảm rằng hành động vi phạm pháp luật sẽ không xẩy ra trong tương lai.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Đức nói, cho đến nay chế độ CSVN hoàn toàn giữ thái độ im lặng, không có một phản ứng gì trước những đòi hỏi của chính phủ Đức ngoài một bức thư hồi cuối tháng 8 trong đó Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao của Hà Nội bám chặt lấy kịch bản Trịnh Xuân Thanh tự nguyện đầu thú.
Hôm qua thứ Năm 22/09/2017, bộ ngoại giao Đức đã triệu đại sứ Hà Nội đến bộ ngoại giao và thông báo cho phía Việt Nam rằng Đức ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Trong thông cáo báo chí bộ ngoại giao Đức viết: "Vì Việt Nam cho đến nay không đáp ứng lời yêu cầu của chúng tôi, không nhận đã vi phạm luật pháp và phản bội lòng tin, nên chúng tôi buộc phải có thêm những biện pháp khác. Bởi thế ngày hôm qua trong một cuộc nói chuyện với Đại sứ Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Đức chúng tôi đã thông báo cho phía Việt Nam hay rằng Quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam tạm thời bị đình chỉ".
Trong bức thư gửi Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel ngày 30/08/2017, Diễn Đàn Việt Nam 21 (DĐVN21) đã đề nghị với bộ ngoại giao Đức duyệt xét lại các thỏa ước CHLB Đức đã ký kết với Việt Nam trong đó có thỏa ước quan hệ „Đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam“.
DĐVN21 viết: „Chính quyền liên bang nên duyệt xét lại các thỏa ước quan hệ „Đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam“, „Đối thoại Đức-Việt về Nhà nước pháp quyền“ và đặc biệt bản „Tuyên bố Hà Nội“ ký kết vào năm 2011 giữa bà thủ tướng liên bang Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ra mục đích tăng cường các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa và chính sách viện trợ phát triển. Tất cả đang trở thành trò hề khi Hà Nội một mặt muốn tăng cường quan hệ chính trị với Bá Linh, mặt khác lại vi phạm trắng trợn luật pháp Đức qua vụ bắt cóc ở Bá Linh“. Đề nghị này của DĐVN21 dường như phù hợp với chính sách của ngoại trưởng Đức đối với Việt Nam.
Các quan sát viên nhận định rằng mặc dù bận rộn cho cuộc bầu cử quốc hội liên bang Đức ngày chủ nhật sắp tới 24/09/2017, chính phủ TT Angela Merkel vẫn không quên vụ chế độ Cộng sản VN vi phạm luật lệ Đức. Họ đánh giá vụ này có tầm quan trọng rất cao và không thể để cho „chìm xuồng“ như giới lãnh đạo chế độ CS độc tài VN mong đợi. [đọc Thư DĐVN21 gửi ngoại trưởng Đức] - [Thư trả lời của bộ ngoại giao Đức - Đức ngữ]

Nguồn : https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/cths#22/09/2017-Ducngung

Chính phủ Việt Nam nợ $94.3 tỷ từ hai năm trước

Đến cuối năm 2015, nợ của chính phủ Việt Nam vượt 2 triệu tỷ đồng. (Hình: Báo Thế Giới & Việt Nam)
Theo Bản Tin Nợ Công số 5 do Bộ Tài Chính vừa công bố, các khoản nợ trong và ngoài nước của chính phủ Việt Nam tính đến hết năm 2015 đã vượt 2 triệu tỷ đồng, tức gần $94.3 tỷ và tương đương 61% GDP.
Bản tin nợ công là tài liệu được Bộ Tài Chính phát hành định kỳ sáu tháng một lần, với độ trễ là sáu tháng.
Theo tài liệu này, trong bốn năm, dư nợ chính phủ Việt Nam tăng gấp đôi, từ mức $52.5 tỷ (năm 2011) lên $94.3 tỷ (2015).
Báo điện tử VNExpress tường thuật, trong khi nợ trong nước có xu hướng tăng nhanh, từ $20.4 tỷ lên $54.6 tỷ thì mức tăng nợ nước ngoài chậm hơn, từ $32.3 tỷ lên mức $39.6 tỷ vào cuối 2015. Cũng trong năm 2015, tổng số tiền trả nợ của chính phủ gấp 2.5 lần so với 2011, tương đương $13.3 tỷ. Tỷ lệ nợ của chính phủ so với thu ngân sách bốn năm từ 2011 đến 2015 cũng “liên tục tăng, từ 162% lên hơn 206%.”
Hồi Tháng Ba, Bộ Trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng được các báo trong nước dẫn lời nói “nợ công tăng nhanh trước hết do công tác điều hành.”
“Là người ‘giữ túi tiền quốc gia,’ ông Dũng lo lắng khi ‘chi tiêu thì quyết theo nhu cầu, nhưng tăng trưởng kinh tế không năm nào đạt như dự báo,’” theo VNExpress.
Chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc ở Sài Gòn viết trên Facebook: “Vì sao mất tới hai năm chỉ để công bố một con số? Có ông anh phán rất hay: ‘Ở Việt Nam phàm số nào xấu thì cứ [nhân] gấp ba lên là ra số thật. Mất hai năm mà mới công bố được con số có-vẻ-xạo rồi sau hai năm rồi thì giờ tiền nợ lên bao nhiêu rồi.’”
Trong bài “Ngân sách lo trả nợ, tăng trưởng kinh tế gặp khó,” báo Tuổi Trẻ hôm 22 Tháng Chín cho hay: “Cùng với việc giảm chi, nhiều chuyên gia cũng cho rằng để ngân sách bớt căng thẳng, cần mở rộng cơ sở thu.”
“Chẳng hạn, theo đại diện Ngân Hàng Thế Giới (WB), việc đánh thuế tài sản được các nước áp dụng từ lâu, nhưng Việt Nam hiện mới chỉ tính thuế đối với đất, do đó, cần sớm tính đến chính sách thuế tài sản.”
Hồi Tháng Tám, báo Tiền Phong tường thuật: “Trước bối cảnh nợ công tăng cao, Bộ Tài Chính đề xuất tăng thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT) với hàng hóa tiêu dùng từ mức 10% hiện nay lên 12% hoặc 14%. Đồng thời, bộ này loại một số hàng hóa thiết yếu khỏi nhóm ưu đãi thuế VAT, như nước sạch, một số thiết bị phục vụ y tế, giáo dục, hoạt động văn hóa, giải trí, in ấn…”
Hồi Tháng Bảy, Đồng Hồ Nợ Công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam thời điểm đó là $94.85 tỷ.
Trong bản cập nhật tình hình kinh tế của Việt Nam hồi Tháng Bảy, WB dự báo nợ công của Việt Nam “sẽ vượt mức an toàn vào năm 2018.”
Ngày 1 Tháng Mười Một, 2016, trong phiên thảo luận của Quốc Hội về việc huy động, sử dụng vốn vay và nợ công giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng cho biết: “Trong 15 năm, nợ công của Việt Nam tăng gần 15 lần,” theo báo điện tử VNExpress.
Theo các con số thông kê do Bộ Tài Chính công bố, nợ công của Việt Nam năm 2016 chiếm 63.7% GDP. Năm 2017 dự trù lên đến “đỉnh” là 64.8% GDP rồi sau đó nợ công “sẽ bắt đầu giảm từ năm 2018, bằng 64.7% GDP, năm 2020 bằng 63.7% GDP. Nhưng những con số đó chỉ có thể trở thành thực tế trong điều kiện nền kinh tế “phải tăng trưởng GDP ở mức từ 6.7 đến 7% năm nay và năm tới.”
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay, dựa trên dân số hiện tại là 92 tỷ, thì mỗi người Việt Nam bất kể già trẻ lớn bé đang phải gánh một khoản nợ là $1,039; mỗi tháng Việt Nam phải dành hơn $1 tỷ để trả nợ nước nước ngoài.

(Người Việt)

Cơ chế, thể chế, thiết chế ...rồi tự chế!

Chuyện bằng cấp, chuyện quản lý đô thị và đất đai, chuyện sắp xếp nhân sự, chuyện nguyên tắc đảng đều không phải là tình tiết chính trong câu chuyện chính trường đang lùm xùm ở Đà Nẵng. Đó cũng chẳng phải là lý do để Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc, bởi những sai phạm được liệt kê thật bình thường, và có thể tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào.
Vấn đề mấu chốt ở đây là bởi hai diễn viên chính trên sân khấu chính trị Đà Nẵng, Bí thư Xuân Anh và Chủ tịch Đức Thơ, thông qua hai thiết chế Thành ủy và UBND, đã so kè nhau tới mức tạo ra một tình thế bế tắc, khiến tiến trình ra quyết định của thành phố hơn năm qua thường xuyên bị ngưng trệ, cán bộ thì ôm ghế thấp thỏm, nhà đầu tư, doanh nghiệp thì trì hoãn để nghe ngóng thông tin. Khán giả dần mất kiên nhẫn với vở kịch bế tắc này, và để câu chuyện không kéo dài lâu hơn, Trung ương buộc phải can dự để hạ màn cả hai diễn viên chính.
Tuy nhiên, câu hỏi là, lý do nào dẫn đến tình trạng so kè nghiêm trọng như trên? Đặt câu chuyện vào một bối cảnh rộng lớn hơn, có thể kể ra 3 nguyên nhân.
Đầu tiên là quy trình thăng tiến truyền thống bị xô ngã. Những thế hệ lãnh đạo trước đây của thành phố đều thăng tiến tuần tự từ thấp đến cao qua một thời gian dài. Ở mỗi nấc thang trong hệ thống quyền lực, cá nhân lãnh đạo có đủ thời gian xây dựng và củng cố mạng lưới cánh hẩu của riêng mình. Ngay cả khi giữa những người lãnh đạo thăng tiến tuần tự này có xung khắc với nhau đi chăng nữa, họ cũng dễ thỏa hiệp với nhau hơn vì qua một thời gian dài công tác cùng nhau, lợi ích của các bên đã đan xen tới mức chẳng ai muốn nghĩ tới việc sống mái. Ở Đà Nẵng, có thể xem Đức Thơ là đại diện của kiểu lãnh đạo tuần tự nhi tiến này, trong khi Xuân Anh lại hiện lên khá rõ mà một người được ‘ấn’ vào chiếc ghế lãnh đạo cao nhất ở thành phố. Mâu thuẫn giữa phe mới nổi và cựu trào là không thể tránh khỏi.
Lý do thứ hai là mâu thuẫn về lợi ích. Trong thể chế song trùng đảng-chính quyền ở nước ta, chuyện Bí thư và Chủ tịch không ưa nhau là hết sức tự nhiên và bình thường, như một rừng hai hổ. Tuy nhiên, 10-15 năm qua, trong khi hai cơ cấu đảng và chính quyền đều ngày một phình to ra, xung đột giữa chúng có vẻ chưa quá căng thẳng khi mà miếng bánh lợi ích cũng lớn lên tương ứng, đi liền với việc gia tăng nợ công và khai thác kiệt cùng tài nguyên khoáng sản. Ở mỗi tỉnh thành, dù phe Bí thư hay phe Chủ tịch đều không thể chiếm trọn miếng bánh, song mỗi phe đều khá hài lòng với phần bánh trong tay mình có vẻ đang lớn hơn qua từng năm. Tuy nhiên, dễ thấy là miếng bánh lợi ích không thể phình to mãi, nếu không muốn nói là đang có dấu hiệu nhỏ xuống rõ rệt, nhất là từ sau Đại Hội XII, khi mà nợ công đã chạm mức báo động và tài nguyên thì đã cạn kiệt. Thế thì, một khi quy mô bộ máy không giảm tương ứng với tốc độ nhỏ đi của chiếc bánh, mâu thuẫn sẽ tăng. Nhìn dưới góc độ này, Đà Nẵng chỉ đang kể tiếp câu chuyện của Yên Bái, dù không vang tiếng súng, song chẳng hề kém phần gay cấn. [Và quan trọng là, không phải chỉ mỗi Đà Nẵng, hãy chờ xem]
Nguyên nhân thứ ba, và cũng là điều khiến xung đột ở Đà Nẵng vượt ra ngoài biên giới địa phương, là màu sắc chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) của nó. Đoạn đường Thành ủy tới UBND chỉ vài trăm mét nhưng lắm khi đôi bên phải bay vòng Ba Đình trước khi có thể tương tác được với nhau. Chiến tranh ủy nhiệm hay nổ ra ở những nơi xuất hiện chân không quyền lực, hoặc nơi mà thế lực nắm quyền ngồi chưa vững chiếc ghế quyền uy, nên bên ngoài hoặc bên trên dễ dàng can thiệp. Đà Nẵng hậu Bá Thanh là một nơi như vậy, vì dù rằng còn nhiều tranh cãi xung quanh di sản của ông, khó có thể phủ nhận suốt 20 năm đứng đầu thành phố của mình, ông Thanh chưa hề có một kế hoạch nghiêm túc về việc lựa chọn và xây dựng nhân vật số 2 thay thế ông, nhất là khi chuyến ‘Bắc du’ của ông có vẻ không nằm trong dự liệu.
Tóm lại, vấn đề xung đột chính trị ở Đà Nẵng vừa có tính thời cuộc, vừa có tính cơ cấu thuộc về bản chất thể chế hiện hành. Một kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể giải quyết được tính thời cuộc của vấn đề, song nguyên nhân mang tính cơ cấu đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn thế gắn với cải cách thể chế.
PS: Nhiều người sẽ nói, phân tích vấn đề thế nhưng quan trọng giải pháp là gì. Well, thực ra đây là vấn đề của Đảng Cộng sản, mình không phải là đảng viên bàn vào cũng hơi vô duyên. Vả lại, với chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch, tin rằng đảng cũng chẳng cần ai góp ý. Trong vị trí người dân, thực ra mình hứng thú hơn nhiều với Sơn Trà, Đồng Tâm, Cai Lậy, An Đông – nơi người dân đang dần tự tin với quyền lực của mình, và biết cách tạo ra quyền lực đó để bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ và cộng đồng. Hãy để Đảng Cộng sản xoay sở với vấn đề của họ, những giải pháp khác đang chờ chúng ta.

Nguyễn Anh Tuấn/(FB Nguyễn Anh Tuấn)

Ông Trần Tuấn Anh đã loại bỏ "di sản tham nhũng" của Nguyễn Tấn Dũng

Huy Đức(Fb): Di sản lớn nhất của Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là tham nhũng mà còn là hơn 5.000 giấy phép con & điều kiện kinh doanh (con số của VCCI là 7.000). 5.000 GFC & ĐKKD này không chỉ huỷ hoại nền kinh tế trong hai nhiệm kỳ. Một khi những rào cản kinh doanh này vẫn còn thì cho dù có loại bỏ được "di sản tham nhũng", nguời dân vẫn sẽ còn bị nhũng nhiễu. Tôi cho rằng đây là quyết định quan trọng nhất của Bộ Công Thương cũng như của Chính phủ hiện nay:
Bạch Hoàn (Fb): Một việc tốt hiếm hoi...
Có một việc tốt tôi muốn nói lời khen chân thành và thể hiện sự ủng hộ đối với việc làm ấy. Anh chị nào quen biết có thể giúp tôi nói điều này với ông Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.
Hôm nay, ông Trần Tuấn Anh đã làm được một việc chưa từng có trong lịch sử ngành công thương, đó là cắt giảm tới 675 điều kiện kinh doanh, chiếm tới 55% tổng số điều kiện kinh doanh thuộc quản lý của ngành này.
Nếu anh chị nào làm kinh doanh sẽ thấy, các giấy phép con, các thủ tục hành chính, trên thực tế đang là thứ khiến các doanh nghiệp mệt mỏi đến nhường nào. Chỉ một giấy phép thôi đã có thể ngốn của doanh nghiệp vô số nguồn lực, từ con người, đến thời gian, tiền bạc...
Có một thực tế không thể phủ nhận là từ năm 2016 trở về trước, dù kêu gọi các bộ ngành, các địa phương phải tăng cường cải cách hành chính, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, nhưng số lượng điều kiện, giấy phép con lại đẻ ra ngày càng nhiều. Đã có những con số thống kê chỉ ra rằng, từ năm 2014-2016, cứ 3 doanh nghiệp thì lại có 1 doanh nghiệp phải bỏ ra 10% quỹ thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính đặt ra từ các cơ quan nhà nước. Trong khi tỉ lệ trước đây là 1/5.
Thủ tục hành chính rườm rà, cồng kềnh, nhiều điều kiện phức tạp, chồng chéo, là cơ sở để các cán bộ, công chức có thể hành doanh nghiệp, từ đó sinh ra tệ quan liêu, nhũng nhiễu, khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian và chi phí. Điều này cũng chính là nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước.
Một thống kê mới nhất liên quan đến thủ tục hành chính đã cho kết quả có đến 66% doanh nghiệp phải thường xuyên chi trả các khoản không chính thức và các khoản chi này chiếm tới 10% tổng doanh thu của họ.
Nghĩa là, doanh nghiệp làm ra 100 tỉ đồng thì phải chi 10 tỉ đồng cho các khoản chi không chính thức để thủ tục hành chính xuôi chèo mát mái.
Mức chi như vậy thực sự quá kinh khủng. Nó bào mòn tất cả mọi nỗ lực của doanh nghiệp, của nền kinh tế, nó khiến nền kinh tế khó có thể ngóc đầu lên được.
Thế nên, nếu cắt giảm bớt thủ tục hành chính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí, có thêm tích luỹ để lớn mạnh, năng lực cạnh tranh tăng và nền kinh tế có đà để phát triển.....
Điểm nhấn kiến tạo: Bộ Công Thương cắt thẳng 675 điều kiện kinh doanh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018.
Theo Quyết định này, 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm. Đây là con số lớn chưa từng có trong lịch sử ngành Công Thương (cao hơn dự kiến ban đầu 63 điều kiện và chiếm tới 55,5% tổng các điều kiện đầu tư kinh doanh).
Trước đó, vào tháng 10/2016, Bộ Công Thương cũng tiến hành một đợt cắt giảm các thủ tục hành chính theo quyết định số 4846, gồm: bãi bỏ 15 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 108 thủ tục hành chính trong tổng số 443 thủ tục, tương đương 27,8% tổng số thủ tục hành chính hiện có của Bộ Công Thương.
Sau đợt cắt giảm “lớn chưa từng có” này, số điều kiện kinh doanh còn lại của ngành Công Thương là 541.
Như VietnamFinance đã thông tin, ngày 15/9 vừa qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc với tổ công tác về cải cách hành chính Bộ Công Thương.
Tại buổi làm việc, tổ công tác đã đề xuất 2 phương án cắt giảm: phương án 1, cắt giảm 464 điều kiện, tương đương với 38,15% tổng số điều kiện kinh doanh; phương án 2, mức cắt giảm lên đến 612 điều kiện kinh doanh, tương đương với mức cắt giảm 50,3% tổng số 17 ngành nghề.
Trong 27 ngành nghề nằm trong diện rà soát, có 10 ngành, nghề không có đề xuất cắt giảm gồm: Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; xuất khẩu gạo (lĩnh vực này đã được đề xuất đơn giản hóa theo hướng bỏ yêu cầu về quy mô trong từng điều kiện và thay vào đó áp dụng quy chuẩn); tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt; tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng.
Cùng với đó là kinh doanh khoáng sản; hoạt động mua bán hàng hóa và mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI; hoạt động dầu khí; kiểm toán năng lượng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.
17 ngành, nghề kinh doanh còn lại đề xuất cắt giảm gồm: Xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; nhượng quyền thương mại; logistics; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy).

Vĩnh Chi/(Vietnamfinance)

8 lý do khiến người Mỹ rất yêu nước Mỹ, còn người nước ngoài luôn muốn di cư đến nơi này

Không dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước; cũng không dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Trái lại, nước Mỹ luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm…
1. Bảo vệ sinh mạng công dân
Năm 1988, trong thảm họa rơi máy bay Lockerbie, phần lớn hành khách là người Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng nghìn chuyên gia kỹ thuật, từ trong mấy triệu mảnh vụn của máy bay mà tìm ra thủ phạm là những phần tử khủng bố Libya.
Cuối cùng, nước Mỹ cứng rắn ép buộc chính quyền Tổng thống Gaddafi khi ấy giao nộp phần tử khủng bố. Chính phủ Mỹ đồng thời chi ra 2,7 tỷ đô-la tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn này, gia đình mỗi nạn nhân nhận được 10 triệu đô-la (hơn 227 tỷ VNĐ).
Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.
Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.
Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.
2. Nâng đỡ người nghèo khổ
Thước đo nghèo khổ của nước Mỹ là thu nhập bình quân của cá nhân dưới 11.139 đô-la Mỹ (khoảng 253 triệu VNĐ) mỗi năm, không bao gồm trợ cấp về thực phẩm và nhà ở. Nếu dựa theo tiêu chuẩn này, Trung Quốc ít nhất có 1 tỷ người đang sống dưới mức nghèo khó. Nói là người nghèo khó, nhưng ở Mỹ họ đều được hưởng tiền trợ cấp và nhiều phúc lợi như: Điều trị miễn phí, con cái hưởng giáo dục miễn phí và bữa cơm trưa dinh dưỡng miễn phí.
Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.
Chính phủ Mỹ đầu tư mạnh cho giáo dục đối với trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Chính phủ cũng cung cấp các lớp học trên mạng cho học sinh vùng nông thôn cũng như đầu tư 2 tỷ đô-la để xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo trực tuyến trên Internet trong 2 năm tới, cung cấp phục vụ mạng lưới băng thông rộng và vô tuyến cho hơn 20 triệu học sinh.
3. Bảo vệ người yếu thế
Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão.
Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.
Như vậy, các phán quyết đưa ra không chỉ bởi mức độ thương tổn người bị hại gánh chịu, mà còn vì muốn răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn tương tự.
Thành phố Seattle của nước Mỹ có một em bé tên Leo, mắc phải chứng bạch tạng mắt. Thị lực của em không được tốt, chỉ có thể nhận dạng bố mẹ bằng cách sờ tay lên râu, lên mặt. Một công ty kính mắt của Mỹ đã đặc biệt thiết kế một chiếc mắt kính cho Leo. Sau khi đeo lên, em đã vô cùng xúc động bởi cuối cùng cũng nhìn thấy gương mặt mẹ cha.
Sự vĩ đại của lòng lương thiện chính là ở chỗ chân thành, vô tư giúp đỡ những người yếu thế mà không cầu lợi lộc gì. Đảm bảo sự bình đẳng cho một sinh mệnh chính là điều khó làm được nhất trên thế gian này.
Ngày 29/12/2002, sau Lễ Tạ ơn, người dân khắp nước Mỹ đều bận rộn với việc mua sắm. Đây cũng là ngày bận rộn nhất trong năm của các siêu thị. Tại một siêu thị ở thành phố Pittsburg, bang Florida, một bé gái 5 tuổi tên Kerriana cùng mẹ và hai anh cùng đi trên một thang máy có tay vịn tự động đi xuống.
Ở lối ra của thang cuốn, chiếc dép nhỏ của bé Kerriana không may bị mắc kẹt ở giữa tấm sàn và bậc thang, cô bé theo bản năng đã cúi mình xuống dùng tay nhặt chiếc dép lên, kết quả tay phải cũng bị kẹp vào trong, cuối cùng ba ngón tay của bé bị kẹp đứt hoàn toàn.
Trong quá trình giải cứu con gái, mẹ của bé cũng bị gãy xương ngón tay. Kết quả, tòa án phán quyết siêu thị phải bồi thường cho bé Kerriana 11,2 triệu đô-la (khoảng 255 tỷ VNĐ), bồi thường cho người mẹ 3,8 triệu đô-la, tổng cộng là 15 triệu đô-la.
4. Bảo vệ quyền trẻ em
Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.
Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn.
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.
Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác.
Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó.
5. Bảo vệ tự do ngôn luận
Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.
Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau.
Năm 1984, Đảng Cộng hòa tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc ở bang Texas, đã có một nhóm nhân sĩ phản đối đến tổ chức hoạt động kháng nghị. Một người đàn ông tên là Johnson đã nhóm lửa đốt lá cờ vốn được treo lên để chúc mừng đại hội này. Vì thế, Jonhson bị tuyên phán có tội.
Nhưng tòa án phúc thẩm hình sự bang Texas đã định tội đối với ông, cho rằng hành vi đốt cờ của Jonhson là thuộc về “ngôn luận mang tính biểu tượng”, được bảo hộ bởi điều khoản tự do ngôn luận trong Hiến pháp Mỹ.
Văn kiện đính chính thứ nhất trong Hiến pháp của Mỹ quy định: Quốc hội Mỹ không được lập ra pháp luật hạn chế tự do ngôn luận của công dân. Dựa theo quy định này, bất cứ cơ cấu chính phủ nào đều không thể hạn chế quyền tự đo ngôn luận của công dân.
6. Nước Mỹ có thật sự bị người giàu thao túng không?
Nhiều người cho rằng nước Mỹ bị giới quyền quý thao túng. Thật ra, 20% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ đã đóng trả 67% tiền thuế. Những người có thu nhập vừa và thấp chiếm 49% căn bản không phải đóng thuế, hơn nữa còn được hưởng các đãi ngộ miễn phí về mặt giáo dục, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, y tế…
Điều quan trọng hơn cả là một nửa những người không đóng thuế này lại có quyền bỏ phiếu giống như những nhân vật thượng lưu như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Clinton…
Sự khác biệt giữa các triệu phú Trung Quốc và Mỹ là rất lớn. Các triệu phú nước Mỹ phần lớn đều là tự gây dựng sự nghiệp làm giàu, còn triệu phú Trung Quốc phần nhiều đều là dựa vào mối quan hệ mà ăn nên làm ra. Triệu phú nước Mỹ trốn thuế là chuyện cực hiếm, còn đa số triệu phú Trung Quốc đều có hành vi này trong đời ít nhất một lần.
Các triệu phú nước Mỹ rất hiếm việc bỏ làm ăn kinh doanh để chạy theo chính trị, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều vừa là thương nhân, vừa chính trị gia, hoặc là quan thương câu kết.
Triệu phú nước Mỹ phần lớn đều hứng thú với sự nghiệp từ thiện, còn triệu phú Trung Quốc phần đông lại hứng thú với việc tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Triệu phú nước Mỹ không có một người di cư sang Trung Quốc, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều thích di cư sang Mỹ.
7. Nền tảng lập quốc của nước Mỹ
Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.
Chính nền tảng văn hóa ấy đã khiến một quốc gia lớn mạnh thật sự. Sự lớn mạnh của nước Mỹ vốn không chỉ vỏn vẹn là sự lớn mạnh về quân sự, kinh tế, lãnh thổ, mà điều căn bản nhất chính là sự lớn mạnh trong tư tưởng, tinh thần.
Nguyên tắc cơ bản của nước Mỹ là chủ nghĩa cá nhân. Nói cách khác, nước Mỹ được kiến lập trên nền tảng “mỗi cá nhân đều có quyền lợi không thể tước đoạt được”. Những quyền lợi này là vô điều kiện, là quyền mà mỗi cá nhân được có và được hưởng, là thuộc về cá nhân, chứ không thuộc về đoàn thể.
Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng.
Nước Mỹ quả thực đang có được chế độ dân chủ tiên tiến nhất mà nhân loại từng phát minh ra cho đến nay. Họ có được kỹ thuật tân tiến nhất, đỉnh cao nhất về mặt quân sự, dân dụng, thương dụng, hàng không… trên thế giới. Họ cũng có tiềm lực sáng tạo lớn mạnh nhất và bảo vệ quyền sở hữu hoàn thiện nhất.
Ở Mỹ, đất đai đâu đâu cũng đều có thể trồng trọt, chỉ riêng sản lượng nông nghiệp một năm của bang California đã vượt quá tổng số sản lượng nông sản cả năm của Trung Quốc. Nước Mỹ là siêu cường quốc trên thế giới, chính là giống như đế quốc Anh đã từng xưng bá thế giới 300 năm. Nước Mỹ không phải là thiên đường, nhưng lại là nơi gần với thiên đường nhất nơi cõi người
8. Văn hóa Mỹ và Trung Quốc khác biệt ra sao?
Thời hiện đại bây giờ, ở Trung Quốc, nếu như bạn nói lời chân thật, người khác sẽ nói bạn ngốc. Mỗi người đều bị buộc phải đi cửa sau, mọi người đều bị buộc phải dùng mánh lới thủ đoạn, đào sâu vào lỗ hổng. Còn ở Mỹ, nói dối là một vấn đề nghiêm trọng. Người nói dối một khi bị đánh một vết đen vào hồ sơ lý lịch, sau này dù có làm việc gì cũng đều rất khó khăn.
Hai loại văn hóa khác nhau dẫn đến hai loại hết cục khác nhau: một bên thì dối trá lộng hành, không giảng quy tắc, đạo đức bại hoại, tố chất thấp kém; một bên thì chính khí tràn trề, có phong thái của bậc quân tử.
Rất nhiều người Trung Quốc đã bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với xã hội Âu Mỹ. Trái ngược với những tuyên truyền một chiều của chính phủ Trung Quốc về một nước Mỹ xấu xí, bất ổn, thì người dân Mỹ vẫn có thể đường hoàng sống với những tiêu chuẩn rất cao mà ở đây chỉ tạm liệt kê ra vài điều nổi bật:
– Có thể tự do phê bình chính phủ;
– Làm việc không cần phải luồn lách quan hệ;
– Không ai dám cưỡng chế, sách nhiễu;
– Chỉ cần bản thân có thực lực là có thể thăng chức;
– Gần như không có thực phẩm độc hại, quang cảnh nước biếc trời trong;
– Vật giá rẻ, thu nhập cao, phúc lợi tốt;
– Chăm lo người già, trẻ em, khám bệnh, giáo dục phần lớn đều là do chính phủ gánh vác;
– Nếu như có quan chức không làm tròn trách nhiệm thì có thể bỏ phiếu phản đối;
– Quan niệm mọi người bình đẳng đều đã ăn sâu vào lòng người;
– “Con ông cháu cha” không dám ngông cuồng hống hách.
Người Mỹ bận bịu với việc liên kết thế giới thành một khối, từ thành lập Liên Hợp Quốc cho đến phát minh ra mạng Internet. Người Mỹ tin tưởng rằng chiến tranh của nhân loại bắt nguồn từ gián cách giữa hai bên. Nếu như các nước trên thế giới có thể hiểu rõ nhau hơn, tin tưởng lẫn nhau và cùng theo đuổi giá trị chung, tự khắc xung đột, chiến tranh sẽ giảm đi.
Còn người Trung Quốc thì lại bận rộn với việc phong tỏa mạng lưới nghiêm ngặt để chia cắt thế giới, lừa gạt người dân rằng hy sinh tự do là vì để không trở thành nô lệ mất nước.
Trung Quốc dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước. Bắc Triều Tiên là dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Nước Mỹ thì trái lại luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm, thử hỏi ai hay ai dở?
Thật ra, bạn chỉ cần làm rõ hai câu hỏi dưới đây thì có thể cảm giác được ngay:
Thứ nhất, nước Mỹ là nước Mỹ của người dân Mỹ, Trung Quốc là Trung Quốc của ai? Thứ hai, tại sao các tham quan Trung Quốc o bế Bắc Triều Tiên như vậy nhưng lại không một ai di cư sang Bắc Triều Tiên, trái đều lại thi nhau di dân sang Mỹ?
Theo Secret China

Vũ Dương

20 tháng 9, 2017

Quan bà và ‘cuộc tình’ của các quan chức…

Tác giả: Kỳ Duyên
Trong mối quan hệ phối ngẫu ấy, đố biết, ai sẽ là kẻ “lụy” ai?
Ngày 17/4 vừa qua, hàng triệu người dân Anh và hơn 2300 nhân vật đại diện cho 170 quốc gia toàn thế giới, đã kính cẩn cúi đầu tiễn biệt bà M. Thatcher, cựu Thủ tướng nước Anh (từ 1979 đến 1990)- một nguyên thủ, một chính trị gia vĩ đại trong lịch sử chính trị đương đại.
Một người đàn bà đẹp và tầm vóc lớn lao, bằng trí tuệ và bản lĩnh phi thường đã làm nên cơ đồ – vực dậy được một nền kinh tế khủng hoảng của quốc gia này, người đứng thứ 16 trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất mọi thời đại.
Giữa thanh gươm và đàn bà, Khổng Tử cũng phải… đổ
Ngược lại, trong lịch sử thế giới, cũng không hiếm những người đàn bà đẹp… phá hỏng cơ đồ của các bậc đế vương, như Đát Kỷ, Tây Thi, Dương Quý Phi. Họ- những người đàn bà đẹp có một “quyền lực mềm”, một “sức mạnh mềm” ma mị đến mức, có thể xuyên thủng bất cứ sự rắn lòng nào của các bậc tu mi nam tử.
Chẳng thế, đã có một câu nói đầy tính triết luận về cái “sức mạnh mềm, quyền lực mềm” này: Khổng Tử, giữa thanh gươm và một người đàn bà, cũng phải đổ. Đàn bà đáng yêu và cả đáng sợ. Đáng kính và cả đáng…ghê!
Ở xã hội ta, từ xa xưa, dân gian cũng đã có câu tổng kết thâm thúy: Lệnh ông không bằng cồng bà.
Giữa thời kinh tế thị trường còn nhiều mày mò, nửa đêm nửa ngày, nửa sáng nửa tối, cái cồng bà cũng vô cùng đa dạng.
Không phải ngẫu nhiên, cách đây ít lâu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã có hẳn một hội thảo nghiêm túc tại Đà Nẵng – “Mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp để trục lợi”.
Tại hội thảo này, lần đầu tiên, một vấn đề rất tế nhị và khá nhạy cảm đã được hội thảo đưa ra và cảnh báo. Đó là hiện tượng “quan bà”- phu nhân các quan chức cùng làm ăn với các DN, để DN lấy làm bình phong trục lợi.
Nói cho công bằng, sự trục lợi này đâu chỉ một phía. Khi mà anh có tiền, chồng tôi có… quyền. Nó không hề mới mẻ. Có điều khi được đưa ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật, thì mối quan hệ “đặc biệt” này, hẳn mang tính phổ biến, tính xã hội?
Cũng chả cứ phải là quan bà dính dáng đến DN. Có khi chỉ là…cận quan bà, cũng có thể làm nên “sự nghiệp” báo hại tai tiếng, khiến xã hội phải bất bình.
Như vụ việc của bà Trần Hồng Ly, nữ phó Phòng Quản lý DN – lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh mới đây, được hàng trăm bài báo mạng khai thác đưa tin, sau khi bà này “quậy tưng” cả Văn phòng UBND tỉnh, chửi bới, thóa mạ thô tục những cảnh sát bảo vệ, được báo chí mô tả bằng cụm từ – lộng hành khắp tỉnh. Chỉ vì bà đi tìm…chùm chìa khóa mà lái xe của Chủ tịch tỉnh – ông Trần Khiêu – cầm.
Vì sao một người đàn bà trẻ, xuất thân từ cô nhân viên đánh máy, bình thường cũng là loại “vô danh tiểu tốt” trong xã hội, bỗng chốc trở nên nổi tiếng bởi… tai tiếng đến vậy, chỉ vì những lý do lãng xẹt, không đâu vào đâu. Nếu như người đẹp này không có những …thế mạnh. Đó là mối quan hệ thân thiết với ông Chủ tịch tỉnh?Vì sao mà đơn vị quản lý bà Trần Hồng Ly, mặc dù đã có quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc bà này, buộc xử lý khai trừ Đảng vì vi phạm đạo đức, lối sống nhưng lại phải chịu không ít áp lực từ trên tỉnh? Gặp không ít lực cản can thiệp, thậm chí là “thanh tra toàn diện” lại, theo kiểu như họ nói- là bới lông tìm vết ông Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lê Tấn Lực? Đây là cuộc chiến mâu thuẫn nội bộ giữa hai phía, hay là đòn “trả đũa” vì đơn vị này đã dám kỷ luật bà Trần Hồng Ly?Cho dù chỉ là “tình anh em thân thiết”, theo cách phân trần, thanh minh thanh nga của ông Trần Khiêu, chứ không phải trai gái bồ bịch như dư luận Trà Vinh xầm xì, thì để vụ việc, một người đàn bà trẻ cậy thế, hành xử lăng loàn, vô văn hóa giữa chốn công đường, trong các mối quan hệ công tác theo kiểu dọc ngang nào biết trên đầu… bà có ai, ở địa bàn tỉnh mình quản lý, là khó chấp nhận.Ngay cả khi, vì mệt mỏi hay vì lý do gì khó nói đi nữa, ông xin nghỉ hưu trước tuổi, nhân danh “không tham quyền cố vị”, thì mối quan hệ công- tư không rõ ràng, đã để lại hệ lụy nặng nề hơn ông tưởng. Đó là lợi thì có lợi, nhưng danh không còn.Vô tình ông Chủ tịch tỉnh Trà Vinh dung dưỡng cho bà Trần Hồng Ly “múa” minh họa lại câu ca dao từ ngàn xưa ông bà ta để lại: Người trên ở chẳng chính ngôi/ Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào. Đựợc biết, mới đây, ông Trần Khiêu đã được chấp nhận nghỉ hưu trước độ tuổi.Ai suy thoái?Suy thoái là nỗi lo ngại rất lớn của vị lãnh đạo có trách nhiệm cao nhất trong Đảng, phát biểu cách đây ít lâu, trước phẩm chất, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.Hội thảo của UBKTTƯ tổ chức tại Đà Nẵng đã bóc được lớp vỏ, còn cuộc sống đang bóc trần bản chất của sự suy thóai.Có điều, kinh tế thị trường đa dạng, thì sự suy thoái cũng muôn hồng nghìn tía. Nó không bao giờ xa rời được ma lực của hai chữ quyền +tiền. Mà trong lịch sử nhân loại, thì nghề kinh doanh lớn nhất, và mặt hàng lãi nhất đã có một nhân vật khai phá tiên phong. Đó là Lã Bất Vi, thời nhà Tần của Trung Hoa cổ đại, với đoạn đối thoại nổi tiếng từ ông bố truyền khẩu cho: Thưa cha, buôn gì lãi nhất? Buôn vua!Thời nước Việt hiện đại, buôn vua không được, thì …buôn quan có được?Kết cục, nói như nhà báo Bùi Hoàng Tám, nó dẫn đến những “cuộc tình” bất thường, nhưng nhan nhản trong xã hội hiện nay- giữa các quan chức và DN.Đó thực ra chỉ là là sự “kế thừa” những phẩm chất gian hùng của nhân vật “con buôn” Lã Bất Vi danh bất hư truyền trong lịch sử. Có điều, thực tiễn bây giờ nó đáng buồn hơn nhiều, vì những “cuộc tình” đó luôn khoác chiếc áo vì dân, vì cộng đồng địa phương…Ở góc nhìn xã hội, một chuyên gia kinh tế cao cấp thẳng thắn khái quát, quyền lực đang bị “thương mại hóa” mạnh mẽ đến mức, các DN hiện nay phải dành rất nhiều tiền bạc và thời gian để chăm sóc các mối quan hệ với quan chức.Chỉ cần có mối quan hệ rồi thì đút lót để được dự án này, công trình kia. Hệ quả của việc này là đẻ ra nhiều chính sách méo mó theo hướng chỉ có lợi cho nhóm lợi ích.Nhưng nguy hiểm hơn, “cuộc tình” này không chỉ là lợi ích quyền+ tiền đơn thuần, nó còn mang màu sắc chính trị, như ông Bùi Văn Tiếng (Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng) đã gọi thẳng tên, đó là vấn đề nhóm lợi ích và lợi ích nhóm: Có những cán bộ, đảng viên vì nhóm lợi ích còn tạo thế chính trị cho một số doanh nhân hữu danh vô thực, thông qua việc đỡ đầu để họ trực tiếp tham chính vào cấp ủy hoặc các cơ quan dân cử.Còn ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKTTƯ, trong trả lời phỏng vấn báo chí, đã nhận xét: Hiện tượng này (quan chức và DN cấu kết) ngày một nghiêm trọng hơn, tinh vi hơn, do mối quan hệ lợi ích trong xã hội ngày càng chằng chịt, phức tạp hơn.… Hiện tượng đáng lo ngại đó không chỉ xảy ra ở những dự án cụ thể, DN tìm lợi ích từ mối quan hệ “cửa sau” nhà quan, mà râm ran trong dư luận về những cuộc chạy chức, chạy quyền, cầm cờ là những DN lo hậu cần, tài chính giúp cho những ứng viên trong cuộc đua ấy.Trong mối quan hệ phối ngẫu ấy, đố biết, ai sẽ là kẻ “lụy” ai?Một khi đã “lụy” thì các chính sách được ban hành, sẽ phải phục vụ cho lợi ích của ai? Nếu không, lấy tiền đâu để “chạy chức, chạy quyền”?
Khái niệm nhóm lợi ích nó cụ thể và hổ thẹn, vì nó là sự suy thoái về phẩm chất của các quan chức, mang tính hệ thống, đồng bọn. Nó làm lệch lạc những quyết định an sinh trong đời sống cộng đồng, khi nó chỉ còn phục vụ cho mỗi lợi ích của hai phía- quan chức và DN, nhưng lại rất…chính danh.Như vụ việc mới đây của tỉnh Bình Phước. Cũng lại là chuyện một ông Chủ tịch tỉnh- Trương Tấn Thiệu ( nay đã bị miễn nhiệm) cùng bộ sậu- cả thảy 17 người, đã phải “móc túi” trả trên 25 tỷ đồng. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý điều hành, ông này đã nhiều lần vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, ký một số quyết định có nội dung trái quy định pháp luật, làm thất thu ngân sách, gây hậu quả nghiêm trọng.
Đứng xếp hàng sau ông Trương Tấn Thiệu là một lô các quan chức cấp dưới, ông Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Lợi, các ông Giám đốc Sở Tài chính, nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh…v..v và v. v.. Một tỉnh, mà cả dây quan chức cốt cán tỉnh hầu hết đều phạm tội, thì người dân hưởng lợi được những gì?
Như vụ việc Vũ Quốc Hảo, Tổng Giám đốc ALC II (Công ty Cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Agribank) cùng đồng bọn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đã ‘rút ruột” tới 795 tỷ đồng, riêng ông này “xơi” tới gần 80 tỷ đồng. Đồng bọn của Vũ Quốc Hảo là một chục vị còn lại cũng hầu hết đều là quan chức có máu mặt trong giới tài chính ngân hàng, bị truy tố bởi các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản…
Sự suy thoái của các cán bộ, đảng viên bình thường, chỉ làm mất lòng tin của người dân. Nhưng sự suy thoái của một số quan chức chủ chốt mang tính “cộng sự, hệ thống”, thì ảnh hưởng và tác động nguy hiểm của nó lớn hơn nhiều. Nó làm suy thoái ngay chính xã hội, suy yếu thể chế kinh tế, và hệ thống chính trị vốn cũng đang rất cần đổi mới, điều chỉnh để phù hợp quy luật thực tiễn và sự phát triển.
Cách đây không lâu, Đề án tái cơ cấu kinh tế được phê duyệt (2013- 2020), được đưa ra để các nhà quản lý kinh tế, các chuyên gia kinh tế trao đổi. Trong bối cảnh kinh tế xã hội tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Đây cũng là năm nợ xấu tăng tới 64% so với năm 2011 và tại thời điểm cuối năm 2012, mà theo Phó GS. TS Trần Đình Thiên, chiều hướng này vẫn có thể tiếp tục. Đó là một thử thách không nhỏ.
Nhưng một thử thách không nhỏ khác, mà các chuyên gia kinh tế tiếp tục cảnh báo: Lực cản rất lớn của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chính là sự bùng lên của các nhóm lợi ích quá mạnh. Không chỉ riêng khu vực DN Nhà nước, vốn được cưng chiều, nương nhẹ như… cậu ấm, mà giờ đây, khu vực nào cũng có. Trong khi hệ thống giám sát, kiểm tra, thanh tra, quản lý, sự công khai và minh bạch thông tin lại… quá yếu. Trong khi cơ chế xin- cho, thực chất vẫn chi phối mọi quan hệ.
Sự thay đổi nền tảng cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, được mở đầu bằng cuộc góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2012, vì thế mà cực kỳ quan trọng. Nước Việt “hóa rồng” hay tiếp tục tụt hậu, được quyết định ở tầm nhận thức về thời cuộc, thời đại, ở trí tuệ có mẫn tiệp, biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hay không?
Liệu ở ngay công cuộc tái cơ cấu kinh tế sinh tử này, “cuộc tình” các quan chức- DN có tiếp tục bền vững, chung thủy không nhỉ?
Chợt nghĩ về đám tang của “Người Đàn bà Thép vĩ đại” M. Thatcher. Từng đứng đầu Chính phủ một quốc gia tư bản giàu có, hùng mạnh, nhưng đám tang của bà thật giản dị, ít tốn kém. Như đã làm quan chức, biết vì quốc gia, vì dân là phải thế.
Và chợt nghĩ tới phát ngôn cực kỳ ấn tượng của ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An: Đánh giá chính xác phẩm chất quan chức, không phải nhân dân, cũng không phải các nhà báo, mà chính là các …doanh nghiệp.
Chuẩn không cần chỉnh!

Ông Vũ Quốc Hùng: Có tỉnh thành, mỗi vị Bí thư, Chủ tịch như ‘ông vua con’

Tác giả: Lưu Thủy (thực hiện)
KD: Có gì lạ đâu. Cứ xem tỉnh Thanh Hóa, qua vụ Hot Girl Quỳnh Anh đủ biết. Nhưng lạ là mỗi lần có một vụ việc, đưa ra, học tập, “rút dây kinh nghiệm” chê chán rồi ít lâu sau lại tỉnh khác. Mà xem chừng chẳng kinh nghiệm nào giống kinh nghiệm nào  . Đất nước chưa bao giờ thấy kinh khủng vì ung nhọt, bệnh tật như bây giờ. Kinh quá! Chỉ mong cái lò nhóm lên của TBT cho cháy vèo hết lũ sâu bọ, chuột gián đi. Dân làm sao bình an trong một XH nhung nhúc hiểm họa thế này?
—————–
Sự kiện: Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh sai phạm
Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKTTƯ cho biết, ông từng nghe người ta ví von có những địa phương, những tỉnh thành mà mỗi vị Bí thư, mỗi vị Chủ tịch như một “ông vua con”.
Bí thư Đà Nẵng: ‘Không ai chi phối lãnh đạo thành phố’
Hé lộ động cơ của nghi can nhắn tin dọa giết Chủ tịch Đà Nẵng
Liên quan đến việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (UBKTTƯ) kết luận hàng loạt sai phạm của hai lãnh đạo ở TP Đà Nẵng, trả lời VTC News, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKTTƯ Đảng nhận xét, vụ việc ở Đà Nẵng sẽ là bài học cho lãnh đạo các địa phương khác.
– Ông nhận xét gì về kết luận của UBKTTƯ vừa được công bố mới đây về những vi phạm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, trong đó có vi phạm của Bí thư và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng?
Chức năng và nhiệm vụ của UBKTTƯ là kiểm tra, xem xét và đưa ra kết luận mỗi khi có vụ việc được cho là có dấu hiệu sai phạm về phương diện Đảng.
Thời gian qua, UBKTTƯ đã có nhiều kết luận liên quan về tình hình cán bộ đảng viên, tổ chức Đảng ở cả cấp trung ương lẫn địa phương. Tôi cho rằng điều này không có gì bất thường cả. Đó là chuyện rất bình thường của cơ quan này.
Đối với kết luận vừa công bố mới đây của UBKTTƯ về những vi phạm của lãnh đạo TP Đà Nẵng, cụ thể là Bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Thơ, tôi cho rằng là dựa trên những cơ sở thực tế từ việc kiểm tra, xem xét.
Kết luận đưa ra là đúng người, đúng với sai phạm trên cơ sở đã được xem xét kỹ, đúng quy trình.
Đây là việc cần thiết, làm như thế là tốt. Tôi tin kết luận của UBKTTƯ là khách quan, trung thực.
Bài liên quan
 
Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Sai phạm của Chủ tịch Đà Nẵng đến mức phải kỷ luật
– Sau khi có kết luận của UBKTTƯ thì quy trình xem xét xử lý kỷ luật sẽ thế nào, thưa ông?
Theo thông lệ, muốn xem xét kỷ luật Ủy viên Trung ương Đảng thì phải do Ban chấp hành Trung ương Đảng (BCHTƯ) xem xét.
Nhưng trước đó, để chuẩn bị cho sự xem xét của BCHTƯ thì UBKTTƯ sẽ báo cáo Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Bộ Chính trị và Ban Bí thư sẽ xem xét, nghiên cứu là cần phải đưa ra BCHTƯ với nội dung và hình thức thế nào.
Tức là trước đó cần phải có báo cáo trước, mà kết luận của UBKTTƯ là cơ cở chính, có vai trò rất quan trọng đến quy trình xem xét kỷ luật sau này.
Khi báo cáo ra BCHTƯ thì đó là báo cáo của Bộ Chính trị, trên cơ sở báo cáo, kết quả kiểm tra, xác minh của UBKTTƯ. Đến lúc đó, sẽ tiến hành bỏ phiếu để quyết định hình thức kỷ luật.
Còn đối với vị trí Chủ tịch tỉnh/thành phố, theo tôi được biết đây là vị trí nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị quản lý, nên Bộ Chính trị có quyền bỏ phiếu để lựa chọn hình thức kỷ luật thôi, không cần trình ra BCHTƯ.
– Dư luận trong thời gian qua đã nói nhiều đến tình trạng “cục bộ” diễn ra ở các địa phương, thậm chí có người còn nói công khai trên báo chí đó là tình trạng “cát cứ của những sứ quân”. Việc tăng cường kỷ luật có giảm được tình trạng này không hay cần một cơ chế, giải pháp nào khác?
Căn bệnh cục bộ địa phương rất phổ biến trong hiện nay. Đó là một thực tế mà ai cũng thấy. Tôi còn nghe người ta ví von có những địa phương, những tỉnh thành mà mỗi vị Bí thư, mỗi vị Chủ tịch như một “ông vua con”. Đó là thực tế đấy, không phải người ta nhận xét mà không có cơ sở đâu.
Tôi còn nghe người ta ví von có những địa phương, những tỉnh thành mà mỗi vị Bí thư, mỗi vị Chủ tịch như một “ông vua con”.
Vũ Quốc Hùng
Đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân. Cá nhân chủ nghĩa thì sẽ sinh ra bệnh địa phương cục bộ. Nó là một thứ bệnh âm ỉ từ lâu và bùng phát lên trong thời gian qua. Mà trên thực tế thì Đảng cũng đã phải kỷ luật rất nhiều trường hợp rồi.
Kỷ luật nghiêm khắc cũng là một cách để Đảng hạn chế rồi tiến đến xóa bỏ tình trạng này.
– Ông có cho rằng vụ việc ở Đà Nẵng sẽ là một bài học cho các địa phương khác?
Theo tôi, câu chuyện Đà Nẵng không phải là câu chuyện địa phương cục bộ, mà ở đây là nội bộ của chính những người lãnh đạo TP Đà Nẵng có vấn đề.
Còn ở các địa phương khác thì do quá trình chúng ta chuẩn bị công tác cán bộ không đầy đủ nên có những lúc, những nơi đã xảy ra những thiếu sót. Có những cán bộ kém năng lực, không đủ tư cách nhưng vẫn được cơ cấu để làm lãnh đạo.
Trong quá trình hoạt động công tác ở UBKTTƯ, tôi thấy có những chuyện như thế. Tức là có chuyện có những địa phương mà lãnh đạo mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ đến mức gay gắt với nhau.
Bài liên quan
 
Công bố hàng loạt sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh
Từ mâu thuẫn nội bộ đó mới nảy sinh ra nhiều sai phạm như vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng, rồi sai phạm trong tổ chức cán bộ, thậm chí còn trù dập cán bộ, bên cạnh đó có những cán bộ tha hóa đạo đức, lối sống…
Trước những sự việc trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải vào cuộc trực tiếp kiểm tra, xác minh, rồi đi đến kết luận. Việc làm này là việc làm thường xuyên của Đảng.
Cũng vì tầm quan trọng như thế mà Đảng mới phải lập ra UBKTTƯ bên cạnh Ban Nội chính Trung ương.
Tất nhiên, từ câu chuyện của lãnh đạo TP Đà Nẵng, cũng sẽ là bài học cho lãnh đạo những địa phương khác cần tránh mắc phải những vi phạm như vậy.
Xin trân trọng cảm ơn ông.

Trang